Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 74, 75: Ôn tập thơ truyện hiện đại

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 74, 75: Ôn tập thơ truyện hiện đại

A.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- HDHS đọc thêm nhằm giúp các em có thêm hiểu biết về tác giả M. Go- rơ-ki của nước Nga.

- Thấy được mối đồng cảm của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.

- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa kể chuyện đời thường và truyện cổ tích.

- Củng cố kiến thức về các tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã được học trong chương trình lớp 9

2. Kĩ năng

- RLKN cảm thụ những văn bản tự sự, học tập cách viết văn tự sự theo ngôi kể thứ nhất.

3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia với những số phận éo le, bất hạnh trong cuộc sống.

4. Năng lực cần đạt

- Tự học, giải quyết vấn đề.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 74, 75: Ôn tập thơ truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 74
Hướng dẫn đọc thêm
NHỮNG ĐỨA TRẺ
(Trích Thời thơ ấu - M-Go-rơ-ki)
ÔN TẬP THƠ TRUYỆN HIỆN ĐẠI	
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức 
- HDHS đọc thêm nhằm giúp các em có thêm hiểu biết về tác giả M. Go- rơ-ki của nước Nga.
- Thấy được mối đồng cảm của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa kể chuyện đời thường và truyện cổ tích.
- Củng cố kiến thức về các tác phẩm thơ và truyện hiện đại đã được học trong chương trình lớp 9
2. Kĩ năng 
- RLKN cảm thụ những văn bản tự sự, học tập cách viết văn tự sự theo ngôi kể thứ nhất.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia với những số phận éo le, bất hạnh trong cuộc sống.
4. Năng lực cần đạt
- Tự học, giải quyết vấn đề..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Đọc tư liệu tham khảo.
2. HS : Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 
Diễn biến tâm lí hành động của bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà?
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
M.Goriki là đại văn hào Nga, người mở đầu cho VHCM Nga đầu thế kỷ XX, là 1 trong những nhà văn có ảnh hưởng sâu rộng cách mạng Việt Nam là tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút kí, kịch nói :"Thời thơ ấu" (1913) là tập 1 của tiểu thuyết tự thuật.
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu chung 
- Mục tiêu: Hs nắm đựơc những nét tiêu biểu về cuộc đời tác giả.
Nắm được nội dung đoạn trích, tóm tắt trong khoẳng 7-10 dòng
- Phương pháp: Trình bày giới thiệu, Vấn đáp.
 - Thời gian: 10 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
?Nêu hiểu biết của em về tác giả 
M. Gorki?
?Em hiểu như thế nào về tiểu thuyết tự truyện?
? Ngôi kể của văn bản? - ngôi thứ nhất.
? Văn bản trên có thể chia thành mấy phần? 
- F1: Tình bạn tuổi thơ trong sáng.
- F2: Tình bạn bị cấm đoán.
-F3: Tình bạn vượt qua sự cấm đoán.
I- Tìm hiểu chung
1. Tác giả
M. Groki (1868 – 1936)
- Là nhà Nga nổi tiếng thế giới.
- Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng, thiếu tình thương.
2. Tác phẩm
-Vị trí: trích chương IX của tập “Thời thơ ấu” (1913 - 1914).
- Thể loại: tiểu thuyết tự truyện
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất số ít
* Bố cục: 3 phần
* Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản 
- Mục tiêu: - Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu theo một số gợi ý tiêu biểu..
- Phương pháp: Gợi mở, thảo luận
- Thời gian: 15p
? Hoàn cảnh của chú bé Aliôsa có đặc điểm gì?
- Hoàn cảnh của chú bé Aliôsa:
+ bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác.
+ ở với ông bà ngoại (người ông rất nghiêm khắc, khó tính hay đánh đạp em; người bà là người hiền hậu, yêu thương em hết mực)
? Vì sao Aliôsa thích chơi với những đứa trẻ nhà ông đại tá
- Ba đứa trẻ con nhà ông đại tá ốpxiannicốp: Tuy sống trong nhung lụa, giàu sang nhưng chúng cũng chẳng sung sướng gì.
+ Mẹ mất, chúng phải sống với dì ghẻ.
+ Bố chúng là người độc đoán, khinh miệt người nghèo, hay cấm đoán và đánh đập chúng.
? Những đưa trẻ thường chơi trò gì, Aliosa đối xử với chúng ntn?
? Nhận xét về Aliosa?
? Trong phần đầu đoạn trích đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả những đứa trẻ hàng xóm. 
ss chính xác khiến người đọc liên tưởng đến những chú gà con sợ hãi diều hâu, co cụm lại với nhau.
 HS: Đọc phần 2.
? Hình ảnh một ông già xuất hiện với bộ ria trắng trong khung cảnh đám mây treo lơ lửng trên các mái nhà gợi cho em liên tưởng đến nhân vật nào trong chuyện cổ tích.
 HS: Phát biểu: thần tiên
? Em có nhận xét gì về người này qua cách quát tháo bọn trẻ.
 HS: Hách dịch và thô lỗ.
? Hành động đẩy ra khỏi cổng một đứa trẻ vừa cứu sống con mình cho thấy ông ta là người ntn.
 HS: Lạnh lùng, tàn nhẫn.
? Biện pháp nào được sử dụng ở đây? Tác dụng.
 HS: Thảo luận, trả lời.
 ? Khi người cha xuất hiện, bọn trẻ “lặng lẽ....như những con ngỗng ngoan ngoãn” nói lên điều gì.
 HS: Trao đổi, phát biểu.
 HS: Đọc phần 3.
? Cái cách tiếp tục chơi của bọn trẻ ntn? Em có nhận xét gì về cuộc chơi đó.
 HS: Phát hiện, suy nghĩ.
? Tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người bạn đang thiếu mẹ Aliôsa đã thể hiện tình cảm gì của mình.
 - Đồng cảm, chia sẻ, nâng đỡ.
? Aliôsa cảm thấy “tin yêu lắm” và luôn muốn làm cho chúng vui thích. Em hiểu tình bạn của Aliôsa ntn qua những chi tiết đó.
 ? Qua bài văn em có nhận xét gì về biệt tài kể chuyện của A-Lếch-Xây Pê-S cốp và nội dung văn bản.
Cách kể chuyện: đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích, khéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình
 Đọc ghi nhớ SGK
II- Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Aliosa
- Mồ côi cha, sống với ông bà ngoại
- Những đứa trẻ có cùng hoàn cảnh sống: thiếu tình thương nên chúng gắn bó thân thiết với nhau. 
Sống có tình bạn, biết an ủi, tạo niềm tin cho bạn
-> Ngôn ngữ đối thoại, kết hợp kể chuyện cổ tích và đời thường. 
2. Nhân vật ông đại tá và những đưa trẻ 
* Ông đại tá
- Hách dịch thô lỗ. độc đoán
* Những đứa trẻ
- Ngoan ngoãn, cam chịu, thật đáng thương.
3. Tình bạn vẫn tiếp diễn
- Cuộc chơi có tổ chức nhưng bí mật trốn tránh.
- Tình bạn xuất phát từ nhu cầu được tin yêu và chia sẻ.
 * Ghi nhớ/234
* Hoạt động 4: Hướng dẫn ôn tập thơ hiện đại 
- Mục tiêu: Hệ thống kiến thức cơ bản về những bài thơ hiện đại
- Phương pháp: Khái quát, tái hiện
- Thời gian: 10p
Kể tên những bài thơ hiện đại đã học cùng tên tác giả?
? Những bài thơ đó sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Nội dung của từng bài?
Nét nghệ thuật nổi bật?
Xác định nội dung cơ bản được p/a qua các tác phẩm?
Gv gợi ý hs khái quát hai đề tài chính
III/ Ôn tập thơ hiện đại
1. Thống kê các tác phẩm
- Đồng chí – Chính Hữu
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính- PTD
- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
- Bếp lửa - Bằng Việt
- Khúc hát rumẹ - Nguyễn Khoa Điềm
- Ánh trăng - Nguyễn Duy
2. Nội dung cơ bản
- Hình ảnh người chiến sỹ: mang vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn
- Hình ảnh con người lao động xã hội chủ nghĩa: hăng say vui vẻ lao động cống hiến.
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung tiết học
- Gv cho hs đọc lại bài thơ
5. Hướng dẫn về nhà
- Tìm đọc những bài thơ có cùng chủ đề
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 28/11/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 75
 ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
 (tiếp theo) 
A.Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Tiếp tục củng cố kiến thức về các tác phẩm thơ truyện hiện đại, nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.
2. Kĩ năng 
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm trong tác phẩm
3. Thái độ: Tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, trân trong t/c gia đình
4. Năng lực cần đạt
- Tự học, giải quyết vấn đề..
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV: Đọc tư liệu tham khảo.
2. HS : Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu văn bản SGK
C: Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng giao tiếp, nhận thức, cảm thụ văn học...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 9A .......................9B...............................
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng một bài thơ mà em thích
3. Bài mới: 1p
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS ôn tập tiếp
- Mục tiêu: Thấy được những đặc sắc của các tác phẩm thơ, khái quát được nội dung nghệ thuật của truyện hiện đại
- Phương pháp: Khái quát, tái hiện
- Thời gian: 35p
 Viết đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm; Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Căn cứ vào thời gia sáng tác hãy sắp xếp các tác phẩm thơ theo từng giai đoạn, Nhận xét về đề tài phản ánh?
Giai đoạn k/c chống Pháp: Đồng chí
Giai đoạn k.c chống Mỹ: bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru
Thời kỳ hòa bình ở miền Bắc: Bếp lửa, Đoàn thuyền đánh cá
Sau chiến tranh : Ánh trăng
Nhận xét: Đề tài phản ánh phong phú đa dạng, nhiều giai đoạn p/a được nhiều mặt của đời sống xã hội cả trong thời kỳ chiến tranh và hòa bình
Hướng dẫn hs tìm hiểu bút pháp nghệ thuật trong các tác phẩm thơ
Đồng chí, Ánh trăng, Bài thơ: Hiện thực, gợi tả, hình ảnh chân thực, chọn lọc
Đoàn thuyền đánh cá:
 Phóng đại tượng trưng, lãng mạn, so sánh liên tưởng mới mẻ độc đáo
? Kể tên những tác phẩm truyện hiện đại đã học? 
Gv chia nhóm cho hs thảo luận về các nội dung sau:
? Tác giả, tác phẩm, nhân vật, ngôi kể, người kể chuyện, tình huống
Nội dung ?
? Nét nghệ thuật chính?
N 1: làng
N2: Lặng lẽ Sa pa
N 3: Chiếc lược ngà
GV hướng dẫn hs một số bài tập cơ bản
phân tích ý nghĩa tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua các tác phẩm truyện
 Ông Hai : Yêu làng, yêu nước, có tinh 
thần kháng 
chiến
- Anh thanh niên: Mặc dù sống ở đỉnh núi cao 
nhưng hiểu được ý nghĩa của công việc mình làm 
nên rất yêu đời, yêu mọi người . 
- BéThu : Có tính cách rất độc đáo : 
Cứng cỏi , 
bướng bỉnh nhưng tình cảm nồng nàn, thắm thiết với cha. 
I. Ôn tập thơ hiện đại
* Luyện tập
Gợi ý:
- Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo. 
- Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. 
- Đồng thời nhà thơ lại thêm vào nhan đề hai chữ “bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.
II/ Ôn tập truyện hiện đại
1/ Làng – Kim Lân
- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư được thể hiệnqua nhân vật ông Hai
- Tác giả thành công trong việc xd tình huống truyện và nt mt tâm lý, ngôn ngữ nhân vật
2/ Lặng lẽ Sa pa - Nguyễn Thành Long
- Khắc hoạ thành công h/a người lao động bình thường- Anh thanh niên => vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa công việc thầm lặng
- Tình huống hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên kết hợp bình luận
3/ Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
- Truyện thể hiện tình cha con sâu nặng, cảm động và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Xd tình huống bất ngờ tự nhiên, hợp lý, mt tâm lý nhân vật đặc biệt là nhân vật trẻ thơ (bé Thu)
* Bài tập
Gợi ý:
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được xây dựng trên hai tình huống cơ bản:
+ Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.
+ Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
=> Như vậy, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca: tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.
4. Củng cố bài
- GV khái quát nội dung 2 tiết học
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập các tác phẩm thơ ca và truyện hiện đại
- Chuẩn bị bài: Cố hương
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 74,75.doc