PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Lê Anh Trà ( 2 tiết )
Tiết 1.
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs.
1. Kiến thức :
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và nhân dân
2.Kĩ năng :
-Khai thác được một số nội dung của văn bản nhật dụng và kĩ năng tìm hiểu sơ bộ về một số thủ pháp trong phương thức thuyết minh: liệt kê,so sánh, bình luận.
3.Thái độ:
-Từ lòng kính yêu , tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng , học tập theo gương Bác.
B. Chuẩn bị .
-Thầy : soạn bài , tranh vẽ , truyện kể về Bác .
-Trò : Soạn bài , nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học .
1. Ổn định .
2. Kiểm tra :
-Thế nào là văn bản nhật dụng ? Lấy ví dụ và nêu chủ đề của các tác phẩm đó ?
3.Bài mới
Ngày soạn Tuần1-Tiết 1 Bài 1: Văn bản . Phong cách Hồ Chí Minh Lê Anh Trà ( 2 tiết ) Tiết 1. A. Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs. 1. Kiến thức : - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và nhân dân 2.Kĩ năng : -Khai thác được một số nội dung của văn bản nhật dụng và kĩ năng tìm hiểu sơ bộ về một số thủ pháp trong phương thức thuyết minh: liệt kê,so sánh, bình luận. 3.Thái độ: -Từ lòng kính yêu , tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng , học tập theo gương Bác. B. Chuẩn bị . -Thầy : soạn bài , tranh vẽ , truyện kể về Bác . -Trò : Soạn bài , nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học . 1. ổn định . 2. Kiểm tra : -Thế nào là văn bản nhật dụng ? Lấy ví dụ và nêu chủ đề của các tác phẩm đó ? 3.Bài mới Nêu chủ đề của bài văn? Giáo viên nêu yêu cầu đọc , đọc mẫu một đoạn, học sinh đọc . GV và HS nhận xét ?Nhận xét chung về nguồn gốc của các từ, cụm từ được chú thích? GV yêu cầu HS đọc nhanh các chú thích, nắm vững chú thích1/4/8/9/12. ?Bài văn có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? ?Mục đích của bài viết? Từ đó nêu phương thức biểu đạt chính? ?Em biết danh hiệu cao quý nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá? ?Vốn tri thức văn hoá nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? ?Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy? (HS thảo luận 2 câu hỏi trên) ?Bổ sung những tư liệu để làm rõ thêm những biểu hiện văn hoá đó của Bác? ?Sự tiếp nhận văn hoá ở Hồ Chí Minh có gì đặc biệt? ?Quan điểm trên có ý nghĩa ntn đối với cuộc sống ngày nay? ?Tác giả đã khái quát vẻ đẹp phong cách văn hoá Hồ Chí Minh ntn?Em suy nghĩ gì về lời bình luận đó? ?Phát hiện những thủ pháp của phương thức thuyết minh ở P1? I.Giới thiệu bài -Văn bản nhật dụng. Chủ đề : Hội nhập với thế giới và gĩư gìn bản sắc văn hoá dân tộc -Tác giả : Lê Anh Trà. II.Đọc hiểu văn bản 1.Đọc 2. Chú thích (12)chú thích : Hầu hết là từ Hán Việt. 3.Bố cục: 2 phần -Phần 1:Từ đầu đến "hiện đại": Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. -Phần 2: Vẻ đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh. 4.Phân tích: -Mục đích : Trình bày cho người đọc hiểu và quý trọng vẻ đẹp phong cách Bác->Phương thức thuyết minh. a. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. -Hồ Chí Minh : Danh nhân văn hoá thế giới (UNEESCO :1990) - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng , Người: + Đi qua nhiều nơi + Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông đến phương Tây + Hiểu biết sâu rộng văn hoá các nước á, âu, Phi, Mĩ + Nói được nhiều ngoại ngữ - Vì: + Người có điều kiện đi nhiều nơi + Nắm vững phương tiện giao tiếp + Làm nhiều nghề + Học hỏi đến mức sâu sắc uyên thâm VD: thơ chữ Hán(Nhật kí trong tù) Bài báo bằng tiếng Pháp Đặc điểm: + Tiếp thu có chọn lọc + Tiếp thu ảnh hưởng quốc tế trên nền văn hoá dân tộc Học sinh tự bộc lộ ( ý nghĩa nhật dụng) -> nhân cách Việt Nam: Phương Đông + mới, hiện đại truyền thống hiện đại dân tộc Nhân loại + Phương thức thuyết minh: - Liệt kê - So sánh - Bình luận 4. Củng cố -Qua phần 1 em rút ra bài học gì về cách tích luỹ vồn tri trức văn hoá cho bản thân mình ? Học sinh: + Có năng lực văn hoá + Có ý thức tiếp thu chọn lọc + Học ngoại ngữ... 5. Hướng dẫn: -Học sinh nắm nội dung bài - Chuẩn bị phần tiếp theo Ngày soạn : Tuần 1-Tiết 2 Văn bản phong cách hồ chí minh Lê Anh Trà (Tiết 2) *********************** A Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1.Kiến thức: -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa dân tộc và nhân loại. -Đó là biểu hiện cụ thể của phong cách văn hoá : kết hợp thanh cao và giản dị, truyền thống và hiện đại. 2. Kĩ năng : -Tiếp tục khai thác ý nghĩa của văn bản nhật dụng và phương thức thuyết minh. 3. Thái độ : -Bồi dưỡng cho HS lòng kính yêu , tự hào và cảm phục vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh. B.Chuẩn bị : Thày : Soạn bài,tranh vẽ, truyện kể về Bác. -Trò: Soạn bài , nhớ lại một số khái niệm về văn bản nhật dụng và những tác phẩm của Bác. C.Tiến trình dạy học: 1.ổn định 2.Kiểm tra: -Thế nào là văn bản nhật dụng?Lấy ví dụ và nêu chủ đề của tác phẩm đó? 3.Bài mới: ?Lối sống rất bình dị , rất Việt Nam , rất phương đông của Chủ tịch Hồ Chí Minh được biểu hiện như thế nào? Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh ảnh. ?Hãy kể thêm những câu chuyện, đọc những vần thơ nói về lối sống giản dị của Bác? ?Tác giả đã bình luận như thế nào về lối sống đó? ?Em hiểu gì về hai câu thơ trong sgk? ?Như vậy , phong cách Hô Chí Minh có những vẻ đẹp nào? ?Nêu nhận xét về nghệ thuật ở P2? GV: Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới .nhiều người đã nói ,đã viết ...Nhưng tác giả đã viết một cách giản dị , thân mật , trân trọng và ngợi ca . ? Tình cảm của em đối với Bác Hồ ? ? Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ? ? Em hiểu từ “ Phong cách ” trong Phong cách Hồ Chí Minh nghĩa là gì ? HS khoanh tròn vào phương án đúng :A ?Từ cách hiểu ở BT1 em hãy so sánh một vài điểm khác về nội dung của văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh "đối với văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ " đã học ở lớp 7? Học sinh thảo luận nhóm câu hỏi trên b. Vẻ đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh . -Là một chủ tịch nước . +Nơi ở và làm việc đơn sơ . Nhà còn nhỏ vài phòng Đồ đạc mộc mạc + Trang phục giản dị : quần áo , dép .... + Tư trang ít ỏi : va li con , vài vật kỉ niệm .... + Ăn uống đạm bạc : cá kho , rau luộc .. Học sinh tự thực hiện . VD: ''Đức tính giản dị '' + Là lối sống thanh cao ,sang trọng . - Không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo . -Không phải tự thần thánh hoá .. -Quan niệm thẩm mỹ . + Là lối sống rất dân tộc, Việt Nam -So sánh : Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm . - HS tự bộc lộ . -* Vẻ đẹp : -Truyền thống -hiện đại -Dân tộc - nhân loại - Thanh cao - giản dị *Nghệ thuật +Liệt kê. + So sánh , đối lập . + Bình luận .. +.. * HS tự bộc lộ tình cảm đối với Bác : Kính yêu , cảm phục III. Tổng kết * Ghi nhớ : SGK IV. Luyện tập . BT1: ''Phong cách '' A.Lối sống , cung cách sinh hoạt , làm việc , hoạt động , ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó . B. Đặc điểm có tính hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật , biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại . C. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó ,khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng , ngữ âm , ngữ pháp . D.Cả A,B,C đều đúng . BT2. HS tự bộc lộ . 4. Củng cố - hướng dẫn . - Nắm được nội dung bài - Chuẩn bị bài tiếp theo : "Các phương châm hội thoại" Ngày soạn : Tuần 1-Tiết 3 Bài 1 : Tiếng việt Các phương châm hội thoại ************ A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh . 1. Kiến thức - kĩ năng . - Nắm được nội dung , phương châm về lượng và phương châm về chất . - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp . 2. Thái độ . + Nghiêm túc học tập . + Có ý thức vận dụng hợp lí những phương châm này trong giao tiếp . B. Chuẩn bị . - Thầy : Soạn bài - bảng phụ - Trò : Soạn bài . C. Tiến trình dạy học . 1. ổn định . 2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh . 3. Bài mới . Đọc đoạn đối thoại mục I1và trả lời câu hỏi : ?Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không ? ?Cần trả lời như thế nào ? ? Từ đó em rút ra nhận xét gì ? ? Kể lại chuyện " Lợn cưới , áo mới " và cho biết vì sao truyện lại gây cười ? ?Hai nhân vật chỉ cần đối thoại như thế nào ? ? Từ đó em rút ra nhận xét gì ? GV: Hai nhận xét trên giúp chúng ta tuân thủ đúng phương châm về lượng . ?Thế nào là phương châm về lượng . Làm BT1 SGK ? Đọc truyện cười và cho biết truyện phê phán điều gì ? ?Trong giao tiếp có điều gì cần tránh ? GV ghi ra bảng phụ . HS trong lớp chưa biết rõ A nghỉ học vì sao , khi thầy hỏi ,2 bạn trả lời : B:- Thưa thầy bạn ấy ốm . C: -Thưa thầy hình như bạn ấy ốm. Em đồng ý với cách trả lời nào ? Tại sao ? ? Thế nào là phương châm về chất ? ? Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống ? (GV trình bày ra bảng phụ ) ?Phân loại những cách nói tuân thủ hoặc không tuân thủ các phương châm hội thoại đã học ? ? Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ ? (HS thảo luận nhóm ) ? Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt a, b? (HS thảo luận nhóm ) I. Phương châm về lượng 1. VD , nhận xét . a. VD1. -...."ở dưới nước " + Có nội dung thông báo . + Không đáp ứng điều mà An muốn biết vì " bơi" : di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể . An muốn biết cụ thể địa điểm bơi là ở sông , hồ nào ?.. ( HS tự trả lời ) -> Nói cho có nội dung . Nội dung phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp . b.VD2. Truyện " Lợn cưới , áo mới " - Gây cười : Các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói . -Bác có thấy ( con lợn nào ) chạy qua đây không ? -( Nãy giờ)tôi chẩng thấy con lợn nào chạy qua đây cả . -> trong giao tiếp , không nên nói ít hoặc nhiều hơn những gì cần nói . 2. Ghi nhớ : Phương châm về lượng * BT1. - Vận dụng phương châm lượng để phân tích lỗi trong những câu sau : a.Trâu là một loài gia súc ( nuôi ở nhà ) nhà súc vật b. én là một loài chim ( có hai cánh) Tất cả các loài chim đều có hai cánh . -> 2 câu đều thừa từ -> không đúng phương châm về lượng. II. Phương châm về chất . 1. VD, ,,nhận xét . - Truyện phê phán tính nói khoác . -Trong giao tiếp , không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thực. - Trong giao tiếp , đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực . + Nếu nói điều mình phỏng đoán thì phải báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của điều đó chưa được kiểm chứng ( thêm từ ngữ : hình như , em nghĩ là...) 2.Ghi nhớ : Phương châm về chất - Khi giao tiếp , đừng nói những điều : +Mình không tin là đúng . + Không có bằng chứng xác thực. III. Luyện tập BT2 a.Nói có sách , mách có chứng . b.Nói dối . c. Nói mò . d.Nói nhăng , nói cuội . e.Nói trạng * Phương châm về chất . -Tuân thủ : a -Không tuân thủ : b,c,d,e. BT3. * Với các câu hỏi "Rồi có nuôi được không "? người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng ( hỏi một điều rất thừa ). BT4. a. Phương châm về chất . b. Như tôi đã trình bày . -> Nói những điều mà người nói nghĩ rằng người nghe đã biết rồi để diễn đạt đỡ thừa . -> Phương châm về lượng . 4.Củng cố - hướng dẫn -Nắm được nội dung bài -Làm BT5. Chuẩn bị bài tiếp theo: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh -------------------------- Ngày soạn Tuần 1- Tiết 4. Tập làm văn Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ******** ... ểu quan hệ nào ? Quan hệ bổ sung C. Quan hệ nghịch đối Quan hệ thời gian D.Quan hệ nguyên nhân Câu 10 . Trong đoạn văn “ Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa...Rồi bỗng chốc , sau một cơn mưa đá , chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi ...” sử dụng những phép liên kết nào ? Phép lặp , phép thế C. Phép đối , phép nối Phép đối , phép lặp D. Phép đối , phép thế Câu 11. Đoạn văn trong câu hỏi 9 sử dụng biện pháp tu từ nào ? A. ẩn dụ B. Nhân hoá C. So sánh D. Chơi chữ Câu 12. Câu nào sau đây là câu đặc biệt ? Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá . B. Tôi bỗng thẫn thờ , tiếc không nổi . C. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố . D. Rồi bỗng chốc , sau một cơn mưa đá , chúng xoáy mạnh như sóng vào tâm trí tôi. Phần II. Tự luận (7 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê . Đáp án môn Ngữ văn 9 ( 2006-2007) Phần I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ). Mỗi ý đúng 0,3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C C B A A D B A A C C Phần II. Tự luận (7 điểm ) *Mở bài (1 điểm ) Giới thiệu nhân vật Phương Định , nhân vật chính tiêu biểu cho vẻ đẹp nử thanh niên xung phong trong thời kì chống Mĩ trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” cuae Lê Minh Khuê . *Thân bài : (4 điểm ) . Mỗi ý 1 điểm +Là cô gái dũng cảm , có tinh thần trách nhiệm , sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc +Là cô gái giàu cảm xúc , nhạy cảm , hay mơ mộng , thích hát và thích làm điệu +Yêu mến , gắn bó với đồng đội trong tổ , cảm phục những chiến sĩ tài hoa , dũng cảm +Bày tỏ quan điểm về vẻ đẹp của những nữ thanh niên xung phong trong những năm kháng chiến chống Mĩ . *Kết bài : ( 1 điểm ) Khái quát cảm nghĩ , đánh giá của cá nhân về nhân vật Phương Định và ý nghĩa công việc của cô * Bài viết lưu loát , diễn đạt trong sáng , luận cứ xác đáng thuyết phục , không có lỗi dùng từ , câu ( 1 điểm ) D- Củng cố – Hướng dẫn - Giáo viên thu bài - Nhận xét ưu khuyết điểm của gời kiểm tra - Hướng dẫn học bài : Chuẩn bị bài “ Thư điện, chúc mừng” Tuần 35 - tiết 171 10/5/2007 Thư , điện A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học nắm được các tình huống cần sử dụng thư , điện chúc mừng và thăm hỏi , nắm được cách viết một bức thư , điện - Rèn kĩ năng viết thư , điện đạt yêu cầu - Giáo dục ý thức tự giác học bài , có thói quen viết thư , điện chúc mừng và hỏi thăm . B- Chuẩn bị 1- Thày: soạn bài, TLTK : Thiết kế bài giảng , Tư liệu ngữ văn 2. Trò: Học bài cũ, ôn tập . C. Tiến trình dạy học 1- Tổ chức: 9A, B 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới I. Những trường hợp cần viết thư , điện chúc mừng và hỏi thăm GV cho học sinh đọc ví dụ SGK Những trường hợp nào cần sử dụng thư , điện chúc mừng và trường hợp nào sử dụng thư , điện hỏi thăm ? Hãy kể thêm một số trường hợp cần sử dụng thư , điện chúc mừng và hỏi thăm ? Cho biết mục đích và tác dụng của thư , điện chúc mừng và hỏi thăm ? - Sử dụng thư , điện chúc mừng khicó nhu cầu trao đổi tình cảm :a,b - Sử dụng thư , điện hỏi thăm khi có những khói khăn trở ngại khiến người viết không thể đến nơi để trực tiêp nói với người nhận (c; d) - Thư điện chúc mừng: để biểu dương khích lệ chia vui với người nhận - Thư điện hỏi thăm: để chia buồn động viên an ủi người nhận vượt qua khó khăn hoặc rủi ro II. Cách viết thư điện chúc mừng và hỏi thăm GV gọi học sinh đọc ví dụ sách giáo khoa Nội dung thư điện chúc mừng và thư điện hỏi thăm có gì giống và khác nhau ? Em có nhận xét gì về độ dài của thư điện chúc mừng và hỏi thăm ? Trong thư điện chúc mừng và thư điện hỏi thăm tình cảm được thể hiện như thế nào ? Lời văn của thư điện chúc mừng và thư điện hỏi thăm có điểm nào giống nhau ? Từ bài tập trên em hãy cho biết nội dung chính của thư điện chúc mừng, thư điện hỏi thăm và cách diễn đạt trong các thư điẹn đó ? 1- Ví dụ 2 – Nhận xét - Giống nhau: Đều có một quy trình viết giống nhau, nội dung đều dùng để trao đổi tình cảm: lý do lời chúc mừng hỏi thăm - Khác nhau: ở mục đích của mỗi loại thư điện - Thư điện viết ngắn gọn, súc tích. - Trong thư điện người viết thể hiện tình cảm mong muốn người nhận sẽ có điều tốt lành - lời văn ngắn gọn, thể hiện tình cảm chân thành 3 – Ghi nhớ: ( ghi nhớ 2 và 3/ SGK) III – Luyện tập Bài tập 1: Giáo viện treo bảng phụ học sinh điền vào mẫu hoàn thiện 3 bức điện ở mục II.1 Học sinh khác nhận xét, giáo viên củng cố bổ sung Bài tập 2: - Tình huống viết thư điện chúc mừng a; b ; d; e - Tình huống viết thư điện thăm hỏi: c D – Củng cố hướng dẫn 1 – Củng cố Học sinh làm bài tập 2- Hướng dẫn Học bài ôn bài, chuẩn bị nội dung để tiết sau học tiếp ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 35 - tiết 172 10/5/2007 Thư , điện( tiếp) A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học nắm được các tình huống cần sử dụng thư , điện chúc mừng và thăm hỏi , nắm được cách viết một bức thư , điện - Rèn kĩ năng viết thư , điện đạt yêu cầu - Giáo dục ý thức tự giác học bài , có thói quen viết thư , điện chúc mừng và hỏi thăm . B- Chuẩn bị 1- Thày: soạn bài, TLTK : Thiết kế bài giảng , Tư liệu ngữ văn 2. Trò: Học bài cũ, ôn tập . C. Tiến trình dạy học 1- Tổ chức: 9A, B 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới III – Luyện tập Bài tập 1: Chuyển bức điện sau thành bức thư thăm hỏi Kính gửi: ÔNg chủ tịch tỉnh X Chúng tôi xin gửi tới ông và đồng bào tỉnh nhà lời thăm hỏi và tấm lòng cảm thông sâu sắc nhất khi nhận được tin bão lũ lụt làm cho mùa màng thất bát, sinh hoạt của đồng bào gặp nhiều khó khăn. chúng tôi xin gửi trợ giúp tỉnh nhà 10.000.000đồng( Mười triệu đồng) Mong tỉnh nhà vượt qua khó khăn nhanh chóng khôi phục lại cuộc sống bình thường Sau khi học sinh trình bày GV bổ sung Kính gửi ông chủ tịch tỉnh X Thưa ông, Chúng tôi xin gửi tới ông và đồng bào tỉnh nhà lời thăm hỏi và tấm lòng cảm thông sâu sắc nhất khi nhận được tin bão lũ lụt đã làm mùa màng, nhà cửa của nhân dân, trường học, bệnh viện tỉnh nhà bị hư hại. Để góp phần vào khắc phục hậu quả lụt lội và chia sẻ khó khăn với nhân dân tỉnh nhà, chúng tôi xin gởi trợ giúp tỉnh nhà 10.000.000đồng( Mười triệu đồng) cùng một số vở tập và đồ dùng học tập cho các em học sinh. Chúng tôi hy vọng rằng, với sự lỗ lực của mình cùng với sự giúp đỡ động viên của cả nước nhất định tỉnh nhà sẽ khắc phục thiên tai đưa cuộc sống đồng bào trở lại bình thường. Trân trọng kính chào ! Thay mặt giáo viên và học sinh Trường THCS...... ( Họ tên và chữ ký) Bài tập 2: Hãy chuyển bức rthư chúc mừng sau thành bức điện chúc mừng Kính thưa thầy Thay mặt tất cảe học trò cũ đã được thầy dậy dỗ chúng em xin chân thành chúc mừng thầy nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 Chúng em không bao gờ quên hình ảnh kính yêu và tấm lòng nhân hậu của thầy. Những thành đạt của chúng em trong cuộc sống ngày hôm nay đều bắt nguốn từ công lao dạy dỗ của thầy. Xchúng em xin kính chúc thầy luôn mạnh khoẻ , hạnh phúc trong cuộc sống và đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp trồng người Trân trọng kính chào thầy! Học trò của thầy Sau khi học sinh trình bày GV đưa ra phương án Thay mặt tất cả học trò cũ, chúng em xin gửi tới thầy lời chúc mừng nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Chúc thầy luôn mạnh khoẻ hạnh phúc. D – Củng cố hướng dẫn 1 – Củng cố Học sinh làm bài tập 2- Hướng dẫn Học bài ôn bài, chuẩn bị nội dung tiết trả bài kiểm tra Tiếng Việt, Văn, bài kiểm tra tổng hợp. Tuần 35 - tiết 173 10/5/2007 Trả bài kiểm tra văn, tiếng việt, bài kiểm tra tổng hợp A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả quá trình học tập ngữ văn học kỳ II lớp 9 nói riêng, chương trình ngữ văn THCS nói chung. Thấy được khả năng nhận thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đầu bài. - Rèn kỹ năng tự nhận xét đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết - Giáo dục ý thức tự học B – Chuẩn bị: 1 – Thầy: chuẩn bị hệ thống tư liệu dẫn chứng trong các bài làm của học sinh 2 – Trò: Tự suy nghĩ về kết quả học tập của mình, ôn bài C – Tiến trình dạy học: 1- Tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3 – Bài mới: I – Trả bài kiểm tra văn 1- Giáo viên trả bài cho học sinh 2 – Nhận xét a - III. Nhận xét – Sửa chữa 1 - Nhận xét : a. Ưu điểm : - Đa số các em làm đúng phần trắc nghiệm, làm bài tự luận đã nêu được đặc điểm của nhữngthanh niên xung phong - Nhiều em diễn đạt tốt , trình bày sạch sẽ : 9A: Chinh , Hưng , Phạm Huy , Dũng 9B : Len , Vân , Phương , Hoàng Trang , Lan ... b. Nhược điểm : + Có một số em diễn đạt lủng củng : 9A : Nguyên , Khương , An , Đoan , Hinh ,..; 9B : Vũ Trang , Tuyền , Nguyễn Tuyến , Quyền ... + Mắc lỗi chính tả nhiều , chũ cẩu thả , trình bày bẩn : An , Nguyên , Biển , ...; Mai , Tuyến , Vui , Nghĩa ... + Bài viết còn thiếu ý , sơ sài, có nhiều bài chưa hoàn thiện 2 - Sửa chữa - Vương Mạnh: Chuyện kể về 3 cô gái thanh niên xung phong... để cho những chiếc xe chạy, của hố bon, phá bom - Nghĩa: Tác giả Lê Minh Khuê đã triết 3 thanh niên xung phong - Lỗi chính tả: Nhung ( Tràng trai, sung phong..,) Triệu Hà: Lạc quan với thần chết D – Củng cố – dặn dò 1- Củng cố: Học sinh xem lại bài 2- Hướng dẫn: Học sinh chuẩn bị nội dung tiết trả bài tiếng việt --------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 35 - tiết 174 10/5/2007 Trả bài kiểm tra văn, tiếng việt, bài kiểm tra tổng hợp (tiếp) A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả quá trình học tập ngữ văn học kỳ II lớp 9 nói riêng, chương trình ngữ văn THCS nói chung. Thấy được khả năng nhận thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đầu bài. - Rèn kỹ năng tự nhận xét đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết - Giáo dục ý thức tự học B – Chuẩn bị: 1 – Thầy: chuẩn bị hệ thống tư liệu dẫn chứng trong các bài làm của học sinh 2 – Trò: Tự suy nghĩ về kết quả học tập của mình, ôn bài C – Tiến trình dạy học: 1- Tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3 – Bài mới: I – Trả bài kiểm tra tiếng việt - Giáo viên trả bài cho học sinh II. Nhận xét – Sửa chữa 1 - Nhận xét : a. Ưu điểm : - Đa số các em làm đúng phần trắc nghiệm, làm bài tự luận làm tương đối tốt câu 2 - Nhiều em diễn đạt tốt , trình bày sạch sẽ : 9A: Chinh , Hưng , Phạm Huy , Dũng 9B : Len , Vân , Phương , Hoàng Trang , Lan ... b. Nhược điểm : + Có một số em bài làm chưa tốt : 9A : Nguyên , Khương , An , Đoan , Hinh ,..; 9B : Vũ Trang , Tuyền , Nguyễn Tuyến , Quyền ... + Mắc lỗi chính tả nhiều , chũ cẩu thả , trình bày bẩn : An , Nguyên , Biển , ...; Mai , Tuyến , Vui , Nghĩa ... + Nhiều em làm sai câu 5 trắc nghiệm và câu 1 tự luận D – Củng cố hướng dẫn 1- Củng cố Học sinh xem lại bài 2- Hướng dẫn: Học sinh chuẩn bị nội dung tiết trả bài kiểm tra tổng hợp
Tài liệu đính kèm: