Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 110 đến tiết 119

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 110 đến tiết 119

Tiết 110 LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn .

- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản .

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản để tạo lập văn bản .

3. Thái độ:

- Học sinh có ý thức sử dụng phương tịên, biện pháp liên kết khi viết đoạn văn, bài văn.

B. Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Đọc kĩ ví dụ, bài tập, SGV Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.

2. Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu, làm các bài tập trong SGK, SBT, lấy ví dụ

C. Các bước lên lớp

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú được dùng để làm gì? Nêu đặc điểm của chúng? Lấy ví dụ, phân tích và chỉ rõ?

- Gợi ý trả lời: Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ trong SGK. Lấy ví dụ lên bảng, phát triển và chỉ rõ được các thành phần phụ chú và thành phần gọi đáp trong câu.

3. Giảng bài mới:

a. Dẫn vào bài:

b. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 110 đến tiết 119", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 
Tiết 110 LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:	 
- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn .
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản .
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản để tạo lập văn bản .
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức sử dụng phương tịên, biện pháp liên kết khi viết đoạn văn, bài văn.
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Đọc kĩ ví dụ, bài tập, SGV Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.
2. Học sinh: Soạn bài, đọc và tìm hiểu, làm các bài tập trong SGK, SBT, lấy ví dụ
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú được dùng để làm gì? Nêu đặc điểm của chúng? Lấy ví dụ, phân tích và chỉ rõ?
- Gợi ý trả lời: Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ trong SGK. Lấy ví dụ lên bảng, phát triển và chỉ rõ được các thành phần phụ chú và thành phần gọi đáp trong câu.
3. Giảng bài mới:
a. Dẫn vào bài:
b. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I. SGK
Gọi hs đọc đoạn văn trong SGK
đoạn văn trên được trích từ vb “ Tiếng nói của văn nghệ”
H: Theo em, đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?
H: Nội dung đưa ra bàn luận trong đoạn văn này có quan hệ gì với chủ đề chung của VB?
H: Xác định nội dung của mỗi câu trong đoạn văn?
H: Các nội dung ấy có quan hệ như thế nào với câu chủ đề?
H: Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
H: Mối quan hệ chặt chẽ về nd giữa các câu trong đoạn được thể hiện bằng biện pháp nào? Chú ý các từ im đậm?
Rút ra ghi nhớ/ tr 43/ SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Đọc yêu cầu bài tập
H: Chủ đề của đoạn văn là gì?
H: Nội dung các câu văn phục vụ chủ đề ấy ntn?
H: Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?
HS đọc ví dụ SGK
Văn nghệ chính là sự phản ánh thực tại đời sống. Vì vậy đoạn văn bàn về cách người nghệ sỹ phản ánh thực tại đời sống.
Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung của VB: Tiếng nói của văn nghệ.
Câu1: tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
Câu 2: Khi phản ánh thực tại, nghệ sỹ muốn nói lên một điều mới mẻ.
Câu 3:cái mới mẻ ấy là lời gửi của người nghệ sỹ
Các nội dung đều hướng về chủ đề của đoạn văn, phục vụ cho câu chủ đề
Các câu sắp xếp theo trình tự hợp lý.
Lặp từ: tác phẩm
Dùng từ cùng trường liên tưởng với tp là từ nghệ sỹ
Thay thế từ nghệ sỹ bằng từ anh
Dùng quan hệ từ: nhưng
Dùng cum từ “ cái đã có rồi” đồng nghĩa với những vật liệu mượn ở thực tại
- Phân tích sự liên kết về nội dung , về hình thức giữa các câu văn theo gợi ý sau:
+Chủ đề của đoạn văn: khẳng định năng lực , trí tuệ của con nguời VN và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả nằng thực hành sáng tạo yếu
+ Trình tự sắp xếp hợp lí giữa các ý:
- Mặt mạnh của trí tuệ VN
Những điểm hạn chế
- Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.
 (Chủ đề: Khẳng định năng lực trí tuệ của con người VN và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.)
I . Khái niệm liên kết:
1.Xét đoạn văn SGK tr 42
a.Ví dụ : 
b.Tìm hiểu ví dụ 
- Văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" bàn về vai trò, ý nghĩa của văn nghệ trong đời sống con người.
* Nội dung chính của các câu trong đoạn văn: 
- Câu 1: tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
- Câu 2: khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ.
- Câu 3: cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ.
Þ Nội dung của các câu trên đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”.
Þ Trình tự sắp xếp các câu hợp lí: câu trước nêu vấn đề, câu sau là sự mở rộng, phát triển ý nghĩa của câu trước. 
c. Nhận xét:
Các biện pháp liên kết về hình thức:
- Phép lặp từ ngữ
- Từ cùng trường liên tưởng
- Phép thế
- Phép nối
- Dùng từ đồng nghĩa...
2. Ghi nhớ: (SGK – 18)
ii. Luyện tập (Bài tập SGK)
- Đoạn văn trích "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới"
- Liên kết về nội dung
- Các phép liên kết câu
* Trình tự sắp xếp hợp lí giữa các ý:
- Bản chất trời phú ấy..nối câu 2 với câu 1( phép đồng nghĩa)
Nhưng nối câu 3 với câu 2( phép nối)
ấy nối câu 4với câu 3( phép nối)
Lỗ hổng nối câu 4 với câu 5( phép lặp từ ngữ)
Thông minh ở câu 5 với câu 1( phép lặp từ ngữ)
4. Củng cố:
- Vì sao các câu trong đoạn văn trong văn bản cần phải có sự liên kết với nhau về cả nội dung lẫn hình thức?
- Có những phép liên kết nào?
5. Dặn dò :- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, học bài theo nội dung ghi nhớ và nội dung bài học.- Làm hết nội dung bài tập vào vở.- Đọc và tìm hiểu nội dung bài tiếp theo: "Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn" 
Tuần 24
Tiết 111 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
	 ( Luyện tập )
I . Mục tiêu cần đạt .
1.Kiến thức
- Củng cố cho học sinh các kiến thức về liên kết câu và liên đoạn.
- Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản .
2.Kỹ năng.
- Nhận biết được phép liên kết câu , liên kết đoạn trong văn bản .
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về phép liên kết .
II.Chuẩn bị 
1.Giáo viên : Giáo án , SGK , SGV 
2.Học sinh : Làm bài tập , xem lại nội dung bài học ở nhà .
III . Tiến trình trên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
H: Nêu khái niệm về liên kết? Các phương tiện dùng để liên kết câu và đoạn văn? 
Đặt câu có sử dụng phép liên kết ?
3. Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
- Tiết trước các em đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn trong VB. Để củng cố và rèn kỹ năng cho các em về liên kết câu và liên kết đoạn chúng ta hãy vào bài học hôm nay.
b.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1SGK
- Học sinh đọc bài 1.
 Học sinh thảo luận chỉ ra phép liên kết.
 Mỗi tổ thảo luận một câu.
- Học sinh trình bày kết quả thảo luận.
 Tổ khác nhận xét, bổ sung.
 Gv nhận xét.
Hoạt động 2 :
Học sinh lên bảng làm bài tập theo yêu cầu SGK
Hoạt động 3 :Hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa lỗi trong các ví dụ .
- Học sinh thảo luận trả lời
=> Lỗi về liên kết nội dung
 Các câu không phục vụ chủ đề chung.
=> Lỗi về liên kết nội dung. Trật tự các câu không hợp lí.
Hoạt động 4 :hướng dẫn học sinh đọc và tìm ra lỗi , xác định được lỗi gì .
=> Lỗi liên kết hình thức
HS thực hiện bài tập theo yêu cầu của giáo viên .
Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn:
A/ Trường học- trường học( lặp , liên kết câu)
Như thế : thay thế cho câu cuối của đoạn trước, ( thế- liên kết đoạn văn)
B/ Văn nghệ- văn nghệ( lặp, liên kết câu)
Sự sống- sự sống, văn nghệ- văn nghệ( lặp, liên kết đoạn)
C/ Liên kết câu:
Thời gian- thời gian
Con người- con người
D/phép liên kết câu:
Yếu đuối-mạnh; hiền lành- ác
Tìm cặp từ trái nghĩa
Thời gian vật lý- thời gian tâm lý
Vô hình- hữu hình
Giá lạnh - nóng bỏng
Thẳng tắp- hình tròn
đều đặn- lúc nhanh, lúc chậm
Chỉ ra lỗi liên kết nội dung:
Các câu không phục vụ cho chủ đề chung
Chữa: Cắm đi một mình trong đêm.Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đàu mùa lạc, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối
B/ Lối liên kết về nội dung trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lý
Phần a: dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất
Phần b: từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau.
1. Bài 1 :
a. Có 3 câu :
- Câu 1- 2 : Phép lặp (trường học).
- Câu 3 - 2 : Phép thế (như thế).
 Phép liên tưởng (thầy giáo, học trò, trường học)
b. Có 4 câu :
- Câu 1 - 2 : Phép lặp (văn nghệ).
- Câu 2 - 3 : Phép lặp (sự sống).
- Câu 4-1 : Phép lặp (văn nghệ).
- Câu 4 – 3 : Phép lặp (tâm hồn).
c. Có 3 câu :
- Câu 1 – 2 : Phép lặp (thời gian)
- Câu 3 – 2 : Phép nối (bởi vì) Phép lặp (con người, thời gian)
d. Có 2 câu :
Câu 1 – 2 : Phép trái nghĩa (yếu - mạnh , hiền – ác)
2. Bài 2 : Các cặp từ trái nghĩa 
Thời gian vật lí
Vô hình
Giá lạnh
Thẳng tắp
Đều đặn
Thời gian tâm lí
Hữu hình
Nóng bỏng
Hình tròn
Lúc nhanh lúc chậm
3. Bài 3 : Lỗi liên kết :
a. Thêm vào trong câu :
- Câu 2 : Trận địa đại đội 2 của anh
- Câu 3 : Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh ...
- Câu 4 : Bây giờ
 b. Chữa :
Năm 19 tuổi ... rồi chết.
Suốt 2 năm ấy, chị làm ... con.
Trong thời gian ấy, có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chị cảm nhận thấy anh yêu thương chị vô cùng.
4. Bài 4 :
a. Thay “nó” – “chúng”
b. Lỗi : “văn phòng” và “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này.
Sửa : Thay “hội trường” – “văn phòng
4 .Củng cố : 
Qua bài học này cần nắm kĩ hơn về Liên kết câu , đoạn văn . Các phương tiện dùng để liên kết . Cách thức sử dụng.
5. Dặn dò :
Học sinh chuẩn bị tiết sau.
Tuần 24 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Tiết 112 VĂN BẢN : CON CÒ ( Chế Lan Viên) 
I. Mục tiêu cần đạt 
 1. Kiến thức:
 -Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu được :
 +Vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ngọt ngào.
 + Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc , hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tượng tượng.
 3. Thái độ: 
- Thông qua hình tượng con cò HS biết cách yêu thương kính trọng cha mẹ . 
 II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên : Giáo án , SGK , chân dung nhà thơ , tập ngâm bài thơ 
 2. Học sinh : Đọc bài thơ , tìm hiểu thông tin về tác giả , trả lời câu hỏi THB SGK
 - Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu? Có đúng không? Phân tích các dẫn chứng?
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài mới của học sinh
3. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài:
 Tác giả Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có phong cách sáng tác thơ rõ nét và độc đáo, đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại – Bài thơ “Con Cò” là bài thơ thể hiện khá rõ phong cách nghệ thuật đó của tác giả.
b. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 :
Hướng dẫn học sinh nắm về tác giả - tác phẩm.
Yêu cầu học sinh đọc nội dung chú thích SGK , ghi nhớ những nét chính về tác giả và tác phẩm .
H: Bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào?
H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Hướng dẫn học sinh đọc thơ , ngâm thơ .
H: Hình tượng bao trùm trong bài thơ là hình tượng nào? Đây là hình tượng được sử dụng phổ biến trong thể loại văn học dân gia ... ào nước mắt” -> Cảm xúc dâng trào mãnh liệt
Ước nguyện: 
Muốn làm:
+ Con chim -> để dâng tiếng hót
+ Muốn làm: đóa hoa -> dâng hương sắc
 + Cây tre -> thể hiện lòng trung hiếu 
=> Điệp ngữ “ muốn làm ” lặp lại ba lần:
+ Nhấn mạnh ước nguyện được ở bên Bác, muốn làm Bác vui, muốn canh giấc ngủ của Bác, muốn làm người con trung hiếu như lời Bác dạy.
IV.Tổng kết:
1/ Nghệ thuật:
-Ngôn ngữ biểu cảm chân thành , sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, điệp từ...có hiệu quả.
- Nhiều hình ảnh thơ gợi sự liên tưởng , biểu cảm cao. 
2/ Nội dung: 
 Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
 4. Củng cố : 
- Tóm tắt vài nét về tác giả? Nghệ thuật và nội dung văn bản? Cảm xúc của tác giả trước lăng Bác? 
- Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng? Niềm lưu luyến và ước muốn của tác giả?
 5. Dặn dò :
- Học thuộc lòng nội dung bài học.
-Chuẩn bị bài: Sang thu theo câu hỏi SGK , xem các ề bài TLV chuẩn bị viết bài TLV số 6
Tuần 25
Tiết 118-119 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 
 ( Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí )
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh 
1. Kiến thức :
- Viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí 
2. Kĩ năng : - Biết vận dụng lí thuyết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí để làm bài , rèn luyện kĩ năng nhận định , phân tích , tìm hiểu đề , tìm ý , làm dàn ý , viết bài văn hoàn chỉnh .
B. Chuẩn bị :
- Đề bài , dàn ý chi tiết cho bài .
- Học sinh đọc , soạn dàn ý cho các đề bài GV cho trước . 
C. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động 1: 
Giáo viên ghi đề bài lên bảng .
Chọn một trong hai đề sau: 
Đề 1: Ca dao Việt Nam có câu : “ Lời nói chẳng mất tiền mua 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” 
Ý kiến của em về câu ca dao trên .
Đề 2: Tục ngữ nói “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” .
Trình bày suy nghĩ của mình về câu tục ngữ đó . 
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài 
1. Thực hiện đầy dủ các bước làm bài theo lí thuyết .
2. Tìm những từ ngữ quan trọng trong đề bài: Cảm nhận, suy nghĩ , ý kiến , câu ca dao, tục ngữ ......
3. Tìm được các ý cơ bản cần có trong bài .
4. Viết bài : đầy dủ 3 phần , có dẫn chứng , phân tích , lập luận chặt chẽ , hành văn lưu loát ...
Hoạt động 3 : Giáo viên gợi ý dàn ý.
 Gợi ý đề 1: 
Mở bài : có thể trình bày một số ý sau:
Nhu cầu giao tiếp ứng xử trong xã hội .
Giao tiếp , ứng xử phải lựa chọn ngôn ngữ sao cho đảm bảo sự đoàn kết , thân ái , đạt được mục đích giao tiếp .
Thân bài :
1. Khẳng định lời khuyên trong câu ca dao là đúng ( dùng lí lẽ giải thích , dùng dẫn chứng chứng minh tại sao đúng ) .
2. Phê phán những người không biết liệu lời mà nói ( dùng lời thô tục, dùng không đúng đối tượng) -> Tác hại của nó 
3. Mở rộng vấn đè nghị luận : Lời nói rất dễ nói , không cần có tiền mới có nhưng nó là thuốc đo trình độ , phẩm giá của mỗi người . 
Để vừa lòng nhau không có nghĩa là xuề xòa , bỏ qua cho bạn .
Cần có thái độ thẳng thắn , chân thành trong tình bạn .
Kết bài : - Để có được “ Cho vừa lòng nhau” Bản thân mỗi người cần làm gì ? Học tập như thế nào ? - Ai cũng được như chúng ta thì quan hệ xã hội sẽ ra sao? 
Đề 2 : 
Mở bài : Nêu vấn đề 
Đánh giá một con người , một đồ vạt nên theo một nguyên tắc nào để đạt được độ chính xác ? 
Dẫn câu tục ngữ .
Thân bài : 
Giải thích nghĩa câu tục ngữ .
a.Nghĩa thực ( Gỗ , nước sơn là gì ? )
Đánh giá đò vật bằng gỗ , cần chú ý đến chất gỗ của đồ vật đó .
b. Nghĩa hàm ẩn :
- Gỗ là nội dung thực chất bên trong.
- Nước sơn là hình thức bên ngoài .
- Nội dung quan trọng hơn hình thức , quyets định hình thức .
 2. Nghị luận về câu tục ngữ .
 - Câu tục ngữ hoàn toàn đúng .
 - Suy rộng ra , khi nhận xét một con người ...
 + Nội dung là gì ? Hình thức là gì? 
Làm thế nào để đánh giá chính xác một côn người .
Khi đánh giá con người cũng không được coi nhẹ hình thức .
Kết bài : Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức .
 Nội dung quyết định hình thức .
 Bài học kinh nghiệm khi đánh giá đồ vật , con người của câu tục ngữ còn nguyên giá trị . Hoạt động 4: Thu bài , củng cố dặn dò :
 - Kiểm tra số bài , nhắc nhở thái độ làm bài , chuẩn bị bài TLV tiếp theo “ Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích” theo câu hỏi SGK .	
 KBTBắc , ngày .... tháng 02 năm 2012 
	Kí duyệt của tổ trưởng
	...................................................
	...................................................
	...................................................
	...................................................
TiÕt 118,119 	 NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨMTRUYỆN
 ĐOẠN TRÍCH
I.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
1. Kiến thức 
- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn
-Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạp lập văn bản.
2.Kỹ năng 
-Nhận diện một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
-Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong việc tạo lập văn bản.
3. Tư tưởng 
-Nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
II. Chuẩn bị :
GV: Đọc các ví dụ , định hướng giảng dạy , soạn giáo án 
HS : soạn bài theo câu hỏi SGK
III.Các hoạt động dạy và học
1. Ôn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ : Muón làm tốt bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nắm vững những yêu cầu gì?
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 
H: Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
H: Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản.?
H: Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản.
H:Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận(dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào?
Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học 
sinh tìm hiểu ghi nhớ SGK
Thế nào là NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Gọi học sinh đọc ví dụ SGK, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi .
1. Văn bản nghị luận về vấn đề gì? 
2. Câu văn nào mang luận điểm của văn bản? 
3. Tác giả tập trung vào việc phân tích nội tâm hay phân tích hành động của nhân vật lão Hạc? Tại sao? 
Yêu cầu học sinh đặt 1 đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích .
Tìm ý cho đề bài 
Đọc đoạn văn SGK, thảo luận nhúm và trả lời câu hỏi 
 Vấn đề nghị luận của bài văn:Những phẩm chất, đức tính đẹp, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên.
-Nhan đề thích hợp cho văn bản là: 
+ Một vẻ đẹp nơi SaPa lặng lẽ
+ Sức mạnh của đam mê
+ Xao xuyến Sapa
Các câu mang luận điểm trong các đoạn là :
+ Đ1 : Dù được miêu tả....
+ Đ2: Trước tiên, n/v....của mình
+ Đ3: Nhưng anh thanh niên này....
+Đ4: Công việc vất vả....
+ Đ5: Cuộc sống của chúng ta...
Để khẳng định các luận điểm, người viết đã:
-Nêu lên các luận điểm thật rõ ràng, ngắn gọn, gợi sự chú ý của người đọc.
-Phân tích rõ, chứng minh một cách thuyết phục bằng những dẫn chứng cụ thể, sử dụng các luận cứ một cách sinh động, đó cũng là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm. Đặc biệt ,đoạn tóm tắt truyện được lồng vào giữa đã giúp người đọc theo dõi câu chuyện và nhân vật dễ dàng hơn.
+Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ:
Mở đầu là nêu vấn đề, hai đoạn tiếp đi vào phân tích, diễn giải, rồi đoạn cuối khẳng định và nâng cao vấn đề.
2 HS đọc ghi nhớ
Đọc bài tập ở SGK, thảo luận trả lời , các em khác nhận xét bổ sung .
1. Văn bản nghị luận về “Tình thế lựa chọn sống - chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc”.
2. Câu văn mang luận điểm: “Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn đối với lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu”.
3. Tác giả tập trung vào việc phân tích những diễn biến trong nội tâm của nhân vật, vì đó là một quá trình “chuẩn bị” cho cái chết dữ dội của nhân vât. Nói cách khác, cái chết chỉ là kết quả của một “cuộc chiến đấu giằng xé” trong tâm hồn nhân vật.
Học sinh đặt , một số em khác sửa chữa , nhận xét, bổ sung 
I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1.Đọc văn bản 
2. Tìm hiểu văn bản 
a.- Vấn đề nghị luận của bài văn:(Tìm chủ đề của văn bản ) Những phẩm chất, đức tính đẹp, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên.
b-Nhan đề thích hợp cho văn bản là: 
+ Một vẻ đẹp nơi SaPa lặng lẽ
+ Sức mạnh của đam mê
+ Xao xuyến Sapa
c. Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ 
Các câu mang luận điểm của văn bản.
+ Đoạn 1: Hai câu: “Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của Lặng lẽ Sa Pa cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu - nhân vật chính của tác phẩm - đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ”.
+ Đoạn 2: Câu: “Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình” .
+Đoạn 3: Câu: “Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo”
 + Đoạn 4; Câu: “Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn”.
+Đoạn 5: Hai câu: “Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt tình như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu”.
* Nhận xét :
- Các luận điểm được nêu rõ ràng , ngắn gọn , gợi được ở người đọc sự chú ý .
- Từng luận điểm được phân tích và chứng minh một cách thuyết phục , bằng những dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm .
- Các luận cứ xác thực ,sinh động , đó là những chi tiết tiêu biểu giàu ý nghĩa trong tác phẩm .
- Bài văn có cách dẫn dắt tự nhiên , có bố cục chặt chẽ theo trình tự : Nêu vấn đề -> Phân tích diễn giải -> khẳng định nâng cao ....
3. Bài học(Ghi nhớ SGK)
III. Luyện tập 
Bài tập 1: SGK 
1.Vấn đề nghị luận : 
Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này .
2.Những ý chính :
- Nhận xét về cách miêu tả của Nam Cao 
- Cách sắp xếp các tình tiết :
+Cậu vàng chết 
+Lão Hạc chết 
.................................
Bài tập 2: Đặt đề bài 
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích: “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Yêu cầu về cách thức nghị luận: cảm nhận
- Yêu cầu về vấn đề nghị luận: đoạn trích “Chiếc lược ngà”
4.Củng cố : 
Thế nào lµ NL về TP hoặc đoạn trích? Các y/c đối với bài văn này?
5.Dặn dò : VN : học thuộc ghi nhớ SGK, làm bài tập SGK., bài tập 2 
Soạn bài : Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích 
 KBTBắc , ngày ...tháng ....năm2011
 Kí duyệt của tổ trưởng 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan can than tuan 2425.doc