Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

1. Kiến thức:

- Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại.

- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh.

- Thấy được nghệ thuật độc đáo của văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại.

 - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, ghi lễ thời Lê - Trịnh.

3. Thái độ: Phê phán các tiêu cực của XHPK.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: 1. Giáo viên: Sưu tầm một số địa danh, chức sắc, ghi lễ thời Lê Trịnh.

2. Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới:

+ Nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương sau khi học xong tác phẩm? ( 10đ)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/09/2012
 Tiết 22: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(TRÍCH VŨ TRUNG TUỲ BÚT )
PHẠM ĐÌNH HỔ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại.
- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh.
- Thấy được nghệ thuật độc đáo của văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại.
 - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, ghi lễ thời Lê - Trịnh.
3. Thái độ: Phê phán các tiêu cực của XHPK.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 1. Giáo viên: Sưu tầm một số địa danh, chức sắc, ghi lễ thời Lê Trịnh.
2. Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
+ Nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương sau khi học xong tác phẩm? ( 10đ)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
- GV giói thiệu vào bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
+ Nêu vài nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Phạm Đình Hổ?
+ Cho biết giai đoạn sáng tác của tác phẩm?
+ Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt nào? Em biết gì về thể văn này?
+ Có thể chia văn bản thành mấy phần?
- HS đọc đoạn 1:
+ Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa trịnh và các quan lại hầu cận được tác giả thể hiện qua những chi tiết nào?
- HS trả lời – GV bổ sung ghi bảng.
+ Ngoài việc vui chơi, đối với của cải trong dân chúng, chúa đã có hành động gì?
+ Nhận xét nghệ thuật miêu tả những việc làm của chúa Trịnh.
- Miêu tả khách quan, tỉ mỉ, không bộc lộ thái độ, bóc trần bản chất nhân vật: vơ vét, tham hoan lạc, ức hiếp, bóc lột dân, xã hội rối ren hỗn loạn, vua chúa mặc sức ăn chơi, hà hiếp dân lành.
+ Qua cách kể em hiểu cuộc sống của chúa Trịnh như thế nào?
+ Câu “Mỗi khibất tường” có ý nghĩa gì?
- Gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì tan tác, đau thương chứ không phải cảnh đẹp, bình yêu, phồn thịnh. Dự báo một thảm hoạ sắp xảy ra.
+ Bọn quan lại trong phủ chúa đã vơ vét của cải của dân bằng thủ đoạn nào?
- Có chậu hoa, chim tốt...biên ngay chữ phụng thủ.
- Dùng thủ đoạn khép những nhà giàu có vào tội giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền.
- Hòn đá, cây to phải phá nhà, huỷ tường.
+ Em hiểu như thế nào là “Mượn gió bẻ măng”?
+ Trước tình hình đó, người dân đã làm gì để tránh tai vạ?
+ Tác giả đã chỉ ra bằng chứng nào để thể hiện sự thật? Tác giả kể lại câu chuyện của gia đình mình nhằm mục đích gì?
- Là một minh chứng hùng hồn cho thực trạng rối ren của đất nước, tăng thêm tính thuyết phục.
+ Em có nhận xét gì về bọn quan lại của chúa Trịnh?
+ Thái độ của tác giả được thể hiện kín đáo trong đoạn trích như thế nào?
- Tố cáo, khinh bỉ bọn quan lạithể hiện qua giọng điệu, từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại.
Hoạt động 3
+ Nêu nội dung phản ánh của tác phẩm.
+ Nghệ thuật biểu hiện ntn?
+ Qua văn bản tác giả muốn thể hiện điều gì?
Hoạt động 4 
GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
- Nêu nhận xét chủ quan, có dẫn chứng minh hoạ.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM:
a. Tác giả:
 Phạm Đình Hổ (1768-1839)
Quê ở Hải Dương. Là một nho sĩ mang tâm sự bất đắc chí vì không gặp thời.
b. Tác phẩm: Trích từ tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút”.
2. THỂ LOẠI: Tuỳ bút
3. PTBĐ: Tự sự + miêu tả.
4. BỐ CỤC: 2 phần.
P1: Từ đầu....bất tường.
- Thói xa hoa của chúa Trịnh.
P2: Còn lại:
- Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.
II. HIỂU VĂN BẢN
1. Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm.
- Thích chơi đèn đuốc.
- Bày đặc nghi lễ.
- Xây dựng đình đài liên miên...
- Bày trò giải trí lố lăng, tốn kém.
- Thu tìm vật quí của dân (trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa, cây cảnh..)
→ Dẫn chứng cụ thể, chân thật, miêu tả tỉ mỉ khách quan không lời bình.
[ Phản ánh cuộc sống xa hoa, hưởng lạc và dấu hiệu suy vong của vua Lê chúa Trịnh.
2. Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại.
- Thủ đoạn: Mượn gió bé măng, vu khống.
- Hành động: Dọa dẫm, cướp, tống tiền.
→ Dẫn chứng cụ thể, khách quan, không lời bình.
[ Phê phán bọn quan lại ỷ thế, cậy quyền ức hiếp dân lành.
III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ
1. Nội dung:
- Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê –Trịnh.
2. Nghệ thuật:
- Chọn ngôi kể phù hợp, sự việc tiêu biểu, miêu tả sinh động, ngôn ngữ khách quan.
3. Ý nghĩa:
- Hiện thực lịch sử và thái độ của kẻ thức giả trước những vấn đề của đời sống xã hội.
IV. LUYỆN TẬP
1. Viết đoạn văn ngắn nhận xét về xã hội nước ta thời chúa Trịnh.
4. Củng cố:
Hoạt động 4: Đánh giá. 
+ Nêu nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong văn bản.
+ Thể loại tuỳ bút có gì khác so với thể truyện mà em đã học của văn bản “Chuyện người..”?
- Truyện: Có cốt truyện, có nhân vật, cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc họa bởi một hệ thống chi tiết nghệ thuật dựa trên hiện thực và tưởng tượng.
- Tuỳ bút: Ghi chép những sự việc có thật, không cần hệ thống kết cấu, tuỳ hứng, tản mạn.
5. Dặn dò:
- Nắm được nội dung và giá trị hiện thực, thái độ tố cáo kín đáo của tác giả qua văn bản.
- Làm bài tập ở phần luyện tập. Đọc thêm ( sgk/63)
- Tìm đọc một số tư liệu về Vũ trung tùy bút.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
- Soạn văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí( hồi thứ 14)

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 chuyen cu trong phu chua Trinh.doc