Hoạn Thư ghen ra sao?

Hoạn Thư ghen ra sao?

Lâu nay, nhiều người vẫn dùng hình ảnh Hoạn Thư - một nhân vật mang nhiều nét điển hình trong thế giới Truyện Kiều của Nguyễn Du - để chỉ những phụ nữ hoặc là mắc bệnh ghen tuông nam nữ vô cớ hoặc là có những màn đánh ghen ầm ĩ ở đời. Kỳ thực, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ câu 1528 (khi Hoạn Thư chính thức xuất hiện) đến câu 2014 (lúc Hoạn Thư lui vào hậu trường và màn ghen tuông khép lại) Nguyễn Du đề cập chủ yếu đến mối quan hệ rắc rối giữa ba nhân vật Thúc Sinh - Hoạn Thư - Thuý Kiều và cái máu "nhà ghen" của Hoạn Thư, thì Hoạn Thư hoàn toàn không phải là con người ghen tuông theo kiểu mà lâu nay người đời vẫn gán ghép.

 Hoạn Thư là người như thế nào? Trong "lý lịch trích ngang" của nhân vật con nhà gia thế này Nguyên Du đã ghi:

 Ở ăn thì nết cũng hay.

 Nói điều ràng buộc thì tay cũng già. (2534)

 Rõ ràng, trong cuộc sống ("ở ăn") Hoạn Thư là một phụ nữ tốt ("nết cũng hay"); khôn ngoan, hiểu biết nghĩa lý ("nói lời ràng buộc") và tỏ ra cứng rắn khi giải quyết những việc thuộc về lý ("tay cũng già"). Thuý Kiều cũng đã từng tìm hiểu và đánh giá về mặt hạnh kiểm ở con người Hoạn Thư:

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hoạn Thư ghen ra sao?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạn Thư ghen ra sao?
Lâu nay, nhiều người vẫn dùng hình ảnh Hoạn Thư -  một nhân vật mang nhiều nét điển hình trong thế  giới Truyện Kiều của Nguyễn Du - để chỉ những phụ nữ hoặc là mắc bệnh ghen tuông nam nữ  vô cớ hoặc là có những màn đánh ghen ầm ĩ ở đời. Kỳ thực, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ câu 1528 (khi Hoạn Thư chính thức xuất hiện) đến câu 2014 (lúc Hoạn Thư lui vào hậu trường và màn ghen tuông khép lại) Nguyễn Du đề cập chủ yếu đến mối quan hệ rắc rối giữa ba nhân vật Thúc Sinh - Hoạn Thư - Thuý Kiều và cái máu "nhà ghen" của Hoạn Thư, thì Hoạn Thư hoàn toàn không phải là con người ghen tuông theo kiểu mà lâu nay người đời vẫn gán ghép.
       Hoạn Thư là người như thế nào? Trong "lý lịch trích ngang" của nhân vật con nhà gia thế này Nguyên Du đã ghi:
           Ở ăn thì nết cũng hay.
      Nói  điều ràng buộc thì tay cũng già. (2534)
      Rõ  ràng, trong cuộc sống ("ở ăn") Hoạn Thư  là một phụ nữ tốt ("nết cũng hay"); khôn ngoan, hiểu biết nghĩa lý ("nói lời ràng buộc") và tỏ ra cứng rắn khi giải quyết những việc thuộc về lý ("tay cũng già").  Thuý Kiều cũng đã từng tìm hiểu và đánh giá về mặt hạnh kiểm ở con người Hoạn Thư:
           Trộm nghe kẻ lớn trong nhà,
      Ở vào khuôn phép nói ra mối dường (1484).
      Một người được cả Thuý Kiều lẫn Nguyễn Du ghi nhận như vậy hẵn không thể có những "đòn ghen" vô cớ.
      Trong những ngày "Chỉ non thề bể nặng gieo đến lời" (1368), ân ái với Thúc Sinh; Thuý Kiều - nạn nhân của "đòn ghen" Hoạn Thư sau này - đã nhiều lần lo, nghĩ:
             Bấy lâu khăng khít dải đồng,
      Thêm người người cũng chia lòng riêng tây.
             Vẻ chi chút phận bèo mây,
      Làm cho bể ái khi đầy khi vơi.
             Trăm điều ngang ngửa vì  tôi,
      Thân sau ai chịu tội trời ấy cho. (1346)
       Là người "Thông minh vốn sẵn tính trời"(0029) Thuý Kiều tiên liệu trước:
           Dễ loà yếm thắm, trôn kim.
      Làm chi bưng mắt bắt chim khó  lòng. (1508)
      Nên  đã khuyên Thúc Sinh :
      Đến nhà, trước liệu nói sòng cho minh.
            Dù khi sóng gió bất bình
      Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi. (1512)
      Cốt  để:
      Sao cho trong ấm thì ngời mới êm. (1506)
      Tiếc rằng con người "quen thói bốc rời" nơi Thúc Sinh chẳng mảy may nhập tâm "Nghĩ đà bưng bít miệng bình, Nào ai có khảo mà mình lại xưng (1578) nên hậu quả xảy ra đúng y như điều mà Thuý Kiều tiên đoán.
      Như  vậy, hành động của Hoạn Thư là có nguyên cớ và trong một chừng mực nào đó nó hợp với cách ứng xử thường tình hiện hữu của dân gian: "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình"(2366), "Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai"(2370). Chính cái lý lẽ này được Hoạn Thư đưa ra để "tranh tụng" và cứu sống mình tại phiên toà Lâm Tri sau này.
      Một  điểm nữa cần được "minh oan" là hành động ghen tuông của Hoạn Thư khác với sự ghen tuông ầm ĩ như thói thường.
      Khi biết Thúc Sinh dan díu với Thuý Kiều, Hoạn Thư cũng ghen, cũng giận "Lửa tâm càng dập càng nồng" (1537) nhưng lại tự nhủ:
             Dại chi chẳng giữ lấy nền
      Hay chi mà rước tiếng ghen vào mình.(1542)
      Hoạn Thư đã hành động nhất quán với điều tự  nhủ ấy: ghen mà như không ghen, ghen nhưng không để người khác thấy:
              Nỗi lòng kín chẳng ai hay,
      Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài. (1554)
      Kể  cả khi có người mách tin để tâng công, dầu biết rõ đó là sự thật mười mươi Hoạn Thư  vẫn một mực bảo vệ danh dự cho chồng:
           Chồng tao chẳng phải như ai
      Điều này hẳn miệng những người thị phi.
           Vội vàng xuống lệnh ra uy,
      Đứa thì vả miệng đứa thì bẻ răng. (1562)
      Và  khi Thúc Sinh trở lại nhà, dầu trong lòng đang chất chứa "lửa tâm", "trách người đen bạc ra lòng trăng hoa" (1538) nhưng Hoạn Thư vẫn "cười nói tỉnh say" và về mặt hình thức bên ngoài vẫn tỏ ra "Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng" (1570).
      Sau này, khi xuất hiện đầy đủ ba nhân vật, màn kịch hạ dần; mặc dầu đòn ghen của Hoạn Thư  rất thâm sâu "Làm cho con ở chúa nhà đôi nơi" (1814) , bắt nàng Kiều hầu rượu "Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi" (1836) và đánh đàn "Bản đàn dạo thử một bài chàng nghe" (1850), dày vò tâm can Thúc Sinh "Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng" (1870), nhằm đến mục đích "Làm cho nhìn chẳng được nhau, Làm cho đầy đoạ cất đầu chẳng lên!"(1520); nhưng Hoạn Thư không mảy may đả động đến chuyện trăng hoa giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều. Kể cả khi Thúc Sinh "tìm hoa quá bước" đến Quan Âm Các gặp Kiều; hai người nắm tay nhau thở than sụt sùi, quyến luyến "Con tằm đến thác cũng còn vương tơ" (1976), rồi nói xấu Hoạn Thư: nào là "Thấp cơ thua trí đàn bà" (1946), nào là "... Riêng tưởng bấy lâu, Lòng người nham hiểm biết đâu mà lường" (1968); Hoạn Thư nghe rõ từ đầu đến cuối "Rành rành kẽ tóc chân tơ" (1997) nhưng vẫn cho qua "Cười cười nói nói ngọt ngào" (1983), cùng chồng uống trà rồi nối gót đi về như một cặp uyên ương "Thiền trà cạn nước hồng mai, Thong dong nối gót thư trai cùng về" (1992).
      Thực chất đây là một cách ghen khác người làm Thuý  Kiều phải thất sắc "Thực tang bắt được dường này, Máu ghen ai cũng chau mày nghiến răng" (2010), nhưng Hoạn Thư thì vẫn "Giận dầu ra dạ thế thường" (2013). Càng nghĩ Thuý Kiều càng thấy sợ: "Thân ta ta phải lo âu, Miệng hùm nọc rắng ở đâu chốn này" (2016).
      Thực ra, Hoạn Thư chưa lần nào đánh Kiều. Có người cho rằng  câu "Nhẹ như bấc, nặng như chì" (1879) là muốn nói đến đòn roi của Hoạn Thư đối với Thuý Kiều, hiểu như vậy e rằng chưa đúng. Ở đây Nguyễn Du muốn nói đến "đòn ghen" thâm hậu của Hoạn Thư: không ồn ào mà hiệu quả, không đánh vào thể xác Thuý Kiều mà đánh sâu vào tâm tưởng, thế mới là "nhẹ như bấc" nhưng lại "nặng như chì", làm Thuý Kiều nhục nhã, đau đơn ê chề "Một mình âm ỷ đêm chầy, Đĩa dầu vơi nước mắt đầy năm canh" (1884), đủ để mặc cảm về địa vị, về "chữ trinh", về thân phận mình. Hoạn Thư khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiều và Thúc Sinh, làm Kiều ra đi một cách tự nguyện.
      Để kết lại những điều minh oan cho Hoạn Thư trước "bia miệng" người đời, xin trích dẫn ra đây mấy nhận xét của thi sĩ Bùi Giáng đối với nhân vật mà ông cho là hiếm có ở đời này: "Biết chồng mê một gái giang hồ mà không eo sèo, ầm ĩ, thản nhiên tìm phương sách đối phó... Ai nói rằng nàng hiểm độc tàn ác? Không, ta quá yêu Kiều, chủ quan mà nói thế. Thử đặt ta vào địa vị của Hoạn thư xem. Gặp một người chồng nhu nhược lại liều lĩnh ăn chơi, quen thói “bốc rời” như Thúc sinh, nếu không phải là tay Hoạn thư thì làm sao cảnh nhà không tan nát? Nàng đã khéo léo buộc Sinh nuốt nước bọt bỏ Kiều, mà tuyệt nhiên trong gia đình không xảy ra một chút gì xô xát... Nàng còn tỏ ra độ lượng với Kiều nhiều. Lẽ ra nếu là kẻ tầm thường ti tiện, thì khi thấy kẻ thù mình càng tài tình, càng thêm căm hận. Hoạn Thư không thế. Thấy Kiều có tài đánh đàn, dường như qua cung đàn nỉ non thánh thót, Hoạn thư đã cảm thông phần nào tâm sự của Kiều. Nàng biết thương tài Kiều, và “Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân”. Sau này lại thuận cho Kiều ra tu ở Quan Âm Các. Kiều trốn đi không cho người theo bắt lại. Hoạn thư có thể dễ dàng hại Kiều, nhưng nàng không nỡ...
      Hoạn Thư quân tử và khôn ngoan, ghen tuông mà  độ lượng".
 Đặng Thanh Nghị @ 19:04 06/10/2010 

Tài liệu đính kèm:

  • dochoan_thu_ghen_ra_sao.doc