Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 144: Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 144: Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Tiết 144

LUYỆN NÓI:

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức : HS có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.

- Luyện cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Kỹ năng : Trình bày miệng, nói trước đám đông.

3. Giáo dục : Tính thân thiện trong mỗi học sinh.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY- TR Ò

- GV : SGK Ngữ văn 9, vở chuẩn bị bài ở nhà của HS.

- HS : Soạn bài trước ở nhà.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 144: Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/3/ 2012
Ngày giảng : 3/ 4/ 2012
Tiết 144
LUYỆN NÓI:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức : HS có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
- Luyện cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kỹ năng : Trình bày miệng, nói trước đám đông.
3. Giáo dục : Tính thân thiện trong mỗi học sinh.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY- TR Ò
- GV : SGK Ngữ văn 9, vở chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- HS : Soạn bài trước ở nhà.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ.
1. Ổn định
2. Kiểm tra
- Kiểm tra phần chuẩn bị của hs
3. Bài mới
Hoạt động của gv và hs
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
- GV chép đề lên bảng.
 - Cần tìm hiểu yêu cầu gì của đề? 
Các ý cần tìm? 
- HS trả lời nhanh.
- HS chuẩn bị phần dàn ý.
Hoạt động 2
- HS hoạt động độc lập.
- Suy nghĩ chuẩn bị nói ( 10’)
- Lần lượt trình bày trước lớp.
- Cả lớp lắng nghe và đóng góp ý kiến.
- GV kết luận bài nói của từng học sinh.
10’
35’
I. Chuẩn bị :
Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời- bàn về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: nghị luận về một bài thơ
- Vấn đề nghị luận
- Cách nghị luận: suy nghĩ; xuất phát từ cảm thụ cá nhân đối với các bài thơ, khái quát thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
2. Tìm ý:
- Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đã đọc.
- Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ "bếp lửa" của Bằng Việt.
3. Lập dàn ý:
II. Hoạt động trên lớp :
1. Yêu cầu khi nói :
- Bình tĩnh, tự tin.
- Nói đúng với văn nói, âm lượng vừa đủ, giọng truyền cảm.
- Thể hiện được các ý theo yêu cầu của dàn bài.
2. Trình bày bài nói trước lớp :
- Nội dung cần đạt ( Phần dàn ý phía dưới)
3. Lập dàn ý:
A. Mở bài:
- Giới thiệu nhà thơ Bằng Việt và bài thơ "Bếp lửa"
B. Thân bài:
1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
 - Hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
+ Giải thích nghĩa hai từ "Chờn vờn, ấp iu"
- Từ hình ảnh bếp lửa, liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
- Những dũng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà:
+ Cả một thời thơ ấu bỗng sống lại:
"Lên bốn tuổi cháu đó quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"
+ ấn tượng nhất là mùi khói bếp: vừa tả thực vừa tả hình ảnh tượng trưng.
+ Nhớ nhất vẫn là hình ảnh người bà bên bếp lửa.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen. Bên bếp lửa "bà hay kể chuyện những ngày ở Huế", "bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học", bà dặn cháu đinh ninh:
"Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể ngày nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"
- Bếp lửa lại thức thêm một kỷ niệm tuổi thơ: những kỷ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa quê hương:
"Tám năm rũng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa"
.......+ âm điệu tha thiết của câu thơ còn gợi ra tình cảm vắng vẻ, côi cút, vời vợi nhớ thương của hai bà cháu.
Tu hú chẳng đến ở cung bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.
=> Bếp lửa đánh thức kỷ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và có cả hình ảnh quê hương.
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa
- Từ những kỷ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời và lẽ sống của bà. Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. Có thể nói bà là "người nhóm lửa", lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và toả sáng trong mỗi gia đình. Hình ảnh bà càng hiện rõ cụ thể với những phẩm chất cao quý.
+ Bà tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
"Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"
+ Phân tích điệp từ nhóm trong câu thơ
- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa
- Nhưng tác giả cũng nhận ra một điều sâu xa nữa: Bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương, niềm tin thầm lặng mà mãnh liệt. Bởi vậy, từ "Bếp lửa", bài thơ đó gợi đến "ngọn lửa" với ý nghĩ trừu tượng và khái quát:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lũng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng........
=> Như vậy, từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một "niềm tin dai dẳng" về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa. Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
3. Niềm thương nhớ của cháu
- Đứa cháu năm xưa giờ đã trưởng thành
"Giờ cháu đó đi xa. có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
.....Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa"
- Điệp từ "trăm" mở ra một thế giới rộng lớn với những điều mới mẻ.
C. Kết bài :
- Khái quát giá trị ý nghĩa của bài thơ
+ Bài thơ “ Bếp lửa” gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, với quê hương, đất nước.
E. Củng cố, dặn dò :
- Củng cố : GV nhận xét chung về giờ học.
- Dặn dò :
Tiếp tục hoàn thiện đề bài trên bằng một bài viết cụ thể, hoàn chỉnh.
Chuẩn bị bài: “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh khuê.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 144- LUYỆN NÓI....doc