Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 116 đến tiết 119

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 116 đến tiết 119

BÀI 23

TIẾT 116. VĂN HỌC.

MÙA XUÂN NHO NHỎ

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống cvủa mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

 -Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

 * CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV.

* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 116 đến tiết 119", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 23
TIẾT 116. VĂN HỌC.
MÙA XUÂN NHO NHỎ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống cvủa mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
 -Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ. 
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (4’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “con cò” và trình bày về tác giả Chế Lan Viên?
-Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, tâm trạng của con người như phấn khởi hơn thêm, muốn làm một cái gì đó cho bản thân, cho quê hương thêm tươi đẹp. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một mùa xuân của tác giả Thanh Hải dù chỉ là một mùa xuân nho nhỏ.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Đọc thuộc lòng và chú thích * tr 47 SGK.
* Hoạt động 2 (30’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Thanh Hải (1930-1980) SGK.
2.Xuất xứ: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
II.Phân tích văn bản:
1.Mùa xuân của thiên nhiên: (1 khổ thơ đầu)
-Không gian: cao, rộng (dòng sông, mặt đất, trời bao la).
-Màu sắc tươi thắm: sông xanh, hoa tím.
-Aâm thanh: vui tươi, chim hót.
Þ Cảm nhận bằng thính giác, thị giác và xúc giác ® niềm say sưa, ngây ngất của vẻ đẹp thiên nhiên lúc vào xuân.
2.Mùa xuân của đất nước: (khổ thơ 2, 3).
-Mùa xuân theo người lính ra mặt trận, người nông dân ra ruộng đồng. Họ là lực lượng tiêu biểu cho sản xuất và chiến đấu.
-So sánh: đất nước với sức sống bền bỉ, vững vàng, theo nhịp thời đại, tiến lên phía trước.
3.Tâm niệm của nhà thơ: (khổ thơ 4, 5).
-Điệp cấu trúc; mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một phần nhỏ bé, khiêm tốn, trọn cuộc đời dù tuổi trẻ hay đã già.
4.Tình cảm với quê hương: (khổ thơ cuối).
-Đây là lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
-Gọi HS đọc chú thích *. 
-Gọi HS nêu xuất xứ của văn bản.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: Đọc theo mạch cảm xúc say sưa, trìu mến ở phần đầu; nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn ở đoạn giữa; giọng tha thiết ở đoạn cuối. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu mùa xuân của thiên nhiên qua cả nhận của tác giả như thế nào?
-Gọi HS đọc lại khổ thơ đầu.
-Hỏi: Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào?
-GV liên hệ màu tìm Huế.
-Hỏi: Có ý kiến cho rằng : “tác giả cảm nhận mùa xuân bằng thính giác, thị giác, xúc giác”. Em hãy giải thích điều đó?
-Hỏi: Do đâu mà tác giả có được cảm nhận ấy?
* Chuyển ý: Mùa xuân của đất nước như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo.
-Goị HS đọc hai khổ thơ tiếp.
-Hỏi: Đất nước vào xuân, tác giả nhắc đến người nào? Vì sao họ lại được tác quan tâm như vậy?
-Hỏi: Họ chiến đấu và sản xuất theo nhịp điệu của mùa xuân, nhịp điệu ấy như thế nào?
-Hỏi: Ở khổ thơ tiếp tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
-GV giải thích “đất nước như vì sao”.
* Chuyển ý: Ta sẽ tìm hiểu tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân.
-Gọi HS đọc khổ thơ 4, 5.
-Hỏi: Trước mùa xuân, tác giả có ước vọng gì? Được thể hiện bằng nghệ thuật gì trong bài thơ?
-Hỏi: Em có nhận xét gì điệp từ “ta” của tác giả so với khổ thơ 1 “tôi”?
* Chuyển ý: Cuối cùng, tình cảm của nhà thơ với quê hương như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo.
-Gọi HS đọc khổ thơ cuối.
-Hỏi: Khổ thơ cuối chính là tình cảm gì đối với quê hương của tác giả? Tình cảm ấy như thế nào?
* Chuyển ý: Bài thơ thể hiện tư tưởng, tình cảm gì của nhà thơ? Chung 1ta sẽ tìm hiểu phần tổng kết.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời: 4 đoạn: Khổ thơ 1 (mùa xuân của thiên nhiên); khổ 2, 3 (mùa xuân của đất nước); khổ thơ 4, 5 (ước nguyện của nhà thơ); khổ thơ cuối (tình cảm với quê hương).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: tiếng chim, cảnh vật, giọt xuân (xúc giác).
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp theo).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: nhanh, hối hả, 
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Nghe.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Có ý nghĩa kêu gọi mọi người.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (8’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Mùa xuân nho nhỏ của tác giả chính là sống đẹp, ước vọng rất khiêm tốn dâng hiến cho đời một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
-Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, 
-Hỏi: Em hiểu thế nào về mùa xuân nho nhỏ của tác giả?
-Hỏi: Hãy nhận xét nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, giọng điệu trong bài thơ, hình ảnh, ?
* Luyện tập:
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
-Gọi HS đọc BT2, về nhà thực hiện.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì sau khi học qua bài thơ?
-Học bài. Chuẩn bị “viếng lăng Bác”. 
* Câu hỏi soạn: 
1.Đại ý? 2.Phân tích nội dung và nghệ thuật từng khổ thơ?
-Trả lời: Yêu quê hương đất nước, cống hiến cho quê hương tuỳ theo sức của mình, 
TIẾT 117. VĂN HỌC.
VIẾNG LĂNG BÁC
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Cảm nhận được niềm xúc động thiệng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.
 -Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hành ảnh ẩn dụ có giá trị, súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (4’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” và nêu chủ để của bài?
-Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Chẳng những thế, Bác còn là danh nhân hoá thế giới. Bác qua đời để lại nỗi nhớ thương của hàng triệu người dân Việt. Tâm trạng và cảm xúc ấy đã được tác giả Viễn Phương thể hiện rất xúc động qua bài “viếng lăng Bác” mà chúng ta sẽ học hôm nay.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Đọc thuộc lòng và nhận xét.
* Hoạt động 2 (30’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Viễn Phương (1928) SGK.
2.Xuất xứ: Bài thơ sáng tác vào năm 1976 trong lần đầu tiên tác giả ra viếng lăng Bác.
II.Phân tích văn bản:
1.Khổ thơ 1:
-Tình cảm thành kính của tác giả khi lần đầu tiên ra viếng Bác.
-Hàng tre lăng Bác gần gũi như đang ở một làng quê Việt Nam thân thuộc. Được nhân hoá như những người con kiên cường, bất khuất đang ngày đêm canh giữ lăng.
2.Khổ thơ 2:
-Aån dụ: Bác toả sáng, vĩ đại như mặt trời, dân cả nước đều nhớ thương tôn kính Bác.
3.Khổ thơ 3:
-Bác nằm thanh thản như trong giấc ngủ.
-Aån dụ: Bác như còn sống mãi trong lòng người dân Việt. Tác giả xúc động: Bác không còn nữa.
4.Khổ thơ cuối:
-Điệp từ, điệp cấu trúc câu: Tác giả lưu luyến muốn được ở mãi, làm con chim, bông hoa, cây tre để thành kính dâng lên Bác.
-Gọi HS đọc chú thích *. 
-Gọi HS nêu xuất xứ của văn bản.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản:Thể hiện giọng điệu tình cảm vừa trang nghiêm, vừa tha thiết, có cả niềm đau xót lẫn tự hào. Đọc nhịp chậm, lắng sâu. Riêng khổ cuối đọc nhanh hơn và giọng điệu hơi cao lên. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu tình cảm của tác giả thể hiện trong các khổ thơ.
-Gọi HS đọc khổ thơ 1.
-Hỏi: Qua cách xưng hô cho ta thấy tình ảcm của tác giả đôí với Bác như thế nào?
-Hỏi: Aán tượng đầu tiên về lăng Bác là gì?
-GV liên hệ về cây tre Việt Nam ở khắp mọi làng quê, bài thơ “tre Việt Nam” của Nguyễn Duy, 
-Hỏi: Hàng tre ở đây đã được tác giả miêu tả bằng nghệ thuật gì? Tác dụng?
-Gọi HS đọc khổ thơ 2.
-Hỏi: Tình cảm của người dân đối với Bác, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tình cảm ấy như thế nào?
-Gọi HS đọc khổ thơ 3.
-Hỏi: Hai câu đầu, khung cảnh và không khí trong lăng như thế nào? 
-Hỏi: Hai câu tiếp, trời xanh ở đây có nghĩa là gì? Nghệ thuật gì? Tác dụng?
-Hỏi: Tại sao tác giả lại nghe nhói ở trong tim?
-Gọi HS đọc khổ thơ 4.
-Hỏi: Tác giả có ước nguyện gì khi sắp xa Bác để trở về miền Nam? Được thể hiện bằng nghệ thuật gì?
* Chuyển ý: Để hiểu được ý nghĩa mà văn bản đã mang đến cho mỗi người, chúng ta sẽ tìm hiểu phần tổng kết.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời: Bác, con ® thân mật.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp theo)
-HS đọc.
-Trả lời: Aån dụ (mặt trời, hoa, 79 mùa xuân).
-HS đọc.
-Trả lời: ấm áp (trăng chỉ là tưởng tượng).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp theo).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (8’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Tình cảm thiêng liêng, thành kính của tác giả, nhân dân Việt Nam đối với Bác.
-Aån dụ, nhân hoá,  giọng điệu trang trọng, tha thiết, ngôn ngữ bình dị và cô đúc thể hiện sự vĩ đại của Bác trong lòng người dân Việt.
-Hỏi: Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? Đó cũng là tình cảm của ai?
-Hỏi: Bài thơ có những biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc? (biện pháp tu từ, giọng điệu, ngôn ngữ, ).
* Luyện tập:
-Yêu cầu HS học thuộc lòng bài thơ.
-Gọi HS đọc BT2, về nhà thực hiện.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc qua bài thơ?
-Học bài. Chuẩn bị “nghị luận về tác phẩn truyện (hoặc đoạn trích)”. * Câu hỏi soạn: 
BT (I) tr 61, 62, 63 SGK. 
-Trả lời: (HS nêu tình cảm của bản thân đối Bác, nhận xét tình cảm của tác giả dành cho Bác)
TIẾT 118. TẬP LÀM VĂN.
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
 -Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (4’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Trình bày dàn ý chung của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
-Bài học hôm nay có tính kế thừa, nâng cao kiến thức đã học ở các lớp dưới. Đây là kiểu bài các em sẽ trình bày một cách có lí lẽ, hấp dẫn những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình về một vấn đề văn học.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Ghi nhớ tr 54 SGK.
* Hoạt động 2 (24’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
-Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
-Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khaí quát.
-Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
-Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
-GoÏi HS đọc văn bản.
-Gọi HS đọc câu a, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn, thực hiện vào bảng con).GV giải thích: vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận. Chính nó là mạch ngầm làm nên tính thống nhất, chặt chẽ của bài văn.
-Gọi HS đọc câu b, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc câu c, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK, để giúp các em hiểu rõ thế nào là bài văn nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập để hiểu thêm về kiểu văn nghị luận này.
-HS đọc.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Đây là những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. (HS sẽ đặt một số nhan đề cho thích hợp, hay).
-HS đọc. Trả lời: 
+ “Dù được miêu tả  phai mờ” (các câu nêu vấn đề nghị luận).
+ “Trước tiên  khổ của mình” (câu chủ đề nêu luận điểm).
+ “Nhưng anh thanh  chu đáo” (câu chủ đề nêu luận điểm).
+ “Công việc vất  khiêm tốn” (câu chủ đề nêu luận điểm).
+ “Cuộc sống  tin yêu” (Đoạn cuối bài – những câu cô đúc về vấn đề nghị luận).
-HS đọc. Trả lời: Các luận điểm được nêu lên rõ ràng, ngắn gọn, gợi được ở người đọc sự chú ý. Từng luận điểm được phân tích. Chứng minh một cách thuyết phục bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm. Các luận cứ được sử dụng xác đáng, sinh động bởi đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm. Bài văm được dẫn dắt tự nhiên, bố cục chặt chẽ. Từ nêu vấn đề, người viết đi vào phân tích, diễn giải rồi sau đó khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận.
-HS đọc (ghi nội dung).
* Hoạt động 3 (16’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập:
Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này. Bằng sự phân tích cụ thể nội tâm, hành động của nhân vật lão Hạc, bài viết đã làm sáng tỏ một nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hy sinh cao quý.
-Gọi HS đọc BT, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
* Hoạt động 4 (1’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Học bài. Chuẩn bị “cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)”. (HS đọc trước nội dung bài).
TIẾT 119. TẬP LÀM VĂN.
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Biết cacùh làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã họcở tiết trước.
 -Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-
-Tiết trước chúng ta đã được biết về kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách làm bài văn nghị luận ấy.
-Lớp trưởng báo cáo.
-
* Hoạt động 2 (23’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
-Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
-Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:
+Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
+Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
+Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
-Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
-Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần vcó sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
-Gọi HS đọc đề 4 ở SGK.
-Gọi HS đọc câu a, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc câu b, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc đề bài.
-Gọi HS đọc phần 1 (tìm hiểu đề, tìm ý).
-Gọi HS đọc phần 2 (lập dàn bài). Yêu cầu HS rút ra nhận xét, khái quát lên về các mặt phương pháp lí thuyết yêu cầu cơ bản của từng phần trong một bài nghị luận về tác phẩm truyện.
-Gọi HS đọc phần 3 (viết bài).
-GoÏi HS đọc phần 4 (đọc lại bài viết và sửa chữa).
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập để hiểu thêm về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
-HS đọc.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến.
-HS đọc. Trả lời, một vài HS nêu ý kiến.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc. Nhận xét.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc (ghi nội dung).
* Hoạt động 3 (18’)
(LUYỆN TẬP)
(yêu cầu HS về nhà thực hiện dàn bài vào vở).
-Gọi HS đọc BT (chỉ yêu cầu HS thực hiện phần mở bài).
-HS đọc. Thực hiện vào giấy. Đọc trước lớp. HS khác nhận xét.
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Học bài. Chuẩn bị “luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
(chuẩn bị phần (I) (chuẩn bị ở nhà) tr 68 SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet116-119 V9.doc