Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 115: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 115: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

Tiết 115

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ¬ T¬ƯỞNG, ĐẠO LÝ

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Hs biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

2. Kỹ năng :

- Vận dụng kiến thức đã học để làm được kiểu bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.

3. Giáo dục :

- Ý thức chấp hành các b¬ước khi làm bài văn nghị luận để có hiệu quả nhất.

B. CHUẨN BỊ

- GV : Bài soạn, bảng phụ

- HS : Soạn bài ở nhà.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Thế nào là bài văn nghị luận về một vấn đề tư¬ tư¬ởng, đạo lý ?

? Yêu cầu về nội của kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí và so sánh với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 115: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/2/2012
Ngày giảng: 17/ 2/ 2012
Tiết 115 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Hs biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kỹ năng : 
- Vận dụng kiến thức đã học để làm được kiểu bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
3. Giáo dục : 
- Ý thức chấp hành các bước khi làm bài văn nghị luận để có hiệu quả nhất.
B. CHUẨN BỊ
- GV : Bài soạn, bảng phụ
- HS : Soạn bài ở nhà.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý ?
? Yêu cầu về nội của kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí và so sánh với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống?
3. Bài mới 
– Giới thiệu
 Hoạt động của Gv và Hs
Tg
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 
- Bảng phụ - Đề
- Hs đọc đề bài (SGK)
? Nhận xét về các đề bài trên ?
? Chỉ ra cụ thể sự khác nhau
? Hãy tự ra một số đề tương tự
- Bàn về chữ hiếu
- Suy nghĩ về câu tục ngữ “ Ăn cây nào rào cây ấy” à Kèm theo mệnh lệnh.
- Lá lành đùm lá rách
- Chị ngã em nâng.
 Hoạt động 2
- Chọn 1 trong những đề bài trên và tuần tự tìm hiểu các bước.
? Xác định nội dung, yêu cầu của đề bài ?
? Muốn đạt được yêu cầu trên cần phải nắm được điều gì ?
( Tri thức về tục ngữ VN, các tri thức đời sống)
? Chúng ta cần có những luận điểm nhỏ nào để làm sáng tỏ nội dung đề bài ?
? Hãy cho biết các luận điểm trên ( Phần tìm ý ) – ý nào đưa vào phần mở bài, ý nào phần thân bài, ý nào phần kết bài. 
- HS hoạt động độc lập 
Yêu cầu : Tìm luận cứ cho từng luận điểm đã cho.
HS tự trình bày 
Nhận xét- kết luận
- Ghi lại vào vở.
? Có những cách mở bài nào
? Thân bài ta nên triển khai như thế nào
? Kết bài ta triển khai như thế nào
? Bước cuối cùng là gì? Có quan trọng không
? Chúng ta sửa chữa những gì ?
? Từ một đề bài cụ thể trên ta có thể nắm được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý như thế nào ?
HS đọc ghi nhớ
10
25
I . Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
1 . Đề bài (SGK)
2 . Nhận xét.
Các đề bài: 
* Giống nhau
Đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
* Khác nhau:
- Đề 1, 3, 10: là dạng đề có kèm theo một mệnh lệnh.
- Các đề còn lại dạng mở không có mệnh lệnh.
II . Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Đề: Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”
1 . Tìm hiểu đề và tìm ý
* Tìm hiểu đề
- Loại đề: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ.
“ Uống nước nhớ nguồn”.
* Tìm ý
+ Câu tục ngữ là lời khuyên của cha ông về đạo lí biết ơn tổ tiên
+ Giải thích: + Nghĩa đen
 + Nghĩa bóng
+ Câu tục ngữ là lời khuyên đúng, thể hiện truyền thống quý báu của dt
+ Ngày nay truyền thống ân nghĩa được phát huy 
+ Nhưng cũng có những người quên mất đạo lý làm người 
+ Chúng ta phải nhớ ơn bằng những việc làm cụ thể
+ Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
2 . Lập dàn ý
a. MB : Giới thiệu và nêu ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ :  là truyền thống quý báu của dân tộc ta....
b. TB :
- Giải thích câu tục ngữ :
+ Nghĩa đen :
+ Nghĩa bóng :
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống :
+ Từ xa vẫn có người lập làng giúp dân, có các vị anh hùng đánh giặc...
+ Nhân dân lập đền thờ.... thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những người đã có công.
- Câu tục ngữ là lời khuyên đúng :
+ Vì những người có công với dân, với tổ tiên ta, những người từng giúp đỡ và tạo cho ta có được thành quả đều phải chịu khó nhọc và hy sinh.
+ Nếu ta quên ơn, sống không xứng đáng thì không xứng được hưởng món quà ấy.... có thể ta sẽ phả nhận hậu quả.
- Ngày nay truyền thống ân nghĩa được phát huy ntn :
+ Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến những người có công, gia đình chính sách.
+ Các cơ quan, các cá nhân đều quan tâm đến những người có công, gia đình chính sách.
- Nhưng cũng có những người quên mất đạo lý làm người :
+ Chỉ hưởng thụ mà không nhớ ơn ai.
+ Phê phán những người đi trước.
+ Quay lưng với lịch sử.
- Chúng ta phải nhớ ơn bằng những việc làm cụ thể.
c. KB :
 Câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở ta hãy sống và làm việc theo truyền thống.
3 . Viết bài
 Xem sgk
4 . Đọc và sửa chữa
* Ghi nhớ ( sgk)
4. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Củng cố : ? Nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận ?
- Dặn dò : Học bài, chuẩn bị tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 115- CÁCH LÀM...TƯ TƯƠNG ĐẠO LÍ.doc