Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Tiết 75

KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

A. MỤC TIÊU

- Trên cơ sở ôn tập, nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15) cụ thể: Bài thơ : Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Truyện ngắn Làng

- Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả của HS về tri thức, kỹ năng, thái độ, để có định hướng khắc phục những điểm còn yếu.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/ 11/ 2011
Ngày KT : 24 / 11/ 2011
Tiết 75
KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
MỤC TIÊU 
Trên cơ sở ôn tập, nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15) cụ thể: Bài thơ : Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Truyện ngắn Làng
Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả của HS về tri thức, kỹ năng, thái độ, để có định hướng khắc phục những điểm còn yếu.
HÌNH THỨC
- Tự luận
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MA TRẬN:
 Mức độ
Nội dung
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Bài thơ “Đồng chí”
- Chép lại bằng trí nhớ 7 câu thơ đầu của “Đồng chí”
Số câu: 1 câu
Số điểm: 2 điểm
 2 điểm
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” 
- Nhớ được tác giả, tên bài thơ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những biện pháp NT được sử dụng trong khổ thơ.
Số câu: 1câu
Số điểm: 3 điểm
 3 điểm
Truyện ngắn “Làng”
- Cảm nhận về nhân vật ông Hai (đoạn văn ngắn khoảng 10-15 dòng)
Số câu: 1câu
Số điểm: 3 điểm
 5 điểm
Tổng số câu
 Số câu: 2 câu 
 Số câu: 1câu
Số câu: 3 câu
Số điểm: 10 điểm
ĐỀ BÀI
Câu 1 ( 2 điểm)
 Bằng trí nhớ chép lại 7 câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
Câu 2: (3 điểm)
 Cho khổ thơ sau:
	Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
	Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
	Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
	(Ngữ Văn 9 )
a. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? Hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy?
b. Phát hiện và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (5 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10- 15 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
ĐÁP ÁN
Câu 1: 
 Hs chép đủ, chính xác 7 câu thơ đầu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ( 2 đ)
Câu 2
a) + Khổ thơ trên trích trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. ( 0,5đ)
 + Bài thơ được sáng tác năm 1958, sau chuyến tác tác giả đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh, trong không khí phấn chấn, tin tưởng vào phong trào phát triển sản xuất và XD cuộc sống mới XHCN trên miền Bắc. ( 1 đ)
b) Những biện pháp NT được sử dụng trong đoạn thơ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ
Tác dụng: Làm nổi bật h/a đoàn thuyền ra khơi trong khung cảnh hoàng hôn đẹp và kì vĩ
tráng lệ nhưng gần gũi với con người...
 (1,5 đ)
Câu 3
Yêu cầu chung:
* Hình thức: - Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10- 15 dòng)
 - Đoạn văn có bố cục rõ ràng: mở đoạn, triển khai, kết đoạn
 - Thể loại: Nghị luận
* Nội dung: - Cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp... ông Hai, người nông dân thật thà chất phác đã thể hiện tình cảm yêu làng, yêu nước sâu sắc. ( 1đ)
- Phân tích các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai : 
- Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư:
- Đau khổ, dằn vặt khi nghe tin làng mình làm Việt gian : tủi nhục đau đớn, xấu hổ không dám nhìn ai, lo sợ bị người ta bài trừ, không chứa ; ruột gan cứ rối bời, không khí
gia đình u ám
- Niềm sung sướng cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng ông được cải chính: ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường.
- Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến: trong thâm tâm ông luôn tự hào về ngôi làng giàu truyền thống văn hoá, trù phú và tự hào về sự thuỷ chung với cách mạng, với Bác Hồ của quê hương mình. Sự thay đổi nhận thức để nhận ra kẻ thù là bọn đế quốc phong kiến theo một quá trình tâm lí hết sức tự nhiên khiến ta thêm trân trọng yêu mến người nông dân này vì tình cảm gắn 
bó với quê hương, cách mạng ( 3 đ)
- Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người VN nói chung và của người nông dân nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. ( 1đ)
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 75- KT thơ và truyện H Đ.doc