Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Chuẩn KTKN

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Chuẩn KTKN

Tuần 8 - Tiết 36

Kiều ở lầu Ngưng Bích

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến.thức

- Qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều , cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung , hiếu thảo của nàng.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:

 - Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp .

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả của tác giả: Khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ nhân vật.

 2. Kĩ năng

 -Tìm hiểu đặc sắc nội dung, nghệ thuật thơ lục bát .

3. Thái độ :

- Thương cảm với Thuý Kiều

- Nghiêm túc học tập .

B.Chuẩn bị :

 -Thầy: Giáo án, SGK, SGV

- Trò : Soạn bài, vở ghi, vở soạn

C. Tổ chức các hoạt động dạy - học

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 - Tiết 36
Ngày soạn : 1/ 10 /2010
Ngày dạy : 7/ 10/ 2010
Kiều ở lầu Ngưng Bích
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến.thức 
- Qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều , cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung , hiếu thảo của nàng.
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
 - Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp .
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả của tác giả : Khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ nhân vật.
 2. Kĩ năng 
 -Tìm hiểu đặc sắc nội dung, nghệ thuật thơ lục bát .
3. Thái độ : 
- Thương cảm với Thuý Kiều
- Nghiêm túc học tập .
B.Chuẩn bị :
 -Thầy: Giáo án, SGK, SGV
- Trò : Soạn bài, vở ghi, vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt đông của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
? đọc thuộc lòng đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”? Chân dung nhân vật MGS được miêu tả như thế nào?
3. Tổ chức dạy học bài mới 
? Nêu vị trí đoạn trích ?
- HS trả lời
- Vị trí lầu Ngưng Bích chơ vơ vắng vẻ bên bờ biển sẽ giúp Tú Bà thực hiện âm mưu, độc kế. Nhưng ngoài ý muốn đen tối đó của Tú Bà, chính ở nơi đây, trong cảnh ngộ cô tịch chỉ có nước với trời lại là cơ hội cho nỗi cô đơn nghệ sĩ của Kiều thăng hoa, dệt thành bài thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt tác 
Gv đọc mẫu 
Hướng dẫn đọc 
Gọi hs đọc
Nhận xét 
- GV kiểm tra 1 số chú thích 
? Kết cấu đoạn trích ? Nội dung của từng phần ?
- HS thảo luận và trả lời 
? Hoàn cảnh của Thuý Kiều như thế nào ? ( Khoá xuân có nghĩa là gì ?)
? Đặc điểm của không gian trước lầu Ngưng Bích ? Tại sao tác giả lại viết non xa, trăng gần ở chung? (Người, trăng, non cùng chung một nỗi sầu)
- HS phát hiện
-> GV: Câu thơ 6 chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian Bốn bề bát ngát xa trông , cảnh non xa, trăng gần gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước.
Cái lầu chơi vơi ấy giam 1 thân phận trơ trọi, không 1 bóng người, không sự giao lưu giữa người với người
? Thời gian qua cảm nhận của Thuý Kiều ?
? Em hiểu gì về cụm tự mây sớm đèn khuya ?
- HS phát biểu
? Từ “bẽ bàng” thể hiện tâm trạng gì?(Xờu hổ, tủi nhục)
? Em hiểu câu thơ: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng ntn?
(Thời gian, không gian trong bức tranh này hoàn toàn là thời gian không gian tâm trạng. Tâm trạng chủ yếu của Kiều trong 6 câu này tụ vào từ láy “bẽ bàng”: chán ngán buồn tủi, thương mình thương người yêu, nhớ cha mẹ.. Trước cảnh biển trời , đêm trăng bát ngát -> bẽ bàng càng thấm thía hơn)
- HS chú ý 8 câu tiếp 
? 8 câu thơ này có thể chia làm mấy phần ?
? Trong cảnh ngộ của Kiều nàng đã nhớ đến ai ?
? Vì sao nàng lại nhớ đến Kim Trọng đầu tiên ? Như vậy có hợp luân thường đạo lí không ?
- HS trả lời 
? Cách thể hiện nỗi nhớ Kim Trọng của Thuý Kiều ntn? Phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ của tác giả?
- HS phát biểu và phân tích
> Nỗi đau đớn nhất , không yên nhất với kiều ấy là nỗi đau phụ tình Kim Trọng, không giữ được sự trong trắng, thuỷ chung với người mà nàng nguyện trao thân gửi phận: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” ( Tấm lòng chung thuỷ, son sắt của Kiều với chàng Kim bao giờ mới có thể quên, mà càng không quên được lại càng đau khổ)
? Cũng là nỗi nhớ nhưng nỗi nhớ cha mẹ được tác giả khắc hoạ như thế nào ?
- HS thảo luận và trả lời
? Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng ?
- HS nhận xét
 Cách tả nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Nguyễn Du dành cho Kiều cũng khác nhau:
 + Với chàng Kim thì dùng liên tưởng, tưởng tượng , hình dung
+ Với cha mẹ thì dùng xót, thương , nhớ, xót xa
+ Với chàng Kim thì gợi tả: dưới nguyệt chén đồng( đêm trăng thề nguyền thiêng liêng)
+ Với cha mẹ thì dùng điển tích : quạt nồng ấp lạnh, sân lai gốc tử-> rất phù hợp
- Hs đọc 8 câu cuối, chú ý điệp từ “buồn trông”
 Diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã chon cách biểu hiện “ Tình trong cảnh ấy , cảnh trong tình này “. Mỗi biểu hiện của cảnh thể hiện 1 tâm trạng, cảnh ngộ của Kiều.
? Phát hiện các từ ngữ miêu tả cảnh vật , đồng thời thể hiện tâm trạng nàng Kiều ?.
- Hs phát hiện và trả lời 
? Nhận xét về ‘’cảnh vật ‘’ được miêu tả?
> Nó như dự báo 1 tương lai khủng khiếp đầy tai ương trắc trở đang chờ đợi nàng. Đó là tiếng gào thét điên khùng của sóng gió, biển khơi đang thình lình nổi bão tố phong ba nhưng cũng chính là tiếng gào thét , nổi loạn và tuyệt vọng trong mặc cảm cô đơn của Thuý Kiều
? Nhận xét nghệ thuật đoạn thơ?
- Hs nhận xét 
- Đọc ghi nhớ 
4 : Củng cố
-HS đọc diễn cảm đoạn thơ
? Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình qua đoạn trích?
5: Hướng dẫn về nhà:
Về nhà học bài và soạn bài mới 
“Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
- Kiểm tra sĩ số
- KT vở soạn của HS
- Hs trả lời.
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Vị trí đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở phần 2 của truyện Kiều.(Từ câu 1033- 1054)
- Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt , làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi. Đau đớn, tủi nhục, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, vờ chăm sóc thuốc thang, hứa gả nàng cho người tử tế nhưng thực ra là giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu mới .
2. Văn bản
a. Đọc- Chú thích
Giọng trầm buồn, nhấn mạnh các từ “ bẽ bàng” và điệp ngữ “ buồn trông”, các từ láy. 
- HS theo dõi SGK
b.Bố cục :
 - 6 câu đầu : Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều .
- 8 câu tiếp : Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ .
- 8 câu cuối : Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật .
II. Phân tích 
1. Cảnh lầu Ngưng Bích qua cái nhìn và tâm trạng của Kiều
- Khoá xuân : Kiều đang bị giam lỏng .
- Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích 
+Non xa, trăng gần: Hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước .
-“ Bốn bề bát ngát xa trông “ -> 6 chữ : rợn ngợp của không gian mênh mông, vắng vẻ, lạnh lùng
 -‘’Non xa . trăng gần , cát vàng , bụi hồng” 
-> Không gian mở rộng cả hai chiều: cao vad rộng ->Mênh mông rợn ngợp của không gian 
-> Thiên nhiên rộng lớn, hoang vắng ->Tâm trạng cô đơn, bẽ bàng.
* Thời gian:‘’mây sớm, đ èn khuya’’
-> Cảnh ở nhiều thời điểm , thời gian tuần hoàn khép kín (thời gian không gian giam hãm con người. Xét cho cùng đó là tâm cảnh-> cảnh chất chứa tâm trạng ) 
- Sớm và khuya.> ngày và đêm Kiều thui thủi 1 mình nơi quê người. Nàng chỉ còn biết làm bạn với mây sớm, đèn khuya. -> Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối
- Gửi 1 nửa vào cảnh vật, 1 nửa giữ trong lòng, 1 nửa tấm lòng ở đây, nửa kia bay về quê hương gia đình , người thân
2. Tâm trạng của Thuý Kiều
a.Nhớ Kim Trọng 
- Nhớ đầu tiên -> phù hợp với tâm lí .Vì nàng luôn cảm thấy mình có lỗi, có tội , mắc nợ chàng
+Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm nhục , đang bị ép tiếp khách lầu xanh -.’’Tấm son gột rửa bao giờ cho phai’’
+ Kiều đã phụ lời thề đêm trăng thiêng liêng” Đinh ninh 2 mặt 1 lời song song” mà 2 người đã thề nguyện. Mối tình đầu vẫn đang nhức nhối cháy bỏng trong tim.
+ Nhớ lời thề đôi lứa :
‘’Tưởng người dưới nguyệt chén đồng ‘’
( Nhớ lời nguyện ước ..)
-Tưởng tượng Kim Trọng trở về không gặp nàng ngày đêm mong mỏi , ngóng chờ uổng công , vô ích đau khổ thất vọng đến thế nào “Tin sương luống những rày trông mai chờ’’
-> ‘’tấm son ‘’->Nhớ thương Kim Trọng không phai ->Tấm son bị vùi dập bao giờ gột rửa.
b. Nhớ cha mẹ .
 Kiều nhớ đến cha mẹ sau vì dù sao ông bà Vương cũng đã tạm yên 1 bề. Nàng đã báo hiếu cha mẹ bằng cách bán mìnhGiờ đây chỉ còn là nôĩ lo và tình thương của đứa con gái đầu lòng hiếu thảo nhớ thương cha mẹ vì không có điều kiện chăm sóc, an ủi cha mẹ lúc già yếu.
-Thương cha mẹ khi sáng , chiều tựa cửa ngóng con, khi đau ốm không được chăm sóc .
+ Thành ngữ ‘’quạt nồng ấp lạnh ‘’ ( mùa nóng quạt cho cha mẹ ngủ, mùa lạnh ủ chăn ấm cho cha mẹ trước khi nằm) Tâm trạng nhớ thương -> hiếu thảo .
-Tưởng tượng cảnh thay đổi ở quê nhà :’’gốc tử đã vừa người ôm’’-> cha mẹ ngày một già yếu .
’’cách mấy nắng mưa ‘’->Thời gian cách xa .
- > Sức mạnh tàn phá của tự nhiện .
- Nhớ chàng Kim là nhớ kỉ niệm về TY, nỗi đau, tiếc vì tình yêu tan vỡ.
- Nhớ cha mẹ là nhớ thương, là suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm làm con trước phải đền ơn sinh thành.
* Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích ,Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên bản thân mình để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ -> Kiều là người tình thuỷ chung , người con hiếu thảo , có tấm lòng vị tha đáng trọng..
3. Tâm trạng cô đơn tội nghiệp , đau buồn của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình .
- Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển đều gợi tâm trạng Kiều, càng tô đậm, nhấn mạnh nỗi buồn cứ càng lúc càng dâng lên trong lòng Kiều hoà cùng cảnh vật, càng lúc càng mênh mang, vắng vẻ hơn.
+ Buồn trông: Cánh buồm thấp thoáng xa xa, cửa bể chiều hôm -> Gợi nhớ đến những chuyến đi xa, đến quê hương xa vời, thân phận tha hương của Kiều
+ Buồn trông: Hoa trôi man mác -> thân phận bèo bọt , trôi dạt, mong manh đáng thương của Kiều. Nàng không thể tự chủ, mặc cho biển sóng dẩy đưa, dập vùi-> Tam trạng cô dơn lại được đẩy thêm 1 nấc. + Buồn trông : Nội cỏ dầu dầu, chân mây - > nỗi buồn vô tận vè tuổi thanh xuân tươi đẹp, tài năng sắc ảo đủ mùi ca ngâm của nàng đã đang và sẽ đau buồn, vô vị như cánh đồng, bầu trời, mặt đất xanh xanh kia ,buồn tha hương
+ Buồn trông : Sóng ầm ầm /.... lo sợ, cô đơn tội nghiệp dự cảm tương lai
- Cảnh được nhìn qua tâm trạng Kiều :
Cảnh từ xa ->gần ,
Màu sắc từ nhạt ->đậm.
âm thanh : tĩnh -> động , 
Nỗi buồn man mác->lo sợ, 
Ngọn gió , tiếng sóng -> giông bão số phận nổi lên 
(mắc lừa Sở Khanh để rồi phải ‘’thanh lâu 2 lượt , thanh y 2 lần ‘’)
-‘’Buồn trông”: Trầm buồn , điệp khúc của thơ
-> điệp khúc của tâm trạng.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ ( SGK )
Tuần 8- Tiết 37
Ngày soạn :5/10/2010
Ngày dạy:9/10/2010
Trau dồi vốn từ
A.Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức
 - Hiểu tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ .Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ .
 - HS biết được muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ 
.2. Kĩ năng : Trau dồi vốn từ 
 3.Thái độ : - Nghiêm túc học tập, chú ý trau dồi vốn từ cho phong phú 
B.Chuẩn bị :
- Thầy:Soạn gíao án, SGK, SGV 
 –Trò: Soạn bài vở BT, vở ghi.
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt đông của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
1. ổn định .
2. Kiểm tra : 
 3. Tổ chức dạy học bài mới
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng ( SGK/ 99)
? Qua ý kiến của Phạm Văn Đồng , em hiểu điều gì về khả năng giao tiếp của Tiếng Việt ?
- Hs đọc, tìm hiểu và trả lời câu hỏi
? Muốn phát huy tố khả năng của Tiếng Việt, mỗi chúng ta phải làm gì ? Tại s ... ính cách nhân vật của truyện .
 2. Kĩ năng . – Tìm hiểu thơ, và phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật.
 3. Thái độ , tình cảm : Nghiêm túc học tập, có thái độ yêu mến ,trân trọng những người anh hùng vì dân , giúp nước
B. Chuẩn bị :
- Thầy: Soạn giáo án, SGK, SGV 
 – Trò: Soạn bài .Tranh vẽ về Nguyễn Đình Chiểu , vở ghi, vở soạn .
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học .
.
Hoạt đông của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
1. ổn định .
2. Kiểm tra : Những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu ?
 3. Tổ chức dạy học bài mới 
GV: Ngay trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân rất khốn khổ , bèn hỏi thăm và biết được bọn cướp Phong Lai hung hãn đang hoành hành .
-
 HS đọc đoạn 1
? Hình ảnh Lục Vân Tiên  đánh cướp được tập trung miêu tả ở những chi tiết nào ?
- HS tìm và trả lời
? Qua hành động đánh cướp , Lục Vân Tiên đã bộc lộ những phẩm chất gì ?
- HS trả lời
? Trận đánh được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả như thế nào ?
_ HS tả lại
> Cách kể này chứng tỏ tài sức hơn người của chàng tuổi trẻ lập chiến công . Hình ảnh Lục Vân Tiên không chỉ gợi tả hình ảnh Triệu Tử Long anh hùng thồi Tam Quốc mà còn gợi ta liên tưởng đến những anh hùng hiệp sĩ an dân trừ bạo song toàn, sức khoẻ vô địch trong các truyện cổ tích : Thạch Sanh, Võ Tòng, Lỗ Chí Thâm trong : Thuỷ Hử
- HS đọc đoạn sau trận đánh, chú ý những lời nói của LVT với KNN
? Qua lời nói của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga em nhận thấy càng có những phẩm chất tốt đẹp nào ?
- HS đọc và nhận xét
? Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp thể hiện Lục Vân Tiên là con người như thế nào ?
Học sinh thảo luận .
Đại diện nhóm trả lời
> Tất cả đều xuất phát từ câu nói của Mạnh Tử” Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” ( Thấy việc nghĩa không làm không phải là người anh hùng)
> Đó cũng là quan niệm của Nguyễn Du: 
“ Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường thấy sự bất bằng mà tha”
> Đó cũng là nghĩa vụ, quan điểm, lí tưởng sống của các anh hùng hiệp sĩ hảo hán thời phong kiến trung đại
? Qua hình ảnh Lục Vân Tiên tác giả Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm điều gì?
? Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga biểu hiện qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên như thế nào ?
- HS phát biểu
> Nàng vừa trả lời đầy đủ câu hỏi của Lục Vân Tiên vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích xúc động của bản thân trước cái ơn cứu mạng cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng ( Còn quý hơn cả tính mạng)
? Hành động của nàng chứng tỏ điều gì ?
- HS phát biểu suy nghĩ
? Hãy nhận xét về ngôn ngữ tác phẩm ?
- HS nhận xét 
? Khái quát giá trị đoạn trích ?
- HS khái q1uát dựa vào nội dung ghi nhớ 
- Kiểm tra sĩ số 
- HS trả lời theo chú thích về tác giả NĐC ( SGK)
II. Phân tích .
1.Hình ảnh Lục Vân Tiên .
- Được khắc hoạ qua một mô típ quen thuộc ở truyện Nôm truyền thống .Một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái , từ ân nghĩa -> tình yêu (Thạch Sanh)->mong ước của nhân dân : Anh hùng cứu đời .
-Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm , vừa rời trường học bước vào đời đã có dịp làm ngay việc nghĩa chứng minh tài sức của mình, hăm hở lập công danh.
*Hành động đánh cướp .
-Bộc lộ tính cách anh hùng , tài năng , tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên .Một mình , tay không, chàng dũng cảm không nghĩ đén tính mạng của mình , 1 mình chủ động bẻ cây gậy xông vào làng vì dân diệt trừ bọn hung đồ trong khi bọn cướp đông người ,đầy đủ vũ khí !Vân Tiên được so sánh với Triệu Tử Long –anh hùng trong ‘’Tam quốc ‘’
- Trận đánh được miêu tả rất nhanh mặc dù lực lượng rất chênh lệch: bon lâu la tan vỡ cuống cuồng bỏ chạy. Tướng cướp Phong Lai chống không nổi bị 1 gậy bỏ mạng
- Qua những câu hỏi, lời nói của Lục Vân Tiên sau khi chiến thắng bọn cướp Phong Lai ta nhận thấy người anh hùng rất hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài , từ tâm , nhân hậu
- Chàng tìm cách an ủi họ . Mặc dù quan niệm pk Nho giáo: “ Nam nữ thụ thụ bất thân” được diễn tả bằng đoạn thơ mộc mạc:
“ Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai”
Vẫn không ngăn cản chàng hỏi han ân cần, quan tâm chân thành vô tư đến người bị nạn. Chàng không nhận cái lạy trả ơn , từ chối lời mời về thăm nhà , chối cả trâm vàng nàng tặng làm kỉ vật
-Hành động của chàng chứng tỏ cái đức của con người ‘’vị nghĩa vong thân ‘’cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn .
* Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp của Lục Vân Tiên thể hiện:
-Tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài , từ tâm , nhân hậu.
-ở đây có phần câu lệ của lễ giáo nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên .
- Chàng không muốn nhận lạy tạ ơn mà chỉ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ , rồi thanh thản ra đi ->cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán 
- Qua hình ảnh Lục Vân Tiên nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm nềm tin và khát vọng của mình về người anh hùng vì dân dẹp loạn
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga .
- Biểu hiện qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên :
+Đó là lời lẽ của một cô gái khuê các , thuỳ mị , nết na , có học thức .Xưng hô khiêm nhường : quân tử- tiện thiếp, chút tôi> cách nói văn vẻ dịu dàng mực thước, rõ ràng.
- Nguyệt Nga là người chịu ơn, không chỉ là ơn cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng . Nàng băn khoăn áy náy muốn tìm cách để đền ơn, nói lên lòng biết ơn của mình bao nhiêu cũng chưa đủ” lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi” ( Nàng xin lạy Vân Tiên mời chàng về quê để trả ơn, rồi còn tặng trâm vàng, cùng làm thơ xướng hoạ và nguyện gắn bó suốt đời với LVT, giữ trọn ân tình với chàng 
-> Xem trọng ơn nghĩa .Là cô gái đáng yêu đáng trọng một người yêu người- vợ tương lai lý tưởng, rất xứng đáng với người anh hùng trọng nghĩa khinh tài Lục Vân Tiên
3.Ngôn ngữ tác phẩm .
-Mộc mạc , bình dị , gần với lời nói thông thường , mang màu sắc địa phương Nam Bộ . Có phần thiếu trau chuốt uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện , dễ đi vào quần chúng .
-Ngôn ngữ thơ đa dạng , phù hợp với diễn biến tình tiết .
III.Tổng kết .
* Ghi nhớ ( SGK)
*. Luyện tập 
-Đọc diễn cảm đoạn thơ.
 4.Củng cố 
Đọc diễn cảm đoạn thơ? Nêu nội dung chính của đoạn?
5. Hướng dẫn 
 - Nắm nội dung bài .
- Nhắc lại nội dung ghi nhớ 
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tuần 8- Tiết 40
Ngày soạn : 5/10/2010
Ngày dạy: 17/10/2010
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A.Mục tiêu cần đạt : 
 1. Kiến thức : 
 Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện .
 2. Kĩ năng . - Rèn kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
 3. Thái độ : Nghiêm túc học tập, có ý thức đưa miêu tả nội tâm vào vb tự sự 
B. Chuẩn bị : 
- Thầy: Giáo án, SGK, SGV
 – Trò: Bài soạn , vở ghi, vở soạn, vở BT .
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học .
Hoạt đông của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1. ổn định tổ chức.
 HĐ2. Kiểm tra : 
 HĐ3. Tổ chức dạy học bài mới .
? Đọc thuộc đoạn trích ‘’Kiều ở lầu Ngưng Bích ‘’ ?
? Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều ?
- GV yêu cầu HS đọc và tìm
? Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh và đoạn sau là miêu tả nội tâm ?
- HS phát hiện 
? Miêu tả nội tâm có vai trò như thế nào đối với việc khắc hoạ đặc điểm , tính cách nhân vật ?
- HS phát biểu
> GV lưu ý : Sự phân biệt giưã tả cảnh sắc thiên nhiên và miêu tả nội tâm chỉ là tương đối. Bởi trong miêu tả cảnh thiên nhiên đã gửi gắm tình cảm. Và trong miêu tả nội tâm cũng có yếu tố ngoại cảnh đan xen
VD : Buồn trông cửa bể chiều hôm -  thì khó phân biệt được 1 cách cơ học đâu là miêu tả nội tâm đâu là miêu tả cảnh
- Nguyễn Du có tuyên ngôn nổi tiếng : Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn ( SGK/ 117)
? Nhận xét cách tả nội tâm ?
> GV cho HS tham khảo 2 đoạn văn
- GV chỉ định HS đọc ghi nhớ ( SGK/ 117)
?Thuật lại đoạn trích ‘’Mã Giám Sinh mua Kiều ‘’bằng văn xuôi , chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều ?
? Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân , báo oán , trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư ?
? Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn ?
- Gv gợi ý cho HS làm
- Kiểm tra sĩ số
_ Kiểm tra vở soạn và vở BT của HS
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1.VD1 - Nhận xét .
- Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh :
“Trước lầu Ngưng Bích .dặm kia”
“Buồn trông cửa bể
..
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
- Miêu tả tâm trạng “bên trời góc bể bơ vơ”
- Đoạn sau tập trung miêu tả những suy nghĩ của nhân vật ( ở đây là nàng Kiều) : +Về thân phận cô đơn.
 +Về cha mẹ, người yêu..
- Đối tượng của miêu tả là hoàn cảnh , cảnh sắc thiên nhiên , ngoại hình của con người, sự vật.-> có thể quan sát trực tiếp .Đối tượng của miêu tả nội tâm là những suy nghĩ , tình cảm , những diễn biến tâm trạng của nhân vật , có thể không quan sát được một cách trực tiếp bên ngoài nhưng có thể tự quan sát , thể nghiệm.
*Nhân vật :những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự :- Ngoại hình .
 - Nội tâm ,’’chân dung tinh thần ‘’
Tái hiện những trăn trở , dằn vặt , rung động tinh tế trong tình cảm , tư tưởng của nhân vật.
- Miêu tả gián tiếp nội tâm nhân vật Lão Hạc
+ Nét mặt buồn khổ: co rúm lại , nếp nhăn xô lại với nhau..
+ Cái đầu nghoẹo về 1 bên
+ Miệng móm mém
> Miêu tả bên ngoài:” Cái chàng Dế Choắt gầy gò và dài lêu nghêu như 1 gã nghiệnđã thanh niên mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có 1 mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ”
> Miêu tả nội tâm: “Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Còn dế Choắt than thở như thế nào tôi cũng không để tai. Hòi ấy tôi có tính tự đắc , cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết nghe ai, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình hay không”
2.Ghi nhớ ( SGK).
II.Luyện tập .
BT1: Tả ngoại hình và hành động bên ngoài của Mã Giám Sinh: “ Quá niên 
Cò kè bớt một thêm hai”
- Chú ý những câu thơ miêu tả nội tâm của Thuý Kiều .” Nỗi mình thêm tức nỗi nhà .
 ...................................... mặt dày 
Yêu cầu : + Chuyển văn xuôi
 + Có thể kể ở ngôi thứ 1 hoặc thứ 3.
BT2 : 
Yêu cầu : Tả tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư.
+Đóng vai Thuý Kiều .
+Xưng tôi.
+Kể lại vụ xử án .
+Kết hợp dẫn lời ,dẫn ý của nhân vật khác .
BT3:
Lưu ý học sinh kể .
+Việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gì ? Diễn ra như thế nào ?
+Tâm trạng sau khi gây ra việc đó ?
Tham khảo : Bài học đường đời đầu tiên ( văn 6)
 Một vụ cãi lộn ( tư liệu văn 9)
->Phân biệt : Kể việc .
 Kết hợp miêu tả nội tâm .
HĐ4.Củng cố - Hướng dẫn 
Nắm nội dung bài . 
Đọc lại nội dung ghi nhớ
Về nhà làm bài tập
Chuẩn bị bài tiếp theo.
******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_8_chuan_ktkn.doc