Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 70: Hướng dẫn tự học: người kể chuyện trong văn bản tự sự

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 70: Hướng dẫn tự học: người kể chuyện trong văn bản tự sự

A. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận diện và tập kết hợp giữa các yếu tố này khi đọc văn cũng như khi viết văn.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng ngôi kể khi tạo lập văn bản tự sự.

B. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu SGK, sách hướng dẫn, soạn giáo án.

 Trò: Học, soạn bài ở nhà.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa"

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 70: Hướng dẫn tự học: người kể chuyện trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 thỏng 11 năm 2011
Tuần 14 – Tiết 70	
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: người kể chuyện trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
	 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận diện và tập kết hợp giữa các yếu tố này khi đọc văn cũng như khi viết văn.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng ngôi kể khi tạo lập văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu SGK, sách hướng dẫn, soạn giáo án.
 Trò: Học, soạn bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa"
 3. Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu ngữ liệu.	
Giáo viên treo bảng phụ đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa"
- Học sinh đọc đoạn văn.
Gvh:Chuyện kể về ai? Về sự việc gì?
- Kể về phút chia tay giữa anh thanh niên với ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ vừa mới từ chiếc xe ca lên thăm tại nơi anh ở và làm việc.	
Gvh:Ai là người kể câu chuyện trên?	
Gvh:Người kể đứng ở ngôi thứ mấy để kể?
- Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là ba nhân vật được nói tới.
* Giáo viên : Trong đoạn văn ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng khách quan "Anh thanh niên vừa vào kêu lên" "Cô kĩ sư đỏ mặt" "bỗng ông hhoạ sĩ già quay lại" đ Nếu người kể là 1 trong ba nhân vật để kể. Như vậy người kể ở đây vô nhân xưng không xuất hiện trong câu chuyện.
Gvh: Người kể theo em ở đây ở ngôi thứ mấy?
Gvh:Trong đoạn văn có những câu "giọng cười đầy tiếc rẻ" "những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp gỡ ta nữa, hay nhìn ta như vậy " là lời của ai? về ai? - Học sinh thảo luận nêu ý kiến:
HS1+ Là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
HS2	+ Người kể chuyện như nhập và anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện
Câu nói ấy không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ hạn chế rất nhiều.
Gvh:Hãy nêu những căn cứ để có nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của nhân vật?
- Học sinh thảo luận, nêu ý kiến.
+ Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện: Giấu mặt không xuất hiện.
+ Đối tượng được miêu tả: Anh thanh niên, cô kĩ sư, ông hoạ sĩ.
+ Điểm nhìn và lời văn (đã dấu ở trên).
Gvh: Qua ví dụ em hãy nhận xét về ngôi kể? Tác dụng của ngôi kể đó như thế nào?
Gvh:Vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự như thế nào?
 Hoạt động 2: Kết luận- Ghi nhớ.
Hs : Đọc ghi nhớ SGK.
 * Hoạt động II: Luyện tập.
1- Bài tập 1/SGK 193:
- Giáo viên treo bảng phụ có đoạn văn cuộc gặp gỡ xúc động giữa bé Hồng và mẹ.
- Học sinh đọc diễn cảm đoạn văn? Nội dung?
Gvh : So với đoạn trích ở mục I, đoạn trích này có gì khác? (về cách kể chuyện).
Gvh : Người kể chuyện ở đây là ai?
- Cách kể chuyện ở đoạn văn này, người kể xuất hiện trực tiếp.
- Người kể chuyện ở đây là nhân vật "tôi" (ngôi thứ nhất) - chú bé - trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
Gvh :Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
* Ưu điểm: Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hôn nhân vật "tôi"..
* Hạn chế: Trong việc tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thật.
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
1. Phân tích ngữ liệu.
+ Là lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
	+ Người kể chuyện như nhập và anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện
Câu nói ấy không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ hạn chế rất nhiều.
+ Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện: Giấu mặt không xuất hiện.
+ Đối tượng được miêu tả: Anh thanh niên, cô kĩ sư, ông hoạ sĩ.
+ Điểm nhìn và lời văn (đã dấu ở trên
2. Kết luận - Ghi nhớ
II. Luyện tập:
1- Bài tập 1/SGK 193:
- Cách kể chuyện ở đoạn văn này, người kể xuất hiện trực tiếp.
- Người kể chuyện ở đây là nhân vật "tôi" (ngôi thứ nhất) - chú bé - trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
* Ưu điểm: Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hôn nhân vật "tôi"..
* Hạn chế: Trong việc tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thật.
4. Củng cố: Tác dụng của việc chọn ngôi kể trong văen bản tự sự. 
5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc ghi nhớ SGK. Soạn bài "Chiếc lược ngà".

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(54).doc