TIẾT 1-2 VĂN HỌC.
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
-Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
* CHUẨN BỊ:
-HS: Đọc bài, soạn.
-GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TUẦN 1 Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 1 TIẾT 1-2 VĂN HỌC. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH * MỤC TIÊU BÀI HỌC: -Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. -Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV. * TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1 (3’) (KHỞI ĐỘNG). -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. - -Cuộc sống hiện đại đang từng ngày, từng giờ lôi kéo, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Hôm nay, chúng ta sẽ được học một bài nói về Bác, một tấm gương về nhà văn hoá lỗi lạc, sẽ là một bài học vô cùng bổ ích đối với mỗi chúng ta. -Lớp trưởng báo cáo. - * Hoạt động 2 (62’) (ĐỌC HIỂU VĂN BẢN) I.Tìm hiểu chung: Bố cục: Hai đoạn: -Đoạn 1: “từ đầu . . . hiện đại” Hồ Chí Minh, sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. -Đoạn 2: “phần còn lại”: Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh. II.Phân tích văn bản: 1.Hồ Chí Minh, sự tiếp thu văn hoá nhân loại: -Bác đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hoá trên thế giới, nói và viết nhiều thứ tiếng, làm nhiều nghề . . . -Tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái đẹp, phê phán những hạn chế, tiêu cực . . . => Hồ Chí Minh là người thông minh, cần cù, yêu lao động, tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc. (HẾT TIẾT 1). 2.Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh: -Nơi ở, làm việc đơn sơ. -Trang phục giản dị. -Aên uống đạm bạc. => Đây là cách sống thanh cao, sang trọng: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. 3.Nghệ thuật: -Kết hợp giữa kể và bình luận. -Nghệ thuật đối lập. -Đan xen thơ vào văn xuôi. -Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý đọc diễn cảm một số đoạn nói về nhân cách và đức tính của Bác Hồ. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc. -Gọi HS đọc chú thích. -GV thuyết giảng: Đây là văn bản nhật dụng mà các em đã học ở các lớp dưới. -Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn. * Chuyển ý:Để tìm hiểu rõ hơn về phong cách hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thực hiện phần phân tích văn bản. -Hỏi: Vì sao Bác lại có được một kiến thức hết sức sâu rộng? -Hỏi: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Bác sâu rộng như thế nào? -Qua những vấn đề trên em có nhận xét gì về Bác, về phong cách Hồ Chí Minh? -GV thuyết giảng: Đó là những năm tháng Bác bôn ba ở nhiều nước để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc . . . -Hỏi: Lối sống giản dị rất Việt Nam, rất phương đông của bác Hồ được biểu hiện như thế nào? (Gợi ý: Nơi ở? Trang phục? Cách ăn uống?) -Hỏi: Vì sao có thể nói lối sống của bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, sang trọng? -Hỏi: Cách sống ấy gợi ta nhớ lại cách sống của những vị hiền triết ngày xưa, đó là ai? -Hỏi: Theo em đây là văn bản tự sự (kể) hay bình luận? Dẫn chứng? -Hỏi: Nghệ thuật quán xuyến toàn bộ bài là nghệ thuật đối lập. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng? -GV giải thích thêm: Cách đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ® sự gần gủi giữa bác và các bẫc hiền triết của dân tộc. * Chuyển ý:Chúng ta vừa tìm hiểu về phong cách của Hồ Chí Minh. Vậy Phong cách Hồ Chí Minh là gì? Ta sẽ thực hiện phần tổng kết. -HS đọc. -HS đọc. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). HS dẫn chứng ở SGK tr 5. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời: +Nơi ở, làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ, phòng tiếp khách, phóng chính trị, làm việc ,ngủ . . . +Trang phục giản dị:quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp; tư trang ít ỏi: va li con, vài vật kỹ niệm . . . +Aên uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa . . . -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời: Ta nhớ đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm (HS đọc dẫn chứng đầu tr 7). -Trả lời (như nôïi dung ghi). Dẫn chứng: “có thể nói ít có vị . . . Hồ Chí Minh”; “quả như một câu chuyện . . . cổ tích”. -Trả lời: Dẫn chứng: vĩ nhân, chủ tịch >< rất Việt Nam * Hoạt động 3 (15’) (TỔNG KẾT) III.Tổng kết: -Phong cách Hồ Chí Minh đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. -Đây là văn bản kết hợp giữa tự sự và bình luận. -Hỏi: Hãy nêu cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? * Luyện tập: Gọi HS đọc phần luyện tập. Yêu cầu về nhà thực hiện. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. * Hoạt động 4 (10’) (CỦNG CỐ, DẶN DÒ) -Hỏi: Qua văn bản, em học hỏi được điều gì cho bản thân? -Học bài. Chuẩn bị “các phương châm hội thoại”. * Câu hỏi soạn: BT1,2 (I), BT(II) tr 8,9,10 SGK -Trả lời: Rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh sống có văn hoá, giản dị trong ăn mặc, nói năng; hoà nhập với khu vực, quốc tế nhưng phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. (nhiều HS nêu ý kiến). TIẾT 3 TIẾNG VIỆT. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI * MỤC TIÊU BÀI HỌC: -Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. -Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV, bảng phụ. * TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1 (3’) (KHỞI ĐỘNG). -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. -Kiềm tra phần chuẩn bị của HS. -Trong giao tiếp có những qui định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc gì về lỗi ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những qui định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại mà chúng ta sẽ học hôm nay. -Lớp trưởng báo cáo. -Tổ trưởng báo cáo. * Hoạt động 2 (19’) (HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI). I.Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lới nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. II.Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. -GV treo bảng phụ BT1(I). Gọi HS đọc, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần. -Gọi HS đọc BT2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần. -Hỏi: Vậy khi giao tiếp, xét phương châm về lượng ta cần chú ý điều gì? * Chuyển ý:Đấy là một phương châm hội thoại mà trong khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ. Còn phương châm về chất như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo. -Gọi HS đọc BT(II), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần. -Hỏi: Nếu không biết chắc một tuần nữa trường sẽ tổ chức cắm trại thì em có nói “tuần sau lớp tổ chức cắm trại” với các bạn cùng lớp không? -Hỏi: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình hôm nay nghỉ học thì em có trả lời với GV là bạn ấy nghỉ học vì ốm không? -Hỏi: Vậy trong giao tiếp ta cần tránh nói những điều gì? * Chuyển ý:Để hiểu rõ hơn về hai phương châm hội thoại mà chúng ta vừa học, ta sẽ tực hiện phần luyện tập. -HS đọc. Trả lời: Không đáp ứng. Cần trả lời là một địa điểm cụ thể. Rút ra bài học: Khi nói, câu nói cần phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. -HS đọc. Trả lời: Gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. Lẽ ra chỉ cần hỏi “bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và trả lời”tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Vậy khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói -Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. Trả lời: +Phê phán tính nói khoác. +Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. (ghi nội dung). -Trả lời: Không. -Trả lời: Không. -Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp theo). * Hoạt động 3 (20’) (LUYỆN TẬP) III.Luyện tập: 1.a.Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” bởi từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà. b.Tất cả các loài chim đều có hai cánh. Vìo thế “có hai cánh” là cụm từ thừa. 2.a.nói có sách mách có chứng b.nói dối. c.nói mò. d.nói nhăng nói cuội. e.nói trạng. Đó là các phương châm hội thoại về chất. 3.Không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi một điều rất thừa). 4.a.Trường hợp người nói muốn truyền đạt một thông tin nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn. Để bảo đảm phương châm về chất, người nói phải noí thế nhằm thông báo những thông tin của mình chưa được kiểm chứng. b.Để bảo đảm phương châm về lượng, đó là cách nhắc lại nội dung đã cũ, do chủ ý của người nói. 5.-Aên đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. -Aên ốc nói mò: nói không có căn cứ. -Aên không nói có: vu khống, bịa đặt. -Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ gì cả. -Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương. -Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực. -Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không giữ lời hứa. Các thành ngữ trên để chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất. -Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn). -Gọi HS đọc BT2 xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn). -Gọi HS đọc BT3 xác định yêu cầu. Thực hiện. -Gọi HS đọc BT4 xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần. -Gọi HS đọc BT5 xác định yêu cầu. Thực hiện tứng phần. -HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi). -HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi). -HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ... háp: Định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh . . . -HS đọc. Trả lời: +Thuyết minh đặc điểm thú vị của một thắng cảnh: Hạ Long. +Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng. +Phương pháp chủ yếu: Giải thích. +Ngoài ra còn nghệ thuật liệt kê, miêu tả, liên tưởng, tưởng tượng . . . -HS ghi nội dung. * Hoạt động 3 (20’) (LUYỆN TẬP) III.Luyện tập: 1.a.Văn bản có tính chất thuyết minh. Thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống. Văn bản sử dụng các phương pháp thuyết minh: Định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê. b.Có đặc biệt là thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa, có tình tiết. c.Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa vui vừa học thêm được tri thức. 2.Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. -Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần a,b,c. -Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện. -HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi). * Hoạt động 4 (3’) (CỦNG CỐ, DẶN DÒ) -Gọi HS đọc ghi nhớ. -Học bài. Chuẩn bị “Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”. * Câu hỏi soạn: Chuẩn bị đề bài tr 15 SGK (cái bút, chiếc nón). -HS đọc. TIẾT 5. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH * MỤC TIÊU BÀI HỌC: -Giúp HS biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV. * TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1 (3’) (KHỞI ĐỘNG). -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. -Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS. -Ở tiết trước chúng ta đã được học về việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Hôm nay, ta sẽ thực hiện một số bài tập luyện tập về việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. -Lớp trưởng báo cáo. -Tổ trưởng báo cáo. * Hoạt động 2 (39’) (LUYỆN TẬP) 1.Thảo luận đề bài cái bút. -Chia lớp ra hai nhóm, mỗi nhóm lập một dàn ý chi tiết (cái bút, chiếc nón), chú ý cần sử dụng biện pháp nghệ thuật. -Gọi một số HS trình bày dàn ý chi tiết, dự kiến sử dụng biện pháp nghệ thuật. Đọc đoạn mở bài. -Yêu cầu HS nhận xét. GV nhận xét. 2.Thảo luận đề bài chiếc nón. -Gọi một vài HS thuộc nhóm trình bày ý kiến. -Tổ chức cho HS cả lớp góp ý kiến. -GV nhận xét chung về việc sử dung biện pháp nghệ thuật. Hướng dẫn HS về nhà thực hiện dàn ý hai đề vào vở. * Đọc thêm: -Gọi HS đọc phần đọc thêm SGK. -HS thực hiện theo nhóm đã phân công vào giấy nháp. -HS trình bày ý kiến theo yêu cầu. -HS nhận xét, bổ sung, sửa chữa dàn ý chi tiết vừa trình bày. -HS trình bày ý kiến. -HS góp ý, bổ sung, sửa chữa các dàn ý chi tiết đã được trình bày. -HS đọc. * Hoạt động 3 (3’) (CỦNG CỐ, DẶN DÒ) -Làm dàn ý. Chuẩn bị “đấu tranh cho một thế giới hòa bình” * Câu hỏi soạn: 1.Chiến tranh hạt nhân đưa đến nguy cơ gì? 2.Cuộc chạy đua vũ trang có ảnh hưởng đến cuộc sống con người như thế nào? 3.Nhiệm vụ của con người như thế nào? Ký duyệt TUẦN 2 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 6-7. VĂN HỌC. ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH * MỤC TIÊU BÀI HỌC: -Hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấ bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình. -Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. * CHUẨN BỊ: -HS: Đọc bài, soạn. -GV: SGK, SGV. * TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1 (6’) (KHỞI ĐỘNG). -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. -Hỏi: Trình bày nhân cách và lối sống giản dị của Hồ Chí Minh? -Thông tin thời sự quốc tế thường đưa về các thông tin chiến tranh, việc sử dụng vũ khí hạt nhân của một số nước. Em suy nghĩ gì về điều này? -Lớp trưởng báo cáo. -Trả lời: Phần phân tích 1,2 ở vở. * Hoạt động 2 (63’) (ĐỌC HIỂU VĂN BẢN) I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két (nhà văn Cô-lôm-bi-a). (SGK). 2.Xuất xứ: Đây là đoạn trích bản tham luận của tác giả tại cuộc họp mặt sáu nguyên thủ quốc gia (8/1986) bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân bảo vệ hòa bình. II.Phân tích văn bản: 1.Nguy cơ chiến tranh hạt nhân: -Xác định cụ thể thời gian, đưa ra số liệu cụ thể, những tính toán lí thuyết . . . Cách vào đề trực tiếp, bằng những chứng cứ xác thực đã thu hút và gây ấn tượng mạnh ở người đọc về sự khủng khiếp của vũ khí hạt nhân. (HẾT TIẾT 6). 2.Cuộc chạy đua vũ trang và cuộc sống con người: -Rất phi lí và tốn kém. -Nó đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống con người. 3.Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người, phản lại sự tiến hóa tự nhiên: -Chiến tranh hạt nhân nổ ra sẽ đẩy lùi sự tiến hóa trở về điểm xuất phát ban đầu, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa. Đó là hành động phản tự nhiên, phản tiến hóa. 4.Nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hòa bình: -Thái độ tích cực: Kêu gọi mọi người đấu tranh ngăn chặn chiến tranh cho một thế giới hòa bình. -Lịch sử sẽ lên án thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân. -Gọi HS đọc chú thích * SGK. -Gọi HS xác định phần nào là nói về tác giả, phần nào nói về xuất xứ của văn bản. -Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chính làm rõ tứng luận cứ của tác giả. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc. -Gọi HS đọc chú thích. -Hỏi: Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản? (HĐ nhóm 2 bàn). * Chuyển ý:Sau đây chúng ta sẽ thực hiện phần phân tích văn bản theo những luận cứ mà văn bản đã đề cập. -Hỏi: Trong đoạn đầu bài văn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài ngưới và sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào? * Chuyển ý: Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cuộc chạy đua vũ trang có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người mà văn bản đã đề cập. -Hỏi: Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào? -Hỏi: Tác giả đã đưa những so sánh rất thiết thực. Qua cách lập luận của tác giả, em có nmhận xét gì về cuộc chạy đua vũ trang? -Hỏi: Nhiều người trên thế còn đang nghèo đói nhưng vũ khí hạt nhân vẫn phát triển. Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì? * Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu luẫn cứ thứ ba mà tác giả đã đưa ra. -GV giải thích lí trí tự nhiên là qui luật của tự nhiên, logic tất yếu của tự nhiên. -Hỏi: Vì sao có thể nói chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại sự tiến hóa của tự nhiên nữa? -Hỏi: Những dẫn chứng, luận cứ mà các em vừa nêu ấy cò ý nghĩa như thế nào? (Lời cảnh báo của nhà văn về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?). * Chuyển ý: Vậy thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta sẽ như thế nào trước tình hình của thế giới hiện nay? -Hỏi: Đây là phần kết bài. Ở đây thí độ của tác giả như thế nào? -Hỏi: Phần cuối cùng tác giả đưa ra lời đề nghị gì? -Hỏi: Lời đề nghị đó có ý nghĩa như thế nào? * Chuyển ý: Văn bản trên có ý nghĩa như thế nào? Để hiểu được chúng ta sẽ tìm hiểu phần tổng kết. -HS đọc. -Trả lời: Tác giả (từ đầu . . . 1982); xuất xứ (phần còn lại). -HS đọc. -HS đọc. -HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: a.Luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. b.Luận cứ: +Kho vũ khí hạt đang có nguy cơ hủy diệt trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. +Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người . . . +Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí loài người, lí trí tự nhiên, phản lại sự tiến hóa. +Chúng ta có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời: HS tìm, đọc dẫn chứng ở tr 18 SGK. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS nghe. -Trả lời: HS đọc dẫn chứng cuối tr 18, đầu tr 19 SGK. -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời: Mở ra một nhà băng lưu trữ . . . -Trả lời (như nôïi dung ghi). * Hoạt động 3 (18’) (TỔNG KẾT) III.Tổng kết: -Nguy cơ chiến tranh đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém . . . Ta cấn ngăn chặn vì hòa bình. -Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể, có sức thuyết phục cao. -Hỏi: Theo em tại sao văn bản này lại được đặt tên là “đấu tranh cho một thế giới hòa bình”? -Hỏi: Eùm có nhận xét gì về những lập luận và những chứng cứ cũa tác giả ở văn bản này? * Luyện tập: -Gọi HS đọc phần luyện tập. Yêu cầu HS thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -Trả lời (như nôïi dung ghi). -HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến. * Hoạt động 4 (3’) (CỦNG CỐ, DẶN DÒ) -Gọi HS đọc ghi nhớ. -Học bài. Chuẩn bị“các phương châm hội thoại” (tiếp theo). * Câu hỏi soạn: Nghiên cứu BT I,II tr 21 22; BT 1,2 (I) tr 12, 13. -HS đọc.
Tài liệu đính kèm: