Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 130 đến tiết 137

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 130 đến tiết 137

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN BÀI SỐ 6

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1 - Kiến thức: HS củng cố nhận thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận về các mặt trình bầy, hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.Tích hợp các văn bản .

2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tự nhạn xét bài viết của mình sau khi được giáo viên hướng dẫn.

3- Thái độ : ý thức học tập.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Thày : Chấm chữa bài

 2. Trò : Xem lại bài làm của mình.

III. TIẾN TRÌNH .

1. Ổn định tổ chức.(1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) :

3 . Bài mới : GV nêu yêu cầu và tiến trình tiết trả bài.

 Đề bài : Suy nghĩ về thân phận người phụ nưcx trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở “ Chuyện người con gái Nam Xương” cảu Nguyễn Dữ.

I. Xác định yêu cầu:

- Kiểu bài nghị luận : nghị luận về tác phẩm truyện

- Nội dụng nghị luận: Thân phận người phụ nữ trog xã hội cũ.

* Luận điểm: Phần đáp án.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 130 đến tiết 137", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/2/2012
Tuần : 26, tiết : 130
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN BÀI SỐ 6
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1 - Kiến thức: HS củng cố nhận thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận về các mặt trình bầy, hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.Tích hợp các văn bản .
2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tự nhạn xét bài viết của mình sau khi được giáo viên hướng dẫn.
3- Thái độ : ý thức học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Thày : Chấm chữa bài
 2. Trò : Xem lại bài làm của mình.
III. TIẾN TRÌNH .
1. Ổn định tổ chức.(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) : 
3 . Bài mới : GV nêu yêu cầu và tiến trình tiết trả bài.
 Đề bài : Suy nghĩ về thân phận người phụ nưcx trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở “ Chuyện người con gái Nam Xương” cảu Nguyễn Dữ.
I. Xác định yêu cầu:
- Kiểu bài nghị luận : nghị luận về tác phẩm truyện 
- Nội dụng nghị luận: Thân phận người phụ nữ trog xã hội cũ.
* Luận điểm: Phần đáp án.
* Chữa lỗi chính tả, lỗi diẽn đạt.
* GV nhận xét 
Ưu điểm , nhược điểm : 
- Bố cụ trình bầy 
- Liên kết giữa ba phần, giữa các đoạn ,
- Diễn đạt, hành văn, ngữ pháp.
* GV : HS đọc một số bài làm khá của HS
 4. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP.
GV nhấn mạnh vai trò của việc xác định luận điểm trong bài văn nghị luận . . 
GV trả lời câu hỏi của HS nếu có.
 5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
- HS đọc và làm bài tập : Tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận .
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT : 131-132
TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1 - Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức về văn bản nhật dụng và một số điểm lưu ý khi tiếpcận văn bản nhật dụng.Tích hợp các văn bản trong SGK, tư liệu trên báo chí, truyền hình.
2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa,so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
3- Thái độ: ý thứ văn hóa.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Thày : Đọc, soạn bài.
 2. Trò : Học bài cũ, đọc làm đề cương ôn tập.
III. TIẾN TRÌNH .
1. Ổn định tổ chức.(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) : 
3 . Bài mới : GV giới thiệu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV : HS đọc mục I SGK ?
GV : HS cho biết văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không?
GV : HS những đặc điểm cần lưu ý về khái niệm này?
GV : HS về đề tài?
GV : HS về chức năng?
GV : HS hiểu thế nào về tính cập nhật ?
GV : HS những văn bản nhật dụng đã học có phải chỉ có tính cập nhật hay không vì sao?
GV : HS đọc mục II SGK ?
GV : HS hệ thống hoá các văn bản đã học.
GV : HS nội dung chính của văn bản nhạt dụng là gì?
GV : HS tất cả các văn bản nhật dụng đã học có mang tính cập nhật không ? Vì sao?
Có ý nghĩa lâu dài không? giá trị văn học không.?
GV : HS đọc mục III.SGK ?
GV : HS có thể rút ra kết luận gì về hình thức của văn bản 
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
GV : HS đọc mục IV.SGK ?
GV : HS theo em có thể tiếp nhận văn bản nhật dụng bằng các nào ? 
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
HS đọc ghi nhớ.
GV đưa ra yêu cầu.
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
I. Khái niệm văn bản nhật dụng.
1. Khái niệm văn bản 
- Không phải là khái niêm thể loại.
- Không chỉ kiểu văn bản .
- chỉ đề cập chức năng, đề tài, tính cập nhật.
2.Đề tài : rất phong phú : thiên nhiên môi trường, văn hóa, chính trị, xã hội...
3. Chức năng : Bàn luận, thuýết minh, tường thuật, đánh giá.. những vấn đề đời siống xã hội.
4 . Tính cập nhật : Tính thời sự, đáp ứng yêu cầu với đòi hỏi hàng ngày, gắn liềnvới cuộc sống , cộng đồng xã hội.
5 .Yêu cầu văn chương không phải là yêu càu cao nhất nhưng vẫn là yêu cầu quan trọng. Bởi nó sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu loại văn bản .
II. Nội dung văn bản nhật dụng.
- Hệ thống hoá các văn bản nhật dụng.
- Nội dung các văn bản nhậ dụng đều gắn.liền với cuộc sống xã hội. Dề tài phong phú.
- Tất cả văn bản nhật dụng đều đạt yêu cầu văn bản nhật dụng: Vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài. Một số văn bản không hoặc ít có giá trị văn học : tuyên bố...
III. Hình thức văn bản nhật dụng.
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả các kiểu văn bản , thể loại văn bản .
- Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng.
1. Đọc kĩ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề.
2. Thói quen liên hệ.
- Thực tế bản thân.
- Thực tế cộng đồng.
3. Có ý kiến quan điểm riêng, đề xuất giải pháp : Chống hút thuốc lá, cấm đổ rác...
4. Vận dụng kiến thức của các bộ môn khác để tiếp nhận ; GDCD. Địa lí...
5. Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích cụ thể vè hình thức biểu đạt.để khái quát chủ đề.
6. Kết hợp xem nghe các phương tiện thông tin đại chúng.
2 Ghi nhớ.
II. Luyện tập.
Bài tập 
Tìm hiểu một trong các vấn đề cập nhật sau:
- Tăng giá xâng dầu.
- Dân phá rừng ở Quảng Nam.
- Nạn khủng bố, bắt con tin.
- Vệ sinh môi trường ở địa phương em.
4. CỦNG CỐ: 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- HS làm đề cương ôn tập về văn bản nhật dụng.
- Đọc ssoạn Bến quê.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 133. 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TIẾNG VIỆT+C140
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : Ôn tập củng cố kiến thức về từ ngữ địa phương. Tích hợp các văn bản văn và tập làm văn đã học.
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản .
3. Thái độ: giáo dục ý thức dùng từ ngữ chính xác .
II. CHUẨN BỊ : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : bảng phụ.
2. Trò : Đọc, soạn bài .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. Ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
3. Bài mới : GV giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
 GV : HS đọc đoạn trích trong SGK ?
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy lên bảng và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
GV : HS đọc đoạn trích trong SGK ?
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
GV : HS đọc đoạn trích trong SGK ?
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
GV : Tổ chức cho HS thi tìm được nhiều từ ngữ địa phương theo hình thức tiếp sức giữa các nhóm.
- GV kết luận. 
GV : Tổ chức cho HS thi tìm được nhiều từ ngữ địa phương theo hình thức tiếp sức giữa các nhóm.
- GV kết luận. 
I. Xác định từ ngữ địa phương và giải thích nghĩa.
BT 1.
Từ ngữ địa phương
Từ toàn dân
thẹo
 Sẹo
lặp bặp
lắp bắp
ba
bố
 má
mẹ
dâm
gọi
đũa bếp
trở thành
nói trỏng
nói trống không
vô
 vào
lui cui
lúi húi
nắp
vung
nhắm
cho là
giùm
giúp
BT2.
a. Nó nhìn dáo dát một lúc rồi kêu lên.
- Kêu: Từ toàn dân : keu, gọi, nói to----) Có thể thay bằng nói to lên.
b. Con kêu rồi mà người ta không nghe.
- Kêu : từ toàn dân tương đương với từ : gọi.
BT 3. Các từ địa phương trong hai câu đố trên : Trái (quả), chi ( gì ) kêu ( kêu) , trống hổng trống hảng ( trống hếch trống hác).
BT5. 
a. Không nên để bé Thu dùng từ ngữ toàn dân vid bé Thu sinh ra và lớn lên ở địa phương chưa có điều kiện quan hệ rộng rãi đề có vốn từ toàn dân đề thay thế cho các từ địa phương cần thiết.
b. Trong lời kể cuả tác giả có sử dụng một số từ địa phương nhằm tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện. Tuy nhiên mức độ sử dụng của tác giả vừa phải.
2 Ghi nhớ.
II. Luyện tập.
Bài tập 1.
Từ ngữ địa phương dùng để xưng hô:
- Nghệ Tĩnh : mi ( mày ) , Choa ( tôi ) . Nghỉ ( hắn )/
- Thừa Thiên Huế : Tau ( tao ), Mầy ( mày) , bọ ( cách xưng hô của người đàn ông lớn tuổi) , mạ ( mẹ )
- Nam bộ : tui ( tôi ) , Ba ( cha ) , ổng ( ông ấy) bả ( Bà ấy ) . anh cả, chị hai...
- Phú Thọ : Bá ( bác )...
Bài tập 2.
Từ ngữ địa phương dùng để gọi tên các sự vật hiện tượng.
*Nghệ Tĩnh: 
- Nhút : một loại dưa muối .
- Tắc : Một loại quả họ quýt.
- Chộ : Thấy.
- Nuột chạt : Mối dây.
- Chẻo : một loại nước chấm.
- Ngát : xa.
- Nốc : Chiếc thuyền 
- Ri : này.
- Mô : đâu.
* Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang.
- Nhõn ; Mỗi một.
- Mận : quả doi.
- Mắc : đắt.
- Giả đò : Giả vờ.
- Hết sảy : tuyệt vời..
- Ngày mốt : Ngày kia.
- Hổng : không.
* Miền níu , Tây nguyên.
- Nương : Rẫy.
- Bắp : ngô
- a- kay : con.
- a-ma : cha.
4. CỦNG CỐ: 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- HS làm đề cương ôn tập chuẩn bị kiểm tra TLV.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT : 134-135. KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN
 ( BÀI VIẾT SỐ 7 )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : Ôn tập lí thuyết và kĩ năng kiẻu bài nghị luận . Tích hợp các văn bản , tiếng việt.
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận nói chung và tác phẩm truyện nói riêng.
3. Thái độ: giáo dục ý thức kỉ luật học tập
II. CHUẨN BỊ : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu ra đề, đáp án..
2. trò : ôn tập, kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. Ổn định tổ chức ( 1phút ).
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
3. Bài mới : GV chép đề bài :
	 Nhân vật ông Hai trong truỵện ngắn Làng của Kim Lân
Yêu cầu : 
* Nội dung: 
MB : Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đặc điẻm chung nhân vật.
TB : Lần lượt triển khai các đặc điểm nhân vật :
- Tình yêu làng của ông Hai trước cách mạng được biểu hiện như thế nào : 
+ Tính hay khoe.
+ Niềm tự hào về làng
- Tình yêu làng của ông Hai sau cách mạng : 
+ Ông khoe có như trước nữa không
+ Tình yeu làng đã gắn liền tinh thần kháng chiến.
- Những biểu hiện tình yêu làng của ông Hai khi nghe tin làng chơ Dầu của ông theo Việt Gian.
+ Cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại..
+ Không dám ra khỏi nhà.
+ Không khí gia đình.
+ Tâm sự với thằng con út.
- Những biểu hiện tình yêu làng của ông Hai khi nghe tin cải chính làng chơ Dầu của ông vẫn bám trụ với kháng chiến.
à Tình yêu làng gắn liền với tinh thần kháng chiến, có sự phát triển.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.
- Nghệ thuật khắc hoạ diễn biến tâm lí nhân vật.
KB : Thành công xây dựng nhân vật.
4. CỦNG CỐ: 
- GV nhận xét và thu bài kiểm tra.
5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
 - Đọc soạn văn bản Bến quê ( Nguyến Minh Châu).
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT : 136-137.
BẾN QUÊ
( NGUYỄN MINH CHÂU).
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, cảm nhận được ý nghĩa triết lí, kết quả vè sự trải nghiệm cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương và gia đình. Nghệ thuật xây dựng tình huống, diễn biến nội tâm nhân vật. Tích hợp các văn bản khác và TLV : kiểu bài nghị luận .
2. Kĩ năng : rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự có kết hợp yếu tố trữ tình và triết lí.
3. Thái độ: giáo dục tình cảm nhân văn .
II. CHUẨN BỊ : 
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : 
2. Trò : Đọc, soạn văn bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1. Ổn định tổ chức ( 1phút ) : Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh? Và phân tích khổ thơ cuối của bài thơ.
2. Kiểm tra: ( 3-5 phút ).
3. Bài mới : GV giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY, TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV : Dựa vào chú thích SGK hãy nêu vài nét chính về tác giả ?
GV : HS nêu vài nét chính.
GV : Bổ sung , nhấn mạnh về vị trí , tài năng .
 GV : Văn bản trên sáng tác vào thời gian nào ? Hãy nêu nội dung khái quát của tác phẩm ?
GV : HS đọc diễn cảm thể hiện được tình cảm của nhân vật.
GV : HS xác định thể loại của văn bản ?
GV : HS xác định ngôi kể.
GV : HS văn bản trên được chia làm mấy phần xác định giới hạn và nội dung từng phần ?
GV : HS tóm tắt nội dung của văn bản ?
GV : HS cho biết tình huống truyện là gì và tác dụng của nó? 
 HS phát biểu.
 GV : Nhận xét.
GV : HS trong văn bản Bến quê tác giả đã đặt nhân vật Nhĩ vào trong tình huống nào?
GV : HS tại sao đó lại là tình huống trớ trêu, nghịch lí? Tình huống này đã giúp tác giả thể hiện được điều gì về khắc hoạ nhân vật và chủ đề tác phẩm?
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
 GV kết luận. 
GV : HS đọc đoạn 1.
GV : HS cho biết cảnh vật được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ như thế nào 
? Hãy tìm những chi tiết cụ thể miêu tả.
GV : Em có nhận xét gì về sự cảm nhận của nhân vật?
GV : Lúc này đây Nhĩ có khao khát gì?
GV : Tại sao anh lại khao khát được đặt chân lên cánh bãi bồi bên kia vào ngay buổi sáng hôm ấy?
GV : Anh có thực hiện được không và anh đã phải nhờ tới ai?
GV : Nhĩ nhờ con sang bên đó để làm gì? 
GV : Con anh có thực hiện được không và ý nghĩa của việc lỡ chuyến đò?
GV : Từ đây anh rút ra được quy luật gì từ cuộc đời con người ? Quy luật ấy được thể hiện qua câu văn nào? 
GV : ở cuối tác phẩm nhân vật Nhĩ đã có hành động kì quặc gì ? Em hãy phân tích ý nghĩa của hành động kì quặc ấy? 
GV: Qua phân tích văn bản em cho biết những nghệ thuật đặc sắc cuả tác phẩm?
GV : Qua văn bản Bến quê, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn nói với bạn đọc chúng ta điều gì?
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm.
1. Tác giả.
- Nguyễn Minh Châu( 1930- 1989) là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học chống Mĩ
2. Tác phẩm.
BẾN QUÊ- 1985
II. Đọc và tìm hiểu văn bản.
1. Đọc- Kể
2. Tìm hiểu chung văn bản.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Ngôi kể : ngôi thứ thứ ba.
- Bố cục : 3 phần
P1 à bậc ngỗ mòn lõm : Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên.
P2à một vùng nước đỏ : Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông, nhờ bọn trẻ hàng xóm giúp anh ngồi tựa sát cửa sổ để ngắm cảnh và suy tư nghĩ ngợi
P3: đoạn còn lại: à Cụ giáo khuyến dẽ vào hỏi thăm và hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản .
1. Tình huống truyện và nhân vật Nhĩ.
- Hoàn cảnh: 
+ Căn bệnh hiểm nghèo, bại liệt toàn thân.
+ Mọi sinh hoạt của anh đều nhờ vàongười khác, chủ yếu là vợ anh.
+ Anh đang sống những ngày cuối cùng
- Hoàn cảnh này trái ngược với trước kia , khi anh là một cán bộ anh đi nhiều nơi trên thế giới.
- Tình huống trớ trêu như một nghịch lí: Là một người làm công việc đi nhiều nhưng cuối đời lại cột chân trên một chiếc giường.
- Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bờ bãi bên kia quen mà lạ..
- Anh nhờ con trai thực hiện khao khát của mình nhưng cậu lại để lỡ chuyến đò.
à Trong cuộc đời có những điều giản dị, bình thường nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong hoàn ảnh trớ trêu mà bản thân buộc phải ném trải.
2. Những cảm xúc và tâm trạng của Nhĩ.
- Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa: Những bông bàng lăng ngay ngoài cửa sổ, con sông Hồng, vòm trời và cuối cùng là bãi bồi bên kia.
+ Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc hơn.
+ Dòng sông mầu đỏ nhạt như rộng thêm.
+ Vòm trời như cao hơn.
+ Bãi bờ mầu vàng thau lẫn mầu xanh non...
à Cảm nhận tinh tế, cảnh vật vừa quen vừa lạ tưởng chừng như lần đầu tiên thấy tất cả vẻ đẹp.
- Anh cứ yên tâm ......nhớ lại kỉ niệm xưa Nhĩ càng thấu hiểu vợ với lòng biết ơn và cảm động sâu sắc.
- Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi: Anh thức tỉnh những giá trị bình thường và giản dị trong cuộc sống đời thường bị người ta bỏ qua.
- Con anh lỡ chuyến đò hôm nay thì ngày mai vẫn có thể sang sông còn anh sẽ mãi mãi không bao giờ có thể thực hiện được nữa.
à Thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương và có ý nghĩa.
IV . Tổng kết.
1. Nghệ thuật : 
- Xây dựng tình huống truyện giản dị mà bất ngờ, nghịch lí.
- Giọng kể chuyện giầu chất suy ngẫm và triết lí, trữ tình.
2. Nội dung.
- Những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn trước cuộc đời mỗi con người : Thức tỉnh mọi người hãy biết trân trong những gí trị giản dị đời thường trong cuộc sống gia đình, quê hương.
4. CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP.
 GV : Em hãy cho biết chủ đề của tác phẩm ? 
5. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 
- HS Làm đề cương ôn tập phần Tiếng Việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày tháng năm 2012
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 9 tuan 26.doc