Tiết 169
TỔNG KẾT VĂN HỌC
(Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
2. Kỹ năng :
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì
- Đọc –hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại
3. Giáo dục : HS lòng tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc ta.
B. CHUẨN BỊ
- GV : Soạn bài, bảng tổng hợp.
- HS soạn bài trước ở nhà.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra
- Không
3. Bài mới
Ngày soạn : 7 / 5/ 2012 Ngày giảng : / 5/ 2012 Tiết 169 TỔNG KẾT VĂN HỌC (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam. - Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học. 2. Kỹ năng : - Hệ thống hóa kiến thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì - Đọc –hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại 3. Giáo dục : HS lòng tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc ta. B. CHUẨN BỊ - GV : Soạn bài, bảng tổng hợp. - HS soạn bài trước ở nhà. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra - Không 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1 - Câu hỏi cho hs thảo luận : ? Tìm hiểu về văn học dân gian qua những nội dung sau : - Hoàn cảnh ra đời : - Đối tượng sáng tác : - Đặc tính : - Thể loại : - Nội dung : - Đại diện các nhóm trình bày. - GV chốt lại nội dung cần ghi vào vở. ? Các sáng tác văn học viết được viết bằng những loại tiếng nào ? ? Nội dung của các tác phẩm văn học viết ntn ? Hoạt động 2 ? Trình bày đặc điểm của văn học Việt Nam qua các giai đoạn : - Từ thế kỷ X – XIX : - Từ thế kỷ XX – 1945 : - Từ 1945 – 1975 : - Từ sau 1975 đến nay : * HS nghiên cứu độc lập - Trình bày trước lớp + Cả lớp nhận xét - GV Chốt lại nội dung cơ bản ghi vở. Hoạt động 3 - GV : Khái quát vài nét nổi bật của văn học Việt Nam về : + Tư tưởng yêu nước : + Tinh thần nhân đạo : Hoạt động 4 ? Liệt kê nhanh một số thể loại văn học dân gian, trung đại, hiện đại ? - GV cho HS đọc Ghi nhớ trong SGK. 15 10 10 10 A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam : I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam : a) Văn học dân gian - Hoàn cảnh ra đời: Trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội. - Đối tượng sáng tác: Chủ yếu là những người lao động ở tầng lớp dưới --> văn học bình dân, sáng tác mang tính cộng đồng. - Đặc tính: tính cụ thể, tính truyền miệng, tính dị bản, tính tiếp diễn xướng. - Thể loại: Phong phú (Truyện, dân ca, ca dao, vè, câu đố, chèo...), có văn hóa dân gian của các dân tộc(Mường, Thái, Chăm...) - Nội dung: sâu sắc, gồm: + Tố cáo xã hội cũ, thông cảm với những nỗi nghèo khổ. + Ca ngợi nhân nghĩa, đạo lý. + Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tình bạn bè, gia đình. + Ước mơ cuộc sống tốt đẹp, thể hiện lòng lạc quan yêu đời, tin tưởng ở tương lai... b) Văn học viết. -Về chữ viết: có những sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp (Nguyễn Ái Quốc). Tuy viết bằng tiếng nước ngoài nhưng nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật vẫn thuộc về dan tộc, thể hiện tính dân tộc đậm đà. - Về nội dung: Bám sát cuộc sống, biến động của mọi thời kì, mọi thời đại. + Đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến, chống đế quốc. + Ca ngợi đạo đức, nhân nghĩa, dũng khí. + Ca ngợi lòng yêu nước và anh hùng. + Ca ngợi lao động dựng xây. + Ca ngợi thiên nhiên. + Ca ngợi tình bạn bè, tình yêu, tình vợ chồng, mẹ cha... II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam : a) Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX - Là thời kì văn hóa trung đại, trong điều kiện XHPK suốt 10 thế kỉ cơ bản vẫn giữ được nền độc lập tự chủ. - Văn hóa yêu nước chống xâm lược (Lý, Trần, Lê, Nguyễn) có Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu. - Văn học tố cáo xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng tự do, yêu đương, hạnh phúc (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...) b. Đầu thế kỉ XX đến năm 1945 - Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỉ (trước khi Đảng CSVN ra đời): có (Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài) - Sau 1930: Xu hướng hiện đại trong văn học với văn học lãng mạn (Nhớ rừng), văn học hiện thực (Tắt đèn), văn học cách mạng (Khi con tu hú...) c) từ 1945-1975 - Văn học viết về kháng chiến chống Pháp(Đồng chí, Đêm nay Bác không ngủ, Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng...) - Văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Ánh trăng) - Văn hóa viết về cuộc sống lao động( Đoàn thuyền đánh cá, vượt thác) d) Từ sau 1975 - Văn học viết về chiến tranh (Hồi ức, kỉ niệm) - Viết về sự nghiệp xây dựng đất nước, đổi mới. III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam : a. Tư tưởng yêu nước: Chủ đề lớn, xuyên suốt trường kì đấu tranh giải phóng dân tộc (Căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, dám hi sinh và xả thân tình đồng chí đồng đội, niềm tin chiến thắng) b. Tinh thần nhân đạo: yêu nước và thương yêu con người đã hòa quyện thành tinh thần nhân đạo (Tố cáo bóc lột, thông cảm người nghèo khổ, lên tiếng bênh vực quyền lợi con người...) c. Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan: Trải qua các thời kì dựng nước và giữ nước, lao động và đấu tranh, nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ trong cuộc sống đời thường và trong chiến tranh. Đó là nguồn mạch tạo nên sức mạnh chiến thắng. d. tính thẩm mĩ cao: Tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu văn học nước ngoài , văn học Việt Nam không có những tác phẩm đồ sộ, những tác phẩm quy mô vừa và nhỏ, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hòa, giản dị. Tóm lại: + Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam. + Là bộ phận quan trọng của văn hóa tinh thần dân tộc thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng con người Việt Nam. * Ghi nhớ : sgk B. Sơ lược về một số thể loại văn học : 1. Một số thể loại văn học dân gian (Xem lại tiết ôn tập về văn học dân gian) 2. Một số thể loại văn học trung đại a. Các thể thơ - Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: thể thơ Cổ Phong và thể thơ Đường Luật. - Gồm : Côn sơn ca, Chinh phụ ngâm khúc... - Thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú (Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh ) - Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: Truyện Kiều, Thơ Tố Hữu b. Các thể truyện kí c. Truyện thơ Nôm d. Văn nghị luận 3. Một số thể loại văn học hiện đại - Gồm truyện ngắn, thơ, kịch, tùy bút... * Ghi nhớ : sgk 4. Củng cố, dặn dò : - Củng cố : GV khái quát lại những kiến thức cơ bản - Dặn dò : về học bài cũ + Soạn bài
Tài liệu đính kèm: