Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 23; 24: Hoàng Lê Nhất Thống Chí (hồi 14)

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 23; 24: Hoàng Lê Nhất Thống Chí (hồi 14)

 Tiết 23; 24: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (HỒI 14)

Ngô Gia Văn Phái

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- Có những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô Gia Văn Phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – nguyễn Huệ.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.

- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: QT đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.

2. Kĩ năng:

- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.

- Cảm nhận sức trổi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.

3. Thái độ:

- GD lòng kính yêu tự hào về truyền thống chống giặc của nhân dân và lên án bọn xâm lược, bọn vua quan phản dân, hại nước.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 23; 24: Hoàng Lê Nhất Thống Chí (hồi 14)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/09/2012
 Tiết 23; 24: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (HỒI 14)
Ngô Gia Văn Phái
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 1. Kiến thức: 
- Có những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô Gia Văn Phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: QT đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trổi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
3. Thái độ:
- GD lòng kính yêu tự hào về truyền thống chống giặc của nhân dân và lên án bọn xâm lược, bọn vua quan phản dân, hại nước.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
2. Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài, sưu tầm tranh ảnh về vua Quang Trung.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
2. Kiểm tra 15 phút
Đề:
Câu 1: Nêu những đặc điểm của thể văn tùy bút trung đại trong tác phẩm Vũ trung tùy bút. (4đ)
Câu 2: Nêu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.( 6đ)
Đáp án:
Câu 1: 
- Ghi chép tùy hứng, tản mạn, không cần hệ thống kết cấu. Bàn về các thứ lễ nghi, phong tục tập quán, ghi chép những sự việc xảy ra trong xã hội lúc đó. Viết về một số nhân vật, di tích lịch sử, khảo cứu về địa dư ... tất cả được trình bày một cách giản dị và sinh động.(4đ)
Câu 2: 
- Nội dung: Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê –Trịnh. (2đ)
- Nghệ thuật: Chọn ngôi kể phù hợp, sự việc tiêu biểu, miêu tả sinh động, ngôn ngữ khách quan. (2đ)
- ý nghĩa: Hiện thực lịch sử và thái độ của kẻ thức giả trước những vấn đề của đời sống xã hội. (2đ)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
NGUYỄN HUỆ
- HS xem anh GV gt vào bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
+ Hãy nêu vài nét tiêu biểu về tác giả.
+ Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Hồi thứ mấy của tác phẩm?
+ Em hiểu gì về ý nghĩa tên gọi của tác phẩm?
+ Văn bản này thuộc thể loại văn học nào?
+ Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
+ Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
- HS đọc và tóm tắt đoạn trích.
* GV củng cố tiết 1 - chuyển sang tiết 2.
 Tiết 2
Hoạt động 2 ( tiếp theo) 
+ Bắc Bình Vương NH lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào? Vì sao lại lên ngôi?
+ Sau khi lên ngôi việc đầu tiên của hoàng đế là gì?
- HS đọc lại đoạn “Vua QT mừng lắm.tuân theo mà làm”
+ Kể lại những việc làm của vua Quang Trung?
- Lên ngôi hoàng đế.
- Tự mình đốc suất đại binh .	lo xa, 
- Duyệt binh ở Nghệ An.	 HĐ 
- Phủ dụ tướng sĩ, định kế mạnh mẽ 
 hoạch hành quân đánh giặc, 
đối phó với quân Thanh sau 
chiến thắng.
- Phân tích tình huống 
thời cuộc và thế tương quan sáng suốt
lực lượng.
- kích thích truyền thống	nhạy bén
 yêu nước dân tộc.	
- Xét đoán dùng người.	ý chí quyết
- Mới khởi binh đã định sẽ thắng
chiến thắng 
- Tính kế hoạch ngoại
 giao sau khi thắng, nhìn
chiến thắng với một nước gấp 10 xa trông 
 lần nước mình. rộng
- 4 ngày vượt đèo núi đi 350 km 
tới Nghệ An, vừa tuyển quân vừa 	tài dụng 
duyệt binh tổ chức đội ngũ trong binh	
một ngày, tiến quân thần tốc, hẹn	như - mùng 7/1 ăn tết ở thành Thăng Long.
- Hành qân xa quân đội vẫn chỉnh tề.
- Cởi voi ra doanh. oai phong
- Ra lệnh tiến quân.	
- Cầm quân xông 	lẫm liệt
pha trận mạc 
+ Qua đó em có cảm nhận gì về hình ảnh người anh hùng dân tộc Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ?
- Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán, có chủ định, trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén, nhìn xa trông rộng, là linh hồn của chiến công vĩ đại.
+ Kể tóm tắt trận đánh quân Thanh của vua QT?
- Ngày 30 tiến quân ra Tam Điệp, đêm 30 tiến quân ra Thăng Long.
- Đến sông Thanh Quyết bắt toàn bộ quân Thanh đi do thám.
- Nửa đêm mồng 3 tháng giêng đến Hạ Hồi, mọi người đều xin hàng.
- Ngày mồng 5 hạ đền Ngọc Hồi.
- Quân Thanh bỏ chạy, SGĐ thắt cổ, quân Thanh đại bại.
- Giữa trưa mồng 5 QT kéo vào Thăng Long .
+ Nhận xét nghệ thuật kể của tác giả?
Đoạn văn trần thuật ghi lại sự kiện lịch sử miêu tả cụ thể lời nói, hành động, hình ảnh của QT để khắc hoạ tính cách nhân vật.
+ Theo em, tại sao các tác giả vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết thực và hay như thế về người anh hùng NH?
Dù có tình cảm với nhà Lê, các tác giả không thể bỏ qua sự thực là ông vua lê hèn yếu đã “Cõng rắn cắn gà nhà” và chiến công lừng lẫy của QT, là niềm tự hào của dân tộc. Các tác giả tôn trọng sự thật lịch sử, ý thức dân tộc nên đã viết thực, hay về nhân vật QT.
+ Trong lúc QT tiến quân ra Thăng Long Tôn Sĩ Nghị và vua Lê đang làm gì?
+ Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh được thể hiện như thế nào?
+ Bọn xâm lược đã chịu hậu quả như thế nào?
+ Số phận của bọn vua tôi phản quốc Lê Chiêu Thống được miêu tả như thế nào?
+ Nhận xét giọng văn của tác giả?
- Đoạn đầu sôi nổi (kể + miêu tả)
Đoạn cuối giọng ngậm ngùi lưu luyến nhà Lê.
Hoạt động3
+ Qua văn bản tác giả muốn thể hiện điều gì?
+ Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng?
+ Qua văn bản em có cảm nhận gì về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc?
Hoạt động 4
- GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
+ Miêu tả từng trận Hà Hồi, Ngọc Hồi.
+ Cảnh QT biểu hiện trong mỗi trận.
+ Trận vào thăng long.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
 (SGk/70)
2. THỂ LOẠI: Tiểu thuyết chương hồi.
3. PTBĐ: Tự sự + miêu tả.
4. BỐ CỤC: 3 phần
P1: Từ đầu...năm mậu thân 1788
→ Nguyễn Huệ lên ngôi và thân chinh cầm quân dẹp giặc.
P2: Tiếp...kéo vào thành.
→ Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
P3: Còn lại
→ Sự đại bại của quân Thanh và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
II. HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung.
- Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
- Có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng.
- Tài dụng binh như thần.
- Lẫm liệt trong chiến trận.
→ Miêu tả cụ thể.
[ Là bậc anh hùng, trí dũng song toàn.
2. Quân tướng nhà Thanh, số phận của bọn vua tôi phản quốc.
a. Quân tướng nhà Thanh.
- Yến tiệc vui mừng, không lo bất trắc.
→ Kiêu căng, chủ quan, khinh địch.
- Sầm Nghi Đống tự thắt cổ.
- Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật.
- Bỏ chạy tán loạn.
- Chết hàng vạn người.
→ Thất bại hoàn toàn, tháo chạy về nước.
b. Số phận của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Nghe tin có biến vội vã trốn chạy.
- Đêm ngày đi gấp, đói khát mệt lử.
- Cuống quýt khi nghe quân Tây Sơn đuổi đến nơi.
→ Đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn giặc xâm lược.
III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ
1. Nội dung: 
- Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh.
- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
2. Nghệ thuật: 
- Kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử, ngôn ngữ kể, tả sinh động.
- Giọng điệu trần thuật.
3. Ý nghĩa: 
- Ghi lại hiện thực hào hùng của dân tộc và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789).
IV. LUYỆN TẬP
1. Miêu tả chiến công thần tốc đại phá quân Thanh từ tối 30 tết – 5/1.
4. Củng cố:
Bài tập trắc nghiệm.
Câu 1.Tên tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí có ý nghĩa gì?
A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.
D. Ý chí trước sau như một của vua Lê.
Câu 2. Nội dung chính của câu sau là gì?
“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương nam phương Bắc chia nhau mà cai trị.”
Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta và hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc.
Thể hiện niềm tin vào ông trời của Nguyễn Huệ.
 Thể hiện niềm tự hào về non sông đất nước của Nguyễn Huệ.
 Thể hiện niềm tự hào về sông núi nước Nam.
Câu 3. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người.
A. Phủ dụ quân lính tại nghệ An và cầm quân ra trận.
B. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp Và phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
C. Cầm quân ra trận và mở tiệc khao quân.
D. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp và ý chí quyết thắng. 
5. Dặn dò:
- Nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích.
- Cảm nhận và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng( tiếp theo).

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 Hoang Le nhat thong chi.doc