Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 157, 158, 159

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 157, 158, 159

Văn bản. CON CHÓ BẤC

(Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã) - G.Lân - đơn (Mĩ)

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- HS hiểu được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của lân - đơn khi viết về loài vật.

- HS cảm nhận được tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

3. Tư tưởng:

- HS có tình yêu thương loài vật.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

Giao tiếp, Tự nhận thức, Suy nghĩ sáng tạo, Quản lớ thời gian, Thực hành .

III. Đồ dựng dạy học:

GV: Giáo án, Tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”

HS: Soạn các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.

IV. Phương pháp: Trao đổi đàm thoại, phân tích, bình,

V. Các bước lên lớp

1. ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Nhận xét khái quát về diễn biến tình cảm và tâm trạng của ba nhân vật: Xi –mông, Blăng – sốt, Phi – líp?

- Qua truyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?

 

doc 39 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 157, 158, 159", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/4/2012
Ngày giảng: 9a+9b:16/4/2012
Ngữ văn. Tiết 157
Văn bản. Con chó Bấc
(Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã) - G.Lân - đơn (Mĩ)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- HS hiểu được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của lân - đơn khi viết về loài vật.
- HS cảm nhận được tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. Tư tưởng:
- HS có tình yêu thương loài vật.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Giao tiếp, Tự nhận thức, Suy nghĩ sáng tạo, Quản lớ thời gian, Thực hành. 
III. Đồ dựng dạy học:
GV: Giáo án, Tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”
HS: Soạn các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.
IV. Phương pháp: Trao đổi đàm thoại, phân tích, bình,
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Nhận xét khái quát về diễn biến tình cảm và tâm trạng của ba nhân vật: Xi –mông, Blăng – sốt, Phi – líp?
- Qua truyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
* Khởi động (2p)
 GV: Kể tên một tác giả và tác phẩm thuộc nền văn học Mĩ mà em đã học ở các lớp dưới?
- Chiếc lá cuối cùng của O – Hen – ri.
GV: Nước Mĩ có nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn xuất sắc. Năm lớp 8, chúng ta đã được làm quen với kiệt tác Chiếc lá cuối cùng của O – Hen – ri, nhà văn Mĩ thế kỉ XIX thì giờ đây ta đến với Lân - đơn qua một đoạn trích trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã, lấy đề tài cuộc sống của những người đi tìm vàng ở Bắc Mĩ (Ca – na - đa) với nhân vật trung tâm là Con chó Bấc.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản (35p)
- Mục tiêu: Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân - đơn khi viết về những con chó
GVHD HS cách đọc – kể thể hiện rõ sự giao lưu tình cảm giữa người và chó, chó và người nồng nàn, đầy yêu thương.
- GV cùng học sinh đọc và kể
H: Nêu sự hiểu biết của em về tác giả?
- HS dựa vào chú thích để trả lời
H: Hiểu biết của em về tác phẩm như thế nào?
- HS dựa vào SGK trả lời
GV. Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thoóc tơn là người đã có lòng nhân từ đối với nó, và nó được cảm hoá. Về sau, khi Thoóc tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã và trở thành một con chó hoang.
H. Vậy theo em phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?
- Kết hợp hài hoà tự sự với miêu tả.
GV. Cho học sinh thảo luận các chú thích: 1, 2, 4, 6, 7, 8
H: Theo em cần chia phần trích này như thế nào?
- 3 phần.
GV. Phần tình cảm của Bấc đối với chủ được ứng với 3 đoạn sau, điều đó phần nào cho thấy nhà văn chủ yếu nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ nó.
GV:YC học sinh đọc đoạn 1
H: Lai lịch của Bấc được giới thiệu ở những thời điểm nào?
- Trước và sau khi gặp chủ mới là Thoóc tơn
H: Trước khi gặp Thoóc tơn, cuộc sống của Bấc diễn ra như thế nào?
- HS tìm kiếm SGK và trả lời, gv chốt
H: Bấc đã có cảm nhận gì về quãng đời này?
- HS trả lời:
H: Vậy em có nhận xét gì về cách viết của tác giả và cho biết từ đó Bấc có cuộc sống như thế nào ở nhà ông thẩm phán Mi- lơ?
- HS trả lời, GV chốt:
H: Điều gì đã phát sinh ra bên trong Bấc khi gặp được chủ mới là Thoóc tơn?
- HS trả lời
H: Thế nào là một tình yêu thương thực sự?
H: Chính Bấc đã cảm nhận những gì từ tình yêu thương thực sự này?
- Thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, cuồng nhiệt.
- Trạng thái cảm xúc mãnh liệt, tràn đầy không gì kìm hãm nổi đang diễn ra trong nội tâm khi được yêu thương.
H: Thương yêu đến tôn thờ là một tình yêu thương như thế nào?
- Quý trọng, cảm phục, ngưỡng vọng người mình yêu thương.
GVH: Từ đó Bấc đã có một cuộc sống như thế nào khi gặp Thoóc tơn?
- HS trả lời, GV chốt:
H: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn này? Từ đó, đặc điểm nào của Bấc được bộc lộ?
- HS nêu ý kiến
GV. Như vậy, thoóc - tơn không phải là ông chủ đầu tiên của Bấc. Nhưng chỉ khi đến Thoóc tơn với bản tính nhân hậu hiếm có, chẳng những cứu sống Bấc, mua lại Bấc mà còn đối xử với Bấc rất thân tình.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Đọc, kể
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả
- Giắc lân- đơn (1876 – 1916) là nhà văn Mĩ.
- Sớm tiếp cận với tư tưởng CNXH, được so sánh với Mác – xim Go – rơ - ki của Nga.
- là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng.
b. Tác phẩm: Trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”
c. Chú thích khác
II. Bố cục: 3 phần
+ P1: Từ đầu ... mới khơi dậy lên được
( giới thiệu Bấc)
+ P2: Tiếp ... biết nói đấy
(Tình cảm của Thoóc tơn đối với Bấc)
+ P3: Còn lại
(Tình cảm của Bấc đối với Thoóc tơn)
III. Tìm hiểu văn bản
1. Giới thiệu Bấc
*. Trước khi gặp Thoóc- tơn
- ở tại nhà thẩm phán Mi – lơ.
- Đi săn hoặc đi lang thang đây đó với những cậu con trai của ông thẩm hoặc hộ vệ những đứa cháu nhỏ của ông thẩm.
- Có tình cảm: tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường.
- Có tình bạn: Thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng.
-> Bằng cách kể sinh động 
=> Bấc hiện lên với vai trò là đầy tớ, hoàn thành trách nhiệm của mình, nhàn hạ nhưng nhạt nhẽo.
*. Khi gặp Thoóc tơn.
- Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn.
=> Yêu thương đến độ sâu sắc, chân thành từ bên trong.
- Bấc có một cuộc sống có ý nghĩa vì thoả mãn được nhu cầu.
- So sánh bằng những nhận xét tinh tế, sự lặp lại các từ thuộc trường từ vựng tình yêu thương (Sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ, cuồng nhiệt). Bấc khao khát và quý trọng tình yêu thương.
4.Tổng kết và hướng dẫn học tập. (2p)
- GV khái quát nội dung cơ bản.
- Học bài. Tìm hiểu phần tiếp theo.
-----------------------***** ––––––––––––––––
Ngày soạn: 13/4/2012
Ngày giảng: 9a+9b: 17/4/2012
Ngữ văn. Tiết 158
Văn bản. Con chó Bấc ( Tiếp theo)
(Trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”) - G.Lân - đơn (Mĩ)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- HS hiểu được những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của lân - đơn khi viết về loài vật.
- HS cảm nhận được tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. Tư tưởng:
- HS có tình yêu thương loài vật.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 Giao tiếp, Tự nhận thức, Suy nghĩ sáng tạo, Quản lớ thời gian, . 
III. Đồ dựng dạy học:
GV: Giáo án. Tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”
HS: Soạn các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản.
IV. Phương pháp: Trao đổi đàm thoại, phân tích, bình,
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Bấc ntn trước và sau khi gặp Thooc – tơn ?
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
* Khởi động (1p)
 GV: Khái quát câu trả lời của HS -> Tiết học hôm nay sẽ tìm hiểu về Tình cảm của Thoóc – tơn đối với Bấc và tình cảm của Bấc đối với chủ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản (26p)
- Mục tiêu: Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân - đơn khi viết về những con chó( tiếp )
- HS đọc phần tiếp then.
H: Tình cảm của Thoóc- tơn dành cho con chó của anh bằng những biểu hiện cụ thể nào? Những biểu hiện ấy cho ta biết tình cảm của Thoóc tơn đối với loài vật như thế nào?
- HS trả lời, GV chốt lại:
H: Với tình cảm của Thoóc tơn như vậy thì Bấc biểu hiện như thế nào? Điều đó nói gì về tình cảm của Thoóc tơn và Bấc?
- HS trả lời, nhận xét, GV chốt
H: Cách kể chuyện trong đoạn này có gì đặc biệt?
- HS nêu ý kiến
GV. Chỉ định một em đọc phần còn lại
(đây là phầm trọng tâm)
H: Tìm những biểu hiện cụ thể của Bấc đối với Thoóc tơn?
- HS trả lới, GV chốt lại
H: Bấc muốn thể hiện tình cảm nào với chủ?
- HS nêu ý kiến
H: Qua đó, cảm xúc của Bấc được bộc lộ khi thì ngời ánh lên qua đôi mắt của nó toả rạng ra ngoài, khi thì lo sợ Thoóc tơn biến khỏi cuộc đời nó, cho thấy tình cảm của Bấc có gì đặc biệt?
H: Có gì độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của phần này?
- HS trả lới, nx, kl
Hoạt động 2: HD tổng kết và rút ra ghi nhớ (5p)
- Mục tiêu: Làm được các bài tập.
H: Em cảm nhận được gì về tình yêu thương?
- Con người và loài vật đều cần đến tình yêu thương.
- Tình yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng và thuỷ chung.
H: Chuyện kể rằng khi Thoóc tơn chết, Bấc hoàn toàn dứt bỏ con người và trở thành con chó hoang. Em nghĩ gì về tình yêu thương từ kết thúc này?
- Những gì tốt đẹp đều được xây cất từ tình yêu thương.
- Mất tình yêu thương chân thật là mất đi lòng tin, huỷ hoại những gì là tốt đẹp.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả?
- Năng lực quan sát, nhận xét và trí tưởng phi thường về loài vật.
H: Tình cảm nổi bật của nhà văn trong truyện này là gì?
- Am hiểu và yêu quý loài vật – một biểu hiện của tình cảm nhân đạo trong sáng của nhà văn.
H: Con người sẽ được bồi đắp tình cảm gì khi đọc truyện kể về con chó Bấc?
- Tình cảm yêu quý, bảo về loài vật
- Đó là biểu hiện của tình yêu quý những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
GV. Liên hệ
Cậu Vàng trong Lão Hạc của Nam Cao.
Con chó vàng trong bài thơ: Sao không về vàng ơi của Trần Đăng Khoa.
Gv. Chỉ định 1 em đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: HD học sinh luyện tập. (5p)
- Mục tiêu: Làm được các bài tập.
H: Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong phần trích?
HS trình bày .
GV nhận xét, khái quát.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
II. Bố cục: 
III. Tìm hiểu văn bản
1. Giới thiệu Bấc
2. Tình cảm của Thoóc – tơn đối với Bấc.
+ Không thể nào không chăm sóc.
+ Không bao giờ quên chào hỏi ... với chúng.
+ Anh có thói quen ...âu yếm.
=> Tình cảm yêu quý loài vật có sẵn, tự nhiên, đầy trách nhiệm. Biết yêu thương, quý trọng các con vật của mình, có cách biểu hiện tình cảm giản dị chân thật, hồn nhiên.
+ ... Bấc bật vùng dậy trên hài chân, miệng cười, mắt long lanh ...
+ Thoóc tơn như muốn kêu lên, trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”-> Yêu quý, hiểu nhau như những người bạn.
- Kể, tả, biểu cảm, câu văn biến hoá ... Thoóc tơn yêu quý loài vật bằng tình cảm thân thiện, gần gũi, hiểu biết và quý trọng. Thoóc tơn là một ông chủ lí tưởng.
3. Tình cảm của Bấc đối với chủ
- Về hành động:
 + Nó thường hay há miệng ... 1 lúc lâu
 + Nó thường nằm phục ở chân ...nét mặt
 + Bấc không muốn rời ... gót chân anh
 + Nó vội vùng dậy ... của chủ ...
- Về cảm xúc.
 + Tình cảm của Bấc ... ra ngoài
 + Nó sợ Thoóc tơn ...ám ảnh
- Bấc gần gũi, vuốt ve đáp lại những cử chỉ thân ái của chủ dành cho mình. Bấc phục vụ, tôn thờ, ngưỡng mộ chủ, gắn bó, sẵn sàng hi sinh vì chủ.
=> Tình cảm của Bấc sâu nặng, biết ơn và trung thành.
- Với cách miêu tả tâm lí nhân vật (là loài vật) bằng năng lực tưởng tượng tuyệt vời tác giả khắc hoạ một tình yêu thương loài vật giống như tình yêu thương con người. Đây là nhu cầu sống từ bên trong tâm hồn sâu sắc, quên mìn ... n như trên.
VD: 
Bến quê: Nhĩ suy nghĩ về cuộc đời.
Lão Hạc: Ông Giáo suy ngẫm về cái chết của Lão Hạc.
Truyện Kiều: suy ngẫm, đánh giá của Tg về con người và cuộc đời.
H: Hãy so sánh kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự ?
H: So sánh kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình ?
H: Tác phẩm nghị luận cần có thuyết minh, miêu tả, tự sự ko? Vì sao?
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
*. Những kiểu văn bản:
- Văn bản tự sự
- Văn bản miêu tả
- Văn bản biểu cảm
- Văn bản nghị luận
- Văn bản thuyết minh
- Văn bản hành chính công vụ
1. Các văn bản trên khác nhau về phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.
2. Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được vì:
- Phương thức biểu đạt khác nhau
- Hình thức thể hiện khác nhau.
- Mục đích khác nhau
- Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể vì:
- Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận,... và ngược lại.
- Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội; do đó không thể có một văn bản nào đó lại ‘thuần chủng” một cách cực đoan được.
4. So sánh Kiểu văn bản, hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm.
- Giống nhau: Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó.
VD: Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự
 Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình.
- Khác nhau:
+ Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học.
+ Thể loại văn học là “môi trường” xuất hiện các kiểu văn bản.
- Các thể loại văn học và phương thức biểu đạt:
+ Tự sự: Tự sự, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận.
+ Trữ tình: tự sự- miêu tả - biểu cảm.
+ Nghị luận: thuyết minh – lập luận – biểu cảm.
+ Kịch: tự sự.
- Các tp thơ, truyện, kịch cũng có thể sử dụng yếu tố nghị luận để giúp Tg bộc lộ những suy ngẫm triết lý hoặc khái quát 1 quy luật, 1 vấn đề nào đó của đời sống con người.
So sánh kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự.
- Kiểu văn bản tự sự ko chỉ dùng trong văn bản nghệ thuật mà dùng cho rất nhiều tình huống và các lọại văn bản khác.
- Thể loại văn bản tự sự là thể loại để phân biệt với các thể loại văn bản khác.
6. So sánh kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình.
* Giống nhau: đều có yếu tố biểu cảm.
* Khác nhau:
- Kiểu VB lấy phương thức biểu đạt là chính.
- Văn học trữ tình: kết hợp cả biểu cảm, miêu tả, tự sự.
7. Tác phẩm nghị luận có sử dụng các yếu tố ( ở mức độ vừa đủ ).
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. ( 2p’)
- GV khái quát nội dung chính.
- Học bài. Chuẩn bị phần ôn tập tiếp theo.
----------------- ****-----------------
Ngày soạn: 22/4/2012
Ngày giảng 9a+9b: 27/4/2013 
Ngữ văn. Tiết 166 .
Tổng kết phần tập làm văn ( Tiếp)
	1. ổn định tổ chức. ( 1p’) 	 
	2. Kiểm tra bài cũ. ( 4p’)
- Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS ? Đặc điểm cơ bản của các kiểu văn bản đó ?
	3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học.
* Khởi động (1p)
 GV: ở tiết trước các em đã tổng kết về các kiểu văn bản, tiết học này sẽ tiếp tục tổng kết về phương thức biểu đạt và các kiểu văn bản trọng tâm trong chương trình.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính.
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập. (37p)
- Mục tiêu: Ôn tập về phương thức biểu đạt và các kiểu văn bản trọng tâm trong chương trình.
- GV hướng dẫn HS lập bảng.
II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS.
1. Lí thuyết: 
*. Các phương thức biểu đạt.
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
- Sử dụng 4 phương thức.
- Ngoài ra, tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm (có vai trò quan trọng của người kể và ngôi kể)
Có sử dụng các phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh.
Có sử dụng các phương thức tự sự, miêu tả, nghị luận
Có sử dụng các phương thức m/t, b/c, thuyết minh.
Có sử dụng các phương thức miêu tả, nghị luận.
 *. So sánh: Thuyết minh, giải thích, miêu tả 
Thuyết minh
Giải thích
Miêu tả
- Phương thức chủ yếu: Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng.
- Cách viết: Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khái quát, khoa học.
- Phương thức chủ yếu: Xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Các viết: Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và thu lượm qua các phương tiện thông tin đại chúng) để giải thích một vấn đề nào đó theo một quan điểm, lập trường nhất định.
- Phương thức chủ yếu: Tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan.
- Cách viết: Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
H: Phần văn và tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? (câu 1)
- HS trả lời, gv kl:
- Mô phỏng.
- Học phương pháp kết cấu.
- Học diễn đạt.
- Gợi ý sáng tạo.
-TL: Đọc nhiều để học cách viết tốt, không đọc, ít đọc thì viết không tốt, không hay.
H: Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào đối với phần Văn và TLV?
- Tìm, chỉ ra chính xác các thủ pháp nghệ thuật.
- Đọc, nói, kể chuẩn xác ...
- Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn tốt.
GV. Trước hết chúng ta cần nắm vững: Thuyết minh là nói rõ, giải thích, giới thiệu, thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách sử dụng.
H: Nêu mục đích, yêu cầu, phương pháp, ngôn ngữ của văn bản thuyết minh?
- Học sinh trả lời, GV chốt lại.
GV. Cho học sinh lấy ví dụ.
H: Nêu các dạng của kiểu văn bản TM ?
- TM về một thứ đồ dùng.
- TM về một thể loại văn học.
- TM về một phương pháp cách làm.
- TM về một danh lam thắng cảnh.
H: Em hãy đưa ra dàn ý chung của văn bản TM?
 - MB: Giới thiệu đối tượng cần TM.
 - TB: TM chi tiết.
 - KB: Vai trò của đối tượng TM trong đời sống và tương lai.
H: Khi TM ta có thể sử dụng kết hợp với những yếu tố nào?
- Sử dụng một số nghệ thuật.
- Sử dụng yếu tố miêu tả.
H: Văn bản tự sự có mục đích gì?
- HS trả lời, gv kl:
H: Nêu các yếu tố tạo thành?
- HS trả lời.
GV: Sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả ... Sự việc trong văn bản tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
GV: Là người thực hiện các sự việc và là người được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hành động. Nhân vật thể hiện qua các mặt: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm ...
H: Tương tự như hai kiểu văn bản trên em hãy cho biết mục đích, các yếu tố cấu thành và các yêu cầu đối với văn bản nghị luận?
- HS trả lời
GV. yêu cầu HS làm và trình bày, nhận xét
GV đưa ra một bài thuyết minh ngắn gọn cho học sinh tham khảo:
 Muốn giữ những quyển sách quý được bền lâu, xin bạn làm theo cách sau đây:
- Đừng dùng ngón tay thấm nước bọt khi lật giở trang sách.
- Khi các trang sách bị dính bẩn, bạn nên lấy xà phòng xát nhẹ lên rồi nhỏ vài giọt nước mà lau cho sạch; sau đó đem phơi khô trước khi cất vào tủ.
- Tủ và ngăn đựng sách lúc nào cũng phải giữ cho khô và sạch. Nên gói một cục vôi sống để ở một góc hay dưới đáy tủ.
GV. YC học sinh trình bày dàn ý chung của bài văn nghị luận.
- Học sinh trình bày
* Nghị luận về một sự việc, hiện tượng.
- MB: Giới thiệu sự việc có vấn đề.
-TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận thức.
- KB: Kết luận, khẳng định, phủ định lời khuyên.
* Nghị luận về tư tưởng đạo lí.
- MB: Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- TB. Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí
 Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
- KB: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
*. Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).
- MB: Giới thiệu tác phẩm, nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình
- TB: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- KB. Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
*. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- MB: Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ, bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
- TB: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh gía về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
- KB: Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ.
2. Bài tập
Bài tập 1: Mối quan hệ giữa phần văn và TLV..
- Có mối quan hệ chặt chẽ, các Tp văn học có trong phần Đọc – hiểu tương ứng với các kiểu văn bản học ở phần TLV. Các văn bản học ở phần Đọc – hiểu sẽ cung cấp kiến thức về kiểu văn bản đó:
Bài tập 2: Mối quan hệ giữa phần Tiếng Việt với phần Văn và TLV
- Phần TV lấy ngữ liệu từ phần Văn học.
- Phần TV cung cấp, rèn luyện những kỹ năng cho phần TLV và phần Văn học.
III. Các kiểu văn bản trọng tâm
1. Lí thuyết
a. Văn bản thuyết minh
- Mục đích: Giúp người đọc nhận thức về đôí tượng như nó vốn có trong thực tế và có thái độ đúng đắn đối với chúng
VD: Cây dừa: Lá, thân, quả ... như thế nào?
- Yêu cầu: Người viết, người nói khi thuyết minh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm chắc bản chất, đặc trưng, mối tương quan của nó, để có thể trình bày một cách sáng tỏ, đầy thuyết phục, tránh lam man, vô nghĩa.
- Phương pháp thường dùng: Phối hợp nhiều phương pháp như nêu định nghĩa, mô tả sự vật, sự việc, nêu ví dụ, liệt kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, phân loại, dùng số liệu ...
- Ngôn ngữ: Thường dùng nhiều thuật ngữ, tránh đại ngôn, ngôn ngữ phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng và sinh động
b. Văn bản tự sự:
- Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ.
- Yếu tố tạo thành: 
+Sự việc 
+ Nhân vật 
- Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm trong văn bản tự sự:
+ Miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh, nhân vật, sự việc, câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
+ Câu chuyện thêm phần triết lí khi đưa yếu tố nghị luận.
+ Thể hiện được tình cảm của người kể ...
- Ngôn ngữ: Linh hoạt, sử dụng nhiều từ chỉ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian ...
c. Văn bản nghị luận: 
- Mục đích: Bàn luận về một vấn đề nào đó để thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
- Các yếu tố cấu thành: luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận:
+ Luận điểm phải mang tính toàn diện, rõ ràng.
+ Luận cứ phải xác đáng, xác thực, có sức thuyết phục, phải làm rõ luận điểm.
+ Lập luận phải chặt chẽ.
2. Bài tập;
Bài tập 1: Thuyết minh cách giữ những quyển sách quý.
Bài tập 2: Trình bày khái quát dàn ý chung của bài văn nghị luận
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: ( 2p’)
- GV. Chốt lại những vấn đề cơ bản cần nắm trong tiết học.
- Tiếp tục ôn tập để nắm vững những kiến thức đã học
- Soạn: Tổng kết văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A Tuần 34,35.doc