Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 128: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 128: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Tiết 128

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm, yêu cầu đối với bài băn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Các bước khi làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh ý thức thực hiện các bước này khi làm bài.

B-CHUẨN BỊ.

- GV: Bảng phụ, soạn bài.

- HS: Đọc và soạn bài theo hướng dẫn.

C-TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.

1-Ổn định

2-Kiểm tra: (5’)

? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 128: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/ 3/ 2012
Ngày giảng: 7/ 3/ 2012
Tiết 128
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm, yêu cầu đối với bài băn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các bước khi làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài NL về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức thực hiện các bước này khi làm bài.
B-CHUẨN BỊ.
- GV: Bảng phụ, soạn bài.
- HS: Đọc và soạn bài theo hướng dẫn.
C-TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1-Ổn định
2-Kiểm tra: (5’)
? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? 
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, các yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể. 
Hoạt động của Gv và Hs
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
- Hs đọc ví dụ sgk
?Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
-> Về thực chất đề 4, 7 đã có những chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “ hình tượng người chiến sĩ lái xe” và “những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác”.
? So sánh sự giống và khác nhau giữa các đề?
? Qua việc phân tích các đề bài ở trên, em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Hoạt động2
- Đọc đề bài
? Vấn đề cần nghị luận là gì?
? Cần sử dụng phương pháp nghị luận nào?
? Đề bài cần sử dụng tư liệu nào?
? Trong xa cách nhà thơ nhớ về quê hương như thế nào?
 Hình ảnh làng quê hiện lên trong nỗi nhớ của tác giả có những hình ảnh, màu sắc, mùi vị như thế nào?
? Về nghệ thuật bài thơ có gì đặc sắc?
? Phần mở bài cần giới thiệu, nêu khái quát những gì?
? Khái quát chung về bài thơ là gì?
? Cảnh ra khơi được tác giả miêu tả như thế nào?
? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được tác giả miêu tả như thế nào?
? Hình ảnh nào đọng lại trong nỗi nhớ của nhà thơ?
? Phân tích về nghệ thuật
?Phần kết bài cần khái quát những gì?
Hs theo dõi sgk 
Gv hướng dẫn
? Tại sao khi viết bài xong cần đọc lại và sửa chữa?
Gv kết luận: 
Chuyển tiết 2
10
22
I. Đề bài nghị luần về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Ví dụ ( sgk)
2. Nhận xét
- Cấu tạo đề:
+ Đề không kèm theo lệnh cụ thể: đề 4, 7.
+ Đề kèm theo lệnh cụ thể: đề 1, 2, 3, 5, 6, 8.
- Giống nhau: Đều yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Khác nhau:
+ Từ "Phân tích "yêu cầu nghiêng về phương pháp lập luận.
+Từ " Cảm nhận" yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
+ Từ "Suy nghĩ "yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh
a. Tìm hiểu đề, tìm ý. 
* Tìm hiểu đề.
- Vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương
- Phương pháp nghị luận: Phân tích.
- Văn bản bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 
* Tìm ý.
- Nội dung : Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị....
- Nghệ thuật : Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu.
b. Lập dàn bài 
* Mở bài :
Giới thiêu bài thơ Quê Hương và vấn đề cần nghị luận là " tình yêu quê hương" trong bài thơ.
* Thân bài :
- Khái quát chung về bài thơ : Một tình yêu tha thiết, trong sáng, đậm chất lí tưởng, lãng mạn.
- Cảnh ra khơi : Vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế.
- Cảnh trở về : Đông vui, no đủ, bình yên.
- Hình ảnh đọng lại : Vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương.
- Nghệ thuật : Thể thơ, cấu trúc, ngôn từ, hình ảnh...
* Kết bài :
Bài thơ là một khúc ca chữ tình về tình yêu quê hương chân thành , say đắm ; nó có sức lay động tâm hồn người đọc để gợi ra sự đồng cảm sâu sắc.
c. Viết bài.
 (SGK)
d. Đọc lại và sửa chữa.
* Củng cố- Dặn dò (3’)
? Bố cục bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
- Học bài và chuẩn bị tiết 2

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT- 128 CÁCH LÀM ...BÀI THƠ.doc