Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 61 đến tiết 69

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 61 đến tiết 69

BÀI 13

TIẾT 61-62. VĂN HỌC.

LÀNG

(trích)

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thjống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

 -Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

 -Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV.

* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 61 đến tiết 69", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 13
TIẾT 61-62. VĂN HỌC.
LÀNG
(trích)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thjống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
 -Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
 -Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (4’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “ánh trăng”, nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi học qua bài thơ?
-“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”
 Đó là câu ca dao nói về tình yêu quê hương tha thiết của một người xa quê. Tình cảm nhớ thương ấy cũng chính là tâm tình của ông Hai trong truyện ngắn làng mà chúng ta sẽ học hôm nay.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Đọc thuôïc lòng và nêu cảm nghĩ.
* Hoạt động 2 (71’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở huyện Từ Sơn –Bắc Ninh. Oâng chuyên viết truyện ngắn, là người gắn bó và am hiểu về nông thôn và người nông dân.
2.Xuất xứ: được viết vào thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.
3.Đại ý: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, người nông dân rời làng đi tản cư trong kháng chiến.
II.Phân tích văn bản:
1.Tình huống truyện:
-Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây ® tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng.
Þ Tạo ra tâm lí diễn biến gay gắt trong nhân vật.
HẾT TIẾT 62.
2.Diễn biến tâm lí của ông Hai:
a.Trước khi nghe tin xấu về làng:
-Nhớ làng da diết, muốn được cùng anh em, đồng chí chiến đấu.
-Ông nghe được nhiều tin hay về làng.
Þ Niềm vui tự hào của người nông dân trước thành quả cách mạng của làng. Biểu hiện tình yêu làng.
b.Khi nghe tin làng theo giặc:
-Sững sờ, cổ nghẹn, da mặt tê rân rân, lặng người như không thở được 
-Về nhà: nằm vật ra giường, khóc, không dám ra đường, không dám nhìn ai  được diễn tả bằng một loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả tâm trạng.
-Oâng tâm sự với đứa con như tự giãi bày nỗi lòng của mình:
+Tình yêu sâu nặng với làng.
+Thủy chung với cách mạng, Bác Hồ, sâu nặng, bền vững, thiêng liêng.
c.Khi làng được minh oan:
-Vui mừng: vui vơí con, khoe với mọi người.
-Nhà bị Tây đốt: không tiết, không buồn vì làng ông đã được minh oan, không theo giặc, không là Việt gian.
-Gọi HS đọc chú thích *.
-GV nhấn mạnh một số ý về tác giả.
-Gọi HS nêu xuất xứ.
-Hỏi: Hãy tóm tắt văn bản.
-Gọi HS nêu đại ý.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu tình huống đối nghịch của truyện.
-Hỏi: Truyện xây dựng một tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, đó là tình huống nào?
-Hỏi: Nhận xét vai trò của tình huống ấy?
* Chuyển ý: Tâm lí của ông Hai trong truyện diễn biến rất phức tạp. Chúng sẽ tìm hiểu sự diễn biến ấy qua từng giai đoạn.
-Hỏi: Trước khi nghe tin xấu về làng, tâm trạng của ông Hai được miêu tả như thế nào? Tìm các chi tiết diễn tả điều đó?
-Hỏi: Những biểu hiện tâm lí đó là bằng chứng về tình yêu làng của ông, em có đồng ý không? Vì sao?
-Hỏi:Ông Hai đã phản ứng ra sao khi nghe tin làng mình theo giặc?
-Hỏi: Tâm trạng của ông lúc về nhà như thế nào? Nghệ thuật diễn tâm trạng, cách vận dụng lối kể độc thoại có tác dụng gì?
-Hỏi: Lúc ấy, mụ chủ nhà đã nói gì với ông?
-GV gọi HS đọc đoạn “ông lão ôm thằng Út  được đôi phần”(tr 169, 170).
-Hỏi: Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến?
-Hỏi: Cuối cùng ông Hai được tin gì?
-Hỏi: Tâm trạng của ông Hai lúc ấy như thế nào? Oâng thể hiện tâm trạng ấy ra sao?
-Hỏi: tại sao nhà bị Tây đốt mà ông vui như bắt được vàng?
-Hỏi: Được tin ấy, lời nói, thái độ của mụ chủ nhà ra sao?
-Hỏi: Vậy em có nhận xét gì về nhân vật mụ chủ nhà?
-HS đọc.
-Ghi nội dung.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Một vài HS nêu ý kiến để bổ sung cho hoàn chỉnh.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Bà ta muốn đuổi ông Hai.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: ghi đề mục c.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Vui sướng, reo mừng.
-Trả lời: Bỏ qua những tật xấu, bà ta cũng là người yêu nước.
* Hoạt động 3 (12’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Oâng Hai là một nông dân yêu mến làng quê gắn liền với yêu nước, căm thù giặc. Tình yêu ấy thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động.
-Thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cũng như ngôn ngữ nhân vật.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về nhân vật ông Hai trong truyện?
-Hỏi: Hãy nêu những thành công về nghệ thuật của truyện?
-GV thuyết giảng: ông Hai và mụ chủ nhà đều là nông dân nhưng cách ăn nói khác nhau. Oâng Hai một nông dân vui vẻ hay nói chữ, có khi nói không đúng, )
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc BT1. Gv nêu yêu cầu HS về nhà thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc. Trả lời:
+Đọc một số bài ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước.
+Oâng Hai say mê, hãnh diện, khoe, yêu làng đặt trong tình yêu nước.
* Hoạt động 4 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Qua truyện, em rút ra bài học kinh nghiệm gì cho bvản thân?
-Học bài. Chuẩn bị “chương trình địa phương phần tiếng Việt”.
* Câu hỏi soạn: 
BT1,2,3,4 tr 175, 176 SGK.
-Trả lời: Yêu mến làng quê, tự hào và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp 
TIẾT 63. TIẾNG VIỆT.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV, bảng con.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Nước Việt Nam chia ra ba miền: Bắc, Trung, Nam cùng nói chung một ngôn ngữ. Tuy nhiên mỗi miền lại có một số từ ngữ được dùng không giống nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số khác nhau ấy, là đặc trưng của từng vùng qua bài “chương trình địa phương “.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 2 (41’)
(TÌM HIỂU TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG)
1.a.chôm chôm, sầu riêng, 
b.-Mệ (Trung): bà.
 -Mạ (Trung): mẹ.
-Tía (Nam): cha, bố.
-Mô (trung): đâu.
c.-hòm (Bắc): một thứ đồ đựng, hình hộp, có nắp đậy kín.
-hòm (Trung, Nam): áo quan dùng để khâm liệm người chết.
-béo (Bắc): mập.
-béo (Trung, Nam): hình thức của vị giác: cay, đắng, ngọt, 
2.Vì có những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở địa phương khác. Chứng tỏ Việt Nam là một sự khác biệt gi7ũa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán,  Tuy nhiên sự khác biệt này không quá lớn (những từ, ngữ thuộc nhóm này không nhiều). Trong nhiều trường hợp, nó có thể trở thành từ toàn dân.
3.Phương ngữ Bắc Bộ được lấy làm chuẩn trong đó có tiếng Hà Nội. Phần lớn các nước trên thế giới đều lấy tiếng thủ đô làm chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân.
4.-chi, rứa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ (phương ngữ Trung) được dùng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-Góp phần thể hiện chân thực hình ảnh của vùng quê Quảng Bình và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; tăng sự sống động, gợi cảm cảu tác phẩm.
-Gọi HS đọc BT1(a), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-GVthuyết giảng thêm về đề bài: nhút (món ăn làm bằng sơ mít muối trộn với một vài thứ khác, dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ -Tĩnh); bồn bồn (một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây Nam Bộ).
-Gọi HS đọc BT1(b), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT1(c), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT4, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn, làm vào bảng con).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
* Hoạt động 3 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Xem lại các bài tập. Chuẩn bị “đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự”.
* Câu hỏi soạn: 
BT1,2 (I) tr 176, 177 SGK.
TIẾT 64. TIẾNG VIỆT.
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
 -Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn tự sự.
*  ... ầu. Khắc sâu tâm trạng dằn vặt đau đớn của ông Hai khi 
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (18’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập: 
1.Có ba lượt lời trao (lời bà Hai) nhưng chỉ hai lời đáp (ông Hai). Lời thoại đầu ông Hai không đáp lại (nằm rũ ra trên giường); lời thoại hai ông trả lời một từ (gì!); lời thoại ba (biết rồi?) ® tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Về nhà thực hiện.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK. 
-Học bài. Chuẩn bị “luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm”.
* Câu hỏi soạn: Đề 3 tr 179 SGK.
-HS đọc.
TIẾT 65. TẬP LÀM VĂN.
LUYỆN NÓI: TỰ Sự
KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS biết trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nỗi dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận có đối thoại và độc thoại. 
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (3’)
(KHỞI ĐỘNG).
 -Ổn định lớp: Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
 -Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
 -Giới thiệu bài: Các em đã được học về văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập phát biểu trước lớp một đề văn có dạng như thế.
* Hoạt động 2 (40’)
(LUYỆN TẬP)
 Bước 1: Gọi HS đọc lại đề 3 SGK.
 Bước 2: Chia nhóm (2 bàn) để HS nói trước nhóm, các bạn nhận xét, bổ sung. GV theo dõi chung. Yêu cầu để mỗi nhóm có một đề cuơng thống nhất hợp lí.
 Bước 3: 
 -Gọi đại diện mỗi nhóm lên bảng, quay xuống phía các bạn và trình bày nói của nhóm mình.
 -HS nhận xét, bổ sung.
 -GV nhận xét bổ sung, sửa lại dàn bài cho hoàn chỉnh, nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể (khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo).
* Hoạt động 3 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
 -Về làm dàn ý vào vở. 
 -Chuẩn bị “lặng lẽ Sa Pa”.
 * Câu hỏi soạn: 
1.Đại ý? 
2.Người thanh niên trên đỉnh Yên Sơn? (việc làm, nơi ở, vì sao anh vượt qua khó khăn? khi người họa sĩ muốn vẽ anh thì anh trả lời thế nào? Thể hiện đức tính gì? 
 3.Một số nhân vật khác (nhận xét từng nhân vật).
Ký duyệt
TUẦN 14
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 14
TIẾT 66-67. VĂN HỌC.
LẶNG LẼ SA PA
(TRÍCH)
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
 -Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
 -Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV, tranh cảnh Sa Pa (sổ tư liệu I tr 3), bài thơ nói về Sa Pa (sổ tư liệu II tr 45).
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (6’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân và nêu đại ý của truyện?
-Hỏi: Trình bày diễn biến tâm lí của ông Hai trong truyện?
-Đóng góp cho đời, cho quê hương xứ sở dù ít hay nhiều đều rất đáng quý, đáng trân trọng. Trong thực tế có biết bao người đang ngày đêm cống hiến cho tổ quốc. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một anh thanh niên với những phẩm chất rất cao quý-bài “lặng lẽ Sa Pa”.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần 1,2 (I) ở vở.
-Trả lời: Phần phân tích 2 ở vở.
* Hoạt động 2 (66’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. Oâng chuyên viết truyện ngắn và bút ký.
2.Xuất xứ: Được tác giả viết trong chuyến đi Lào Cai mùa hè 1970.
3.Đại ý: Truyện ca ngợi những người lao động, vì lí tưởng cao đẹp mà tình nguyện đến nơi vắng vẻ để góp phần xây dựng đất nước.
II.Phân tích văn bản:
1.Người thanh niên trên đỉnh Yên Sơn:
-Một mình trên đỉnh núi cao, đo gió, đo mưa, đo nắng,  để dự báo thời tiết phục vụ sản xuất và chiến đấu.
-Tinh thần trách nhiệm cao dù đêm, mưa, tuyết, giá lạnh, cô đơn.
-Yêu nghề, ý thức được công việc có ích cho mọi người, muốn cống hiến cho tổ quốc, say mê đọc sách, trồng hoa, nuôi gà, 
-Cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
-Khiêm tốn: cho rằng đóng góp của mình là rất ít.
HẾT TIẾT66.
2.Một số nhân vật khác:
-Bác lái xe: Rất thông cảm, hiểu được nỗi cô đơn của anh thanh niên.
-Ông hoạ sĩ: Yêu đời, say mê sáng tạo, muốn vẽ tranh vừa có hồn vừa chân thực, cống hiến một kiệt tác cho nghệ thuật. Oâng rất ngưỡng mộ anh thanh niên.
-Cô gái: Muốn cống hiến sức trẻ cho tổ quốc, chẳng ngại khó, rất cảm phục anh thanh niên.
-Bố anh thanh niên: Tình nguyện đi lính ra mặt trận.
-Oâng kỹ sư ở vườn rau, người cán bộ nghiên cứu sét: Là những người tận tụy, say mê với công việc.
* Họ là những người vô danh, mọi lứa tuổi, ngành nghề, lặng lẽ, say mê cống hiến cho tổ quốc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-GV nhấn mạnh mỗt số ý chính về tác giả.
-Gọi HS nêu xuất xứ.
-Gọi HS nêu đại ý (HS đã đọc trước ở nhà, đến lớp chỉ đọc một số đoạn)
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích văn bản qua một số nhân vật trong truyện.
-Hỏi: Tác phẩm này theo lời của tác giả là một bức chân dung. Đó là bức chân dung của ai? Hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?
-Hỏi: Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên như thế nào? (nơi ở, công việc).
-Hỏi: Công việc ấy đòi hỏi những gì ở anh thanh niên?
-Hỏi: Điều gì đã giúp anh vượt lên trên hoàn cảnh ấy?
(trong khi HS trả lời, GV sẽ yêu cầu các em đọc dẫn chứng một số đoạn ở SGK).
-Hỏi: Sống một mình rất cô độc, chi tiết nào chứng tỏ anh rất “thèm” tiếp xúc với mọi người?
-Hỏi: Chi tiết ấy nói lên đức tính gì của anh thanh niên?
-Hỏi: Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh thì anh đã nói gì? Thể hiện đức tính gì ở anh?
* Chuyển ý: Trong truyện, không chỉ anh thanh niên là người duy nhất có đức tính tốt. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số nhân vật khác.
-Hỏi: Truyện này còn một số nhân vật phụ khác, đó là những ai?
-Hỏi: Bác lái xe là người như thế nào? Suy nghĩ và nói gì về anh thanh niên với hai người khách?
-Hỏi: Oâng hoạ sĩ lên Sa Pa để làm gì? Đã chọn được đối tượng vẽ chưa? Oâng ấy đã suy nghĩ gì về anh thanh niên?
-Hỏi: Cô gái lên Sa Pa để làm gì? Tại sao lại chọn nơi ấy? Cô nghĩ gì về anh thanh niên?
-Hỏi: Ngoài ra còn một số nhân vật phụ khác, không xuất hiện trực tiếp mà gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên. Đó là những ai? Họ như thế nào?
-Hỏi: Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật trong truyện? Nghề nghiệp? Tuổi tác? (đây chính là chủ đề của truyện). HĐ nhóm 2 bàn.
-GV thuyết giảng thêm về tựa bài.
-HS đọc.
-Ghi.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Bức chân dung của anh thanh niên được thể hiện qua cái nhìn và suy nghĩ của một số nhân vật phụ khác.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Anh chắn khúc cây ngang đường ; tình cảm với những người lái xe và những người khách lạ; 
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Bác lái xe, cô kỹ sư, ông hoạ sĩ.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời, nhiều HS nêu ý kiến (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
* Hoạt động 3 (15’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Đóng góp cho tổ quốc, dù ít hay nhiều, ở phương diện nào cũng đều đáng được trân trọng. Đó là vẻ đẹp của những con người lao động.
-Tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên có sự kết hợp giữa tự sự, bình luận.
-Hỏi: Em hãy nhận xét chung về các nhân vật trong truyện?
-Hỏi: Trong truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó?
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Em rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi học qua truyện?
-Học bài. Chuẩn bị “viết bài tập làm văn số 3” (xem lại kiểu bài văn tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm).
-Trả lời: Góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp 
TIẾT 68-69. TẬP LÀM VĂN.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3-
VĂN TỰ SỰ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
 -Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày, 
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại kiểu bài văn tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm.
 -GV: Chọn đề phù hợp với khả năng HS.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (1’)
 (KHỞI ĐỘNG)
 -Ổn định: Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (87’)
 (VIẾT THÀNH BÀI)
 -GV chép đề lên bảng (đề ở sổ chấm trả bài).
 -HS thực hiện vào giấy.
* Hoạt động 3 (3’)
 (THU BÀI, DẶN DÒ)
 -GV thu bài.
 -Chuẩn bị “Người kể chuyện trong văn bản tự sự”.
 * Câu hỏi soạn: 
 BT1,2 (I) tr 192 SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 61-69 V9.doc