Tiết 150
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP ( Tiếp)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- HS hệ thống hóa kiến thức đó học từ lớp 6 đến lớp 9 về:
A . Từ loại
B . Cụm từ
C . Thành phần câu
D . Các kiểu câu.
- Hệ thống hóa kiến thức qua các hiện tượng cụ thê theo kiểu bài thực hành.
2. Kỹ năng : Hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ cho đúng.
B . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 . GV: SGK, SGV, bài soạn
2 . Học sinh: Ôn tập, chuẩn bị bài.
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra (7’)
? Thế nào là danh từ, động từ, tính từ? Đặt câu với một danh từ ? Cho biết danh từ thường kết hợp với những từ nào đứng trước và sau nói trong câu?
Ngày soạn: 12/ 4/ 2011 Ngày giảng: 13/ 4/ 2011 Tiết 150 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP ( Tiếp) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - HS hệ thống hóa kiến thức đó học từ lớp 6 đến lớp 9 về: A . Từ loại B . Cụm từ C . Thành phần câu D . Các kiểu câu. - Hệ thống hóa kiến thức qua các hiện tượng cụ thê theo kiểu bài thực hành. 2. Kỹ năng : Hệ thống hoá kiến thức. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ cho đúng. B . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1 . GV: SGK, SGV, bài soạn 2 . Học sinh: Ôn tập, chuẩn bị bài. C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra (7’) ? Thế nào là danh từ, động từ, tính từ? Đặt câu với một danh từ ? Cho biết danh từ thường kết hợp với những từ nào đứng trước và sau nói trong câu? 3. Bài ôn tập Hoạt động của Gv và Hs Tg Nội dung cần đạt Hoạt động 2 -GV: Từ các từ loại danh từ, động từ, tính từ với những khả năng kết hợp ta có những cụm từ: Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. BT1: Tìm phần trọng tâm của các cụm danh từ in đậm. - Chỉ ra dấu hiệu nhận biết cụm danh từ ? -3HS lên bảng Lớp hoạt động cá nhân ? Cụm danh từ có cấu tạo mấy phần. Phần nào bắt buộc có mặt ? -HS: Cấu tạo 3 phần Phần trọng tâm: Danh từ bắt buộc -BT2: Tìm phần trọng tâm của những cụm từ in đậm. -Dấu hiệu nào cho biết đó là cụm động từ ? -BT3: Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. - Chỉ ra những yếu tố phụ đi kém với nó ? -HS: hoạt động nhóm – 3 nhóm Trình bày trên bảng phụ ? Những từ Việt Nam, Phương đông thuộc từ loại gì ? Trong câu văn được dùng như từ loại nào ? GV: Từ những bài tập trên ? Hãy nhắc lại xem cụm danh từ, động từ, tính từ có cấu tạo mấy phần ? Đó là những phần nào ? - HS: Phần đầu – PTT – phụ từ sau - GV: Đưa bài tập củng cố. 35’ B . CỤM TỪ 1 . Bài tập 1 (tr 133) - Phần trọng tâm của các cụm danh từ - Dấu hiệu nhân biết a, Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó. Một nhân cách Việt Nam. Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam à Dấu hiệu nhận biết: Có những lượng từ đứng trước: những, một b, Những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng à Dấu hiệu nhận biết là từ những đứng trước. c, Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tả cư lên ấy à Dấu hiệu nhận biết: Có thể thêm “những”vào trước để xác định. 2 . Bài tập 2 (tr133) - Phần trọng tâm của những cụm từ in đậm. - Dấu hiệu nhận biết đó là cụm động từ: a, đã đến gần anh à Dấu hiệu: từ đã đứng trước. - sẽ chạy xô vào lòng anh. - sẽ ôm chặt lắy cổ anh à Dấu hiệu: Từ sẽ đứng trước b , Vừa lên cải chính à Dấu hiệu: Vừa 3 . Bài tập 3 (tr133) - Phần trung tâm của các cụm từ - Những yếu tố phụ đi kèm a, rất Việt Nam rất bình dị rất Việt Nam rất phương đông rất mới, rất hiện đại à Yếu tố phụ đi kèm là từ chỉ mức độ “rất”. - Danh từ Việt Nam, Phương đông được dùng như tính từ. b, Sẽ không êm ả. à Có thể thêm từ chỉ mức độ rất c, Phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn. à Có thể thêm từ chỉ mức độ ở phía trước (rất) *. Dặn dò: (3’) - HS ôn lại lí thuyết về cụm từ - Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
Tài liệu đính kèm: