Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 87

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 87

Bài 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Văn bản nhật dụng)

I. Mức độ cần đạt : Giúp HS :

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa HCM qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

1, Kiến thức: + Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.

 + Y nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 + Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2, Kĩ năng: + Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc .

 + Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

II,Nghệ thuật:

- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.

- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.

- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.

III, Y nghĩa văn bản:

Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả cho thất cốt cách văn hóa HCM trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

 

doc 39 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 87", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01	Ngày soạn:
Tiết: 1- 2 	Ngày dạy:
Bài 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
	 (Văn bản nhật dụng)
I. Mức độ cần đạt : Giúp HS :
 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa HCM qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
1, Kiến thức: + Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
 + Y nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 + Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2, Kĩ năng: + Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc .
	 + Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
II,Nghệ thuật:
Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
III, Yù nghĩa văn bản:
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả cho thất cốt cách văn hóa HCM trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
C.Hướng dẫn tự học: 
 Tìm đọc một số mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
 Tuần: 01	Ngày soạn:
Tiết: 3 	Ngày dạy:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I..Mức độ cần đạt : 
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
1,Kiến thức: Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
2, Kĩ năng: 
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
C. Hướng dẫn tự học:
Xác định các câu nói không tuân thủ phương châm về lượng và phương châm về chất trong một hội thoại và chữa lại cho đúng.
Tuần: 01	Ngày soạn:
Tiết: 4 	Ngày dạy:
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mức độ cần đạt : Giúp HS 
- Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
1,Kiến thức: 
- Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2, Kĩ năng:
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
C.Hướng dẫn tự học:
- Tập viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Tuần: 01	Ngày soạn:
Tiết: 5 	Ngày dạy:
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN
PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mức độ cần đạt : 
- Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
1,Kiến thức: 
- Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng ( cái quạt, cái bàn, cái kéo)
- Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2, Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
C. Hướng dẫn tự học :
Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản thuyết minh Họ nhà kim.
Tuần: 02	Ngày soạn:
Tiết: 6 -7 	Ngày dạy:
Bài 2 : ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
(Văn bản nhật dụng)
I. Mức độ cần đạt : 
- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
- Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
1,Kiến thức: 
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2, Kĩ năng:
- Đọc-hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
3, Đặc sắc nghệ thuật:
- Có lập luận chặt chẽ.
- Có chứng cứ cụ thể, xác thực.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
II.Ý nghĩa văn bản:
Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G. Mác-két đối với hòa bình nhân loại.
C.Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân.
- Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong văn bản?
Tuần: 02	Ngày soạn:
Tiết: 8 	Ngày dạy:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo)
I.Mức độ cần đạt : 
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại: phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng hiệu quả phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
1,Kiến thức: Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2, Kĩ năng:
- Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
C.Hướng dẫn tự học:
Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ phương châm hội thoại đã học
Tuần: 02	Ngày soạn:
Tiết:9	 Ngày dạy:
SỬ DỤNG YẾU TỐ
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mức độ cần đạt : 
- Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh.
- Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
- Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm bài văn thuyết minh.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
1,Kiến thức: 
- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật gây ấn tượng.
- Vai trò của miêu tả trong bài văn thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2, Kĩ năng:
- Quan sát các sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
C.Hướng dẫn tự học:
Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả.
Tuần: 02	Ngày soạn:
Tiết: 10	 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mức độ cần đạt : 
- Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn thuyết minh.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
1,Kiến thức: 
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2, Kĩ năng:
- Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
C.Hướng dẫn tự học:
- Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý.
- Viết đoạn văn thuyết minh có kết hợp thuyết minh với miêu tả.
Tuần: 03	Ngày soạn:
Tiết: 11 - 12	 Ngày dạy:
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. Mức độ cần đạt : 
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
1,Kiến thức: 
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở VN.
2, Kĩ năng:
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc-hiểu văn bản nhật dụng. 
- Học tập, phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
5,Hình thức:
- Gồm có 17 mục, được chia thành 4 phần,cách trình bày rõ ràng, hợp lí. Mối liên kết lô-gic giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ.
- Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
II.Ý nghĩa văn bản:
Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
C.Hướng dẫn tự học:
- Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở địa phương.
- Sưu tầm một số tranh, ảnh, bài viết về cuộc sống của trẻ em, những quan tâm của các cá nhân, các đoàn thể, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội,các tổ chức quốc tế đối với trẻ em.
Tuần: 03	Ngày soạn:
Tiết: 13	 Ngày dạy:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo)
I.Mức độ cần đạt : 
- Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ (hoặc không tuân thủ ) các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
1,Kiến thức: 
- Mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại
2, Kĩ năng:
- Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
C.Hướng dẫn tự học:
Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về việc vận dụng hoặc vi phạm phương châm hội thoại trong các tình huống cụ thể và rút ra nhận xét của bản thân.
Tuần: 03	Ngày soạn:
Tiết: 14 - 15	 Ngày dạy:
VIẾT BA ...  Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn trong truyện.
 2, Kĩ năng:
 - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết độc đáo trong tác phẩm.
4, Đặc sắc nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
- Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
II. Ý nghĩa văn bản:
Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
C.Hướng dẫn tự học:
- Đọc diễn cảm.
- Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật em thích nhất.
Tuần: 14	Ngày soạn:
Tiết: 68	 Ngày dạy:
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mức độ cần đạt: 
- Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện.
- Thấy được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.
 II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
	1, Kiến thức: 
	- Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
	- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
	- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
 2, Kĩ năng
	- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
	- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
.Hướng dẫn tự học:
Ghi lại hình dung của em về một người kể chuyện trong một văn bản
Tuần: 14	Ngày soạn:
Tiết: 69 - 70	 	Ngày dạy:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I.Mức độ cần đạt: 
Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 1, Kiến thức:
 - Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
 2, Kĩ năng:
 - Kĩ năng diễn đạt, trình bày
Tuần: 14	Ngày soạn:
Tiết: 71 - 72	 	 Ngày dạy:
CHIẾC LƯỢC NGÀ
	---- - Nguyễn Quang Sáng ------
I.Mức độ cần đạt: 
- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “Chiếc lược ngà”.
II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
	1, Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
 2, Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại, sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
II, Đặc sắc nghệ thuật:
-Tạo tình huống truyện éo le.
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lựa chọn người kể chuyện là bạn ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
III.Ý nghĩa văn bản:
Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
C.Hướng dẫn tự học:
- Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc
- Nắm được những kiến thức của bài học, tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung này.
Tuần: 15	Ngày soạn:
Tiết: 73	 	Ngày dạy:
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I.Mức độ cần đạt: 
Củng cố một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở HKI.
 II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
	1, Kiến thức: 
	- Các phương châm hội thoại.
	- Xưng hô trong hội thoại.
	- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 2, Kĩ năng:
	- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
Tuần: 15	Ngày soạn:
Tiết: 74	 	 Ngày dạy:
	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
I.Mức độ cần đạt: 
Kiểm tra những kiến thức và kĩ năng của phần Tiếng Việt đã học ở HKI
Tuần: 14	Ngày soạn:
Tiết: 71 - 72	 	 Ngày dạy:
	 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I.Mức độ cần đạt: 
Kiểm tra những kiến thức và kĩ năng của phần Văn học đã học ở HKI.
Tuần: 15	Ngày soạn:
Tiết: 76 - 77	 	 Ngày dạy:
CỐ HƯƠNG
	---- Lỗ Tấn ------
I.Mức độ cần đạt: 
 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Cố hương”.
II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
	1, Kiến thức: 
 - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
 - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
 - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
 - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
 2, Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được truyện.
3, Đặc sắc nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.
II.Ý nghĩa văn bản:
Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
C.Hướng dẫn tự học:
Đọc, nhớ một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện.
Tuần: 16	Ngày soạn:
Tiết: 78	 	Ngày dạy:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I.Mức độ cần đạt: 
Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Biết rút kinh nghiệm, nhận ra những ưu điểm và khắc phục hạn chế trong bài viết của mình.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
 1, Kiến thức:
 - Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
 2, Kĩ năng:
 - Kĩ năng diễn đạt, trình bày
Tuần: 16	Ngày soạn:
Tiết: 79	 	 Ngày dạy:
	TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
I.Mức độ cần đạt: 
Nắm được những kiến thức và kĩ năng của phần Tiếng Việt đã học ở HKI.
Tuần: 16	Ngày soạn:
Tiết: 80	 	 Ngày dạy:
	 TRẢ BÀI KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I.Mức độ cần đạt: 
Nắm vững những kiến thức và kĩ năng của phần Văn học đã học ở HKI, thấy được những mặt mạnh và hạn chế của mình. 
Tuần: 17	Ngày soạn:
Tiết: 81 - 82	 Ngày dạy:
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I.Mức độ cần đạt: 
Nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.
 II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
	1, Kiến thức: 
 - Nắm được các nội dung lớn và các nội dung trọng tâm của chương trình Tập làm văn 9.
 2, Kĩ năng:
 - Nắm được các kiểu bài, biết so sánh đối chiếu giữa các kiểu bài.
Tuần: 17	Ngày soạn:
Tiết: 83 - 84	 	Ngày dạy: 
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tiếp theo)
Mức độ cần đạt: 
Nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong Ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung.
Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.
 II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
	1, Kiến thức: 
 - Nắm được các nội dung lớn và các nội dung trọng tâm của chương trình Tập làm văn 9.
 2, Kĩ năng:
 - Nắm được các kiểu bài, biết so sánh đối chiếu giữa các kiểu bài.
Tuần: 17	Ngày soạn:
Tiết: 85	 	 Ngày dạy:
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ (tiếp theo)
I..Mức độ cần đạt : 
 Nhận diện thể thơ 8 chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ 8 chữ.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
 1. Kiến thức : Đặc điểm của thể thơ 8 chữ.
 2. Kĩ năng : - Nhận biết thơ 8 chữ.
	 - Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
Tuần: 18	Ngày soạn:
Tiết: 86 - 87	 Ngày dạy:
	Hướng dẫn đọc thêm:
	NHỮNG ĐỨA TRẺ 
	 (Trích Thời thơ ấu)
	---- M. go-rơ-ki------
I.Mức độ cần đạt: 
 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M.Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ.
 II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
	1, Kiến thức: 
 - Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
 - Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
 - Lời văn tự sự, giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
 2, Kĩ năng:
 - Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
4, Đặc sắc nghệ thuật:
- Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
-Kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm làm cho câu chuyện chân thực, sinh động va 2đầy cảm xúc.
II.Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
C.Hướng dẫn tự học:
Đọc và nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật tôi về tình bạn tuổi thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docCKTKNNV9.doc