Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 110 đến tiết 115 năm 2012

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 110 đến tiết 115 năm 2012

Tiết: 100Tập làm văn:

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC

HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

a. Kiến thức: Nhận biết:

- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Yêu cầu cụ thể khi làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đười sống.

b. Kĩ năng:

- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này.

- Quan sát các hiện tượng của đời sống.

- Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

c. Thái độ:

- Học sinh có ý thức viết bài phù hợp với thể loại.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 a. Giáo viên: Sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9.

 b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc 71 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 110 đến tiết 115 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7/1/2012 Ngày dạy:10/1/2012 Lớp 9A,B 
Tiết: 100Tập làm văn:
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
a. Kiến thức: Nhận biết:
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đười sống.
b. Kĩ năng:
- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này.
- Quan sát các hiện tượng của đời sống. 
- Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
c. Thái độ: 
- Học sinh có ý thức viết bài phù hợp với thể loại. 
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	a. Giáo viên: Sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9.
	b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Câu hỏi: 	
? Em hiểu thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống? Bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống cần đảm bảo yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
* Đáp án:
- Là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. (3 đ)
- Yêu cầu về nội dung:
+ ND: phải nêu rõ được sv, ht có vấn đề. Phân tích mặt đúng, sai chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ y kiến, nhận định của người viết.(3đ)
+ HT: Phải có bố cục mạch lạc, có hệ thống luận điểm rõ ràng (3đ)
- Gv kiểm tra vở bài tập (1đ)
* Đặt vấn đề: (1’) 
Để giúp các em nắm chắc cách làm bài nghị luận về một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống bài hôm nay cô trò ta cùng đi tìm hiểu 
Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV Treo bảng phụ vd sgk
- Gọi hs đọc vd 
? Các đề bài trong SGK có điểm gì giống nhau ?
 ? Trong các đề bài đó, đề bài nào nêu những sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương và sự việc, hiện tượng nào không tốt cần phê phán, nhắc nhở ?
? Em có nhận xét gì về đặc điểm của các đề ?
Gv Cho HS rút ra nhận xét:
? Qua tìm hiểu VD trên, em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng ?
 GV Chốt lại : 
- Có sự việc, hiện tượng tốt cần biểu dương và sự việc, hiện tượng chưa tốt cần phê phán, nhắc nhở. 
- Có đề nêu trực tiếp sự việc, hiện tượng cần nghị luận, có đề không cung cấp nội dung mà chỉ gọi tên người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.
- Mệnh lệnh trong đề bài thường là: Nêu suy nghĩ của mình, nêu nhận xét, nêu ý kiến, bày tỏ thái độ .
* (Tích hợp môi trường)
? Em hãy tự đặt một đề tương tự có nội dung đề cập đến vấn đề mội trường? 
 GV cho HS đọc đề bài trong SGK sau đó GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
? Đề bài trên thuộc loại gì? Đề nêu hiện tượng gì?
? Nghĩa đã làm gì để giúp mẹ?
? Những việc làm của nghĩa chứng tỏ em là người ntn?
? Vì sao thành đoàn TP.HCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa? 
? Dàn bài đề trên gồm mấy phần? Em hãy nêu nhiệm vụ từng phần?Phần mở bài cần làm gì?
? Phần thân bài cần làm gì?
? Phần kết bài cần làm gì?
GV bổ sung, treo bảng phụ ghi phần dàn bài.
Gv Chuyển ý
- Yêu cầu hs viết đoạn văn theo từng phần, từng đoạn. Phân tích, đánh giá, Chú ý câu chữ, cách diễn đạt.
GV Gọi hs trình bày bài viết, hs khác nhận xét, gv chữa.
? Muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một sư việc, hiện tượng đời sống chúng ta phải làm gì?
? Nêu dàn bài chung của môt bài văn nghị luận về một sviệc, hiện tượng đsống?
GV Chốt lại: các bước làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Xác định thể loại, yêu cầu, nội dung.
- Phân tích để tìm ý nghĩa của sự việc, hiện tượng.
 2. Lập dàn bài theo bố cục phần (mở bài - thân bài - kết bài ).
- Mở bài : giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
- Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá , nhận định.
- Kết bài: Kết luận, khẳng định, quan điểm đối với vấn đề, đưa ra lời khuyên.
 _. Viết bài:
- Viết từng phần, từng đoạn.
- Phân tích, đánh giá.
- Chú ý câu chữ, cách diễn đạt.
 4. Đọc lại bài và sửa chữa.
- Chú ý lỗi dùng từ, đặt câu.
- Lỗi liên kết, logíc.
’ GV rút ra kết luận chung về tiết học và cho HS đọc mục ( ghi nhớ )
? Lập dàn ý cho đề 4, mục (về Nguyễn Hiền ) ? 
- GV gợi ý để HS độc lập làm bài tập sau đó gọi 1 số HS trình bày.
’ GV bổ sung, nhấn mạnh và lưu ý HS:
- Cần xây dựng dàn ý dựa vào các câu hỏi gợi ý của SGK và theo nội dung dàn bài chung.
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống : ( 7’ )
* Ví dụ : ( 4 đề bài - SGK ) 
- HS đọc 4 đề bài trong SGK.
- HS thảo luận - trả lời :
- Điểm giống nhau của 4 đề văn đều đề cập đến những sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội. 
- Đều yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suy nghĩ, nêu ý kiến ... 
- HS phát hiện - trả lời:
- Sự việc, hiện tượng tốt cần biểu dương: đề 1 , 2 , 4.
- Sự việc, hiện tượng không tốt cần phê phán, nhắc nhở : đề 3
- HS trả lời:
- Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng 1 truyện kể, 1 mẩu tin để người làm bài sử dụng. Có đề không cung cấp nội dung mà chỉ gọi tên hiện tượng người làm bài phải trình bày về sự vật, hiện tượng đó.
* HS rút ra nhận xét về đặc điểm của đề bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng.
* HS nghe và tự ghi tóm tắt các điểm cần lưu ý.
HS suy nghĩ ,trả lời.
- Vd 1: Môi trường là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trên toàn cầu. Em hãy bộc lộ suy nghĩ của mình về môi trường ở địa phương em.
- Vd 2: Ở địa phương em gần đây có rất nhiều người chặt phá rừng, đốt nương bừa bãi. Nếu em gặp một trong những người đang có hành vi phá hoại rừng em sẽ thuyết phục như thế nào?
VD: Trường em có nhiều tấm gương người tốt việc tốt, nhặt được của rơi đem trả người mất. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
VD: Hiện tượng nói tục chửi bậy trong hs còn nhiều, đôi khi là phổ biến nhiều trường, nhiều em.Hãy trình bày suy nghĩ, thái độ quan điểm của emvề hiện tượng này. 
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống : ( 18’ ) 
* Đề bài: SGK( trang 23)
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Thể loại: nghị luận, bình luận.
- Nội dung: Thảo luận, bày tỏ ý kiến về hiện tượng, sự việc được nêu ra: Phạm Văn Nghĩa,thương mẹ, luôn giúp mẹ trong mọi công việc.
- Giúp mẹ trồng trọt, nuôi gà nuôi heo
- Ý nghĩa của việc làm: 
+ Nghĩa là người thương mẹ, giúp mẹ trong việc đồng áng.
+ Là người biết kết hợp giữa việc học với việc hành.
+ Là người biết sáng tạo.
- Học tập bạn Nghĩa:
+ Học tình yêu cha mẹ.
+ Yêu lao động.
+ Cách kết hợp học với hành.
+ Học trí thông minh, sáng tạo- việc nhỏ nghĩa lớn.
2. Lập dàn ý.
- Gồm 3 phần: MB,TB,KB.
a) Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng bạn Phạm Văn Nghĩa.
- Nêu sơ lược ý nghĩa tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa.
- Thành đoàn TP.HCM phát động phong trào học tập bạn nghĩa.
b) Thân bài:
* Ý nghĩa việc làm của bạn Nghĩa:
- Nêu việc làm của Nghĩa.
- Những việc làm đó có khó không?
* Đánh giá việc làm của Nghĩa
- Công việc Nghĩa làm trước hết thể hiện tình yêu thương cha mẹ. Biết giúp mẹ trong công việc đồng áng- việc nhỏ nhưng đòi hỏi kiên trì chịu khó.
- Việc làm của Nghĩa: Vận dụng kiến thức đã học được ở trường vào công việc trồng trọt.
- Nghĩa còn giúp mẹ những công việc nhà: Chăm gà nuôi heo, nhẹ nhàng nhưng đầy niềm vui.
- Nghĩa còn là người sang tạo thong minh, tự làm cho mẹ cái tời dẻ kéo nước.
* Đánh giá việc phát động phong trào học tập bạn Nghĩa của thành đoàn TP.HCM.
- Là học tập tất cả tính cách trên:
+ con phải yêu ytương giúp đỡ cha mẹ.
+ Học, lao động kết hợp với thực hành.
+ Học sang tạo – làm việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn. 
c) Kết bài:
- Khái quát ý nghĩa của tấm gương bạn Nghĩa.
- Rút ra bài học cho bản thân.
3. Viết bài.
- Hs viết bài
4. Đọc lại bài và sửa chữa.
- Hs đọc
* Bài học:
- Muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
- Dàn bài chung:
+ Mở bài : giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá , nhận định.
+ Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định quan điểm đối với vấn đề, đưa ra lời khuyên.
 - Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
* HS nghe và ghi các ý chính.
* Ghi nhớ : ( SGK - tr24 )
III. Luyện tập : ( 12’)
- HS đọc lại đề 4. gsk
- HS làm việc độc lập ( làm dàn ý ra vở )
- Một số HS trình bày.
- Lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- HS dựa vào dàn bài và câu hỏi gợi ý trả lời và bổ sung vào vở.
a) Mở bài: Giới thiệu chung về Nguyễn Hiền.
b) Thân bài: 
- Tình cảm của Nguyễn Hiền 
- ý thức tự trọng.
- Tinh thần ham học. 
- Kết quả, sự thành đạt của ông.
c. Kết bài : Học tập tấm gương của Nguyễn Hiền.
c. Củng cố - Luyện tập : ( 2’ )
 	? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần phải làm gì? Dàn bài của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tương đời sống?
- Muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
- Dàn bài chung:
+ Mở bài : giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá , nhận định.
+ Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định quan điểm đối với vấn đề, đưa ra lời khuyên.
 	- Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
d. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà : ( 1’) 
 	- Học thuộc phần ( ghi nhớ ) và làm bài tập bổ sung ( SBT ).
 	- Ôn kĩ về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống để tuần sau viết bài tại lớp 2 tiết.
 - Làm bài tập 4. Tìm hiểu thêm đề 2 + 3.
 - Viết hoàn chỉnh đề 4.
- Chuẩn bị baì : “Chương trình địa phương” (Phần TLV), học bài cách làm bài vă nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống . 
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
Thời gian:...................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nội dung kiến thức:...................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:............................................................................................
Ngày soạn:8/1/2012 Ngày dạy:11/1/2012 Lớp 9A,B 
 	Tiết: 101 – Tập làm văn
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần tập làm văn)
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
a. Kiến thức:
- Biết cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng có nghĩa ở địa phương 
b. Kĩ năng:
- Thu thập tin về những vấn đề nổi bật đáng quan tâm ở địa ph ... ự trọng thì luôn có ý thức trân trọng và giữ gìn, phát huy. Còn đối với những kẻ kém hiểu biết thì dễ náy sinh tư tưởng sùng ngoại, coi thường thành quả của dân tộc
 - Ngày nay, khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp của dân tộc, mỗi chúng ta không chỉ khắc sâu lòng biết ơn tổ tiên, mà còn phải có trách nhiệm nỗ lực học tập và lao động tốt hơn nữa để góp phần xây dựng đất nước.
* Nhóm 4: ( KB )
- C1) Đi từ nhận định tới hành động: Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, đạo lí của người được hưởng thụi
- C2): Đi từ sách vở sang thực tế đời sống: Hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ, chúng ta hãy tự xem xét và điều chỉnh suy nghĩ hành động của mình
4. Đọc – Sửa lỗi: (6’)
(H) đọc và sửa lỗi.
* Bài học.( SGK)
- Muốn làm tốt bài văn NL về một vấn đề tư tưởng đạo lý, ngoài các yêu cầu chung đối với bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
- Dàn bài chung:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lý cần bàn luận.
+ Thân bài:
 Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lý.
 Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
+ kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
- Bài làm cần lựa chọ góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được một số ý kiến của người viết.
* Ghi nhớ (SGK).
III- Luyện tập: (11’)
a. MB: Nêu vấn đề cần nghị luận,đó là “ tinh thần tự học”
Trong thực tế, tất cả những ai cắp sách đến trường thì đều được học một chương trình như nhau, thầy cô, nhưng trình độ của mỗi hs lại rất khác bởi kết quả học tập của mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào phương pháp và hiệu quả tự học của họ. Nói cách khác tự học là một trong những nhân tố quyết định kquả học tập của mỗi người.
b. TB:
- Giải thích:
+ Học là gì?
Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của một chủ thể học tập nào đó. Có thể tồn tại 2 hình thức học: Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo; Tự học ( dựa trên những cơ sở tích luỹ kiến thức và kỹ năng)
+ Tinh thần tự học là gì?
- Là có ý thức tự học, ý thức ấy dần dần 
trở thành một nhu cầu đối với chủ thể học tập.
- Là có ý trí vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tự học một cách có hiệu quả.
- Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân điều kiện , hoàn cảnh vật chất cụ thể.
- Là luôn khiêm tốn học hỏi ở bạn bè và người khác.
- Đưa ra dẫn chứng để chứng minh.
- Sách, báo, ...bạn bè, người xung quanh (Nguyễn Hiền, Nguyễn Ngọc Kí)
c. Kết bài: 
- Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển nhân cách của mỗi con người.
c.Củng cố - Luyện tập : (2’) 
	? Nêu rõ yêu cầu của các bước làm một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí?
? Chú ý vận dụng các phép lập luận nào để làm bài văn nghị luận này
? Lập dàn bài cho bài văn nghị luận này yêu cầu cụ thể là gì?
- Gồm 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa bài. 
- Thường vận dụng các phương pháp: giải thích, chứng minh, so sánh đối chiếu
- Dàn bài chung:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lý cần bàn luận.
+ Thân bài:
 Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lý.
 	Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
+ kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
- Gv Đọc cho hs tham khảo bài viết “Biết xấu hổ với nhân cách con người”
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(1’)
 - Tham khảo 1 số bài viết mẫu về văn bcảm..
 - Tập viết hoàn thiện bài văn.
 - Ôn lại lý thuyết.
 - Xem lại bài tiết sau trả bài viết số 5.
 .................................................................................
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
Thời gian:...................................................................................................................
....................................................................................................................................
Nội dung kiến thức:...................................................................................................
....................................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:............................................................................................
Ngày soạn:7 /2 /2012 Ngày dạy: 10 /2 / 2012 Lớp 9B, A
Tiết: 115 . Tập làm văn:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
a. Kiến thức: 
- H/s nhận được kết quả bài viết số 5, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết.
b. Kĩ năng: 
- Sửa những lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn.
- Rèn kĩ năng viết văn cho H/S.
c. Thái độ:
- Có ý thức sửa lỗi trong bài văn
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên : Chấm bài, tham khảo tư liệu, phân loại bài, liệt kê các loại lỗi..
	b. Học sinh: Làm bài tập, học bài, chuẩn bị dàn bài. Xem lại lý thuyết về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
3. NỘI DUNG LÊN LỚP:
* Ổn định tổ chức:(1’)
	a. Nhắc lại đề bài:(2’)
* Đề 1: Lớp 9A:
Một hiện tượng khá phổ biến của học sinh trong các trường học hiện nay là ăn quà vặt: ăn trong giờ ra chơi, ăn lúc đi học về, thậm chí ăn cả trong giờ học ...Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
* Đề 2: Lớp 9B.
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu lên suy nghĩ của mình.
b. Dàn ý, đáp án, biểu điểm:(7’)
* Đề 1: Lớp 9A:
1. Yêu cầu chung :
- Nhận rõ vấn đề trong hiện tượng cần nghị luận.
- Bài làm có nhan đề tự đặt, đúng kiểu bài nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2.Yêu cầu cụ thể:
- Đặt tên (phải nêu được đó là một hiện tượng phổ biến gây bức xúc trong giới học sinh ở các trường học hiện nay ). ( 1 điểm )
 	VD: Bệnh ăn quà vặt ; hoặc ăn quà vặt ! ...
a. Dàn bài: ( 5 điểm )
* Mở bài: (1,5đ)
- Nêu được vấn đề nghị luận : Bệnh ăn quà vặt của học sinh.
- Thực tế hiện nay: Rất nhiều HS trong trường học ăn quà vặt trong giờ ra chơi, trên đường đi học về, thậm chí trong lớp.
* Thân bài: (6đ)
- Tác hại : (1,5đ)
+ Làm mất vệ sinh chung, ảnh hưởng đến môi trường và mọi người xung quanh.
+ ảnh hưởng đến sức khoẻ: ngộ độc, tiêu chảy.
+ Làm xấu đi nét hồn nhiên trong sáng của tuổi học trò.
+ Ảnh hưởng đến kinh tế và đạo đức: ăn trộm, cắp của gia đình, bạn bè để có tiền ăn quà.
- Đánh giá : (1,5đ)
+ Đó là một hiện tượng xấu làm ảnh hưởng đến tư cách của người học sinh và trường lớp.
+ Phải lên án, phê phán.
- Nguyên nhân: (1,5đ)
+ Do được luông chiều...
+ Do lối sống....
- Hướng giải quyết:(1,5đ)
+ Rèn cho mình thói quen không ăn quà vặt nơi công cộng.
+ Tuyên truyền để các bạn khác làm theo.
+ Đây là vấn đề cấp bách để xây dựng nét đẹp đội viên, đoàn viên.
* Kết bài: Kết luận, lời khuyên.(1,5đ)
* Đề 2: Lớp 9B.
1. Yêu cầu chung :
- Nhận rõ vấn đề trong hiện tượng cần nghị luận.
- Bài làm có nhan đề tự đặt, đúng kiểu bài nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Yêu cầu cụ thể: - Đặt nhan đề: (phải nêu được đó là một hiện tượng phổ biến gây bức xúc trong cộng đồng xã hội). ( 1 điểm )
 	VD: Nạn vứt rác bừa bãi nơi công cộng....
a. Dàn bài:
* Mở bài: (1,5đ)
- Giới thiệu và đưa ra nhận xét khái quát về sự việc hiện tượng được nghị luận.
* Thân bài:(6đ) Thực trạng về việc vứt rác thải hiện nay.
- Tác hại (1,5đ)
- Nguyên nhân (1,5đ)
- Giải pháp (1,5đ)
- Ý kiến nhận xét (1,5đ)
* Kết bài: Kết luận, lời khuyên.(1,5đ)
Biểu điểm cụ thể:
* Điểm giỏi: (9-10)
- Trình bày đầy đủ các ý, có sáng tạo, chắt lọc.
- Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
- Diễn đạt lôgíc, trình bày sạch sẽ, khoa học. Có bố cục rõ ràng.
- Bài viết hay, có cảm xúc tốt.
* Điểm khá ( 7-8)
- Tương đối về nội dung.
- trình bày mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
- Từ ngữ chính xác, ko mắc lỗi về diến đạt.
- Có một vài lỗi chính tả.
* Điểm TB: (5-6)
- Bài viết còn thiếu 1- 2 ý, các ý chưa sâu.
- Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, lan man, dài dòng.
- Có bố cục rõ.
- Còn mắc một số lỗi dùng từ, diến đạt, chính tả
* Điểm yếu: (3-4)
- Bài viết sơ sài, chưa đủ ý.
- Mắc nhiều lỗi ctả, cách dùng từ.
- Bố cục chưa rõ ràng, chưa mạch lạc.
- Tr/bày lộn xộn.
* Điểm kém (1-2)
- Bài viết quá sơ sài, 
- Mắc nhiều lỗi ctả, cách dùng từ.
- Bố cục chưa rõ ràng, chưa mạch lạc.
- Trình bày lộn xộn, lạc đề
c. Nhận xét chung:(6’)
a. Ưu điểm: 
- Đa số các em đã có ý thức làm bài. Đã xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
- Trình bày tương đối đầy đủ ý, có chắt lọc
- Đưa ra hệ thống luận điểm sát thực, lập luận chặt chẽ lôgíc.
- Trình bày tương đối rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, có bố cục hợp lí. ( Như một số em: Hồi, Phương, Chiêm9A; Thuý, Mai ...9B
b. Nhược điểm:
- Bên cạnh đó vẫn còn nhiều em làm bài chưa đạt yêu cầu với những lí do: Chưa xác định đúng thể loại, yêu cầu của đề. Do vậy bài làm sơ sài, lập luận chưa chặt chẽ, còn lôn xộn. Một số bài chưa nêu rõ được luận điểm. Trình bày còn cẩu thả, bẩn( Lường Quân, Ngắm,...9B). Nhiều bài chưa có sự mở rộng vấn đề, chưa liên hệ, 9A: Đặng Minh, Mạnh, 
- Một số bài làm còn theo hình thức đối phó, sơ sài ngắn, cụt cả ý lẫn câu. 
d. Sửa một số lỗi cơ bản:(14’)
- Lỗi dùng từ: Dùng từ còn cộc lốc, chưa chú trọng đến việc dùng từ.
- Lỗi chính tả: Còn sai rất nhiều lỗi về: 
+ Viết hoa tuỳ tiện ( H, Đ, L): Đặng Minh, Khuyên 9A, Bình, Tự 9B,
Yêu cầu sửa lỗi vào vở. Sau đó cùng thảo luận để cùng nhận ra lỗi và sửa lỗi. (2 em một nhóm)
Gv đưa ra một số lỗi cơ bản:
Mắc lỗi
Sửa lỗi
- Nhu cầu ăn uống của mỗi con người là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người
- dứt ra
- răng dạy
- Nhưng cả thế giới có rất nhiều trường học mọi người không đều bận rộn công việc của mình không có đủ thời gian mà đi nhắc nhở từng người một
- phá hại đạo đức con người.
....................
- Ăn uống là nhu câù thiết yếu của mỗi con người.
- Rứt ra
- răn dạy
- Mỗi trương học cần có những biện pháp giáo dục ý thức hs...
- Ảnh hưởng đến đạo đức con người
e. Đọc bài văn mẫu:(5’)
- Lớp 9A: Nguyễn Thị Thu Hồi, Lò Thị Chiêm.
- Lớp 9B: Lò Thị Thuý, Quàng Thị Mai....
Gv: Chọn một vài bài văn trong sách tham khoả đọc cho Hs nghe.
Gv: Chọn một số bài viết yếu để đọc cho hs phát hiện ra lỗi, sửa chũa.
-Chốt ý. Liên hệ, động viên (H) cố gắng trong các bài viết sau.
f. Trả bài, gọi điểm, tổng hợp kết quả:(5’)
* Kết quả:
Lớp
T.số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
9A
38
9B
38
g. Giải đáp các ý kiến của học sinh:(4’)
Gv: Cho hs đọc bài, có ý kiến, giải đáp những thắc mắc của các em.
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT TIẾT TRẢ BÀI:(1’)
- Đa số HS có ý thức làm bài, nghiêm túc và đầy đủ.
- Bước đầu đã hiểu bài và nắm bắt kiến thức.
- Đã biết vận dụng bài học vào thưch tế.
- Một số bài kết quả chưa cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 100115.doc