Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 121: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 121: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

 Tiết 121

 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

 ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

A.Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

- Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

2. Kĩ năng

- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài , đọc lại bài và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

3. Thái độ

- Giáo dục hs ý thức thực hiện các bước khi làm bài.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 121: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/2/ 2012
Ngày giảng: 27/2/ 2012
 Tiết 121 
 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
 ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A.Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Kĩ năng
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài , đọc lại bài và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
3. Thái độ
- Giáo dục hs ý thức thực hiện các bước khi làm bài.
B. Chuẩn bị:
- GV và hs soạn bài
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định
2. Kiểm tra: (5)
? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
3.Bài mới:
Gv: Giới thiệu bài
Hoạt động của gv và Hs
Tg
 Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1
- Đọc 4 đề trong SGK
? Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
? Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong đề bài đòi hỏi bài phải làm khác nhau như thế nào?
 Hoạt động 2
- Đọc đề bài sgk
? Các bước cần tạo lập một văn bản
? Yêu cầu của đề bài
? Các ý cần có trong bài viết
? Dàn bài, yêu cầu của dàn bài
 - Hs theo dõi sgk
? Theo em mở bài có những cách nào cho ví dụ
- Đọc phần mở bài
? Bước cuối cùng 
? Tầm quan trọng của bước này
? Qua phân tích em hiểu đối tượng của đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là gì
? Yêu cầu của bố cục và trong quá trình làm bài
 - Hs đọc ghi nhớ
 Hoạt động 3
- Đọc đề bài, các nhóm 1,2,3 viết Mở bài, các nhóm 4,5,6 viết một đoạn thân bài
- Trình bày, các nhóm khác nhận xét. 
7
20
12
I.Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
a, Đề bài: 4 đề 
b, Nhận xét:
 Các đề bài trên nghị luận về:
Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện “Làng” 
Đề 3: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích
Đề 4: Đời sống tình cảm trong chiến tranh.
+ Giống nhau: đều là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
+ Khác nhau:
“suy nghĩ” là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
“phân tích” là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
II.Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
*Đề bài:
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
1.Tìm hiểu đề & Tìm ý:
- Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm
( Ty làng, nướccủa ông Hai)
- Các biểu hiện:
+ Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
+ Các chi tiết nghệ thuật: tâm trạng,lời nói, cử chỉ, hành động... chứng tỏ tình yêu làng yêu nước.
+ Ý nghĩa của những tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật.
2. Lập dàn bài: 
SGK trang 66
3. Viết bài:
a, Mở bài: có hai cách
C1: Đi từ khái quát đến cụ thể(Từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật)
C2: Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết.
b,Thân bài:
- Tình yêu làng gắn với tình yêu nước...
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai...
c, Kết bài: Là nhân vật tạo được ấn tượng sâu sắc..
4. Kiểm tra và sửa chữa:
- Kiểm tra lại cấu trúc văn bản.
- Kiểm tra sự liên kết câu, liên kết đoạn.
- Kiểm tra về cách dùng từ, đặt câu.
*Ghi nhớ:SGK/68
III. Luyện tập:
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
* Củng cố,dặn dò: ( 1’)
- Nhắc lại nội dung Ghi nhớ
-Về nhà : học bài, chuẩn bị bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 121- NGHỊ LUẬN...ĐOẠN TRÍCH.doc