Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 25

Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 25

Tiết :121 Tuần 25 Bài 24

 Sang thu

 - Nguyễn Hữu Thỉnh

A . Mục tiêu cần đạt.

 - Giúp học sinh phân tích được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên , từ cuối hạ sang đầu thu .

 - Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên , đất nước con người

 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm , cảm nhận và phân tích thơ trữ tình

B . Chuẩn bị .

1 . Giáo viên : Bài soạn – tài liệu về thơ Nguyễn Hữu Chỉnh

2 . Học sinh : Bài soạn , sưu tầm các bài thơ về mùa thu .

C . Các bước lên lớp .

1 . Tổ chức .

2 . Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng hai khổ thơ mà em thích? Phân tích một trong hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ

3 . Tiến trình tổ chức các hoạt động các hoạt động dạy học

 

doc 18 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :121
 Tuần 25 Bài 24
 Sang thu 
 - Nguyễn Hữu Thỉnh 
A . Mục tiêu cần đạt. 
 - Giúp học sinh phân tích được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên , từ cuối hạ sang đầu thu .
 - Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên , đất nước con người 
 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm , cảm nhận và phân tích thơ trữ tình 
B . Chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – tài liệu về thơ Nguyễn Hữu Chỉnh 
2 . Học sinh : Bài soạn , sưu tầm các bài thơ về mùa thu .
C . Các bước lên lớp . 
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng hai khổ thơ mà em thích? Phân tích một trong hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ 
3 . Tiến trình tổ chức các hoạt động các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Hồi năm đầu thế kỉ XX, Tản Đà bâng khuâng đón mùa thu :
“ Từ vào thu tới nay 
 Trăng thu bạch 
 Gió thu lạnh 
 Khói thu xây thành 
 S ương thu man mác đầu ghềnh 
Đến những năm 40 , Thâm Tâm lại tả biển chiều thu trong một cuộc tống biệt : 
“ Ta biết người buồn sáng hôm nay 
 Giời chưâ vào thu tươi lắm thay 
 Em nhỏ thơ ngây , đôI mắt biếc 
 Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay 
Và bây giờ , ta nghe Nguyễn Hữu Thỉnh tả cái khoảnh khắc cảm nhận mùa thu lại về trên quê hương ông .
Hoạt động 2 : Đọc – tìm hiểu văn bản 
Gv hướng dẫn học sinh đọc : giọng nhẹ , nhịp thơ chậm, khoan thai , trầm lắng và thoáng suy tư
Gv đọc một lần , gọi từ 2-3 học sinh đọc 
Gv nhận xét cách đọc
Dựa vào chú thích SGK 
? Nêu hiểu biết của em về tác giả , tác phẩm ? 
Gv lưu ý , mở rộng nét cơ bản về tác giả 
Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều , viết hay về con người cuộc sống ở nông thôn về mùa thu , thơ ông dạt dào cảm xúc trước cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo 
 ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? thuộc thể loại nào? 
? Qua phần đọc bài thơ , e nhận thấy tác giả đã cảm nhận được vật cảnh vật nào ? 
Cảnh sang thu 
Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu đầutiên của tác giatrước cảnh vật sang thu .
Học sinh đọc khổ thơ đầu 
? Những tín hiệu đầu tiên về sự biến đổi của trời đất sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ đâu ? và qua những hình ảnh nào ? 
- Bắt đầu từ hương ổi -> phả ->gió se -. Sương chùng chình -> hình như thu đã về 
? Tại sao sự cảm nhận của tác giả lại bắtđầu từ “ hương ổi” mà không phảI từ hình ảnh khác ? 
Hương ổi là hình ảnh bình dị của chốn thôn quê đồng bằng bắc bộ , gợi vị ngọt dịu mát gắn với tuổi thơ ấu được “phả” vào trong gió se 
? Từ “ phả”thuộc từ laọi gì ? tại sao không dùng từ “thổi” , “ bay” mà lại dùng từ “ phả” ? phả vào trong gió se ? 
? Hình ảnh “sương chìng chình qua ngõ” gợi một hình dung như thế nào ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? 
Từ “ chùng chình” là một từ láy gơI hình ảnh có thể thay bằng từ “ dềnh dàng” , “ đỉnh đỉnh”
Gv : Hình ảnh làn sương đi qua ngõ có vể cố ý chậm hơn mọi ngày . Có cái gì đó duyên dáng , yểu điệu của một làn sương , một hình bóng thiếu nữ , một người bạn gái nào đấy và tất cả chưa rõ ràng , hay vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra ? Từ đó em thấy tâm trạng của tác giả được biểu hiện cụ thể qua những từ ngữ nào ?
-Từ “ bỗng” , “ hình như” 
? Tác giả sử dụng từ loại nào để gợi tả tâm trạng ? 
? Qua đó nhận xét về việc lựa chọn từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ đó ? 
Gv chuyển : Từ những tín hiệu ban đầu của sự chuyển mùa tác giả cảm nhận những biến chuyển trong không gian lúc sang thu 
Học sinh đọc thầm ba khổ thơ 
? Những chuyển biến của đất trời sang được tác giả cảm nhận qua hình ảnh thơ nào ? 
Học sinh trả lời 
Gv ghi lên bảng những hình ảnh thơ 
? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ , hình ảnh nghệ thuật ? sự cảm nhận tinh tế của tác giả ? ( học sinh chú ý từ “chùng chình , dềnh dàng , vội vã , vắt nửa mình ) 
? Cách sử dụng từ ngữ hình ảnh đặc sắc gợi tả điều gì ? 
+ Hương ổi gió , gió se : hương vị và tiết trời se lạnh 
+ Sương thu giăng giăng mắc nhẹ , chuyển động chầm chậm 
+ Dòng sông trôi thanh thản gợi vẻ ếm dịu của thiên nhiên ( so sánh với dòng sông mùa hè ) 
+ Những cánh chim vội vã 
+ Hình ảnh mây , năng : cảm giác giao mùa được miêu tả qua sự chuyển biến của thời gian thật vị 
+ Bớt đi cơn mưa và tiếng sấm : sự chuyển đổi của đát trời sang thu 
? Qua đó , tác giả cảm nhận được không gian biến chuyển như thế nào ?
Gv bình : như vậy nhà thơ đã cảm nhận sự chuyển mùa bằng nhiều giác quan ( khứu giác, xúc giác , thị giác ) và đặc biệt là sự rung động của tâm hồnthơ dạt dao cảm xúc , tác giả dường như đang mở lòng mình , đang căng ra xao động để đón nhận tất cả mọi tín hiệu thay đổi của đất trời sang thu . Có yêu thiên nhiên , tác giả mới có thể cảm nhận tinh tế đến thế . 
? Theo em , nét riêng của điểm giao thời mùa hạ sanh thu được tác giả thể hiện đặc sắc qua hình ảnh thơ nào ? 
Hai câu thơ cuối “ Sấm cũng bớt bất ngờ , Trên hàng cây đứng tuổi” 
? Em hiểu thế nào về hai câu thơ này ? 
Hoạt động 3: Tổng kết – ghi nhớ 
? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc và cảm nhận về nội dung của bài thơ ? 
+ Nghệ thuật tả thực , lựa chọn hình ảnh đặc sắc , từ ngữ gợi cảm , thủ pháp nhân hoá , ẩn dụ , cảm nhận tinh tế .
+ Nội dung : cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự chuyển biến của đẩttời sang thu 
Học sinh đọc ghi nhớ(SGK) 
Hoạt động 4: Luyện tập 
Gv hướng dẫn học sinh viết đoạn văn ngắn từ 3-4 dòng nêu cảm nhận về mùa thu trên quê hương em 
I . Đọc – tìm hiểu chú thích 
1 . Đọc 
2 . Tìm hiểu chú thích 
a. Tác giả - tác phẩm 
- Tác giả : Nguyễn Hữu Thỉnh (1942) ở Vĩnh Phúc – là tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam 
- Tác phẩm : Sáng tác cuối năm 1977
b. Thể thơ .
- Thểthơ : ngũ ngôn 
- Thể loại : Tữ tình 
II . Tìm hiểu văn bản 
1 . Những cảm nhận ban đầu của cảnh đất trời sang thu .
Bỗngnhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
- Từ phả : chỉ sự chuyển động của sự vật , gợi sự lan toả , lắng đọng 
- Gió se :tín hiệu ngọn gió se lạnh , nhẹ ,khô , hơi lạnh 
- Tác giả nhân hoá hình ảnh “ làn sương” khiến nó trở nên duyên dáng đáng yêu , yểu điệu 
-Tác giả sử dụng tình thái từ gợi thái độ ngác nghiên đến ngỡ ngàng 
 Từ “hình như”: phỏng đoán xao động trước tín hiệu sang thu 
-> Từ ngữ giàu hình ảnh , tinh tế mang sắc thái biểu cảm cao .
* Tác giả diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng , bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra tín hiệu mùa thu qua hình ảnh quen thuộc , bình dị gợi ra không gian huyền ảo của thời điểm giao hoà giữa hạ sang thu rất lạ lùng , quyến rũ .
2 . Cảm nhận của tác giả về những biến
Chuyển trong không gian . 
Hương ổi phả gió se 
Sương chùng chình 
Sông dềnh dàng ,/chim vội vã 
Đám mây vắt nửa mình sang thu 
Vẫn còn nắng vơI dần cơn mưa 
Sấm bớt bất ngờ .
-> Bút pháp tả thực , từ ngữ gợi tả , giàu hình ảnh , nghệ thuật nhân hoá 
=> Tác giả cảm nhận được không gian mùa thu chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt , với những nét đặc sắc riêng của đồng bằng bắc bộ . Đòng thời biểu lộ tình cảm tha thiết của tác giả với thiên nhiên và gửi gắm bao tâm sự 
- ý nghã tả thực về hình ảnh thiên nhiên lúc sang thu : Bớt đi tiếng sấm bất ngờ hay hàng cây không còn bất ngờ , bị giật mình vì tiếng sấm nữa .
- ý nghĩa ẩn dụ : Là những suy ngẫm về sự trảie nghiệm ( sấm: nhiều vang động bất thương của ngoại cảnh , cuộc đời ; hàng cây đứng tuổi : con người đã từng trải ) khi con người đã từng trải , có kinh nghiệm sẽ vững vàng hơn trước biến động của cuộc đời .
III. Ghi nhớ (SGK) 
IV . Luyện tập 
4 Củng cố : Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
5 . Hướng dẫn học sinh học bài 
Làm hết bài tập phần luyện tập 
Soạn bài : Nói cho con 
+ Đọc tìm hiểu chú thích
+ chú ý hệ thống câu hỏi SGK
 --------------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :122
 Tuần 25 Bài 24
 Nói với con 
 Y Phương 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái , tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống bền bỉ sức mạnh dân tộc mình qua lời nói với con của một người cha . Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo , giàu hình ảnh cụ thể , gợi cảm gợi nghĩ trong thơ của tác giả là người dân tộc tày . 
 Giáo dục học sinh lòng yêu kính biết ơn cha mẹ .
 Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và tìm hiểu phân tích thơ tự do , thơ tiếng dân tộc ít người 
B . Chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – tài liệu có liên quan 
2 . Học sinh : Bài soạn , sưu tầm các bài tương tự 
C . Các bước lên lớp . 
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng hai khổ thơ mà em thích phân tích khổ thơ đàu của bài thơ ? 
3 . Tiến trình tổ chức các hoạt động các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Tình yêu thương con cái , mơ ước thế hệ sau nối tiếp xứng đáng , phát huy truyền thống xứng đáng của tổ tiên , quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay . Nói với con của Y Phương – nhà thơ dân tộc tày – là một trong những bài thơ hướng về đề tài ấy với cách nhìn riêng , xúc động và chân tình bằng hình thức người cha nói với người con , tâm tình dặn dò , trùi mến , ấm áp và tin cậy .
Hoạt động 2 : Đọc tìm văn bản 
Gv hướng dẫn học sinh đọc , giọng ấm áp yêu thương , tự hào 
Gv đọc một lượt , gọi từ 2-3 học sinh đọc 
Gv nhận xét cách đọc của học sinh
Chú ý vào chú thích sao SGK 
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả ? 
? bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? theo em có gì mới lạ so với các bài thơ đã học ? 
Thơ tự do , ít vần , gần với lời nói hàng ngày .Mộc mạc chân thành , hình ảnh thơ mới lạ 
? Bài thơ chia làm mấy phần , Nội dung của mỗi phần 
Học sinh đọc khổ thơ đầu bài thơ 
? Người cha nói với con về tình cảm cội nguồn nào ? 
? Em nhận xét gì về những lời thơ nói về tình cảm gia đình ?
Gv Lấy ví dụ câu tục ngữ người thái
“ Chân ngoài rừng , tay trong nhà” 
Như vậykhông phải nghĩa đen là cài chân để ngoài rững , cái tay để trong nhà mà muốn nói một người làm việc luôn chân luôn tay , làm hết việc ngoài rừng , đến việc trong nhà 
Tương tự như vậy : Chân phải bước tớicha 
 Hai bước chạm tiếng cười 
? Theo em , bốn câu thơ tren tác giả muốn diễn đạt điều gì ? 
Gv bình : Cách nói như vậy chỉ đứa con ngây thơ lẫm chẫm tập đi , tập nói tronh vòng tay yêu thương chăm sóc , nang niu của cha mẹ , trong gia đình . Không khí cái gia đình nhỏ này thật ấm áp , êm đềm quây quần . Cha mẹ luôn luôn nâng niu , đón chờ chăm chút từng bước đi , từng nụ cười , tiếng nói của con . Gia đình chính là cái nôi , là tổ ấm để con sống , lớn khôn trưởng thành trong bình yên và tình yêu , niềm mơ ước của cha mẹ .
? Vì sao lời đầu tiên của người cha với con lại nói điều đó ? 
Gv dẫn : con dần lớn khôn , trưởng thành trong cuộc sống lao động , trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của người đồng mình quê hương .
? Em hiểu người đồng mình là gì ? Có thể thay thế ngữ Người đồng mình bằng từ ngữ khác ? 
N ... mùi soa đây này” như thế nào ? 
Anh thanh niên thông báo cho cô gái biết là cô quên chiếc khăn mùi soa .
Gv chốt lại : cách nói ở câu 1 là cách nói hàm ý , cách nói ở câu 2 là cách nói tường minh 
? Em hiểu thế nào là nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý ? 
? Hãy phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý ? 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Giáo viên quay lại tình huống giới thiệu bài và yêu câu học sinh xác định câu nào là câu hiểu theo nghĩa tường minh , câu nào được hiểu theo nghĩa hàm ý ? 
Hoạt động 3 : hướng dẫ luyện tập 
Học sinh đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu bài tập 
Học sinh làm bài – trình bày kết quả 
Gv nhận xét kết luận 
Học sinh đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu bài tập 
Học sinh làm bài – trình bày kết quả 
Gv nhận xét kết luận
Học sinh đọc bài tập 4 và nêu yêu cầu bài tập.
Học sinh thảo luận 
I . Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý . 
1. Bài tập 
- Qua câu “ Trời ơi , chỉ còn năm phút !”, với câu nói của mình anh thanh niên muốn nói rằng “ Anh rất tiếc” nhưng anh không muốn nói thẳng điều đó vì có thể ngại hoặc muốn che dấu tình cảm 
- Câu thứ hai không có ẩn ý .
2 . Nhận xét .
- Nghĩa tường minh : là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu .
- Hàm ý : là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy 
3 . Ghi nhớ (SGK)
II . Luyện tập .
Bài tập 1 .
a . Câu “ Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy” đặc biệt cụm từ tặc lưỡi cho thầy người hoạ sĩ chưa muốn chia tay anh thanh niên .
b . Trong câu cuối đoạn văn , những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi soa là : 
- Mặt ửng đỏ ( ngượng ) .
- Nhận lại chiếc khăn mùi soa ( không tránh được )
- Quay vội đi ( quá ngượng ) 
Qua hình ảnh này , cô gái bối rố đến vụng về vì ngượng .
Bài tập 2 
Hàm ý trong câu in đậm “ Tuổi già cần nước chè : ở Lao Cai đi sớm quá” tức là ông hoạ sĩ chư kịp uống nước chè 
Bài tập 3 . 
Câu mang hàm ý : “ Cơm chín rồi” 
Nội dung hàm ý : ông vô ăn cơm 
Bài tập 4 
Những câu in đậm không chứa hàm ý .
+ Câu in đậm thứ nhất là câu nói lảng 
+ Câu in đậm thứ hai là câu nói dở dang 
4 . Củng cố : Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý 
5 . Hướng dẫn học sinh học bài .
 Học kĩ bài 
 Soạn : Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ 
 Đọc kĩ hệ thống câu hỏi SGK
 ----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :124
 Tuần 25 Bài 24
 Nghị luận 
về một đoạn thơ , bài thơ 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh nắm được thế nào là nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ .
 Nắm vững các yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơđể có cơ sở tiếp thu , rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo .
 Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ .
B . Chuẩn bị . 
1 Giáo viên : Bài soạn – các tài liệu có liên quan .
2 . Học sinh : Bài soạn SGK
C . Các bước lên lớp .
1 Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Nêu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích ? Trình bày dàn ý của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ? 
3 . Tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 . Khởi động 
Mốn làm tốt bài nghị luận về doạn thơ bài thơ , cần có năng lợc cảm thụ văn chương , đồng thời phải nắm vững , thành thục phương pháp làm bài nghị luận 
Vậy nghị luận về một đoạn thơ bài thơ như thế nào , chúng ta tìm hiểu bài hồm nay 
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới 
Học sinh đọc bài văn : Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời 
? Văn bản nghị luận về vấn đề gì ? 
? Bài viết triển khai vấn đề nghị luận bằng các luận diểm nào ? 
? Tìm câu cô đúc luận điểm và vấn đề nghị luận của văn bản ? 
? Để làm sáng tỏ luận điểm người viết đã sử dụng luận cứ nào ? 
Học sinh tìm những chi tiết cụ thể 
Gv kết luận – khái quát 
? Cách diễn đạt trong từng đoạn văn có làm nổi bật luận điểm không ? Vì sao ?
? Chỉ ra bố cục ba phần ? Nhận xét về bó cục của văn bản ? 
Gv sử dụng sơ đồ và yêu cầu học sinh quan sát . 
Học sinh thảo luận nhóm ( NL) 
Đại diện các nhóm báo cáo 
Gv nhận xét kết luận 
? Từ việc tìm hiểu bài tập , em có nhận xét gì về việc nghị luận một đoạn thơ bài thơ ? 
? Phân tích, đánh giá về nội dung , nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ là phân tích đánh giá cái gì ? 
? Em nhận xét về bố cục bài văn nghị luận về đoạn thơ bài thơ về lời văn của bài vă3n nghị luận ? 
? Em hiểu thế nào là nghị luận về đoạn thơ bài thơ ? 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
Học sinh đọc bài tập SGK và nêu yêu câu 
Học sinh thảo luận nhóm ( NN) 
Đại diện các nhóm bào cáo
Gv nhận xét kết luận 
Gv yêu cầu học trình bày luận điểm mình vừa tìm được 
Gv nhân xét và sửa chữa cho học sinh 
I . Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ , đoạn thơ 
1 . Bài tập .
- Vấn đề nghị luận : Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài thơ 
- Có ba luận điểm 
+ Luận điểm 1 : Hình ảnh mùa xuân mang những tâng ý nghĩa 
+ Luận điểm 2 : Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc tha thiết của tác giả 
+ Luận điểm 3 : Thể hiện khát vọng sống được hoà nhập dâng hiến. 
- Câu thơ cô đúc luận điểm và vấn đề nghị luận : Bài thơ lay động tâm hòn người đọc . 
-Để làm sáng tỏ luận điểm , người viết đã chọn giảng , bình các câu thơ , hình ảnh đặc sắc , phân tích giọng điệu trữ tình , kết câu bài thơ 
- Người viết trình bày cảm nghĩ đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu , bằng tình cảm tha thiết trìu mến , lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh , giọng điệu , sự đồng cảm của nhà thơ 
- Bốc cục : Ba phần 
+ Mở bài :đoạn 1 : triển khai vấn đề ngị luận 
+ Thân bài : ba đoạn văn tiếp : trình bày sự cảm nhận , đánh gía cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung , nghệ thuật của bài thơ ( triển riển khai luận điểm bằng hệ thống luận cứ ) 
+ Kết bài : đoạn văn cuối : cô đúc luận điểm -> khái quát nội dung , ý nghĩa đoạn thơ , bài thơ .
= > Bố cục chặt chẽ đầy đủ ba phần .
2 . Nhận xét .
- Nghị luận về đoạn thơ bài thơ là trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ .
- Phân tích từ ngữ , hình ảnh , giọng điệu của đoạn thơ bài thơ -> thể hiện nội dung , nghệ thuật -> đưa ra nhận xét đánh giá 
-Bố cục bài văn nghị luận về đoạn thơ , bài thơ phải có bố cục ba phần , mạch lạc , chặt chẽ 
- Lời văn gợi cảm , thể hiện sự rung động chân thành của người viết
3 . Ghi nhớ ( SGK) 
II . Luyện tập .
- Luận điểm về “ Nhạc điệu của bài thơ” 
- Luận điểm về “ Bức tranh mùa xuân của bài thơ” 
4. Củng cố : Gv củng cố nội dung toàn bài 
5 . Hướng dẫn học bài : 
 Học kĩ bài 
 Soạn : Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ .
 Đọc kĩ các câu hỏi trong SGK 
 ------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :125
 Tuần 25 Bài 24
Cách làm bài nghị luận 
về một đoạn thơ , bài thơ 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ cho đúng yêu cầu đã học ở tiết trước .
 Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ . Cách tổ chức triển khai luận điểm 
 Nghiêm túc tuân thủ theo các bước khi làm bài nghị luận .
B . Chuẩn bị .
1 . Giáo ciên : Bài soạn – SGK - PHT
2 . Học sinh : Bài sạon – SGK .
C . Các bước lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Thế nào là nghị luận về một đạon thơ , bài thơ ? 
3 . Tổ chức các hoạt động dạy học . 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 : khởi động 
Gv nhắc lại thế nào nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ và khẳng định làm thế nàodddeer làm được bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ .
Hoạt động 2 . Hình thành kiến thức mới .
? Các đê bài trên được cấu tạo như thế nào ? Có mấy cách cấu tạo ? 
? So sánh sự giống và khác nhau giữa các đề đó ? 
? Nêu các bước làm bài văn nghị luận ? 
Học sinh đọc đoạn văn Quê hương trong tình thương nỗi nhớ ! 
Xác định phần thân bài trong đoạn văn ? 
Từ : Nhà thơ -> của Tế Hanh 
? ở phần này người viết đã trình bày những nhận xét gì về quê hương ? 
Những suy nghĩ đó được dẫn dắt khẳng định như thế nào ? Em tìm luận cứ ?
? Phần thân bài , luận điểm và hệ thống luận cứ được liên kết trong phần mở bài và kết bài như thế nào ? 
? Văn bản có thuyết phục không ? có hập dẫn không ? Tại sao ?
? Vậy qua đây , em rút ra bài học gì về cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ ? 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
Học sinh đọc bài tập và gợi ý SGK 
Học sinh thảo luận ( NL) 
Nhóm I : Lập dàn ý phần mở bài và kết bài 
Nhóm 2+3: Phần thân bài 
Đại diện các nóm báo cáo 
Gv nhận xét kết luận 
I . Tìm hiểu bài nghị luận về một doạn thơ , bài thơ 
1 . Các đề văn (79,80) 
2 . Nhận xét 
- Có hai cách cấu tạo :
+ Đề không kèm theo lện cụ thể .
+ Đề kèm theo lện cụ thể .
- Giống nhau : đều nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ .
- Khác nhau : ở sắc thái thể hiện ( mện đề ) 
+ Từ “phân tích” : nghiêng về phương pháp nghị luận .
+ Từ “cảm thụ” : Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết .
+ Từ “ suy nghĩ” : Nhận mạnh lời nhận định đánh giá của người viết .
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ .
1 . Các bước làm bài văn nghị luận 
- Theo bốn bước: 
+ Tìm hiểu đề , tìm ý .
+ Lập dàn ý .
+ Viết bài .
+ Sữa lỗi . 
2 Các tổ chức triển khai luận điểm 
+ Luận điểm : Viết về quê hương bằng tình yêu tha thiết , trong sáng đầy thơ mộng .
- Cảnh ra khơi trong buổi sớm mai đẹp như thế nào .
- Cảnh trở về tập lập no ấm . 
- Hình ảnh con người giữa đất trời lộng gió 
- Nhận xét về ngôn từ hình ảnh thơ 
+ Phần thân bài , mở bài , kết bài được liên kết chặt chẽ , tự nhiên . Kết hợp biện pháp phân tích , chứng minh làm sáng tỏ luận điểm .
+ Văn bản thuyết phục , hấp dẫn người đọc bởi hệ thống luận điểm và luận cứ rõ ràng 
3 . Ghi nhớ (SGK) 
III. Luyện tập 
1 . Cảm giác về mùa thu thông qua các giác quan : 
- Khứu giác : hương ổi 
- Xúc giác : gió se 
- Thị giác : sương chùng chình qua ngõ 
Hình tượng mùa thu được kết dệt bởi sự tổng hào các giác quan , vừakahí quát vừa cụ thể và giàu sức gợi cảm .
2 . Các biện pháp nghệ thuật .
- Nhân hóa :hương ổi – phả ; sương – chùng chình 
- Miêu tả : gió se 
- Tình thái từ : hình như thu đã về . 
3 . Lập dàn ý 
+ Mở bài : giới thiệu bài thơ nói chung và khổ thơ nói riêng 
+ Thân bài : 
- Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật .
- Nhận xét đánh giá thành công của tác giả ( có thể so sánh ví mốtố bài thơ viết về mùa thu của tác giả khác ) 
Kết bài : Nêu giá trị tư tưởng của khổ thơ 
4 . Củng cố : Nêu cách thức làm bài văn nghị luận .
5 . Hướng dẫn học bài .
 Soạn Mây và sóng 
 Đọc - tìm hiểu chú thích 
 Chú ý hệ thống câu hỏi .
 ----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_hoc_ki_ii_tuan_25.doc