Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 58: Văn bản: Ánh trăng - Nguyễn Duy

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 58: Văn bản: Ánh trăng - Nguyễn Duy

TIẾT 58

 VĂN BẢN:

ÁNH TRĂNG

 - Nguyễn Duy-

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ VN hiện đại.

- Ngôn ngữ , hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng sống: Kĩ năng thể hiện thái độ đối với quá khứ, sống ân tình thủy chung

- Đọc- hiểu văn bản thơ sáng tác sau năm 1975.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để camt nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu trân trọng quá khứ, sống thủy chung ân tình.

B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Nêu vấn đề, gợi tìm, đọc diễn cảm.

C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

Gv: Giáo án, tài liệu tham khảo

Hs: Soạn bài theo câu hỏi Sgk

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 58: Văn bản: Ánh trăng - Nguyễn Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30 /10/2011
Ngày giảng: 2 /11/ 2011
Tiết 58
 Văn bản:
ánh trăng
 - Nguyễn Duy-
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ VN hiện đại.
- Ngôn ngữ , hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng
* Kĩ năng sống: Kĩ năng thể hiện thái độ đối với quá khứ, sống ân tình thủy chung
- Đọc- hiểu văn bản thơ sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để camt nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ
- Giáo dục tình yêu trân trọng quá khứ, sống thủy chung ân tình.
B. Phương pháp dạy học tích cực
- Nêu vấn đề, gợi tìm, đọc diễn cảm.
C. Chuẩn bị của Gv và Hs
Gv: Giáo án, tài liệu tham khảo
Hs: Soạn bài theo câu hỏi Sgk
D. Các hoạt động chủ yếu
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 5p
- Đọc thuộc lòng một đoạn thơ em thích trong bài thơ “ Bếp lửa” 
? Vì sao em thích?
3. Bài mới 1p
Gv: Trăng- h/ả giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, Vọng nguyệt của HCM thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp h/ả vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. Đó chính là đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”. Trăng đối với nhà thơ có ý nghĩa đặc biệt, đó là: vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh. Nó như 1 hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi con người có lối sống quên đi quá khứ.
Hoạt động của Gv và Hs
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 
Gv: Giọng 3 khổ đầu: kể, khổ 4: ngạc nhiên, sững lại; Khổ 5,6: chậm, suy tư.
Gv đọc mẫu – Hs đọc
Nhận xét
? Buyn-dinh là gì
? Trình bày những hiểu biết về tác giả
? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
? Văn bản thuộc thể loại gì
- Thể thơ và phương thức biểu đạt của văn bản? 
- Tự sự kết hợp với biểu cảm
? Văn bản có mấy phần, nội dung của từng phần
? Em có NX gì về bố cục của bài thơ?
+ Bài thơ mang dáng dấp của 1 câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ.
? Nhận vật trữ tình trong bài thơ là ai ? đối tượng trừ tình là gì ?
- Tác giả và vầng trăng
Hoạt động 2
- Hs chú ý đoạn 1- 2 khổ thơ đầu
? Vầng trăng trong quá khứ được gợi lại bằng những chi tiết, hình ảnh nào?
? Trăng xuất hiện trong những thời điểm nào trong c/đ của tác giả
? Lúc này tác giả đang ở cương vị nào
? Trăng có mối quan hệ như thế nào
? Tri kỉ là gì?
? Vì sao trăng và người là tri kỉ
- Trăng gắn bó, chứng kiến những kỉ niệm từ thời thơ ấu..
? Vầng trăng trong quá khứ tái hiện lại với biện pháp NT gì?
? Vầng trăng trong quá khứ hiện lên ntn
? Vì sao lúc đó con người có tình nghĩa với trăng và ngược lại trăng có tình nghĩa với con người
? Tác giả sử dụng nt gì
? Vầng trăng hiện lên với vẻ đẹp ra sao
Gv: Con người sống giản dị, chân thật, hòa hợp với thiên nhiên...
? Bước ngoặt trong cuộc đời của tác giả bắt đầu từ đâu
- Thời gian trôi qua thật nhanh cuốn theo mọi thứ như 1 cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn lại trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó. Người lính năm xưa cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi ánh điện, cửa gương.
? ở cuộc sống hiện tại, tình cảm của người với trăng ra sao?
? Em hiểu người dưng có nghĩa là gì ?
? NX gì về biện pháp NT mà T/g sử dụng?
+ Đối lập.
? NX về giọng thơ? 
- nhỏ nhẹ, tâm tình
Gv: Bằng biện pháp NT trên cùng với giọng thơ nhỏ nhẹ, em hãy cho biết:
? Nhà thơ muốn nói gì với chúng ta về tác động của hoàn cảnh sống đối với tình cảm con người?
- Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật khác đã lôi kéo con người ra khỏi những giá trị về tinh thần. Con người khi đã được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản của cuộc sống. Đó chính là tình cảm con người. Nhưng rồi một tình huống bất ngờ buộc người lính phải đối mặt.
- Hs đọc khổ 4
? Thi nhân gặp lại vầng trăng trong hoàn cảnh nào? Tình huống của cuộc gặp gỡ ấy được diễn tả bằng những từ ngữ nào?
? Nhận xét về từ ngữ
? Qua đó, cho ta biết đó là tình huống gặp gỡ ntn?
? Người và trăng đã gặp nhau ntn?
? Con người có cảm xúc ntn trong tình huống này?
? Rưng rưng là trạng thái cảm xúc ntn?
+ Trong phút chốc, sự xuất hiện của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ những kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu “ Như là đồng là bể- Như là sông là rừng”hiện lên trong nỗi nhớ, trong cảm xúc rưng rưng của 1 con người đang sống giữa phố phường hiện đại.
? Khổ cuối trăng được MT bằng chi tiết nào
? Những từ ngữ trên có phải chỉ đơn thuần MT ánh trăng không? Đó còn là biểu tượng cho điều gì?
- Vầng trăng ở đây không chỉ là vầng trăng của đất trời thiên nhiên mà còn biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa. Hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. Trăng cứ tròn vành vạnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyen vẹn, chẳng thể phai mờ. ánh trăng im phăng phắc- người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, quá khứ tình nghĩa thì luôn tròn đầy. Qua đó, ta thấy được sự bao dung của vầng trăng, quá khứ.
? Em hiểu gì về cái giật mình của tác giả
? Qua đó, T/giả muốn nhắc nhở điều gì với chúng ta và những người lính
+ Từ 1 câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm, đối với những năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Đó không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ, của 1 người mà còn có ý nghĩa đối với cả 1 thế hệ.
+ Bài thơ có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời điểm. Bởi nó đặt ra vấn đề: Thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và ngay cả chính mình.
Hoạt động 3
? Nghệ thuật đặc sắc của van bản
? Bài thơ có ý nghĩa gì
Hs đọc
Hoạt động 4
8p
25p
3p
2p
I. Đọc- tìm hiểu chung
1. Đọc – giải nghĩa từ khó
2. Tác giả, tác phẩm
* Tác giả
- Nguyễn Duy- sinh năm 1948
- Thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc KCCM cứu nước.
- Là nhà thơ hiện đại VN.
* Tác phẩm
- Sáng tác năm 1978
3. Thể loại
- Trữ tình – thơ 5 chữ
4. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 :(khổ 1-2) : Trăng trong quá khứ
- Đoạn2 : (khổ 3-4) Trăng trong hiện tại
- Đoạn 3 :( khổ 5-6) Cảm xúc và suy ngẫm về vầng trăng một thời bị lăng quên.
II. Đọc – hiểu văn bản
1.Vầng trăng trong quá khứ
“ Hồi nhỏ sống với đồng
với sôngvới bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
-> Điệp từ
=> Vầng trăng- tri kỉ gắn bó, gần gũi với con người.
“ Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ...”
-> So sánh
=> Đẹp đẽ, ân tình gắn với hạnh phúc, gian lao của con người, đất nước
2. Vầng trăng hiện tại 
“ Từ hồi về tành phố
 quen ánh điện cửa gương
vầng trăngngười dưng”
-> Đối lập, giọng điệu tâm tình
=> Hoàn cảnh sống thay đổi có thể làm người ta quên đi quá khứ.
“Thình lình...điện tắt
phòng ...tối om
 đột ngột vầng trăng tròn”
-> Từ ngữ biểu cảm
=> Cuộc gặp gỡ bất ngờ, đầy ấn tượng.
3. Suy tư của tác giả
“Ngửa mặt – nhìn mặt
 ...rưng rưng...”
“Trăng cứ tròn vành vạnh...
ánh trăng im phăng phắc”
- >Vẻ đẹp của vầng trăng vẹn nguyên, nghiêm khắc.
=> Sự thức tỉnh về lẽ sống thủy chung, tình nghĩa
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Tự sự kết hợp với trữ tình
- Hình ảnh thơ có tính biểu tượng
2. Nội dung
3. Ghi nhớ (sgk)
IV. Luyện tập
- Về nhà
* Củng cố- Dặn dò
- ? Nội dung của văn bản
- Học thuộc bài thơ
- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 58- ANH TRANG.doc