Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 70 đến tiết 75

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 70 đến tiết 75

NGƯỜI KỂ CHUYỆN

TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối qua hệ giữa người kể chuyện và ngôi kể trong văn bản tự sự.

 -Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố náy trong khi đọc văn cũng như khi viết văn.

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV, bảng con.

* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 70 đến tiết 75", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 70. TẬP LÀM VĂN.
NGƯỜI KỂ CHUYỆN 
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối qua hệ giữa người kể chuyện và ngôi kể trong văn bản tự sự.
 -Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố náy trong khi đọc văn cũng như khi viết văn.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV, bảng con.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (2’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩnbị của HS.
-Người kể chuyện là người đứng ra kể chuyện trong tác phẩm. Người kể chuyện có thể xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau. Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu về người kể chuyện trong bản tự sự.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 2 (20’)
(HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI)
I.Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự:
-Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.
-Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể. 
-Gọi HS đọc đoạn trích.
-Gọi HS đọc câu a, b, c (2), xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn, thực hiện vào bảng con).
-Gọi HS đọc câu d, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Vậy người kể có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
* Chuyển ý: Để hiểu thêm về vai trò của vai trò người kể, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-HS đọc.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến:
a.Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
b.Người kể không xuất hiện, không phải là một trong ba nhân vật trên, chuyện kể theo ngôi thứ ba, nhân vật xưng tôi hoặc xưng tên.
c.Nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên, người kể chuyện như nhập vào anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta.
-HS đọc. Trả lời: Người kể chuyện thấy và biết hết về tình cảm của ba nhân vật 
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (20’)
(LUYỆN TẬP)
II.Luyện tập:
2.a.Người kể là nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) – chú bé.
-Ưu điểm: người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật.
-Hạn chế: miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, dễ gây ra sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
-Gọi HS đọc đoạn trích.
-Gọi HS đọc BT2 a, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT2 b, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-HS đọc.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (một vài HS nêu ý kiến).
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “Chiếc lược ngà”. 
* Câu hỏi soạn: 
1.Đại ý? 2.Tâm trạng, tình cảm của Thu đối với ông Sáu? 3.Tình cảm của ông Sáu đối với con? 
-HS đọc.
Ký duyệt
TUẦN 15
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 15
TIẾT 71-72. VĂN HỌC.
CHIẾC LƯỢC NGÀ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Cảm nhận đưôc tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.
 -Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
 -Rèn luyện kỹ năng đọc, phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (6’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long? Phân tích nhân vật anh thanh niên?
-Hỏi: Phân tích một số nhân vật khác trong truyện và nêu ý nghĩa của tựa đề “lặng lẽ Sa Pa”?
-Từ xưa đến đến nay ông bà ta thường nói tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất. Nhưng bài học hôm nay: “chiếc lược ngà” sẽ cho ta thấy tình cảm của ông sáu đối với con gái của mình.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Chú thích * SGK tr 188 và phần phân tích 1 ở vở.
-Trả lời: Phần phân tích 2 ở vở.
* Hoạt động 2 (68’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 (SGK).
2.Xuất xứ: Truyện được viết vào năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
3.Đại ý: Tình cảm cha con sâu nặng giữa ông Sáu và bé Thu.
II.Phân tích văn bản:
1.Tâm trạng, tình cảm của Thu khi ông Sáu về thăm nhà:
a.Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ông Sáu là cha:
-Không nhận ra ông Sáu là ba của mình.
-Không chấp nhận, không gọi tiếng ba, không nhờ ông Sáu giúp đỡ, không cần sự quan tâm, chăm sóc, bị đánh ® bỏ về nhà ngoại.
Þ Thái độ của Thu không đáng trách vì rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ: ông đi lúc Thu còn quá nhỏ, vết thẹo trên mặt không giống trong ảnh.
HẾT TIẾT 71.
b.Thái độ, hành động của Thu khi nhận ra người cha:
-Buồn rầu, nghĩ ngợi sâu xa.
-Thét lên, ôm chặt lấy ba, không cho ba đi.
Þ Thu rất yêu thương ba, bằng tình cảm mạnh mẽ, cảm động.
2.Tình cảm cha con ở ông Sáu:
-Lúc về nhà thăm nhà: háo hức gặp con, suốt ngày luôn bên cạnh, vỗ về con, 
-Lúc chia tay: bế, hôn con, xúc động 
-Ở chiến trường: nhớ con, day dứt, ân hận vì đã đánh con, làm cây lược, lấy ra ngắm,  trước lúc hy sinh vẫn nhớ đến con.
Þ Tình cha con thắm thiết sâu nặng, thiêng liêng.
-Gọi HS đọc chú thích *.
-Gọi HS nêu xuất xứ.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, diễn cảm, chú ý nội tâm và đối thoại của nhân vật GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS nêu đại ý.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu tâm trạng, tình cảm của bé Thu đối với ông Sáu ở phần phân tích văn bản.
-Hỏi: Khi vừa gặp lại ông Sáu thì thái độ của bé Thu như thế nào?
-Hỏi: Trong thời gian ông Sáu ở nhà, Thu đối với ông như thế nào?
-Hỏi: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật bé Thu như thế có phù hợp hay không? Bé Thu có đáng trách không? Vì sao? (HĐ nhóm 2 bàn).
* Chuyển ý: Cuối cùng, bé Thu có ông Sáu là cha không? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề trên ở tiết tiếp theo.
-Hỏi: Lúc chia tay, thái độ, hành động của Thu thay đổi hoàn toàn. Thu có thái độ và hành động như thế nào?
-Hỏi: Vì sao Thu lại có thái độ như thế?
-Hỏi: Hành động, thái độ đó thể hiện thể hiện tình cảm gì ở bé Thu?
-Hỏi: Nêu nhận xét của em về tình cảm của Nguyễn Quang Sáng đối với trẻ thơ?
* Chuyển ý: Ông Sáu thương con, tình cảm của ông biểu hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo.
-Hỏi: Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu? (lúc về thăm nhà, khi chia tay, ở chiến trường) HĐ nhóm 2 bàn.
-Gọi HS đọc đoạn lúc ông Sáu hy sinh.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về ông Sáu trước lúc hy sinh?
-Hỏi: Hãy nhận xét về tình cảm đối với con của ông Sáu?
-Hỏi: Văn bản còn giúp ta hiểu thêm điều gì về con người và, cuộc sống trong thời kỳ chiến tranh?
* Chuyển ý: Văn bản cho bài học gì? Có những nghệ thuật gì đặc biệt? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tổng kết.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi, nhiều HS nêu ý kiến).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Nhờ bà giải thích 
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ thơ, diễn tả sinh động với tình yêu mến, trân trọng tình cảm trẻ thơ.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi đến ra ngắm).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi tiếp theo).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Tình đồng đội thật gắn bó, nhưg đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh đã mang đến cho con người.
* Hoạt động 3 (12’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Thể hiện cảm động tình cảm cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
-Tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Tác giả thành công trong miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật.
-Hỏi: văn bản đề cập đến những vấn đề gì trong thời cuộc lúc ấy?
-Hỏi: Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
-Hỏi: Ngoài ra văn bản còn thành công về nghệ thuật gì?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Về nhà thực hiện.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Nhân vật người bạn của ông Sáu, làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy, khách quan.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: tâm lí trẻ thơ 
-HS đọc.
* Hoạt động 4 (4’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Hãy nêu những tình cảm của cha hoặc của em đối với em?
-Học bài. Chuẩn bị “ôn tập phần TV”.* Câu hỏi soạn: 
Các câu hỏi ôn tập tr 190 SGK.
-Trả lời: Một vài em nêu ý kiến. 
TIẾT 73. TIẾNG VIỆT.
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS nắm vững một số nội dung phần Tiếng Việt đã học ở học kỳ I.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, ôn lại các kiến thức.
 -GV: SGK, SGV, bảng con.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (3’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Ở tiết học hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại một số kiến thức và kỹ năng mới được học ở học kỳ I, chưa được ôn trong phần tổng kết từ vựng.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Tổ trưởng báo cáo.
* Hoạt động 2 (40’)
(ÔN LUYỆN)
I.Các phương châm hội thoại:
-Phương châm về lượng.
-Phương châmvề chất.
-Phương châm quan hệ.
-Phương châm cách thức.
-Phương châm lịch sự. 
II.Xưng hô trong hội thoại:
1.Oân lí thuyết.
2.Xưng khiêm nhường, gọi tôn kính (cũng là cách xưng hô của một số nước phương Đông: tiếng Hán, Nhật, Triều Tiên)
-Xưa: bệ hạ (gọi: Vua, ý tôn kính); bần tăng (xưng: nhà sư nghèo, ý khiêm nhường); tiểu tăng (xưng: nhà sư chức vụ nhỏ, ý khiêm nhường); 
-Nay: quý ông, quý bà, quý anh,  (gọi: lịch sự, tôn kính); em (xưng, có thể với người nhỏ hơn mình); 
3.Vì không chú ý để lựa chọn được những từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, không thể tiến triển được.
III.Cách dẫn trực tiếp và các dẫn gián tiếp:
1.Oân lí thuyết.
2. (cho HS ghi các cách chuyển đúng). 
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện ôn tập tiếp về xưng hô trong hội thoại.
-Gọi HS đọc BT1(II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2(II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
* Chuyển ý: Tiếp theo ta sẽ ôn tập về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
-Gọi HS đọc BT1(III), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT2 (III), xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn, thực hiện vào bảng con).
-HS đọc. Trả lời: Nhiều HS nêu ý kiến.
-HS đọc. Trả lời: Kể trước lớp, HS khác nhận xét.
-HS đọc. Trả lời: Một vài HS nêu ý kiến. 
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: Một vài HS nêu ý kiến.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến và nhận xét những thay đổi.
* Hoạt động 3 (2’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Chuẩn bị “kiểm tra Tiếng Việt” (học kiến thức, xem lại các bài tập).
-HS đọc.
TIẾT 74. TIẾNG VIỆT.
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Nắm lại những kiến thức cơ bản về phân môn tiếng đã được học và ôn tập ở các lớp dưới.
 -Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và khả năng vận dụng.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: ôn tập lại kiến thức và các bài tập.
 -GV: Chọn đề phù hợp với khả năng HS, pho to đề.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (1’)
 (KHỞI ĐỘNG)
 -Ổn định: Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (41’)
 (THỰC HIỆN BÀI KIỂM TRA)
 -GV phát đề pho to sẵn cho HS (đề ở sổ chấm trả bài).
* Hoạt động 3 (3’)
 (THU BÀI, DẶN DÒ)
 -GV thu bài.
 -Chuẩn bị “kiểm tra văn học hiện đại” (xem lai các bài từ “đồng chí” đến bài “chiếc lược ngà”).
TIẾT 75. VĂN HỌC.
KIỂM TRA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Nắm lại những kiến thức cơ bản về phân môn văn học (hiện đại).
 -Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt tri thức, kỹ năng, thái độ, để có định hướng giúp HS khắc phúc những điểm còn yếu.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: ôn tập lại kiến thức về văn học.
 -GV: Chọn đề phù hợp với khả năng HS, pho to đề.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (1’)
 (KHỞI ĐỘNG)
 -Ổn định: Kiểm tra nề nếp HS, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (41’)
 (THỰC HIỆN BÀI KIỂM TRA)
 -GV phát đề pho to sẵn cho HS (đề ở sổ chấm trả bài).
 -HS thực hiện 2 phần: trắc nghiệm và tự luận. 
* Hoạt động 3 (3’)
 (THU BÀI, DẶN DÒ)
 -GV thu bài.
 -Chuẩn bị “Cố hương”.
 * Câu hỏi soạn: 
 1.So sánh cảnh vật và con người ở hiện tại và trong hồi ức? 
 2.Những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”? (những ngày ở quê, khi rời quê).
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet70-75 V9.doc