Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 167: Tổng kết phần tập làm văn (tiếp)

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 167: Tổng kết phần tập làm văn (tiếp)

Tiết 167

TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN (Tiếp)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học.

- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.

2. Kỹ năng :

- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học

- Đọc- hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản.

- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.

- Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.

3. Giáo dục : HS ý thức trong việc sử dụng các kiểu văn bản cho đúng.

B. CHUẨN BỊ

- GV : Soạn bài, bảg phụ.

- HS : Soạn bài.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra ( 5’)

- Nhắc lại các kiểu văn bản đã học ở lớp 9

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 167: Tổng kết phần tập làm văn (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/5/ 2012
Ngày giảng : / 5/ 2012
Tiết 167
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN (Tiếp)
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức :
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.
2. Kỹ năng : 
- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học
- Đọc- hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản.
- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
- Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.
3. Giáo dục : HS ý thức trong việc sử dụng các kiểu văn bản cho đúng.
B. CHUẨN BỊ
- GV : Soạn bài, bảg phụ.
- HS : Soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra ( 5’)
- Nhắc lại các kiểu văn bản đã học ở lớp 9
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
- GV : Cho học sinh thảo luận câu hỏi 1,2,3 sgk – theo nhóm
- HS : Trình bày theo ý hiểu của mình.
- HS khác nhân xét + GV kết luận
GV lấy ví dụ kinh nghiệm đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp làm văn như thế nào?
15
I. Các kiểu văn bản đã học :
II. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS
- Câu 1 : Đọc hiểu văn bản – học cách viết tốt. 
- Câu 2 : 
+ TLV : Giúp các em có vốn ngôn ngữ khi viết văn.
+ Văn : Giúp các em dễ tiếp cận văn bản.
- Câu 3 : Có tác dụng khơi gợi kinh nghiệm cho học sinh khi viết bài văn.
Hoạt động 2. 
? Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì ?
? Muốn làm văn bản thuyết minh cần chuẩn bị những gì ?
? Hãy cho biết phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh ?
? Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì ?
? Văn bản tự sự có mục đích biểu đạt là gì 
? Hãy cho biết các yếu tố tạo thành văn bản tự sự ?
? Vì sao văn bản tự sự thường sử dụng các yếu tố : miêu tả, nghị luận, biểu cảm ? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó ?
? Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì ?
? Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì ?
? Văn bản nghị luận có những yếu tố nào ?
? Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ phải ntn ?
- GV gao bài tập cho hs : Câu hỏi d,e
- HS tự làm – GV kiểm tra + Nhận xét.
30
III. Ba kiểu văn bản học ở lớp 9
1. Văn bản thuyết minh :
* Mục đích : Phơi bày nội dung sâu kín bên trong đặc trưng đối tượng
* Chuẩn bị :
- Quan sát, tìm hiểu thực tế.
- Đọc tài liệu, tìm hiểu, nghiên cứu, tìm ra đặc điểm cơ bản.
* Các phương pháp thuyết minh :
- Nêu khái niệm.
- Nêu ví dụ.
- So sánh, phân tích....
* Ngôn ngữ : Đơn nghĩa, rõ ràng, cụ thể, ít dùng các biệt pháp tu từ. ( Chỉ dùng phép tu từ : So sánh, nhân hoá )
2. Văn bản tự sự :
* Mục đích : Trình bày sự việc
* Các yếu tố : Miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
- Tác dụng :
+ Miêu tả : Giúp cho người đọc hình dung cụ thể nhân vật, hành động -> Câu văn giàu hình ảnh.
+ Biểu cảm : Giúp câu văn gợi cảm, gợi sự đồng cảm.
+ Nghị luận : Vấn đề nêu ra có tính khái quát, có tính triết lý -> Tạo cho văn bản sâu sắc.
* Ngôn ngữ : Giàu hình ảnh, biểu cảm.
3. Văn bản nghị luận : 
a. Mục đích : Bày tỏ quan điểm nhận xét, đánh giá về vai trò.
b. Yếu tố : Luận điểm, luận cứ
c. Yêu cầu :
- Luận điểm : rõ ràng.
- Luận cứ : Xác thực, tiêu biểu.
d. Dàn bài chung của các bài văn nghị luận :
( Xem lại sgk )
4. Củng cố, dặn dò :
- Củng cố : Phân biệt 3 thể loại văn học ở lớp 9 về : Mục đích, đặc điểm ?
- Dặn dò : Học bài + Soạn kịch “ Tôi và chúng ta”

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 167 TỔNG KẾT TLV (TIẾP).doc