BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Chu Quang Tiềm
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Phương pháp đọc sách cho hiệu quả.
- Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ). Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
- Gíao dục học sinh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, vận dụng kiến thức đã học vào học tập.
II.CHUAÅN BÒ :
1.Giáo viên :
- Chuẩn bị chân dung tác giả Chu Quang Tiềm, các câu danh ngôn của các danh nhân thế giới trong sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác.
- Bảng phụ.
2.Học sinh :
- Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo
Tuần lễ : 20 Ngày soạn : 02.01.2012 Tiết : 91 Ngày dạy : 06/07.01.12 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH Chu Quang Tiềm I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản. - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Phương pháp đọc sách cho hiệu quả. - Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ). Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận. - Gíao dục học sinh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, vận dụng kiến thức đã học vào học tập. II.CHUAÅN BÒ : 1.Giáo viên : - Chuẩn bị chân dung tác giả Chu Quang Tiềm, các câu danh ngôn của các danh nhân thế giới trong sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác. - Bảng phụ. 2.Học sinh : - Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo III.TIEÁN TRÌNH LEÂN LÔÙP : 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm vở bài soạn theo định hướng của giáo viên 3.Bài mới : *Giới thiệu bài : Chu Quang Tiềm là nhà lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu, bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công nghiên cứu, suy nghĩ, là lời bàn tâm huyết của người đi trước truyền lại cho thế hệ mai sau. Vậy lời dạy của ông cho thế hệ mai sau về cách đọc sách sao cho có hiệu quả và có tác dụng? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và nghiên cứu về cách đọc sách có hiệu quả nhất. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm ? Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích ó trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Chu Quang Tiềm? - Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mỹ học và lý luận học nổi tiếng Trung Quốc. - Chu Quang Tiềm đã nhiều lần bàn về đọc sách. Bài viết là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn luận tâm huyết của người đi trước muốn ? Theo em, mỹ học là gì ? Mỹ học : Môn học nghiên cứu những cái mình cho là đẹp để thuyết minh cái nguyên lý và tác dụng của cái đẹp ấy (esthétique) ? Văn bản được ai dịch lại? ? Khi phân tích một văn bản dịch chúng ta cần lưu ý điều gì - Đây là một văn bản dịch ® khi phân tích cần chú ý nội dung, cách viết giàu hình ảnh, sinh động, dí dỏm chứ không sa đà vào phân tích ngôn từ. ? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản? - Văn bản được trích trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của đọc sách" (Bắc Kinh, 1995 – GS. Trần Đình Sử dịch) Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản ? Theo em, cần phải đọc văn bản như thế nào để làm nổi bật nên nội dung, ý nghĩa của văn bản này? - Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng như trò chuyện. - 2 – 3 học sinh thay nhau đọc. ® nhận xét, RKN, sửa lỗi GV: Đọc mẫu một đoạn ® gọi 2 – 3 học sinh đọc Þ RKN, nhận xét giọng đọc của học sinh, chú ý sửa cách đọc cho học sinh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong SGK – 6. - Căn cứ theo chú thích SGK, học sinh tìm hiểu và trả lời các từ khó. ? Em hiểu như thế nào là "học vấn" , "học thuật"? ? Từ "trường chinh" có mấy nghĩa? Trong văn bản dùng theo nghĩa nào? ? Thành ngữ "Vô thưởng, vô phạt" có nghĩa là gì? ? "Khí chất" được hiểu như thế nào? ? Văn bản này được chia bố cục làm mấy phần? Ranh giới của các phần và nội dung chính của từng phần đó là gì? - Bố cục: Chia 3 phần + Phần 1: Từ đầu ® nhằm phát hiện thế giới mới: Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách. + Phần 2: Tiếp theo ® tự tiêu hao lực lượng: Những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. + Phần 3: Còn lại: Phương pháp chọn và đọc sách. ? Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? - Phương thức biểu đạt: Nghị luận (lập luận và giải thích về một vấn đề xã hội). ? Theo em, vấn đề đọc sách có phải là vấn đề quan trọng đáng quan tâm hay không? - Vấn đề lập luận: Sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách ® Có ý nghĩa lâu dài. ? Nếu vậy thì văn bản này được xếp vào thể loại văn bản gì? Chức năng chính là gì? ? Trong chương trình ngữ văn lớp 9, học kỳ I, em đã học những văn bản nhật dụng nào có nội dung lập luận? - Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giói hoà bình; Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em. GV: Yêu cầu học sinh theo dõi vào phần đầu của văn bản. - Học sinh chú ý vào phần đầu văn bản. ? Bàn về đọc sách, tác giả đã lý giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách với mỗi người như thế nào? - Tác giả lý giải bằng cách đặt nó trong một quan hệ với học vấn của con người. ? Để trả lời cho câu hỏi đọc sách để làm gì, vì sao phải đọc sách, tác giả đã đưa ra các lý lẽ nào? - Đọc sách là con đường của học vấn. ? Em hiểu học vấn là gì? - (Học sinh nhắc lại chú thích trong SGK) Những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. ? Con người thường tích luỹ tri thức bằng cách nào và ở đâu? - Tích luỹ qua sách báo - Sách vở ghi chép, lưu truyền lại thành quả của nhân laọi trong một thời gian dài. ? Tác giả đánh giá tầm quan trọng của sách như thế nào? - Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, là những cột mốtc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. ? Nếu ta xoá bỏ những thành quả của nhân loại đã đạt được trong quá khứ, lãng quên sách thì điều gì sẽ xảy ra? - Có thể chúng ta sẽ bị lùi điểm xuất phát ® thành kẻ đi giật lùi, là kẻ lạc hậu ? Vì sao tác giả cho rằng đọc sách là một sự hưởng thụ? - Nhập lại tích luỹ lâu dài mới có được tri thức gửi gắm trong những quyển sách ® chúng ta đọc sách và chiếm hội những tri thức đó có thể chỉ trong một thưòi gian ngắn để mở rộng hiểu biết, làm giàu tri thức cho mình ® có đọc sách, có hiểu biết thì con người mới có thể vững bước trên con đường học vấn, mới có thể khám phá thế giới mới. ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn trên? - Lý lẽ rõ ràng, lập luận thấu tình, đạt lý, kín kẽ, sâu sắc ? Những lý lẽ trên đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách? - Sách là vốn tri thức của nhân loại, đọc sách là các tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách. - Tri thức về Tiếng Việt, văn bản ® hiểu đúng ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói và viết ? Em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình? - Học sinh theo dõi vào phần 2 của văn bản. GV: Ai cũng biết đọc sách là quan trọng, là cần thiết, song đọc sách không phải ai cũng đọc đúng. Con người ta có thể dễ mắc phải, dễ có thói quen sai lệch khi đọc sách Vậy chúng ta cùng tìm hiểu những thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách để không bị mắc sai lầm. - Sách tích luỹ càng nhiều ® việc đọc sách càng không dễ. - Sách càng nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Hoạt đông nhóm: Các nhóm trả lời câu hỏi: 1.Theo ý kiến của tác giả, Đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào? 2.Em hưởng thụ được những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình? 3.Với những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách? (Các nhóm trả lời vào bảng phụ) I/Giới thiệu 1.Tác giả : Chu Quang Tiềm (1897-1986) - Là nhà mỹ học và nhà lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. 2. Tác phẩm - “Bàn về đọc sách” trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”. (Bắc Kinh,1995) [Trần Đình Sử dịch] II/ Đọc-hiểu văn bản 1. Phương thức biểu đạt. - Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. 2.Bố cục : - Đoạn 1 : Từ đầu đến “phát hiện thế giới mới” : Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. - Đoạn 2 : Tiếp theo đến “tiêu hao lực lượng” : Những khó khăn, sai lạc trong việc đọc sách. - Đoạn 3 : Phần còn lại : Bàn về phương pháp đọc sách. 3.Đại ý : Là văn bản nghị luận nêu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, các khó khăn và phương pháp đọc sách. 4.Phân tích a. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. - Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức. - Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm. 4.Củng cố : ? Em thường gặp khó khăn gì trong vấn đề chọn sách hiện nay? ? Em thường đọc sách vào những lúc nào? Ở đâu? Sách thuộc thể loại gì? 5. Hướng dẫn tự học - Học bài. - Chuẩn bị : Bàn về đọc sách ( tiếp theo ) IV/ RUÙT KINH NGHIEÄM ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ ========================================================================= Tuần lễ : 20 Ngày soạn : 02.01.2012 Tiết : 92 Ngày dạy : 06/07..01.12 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( Tiếp theo ) Chu Quang Tiềm I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản. - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Phương pháp đọc sách cho hiệu quả. - Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ). Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận. - Gíao dục học sinh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách, vận dụng kiến thức đã học vào học tập. B.CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : - Chuẩn bị các câu danh ngôn của các danh nhân thế giới trong sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9. Bài soạn cùng một số tài liệu tham khảo khác. - Bảng phụ. 2.Học sinh : - Soạn bài, đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan trong sách, báo C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : ? Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách. ( 10đ ) - Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức. - Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm. 3.Bài mới : *Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta tiếp tục học văn bản trích “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm để biết cách đọc sách đúng đắn. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Phân tích * Tìm hiểu những khó khăn, sai lạc trong việc đọc sách *GV cho HS đọc phần tiếp theo trong SGK. ? Theo tác giả, "Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều thì việc đọc sách càng ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng càng ngày càng không dễ". Vậy em hãy chỉ ra những khó khăn dễ mắc phải của người đọc sách hiện nay? - Đọc liếc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít. ? Em hiểu đọc sách như thế nào là đọc không đú ... một đoạn văn cụ thể. ? Chủ đề của đoạn văn? - Chủ đề: khẳng định vị trí của con người VN và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra. ? Nội dung các câu trong đoạn văn ? - Nội dung các câu trong đoạn văn đều hướng vào chủ đề đó của đoạn: + Câu 1: cái mạnh của con người VN: thông minh – nhạy bén với cái mới + Câu 2: Bản chất trời phú ấy (cái mạnh ấy), thông minh và sáng tạo là yêu cầu hàng đầu. + Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu. + Câu 4: Thiếu hụt về kiến thức cơ bản + Câu 5: Biện pháp khắc phục lỗ hổng ấy mới thích ứng nền kinh tế mới. ? Phân tích sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn văn ? - Các câu được liên kết bằng các phép liên kết + Bản chất trời phú ấy (chỉ sự thông minh, nhạy bén với cái mới) liên kết cấu (2) với câu (1). + Từ “nhưng” nối câu (3) với câu (2) + Từ “ấy” nối câu (4) với câu (3) + Từ “lỗ hổng” được lặp lại ở câu (4) và câu (5) + Từ “thông minh” ở câu (5) được lặp lại ở câu (1) I.Bài học * Tìm hiểu đoạn văn trong SGK -Lặp từ tác phẩm -Tác phẩm cùng trường từ vựng với nghệ sĩ. -Thay thế từ nghệ sĩ- anh -Dùng quan hệ từ nhưng -Dùng từ đồng nghĩa cái đã có rồi= những vật liệu mượn ở thực tại. + Các câu văn, các đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau. * Các cách liên kết câu và liên kết đoạn. a.Liên kết về nội dung +Các câu văn, đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, của văn bản (liên kết chủ đề) +Các câu văn, đoạn văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết lôgic) b.Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là: + Phép lặp. +Phép đồng nghĩa, trái nghĩa. + Phép liên tưởng. + Phép thế. + Phép nối. II/ Bài tập 1.Chủ đề chung : Khẳng định năng lực trí tuệ và những hạn chế của con người Việt Nam. *Nội dung các câu văn hướng vào chủ đề. *Trình tự sắp xếp : -Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam -Những hạn chế -Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới. 2* Phép liên kết : -Phép đồng nghĩa : bản chất trời phú ấy (2)- (1) -Phép nối : nhưng (3)- (2) -Phép nối : ấy là (4)- (3) -Phép lặp : lỗ hổng (5)- (4) -Phép lặp : thông minh (5)- (1) 4.Củng cố -Cho HS nhắc lại bài học. 5. Hướng dẫn tự học - Học kĩ phần ghi nhớ, nhớ được các biểu hiện của liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Chuẩn bị bài: Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn. D.RÚT KINH NGHIỆM : ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ ========================================================================= Tuần lễ : 23 Ngày soạn : 28.01.2012 Tiết : 110 Ngày dạy :10/11.02.12 LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn. Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết. - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản. - Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản. Nhận ra và sửa dược một số lỗi về liên kết. - Học sinh vận dụng liên kết câu, liên kết đoạn trong viết văn để xây dựng đoạn văn, viết bài văn hay hơn. B.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Giáo án, SGK - Bảng phụ ghi ví dụ . 2. Học sinh : - Soạn bài. - Bảng nhóm . C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : ? Em hiểu thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ?( 6 đ ) Cho một ví dụ ? ( 4đ ) + Các câu văn, các đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau. a.Liên kết về nội dung +Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề) +Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết lôgic) b.Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là: Phép lặp. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa. Phép liên tưởng. Phép thế. Phép nối. - Ví dụ cho đúng được 4 đ. 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Chúng ta đã học liên kết câu và liên kết đọan văn, tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi vào phần luyện tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 :Bài tập 1 *GV cho HS đọc phần I trong SGK . a) Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa và tiến bộ hơn nữa. (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục) b) Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) c) Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai : đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục. (Thời gian là gì, Tạp chí Tia sáng) d) Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao, Chí Phèo) ? Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong các đoạn văn: Câu a: Liên kết câu: phép lặp (lặp từ “trường học”) Liên kết đoạn : từ “như thế” ở đoạn sau chỉ vấn đề được nêu ở đoạn trước (trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến). Câu b, liên kết câu: phép lặp (“văn nghệ” lặp ở các câu 1,2). Liên kết đoạn: từ sự sống ở câu 2 đoạn trước được lặp lại ở câu 1 đoạn sau. Từ “văn nghệ” ở đoạn trước cũng được lặp lại ở đoạn sau. Câu c, liên kết câu: phép lặp: từ “thời gian” được lặp lại ở cả 3 câu Câu d, liên kết câu – dùng từ trái nghĩa: Yếu đuối (1) – mạnh (2), hiền lành (1) - ác (2). Hoạt động 2 :Bài tập 2 *GV cho HS đọc phần II trong SGK. Thời gian vật lý vô hình,giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (Tuyệt hảo bởi vì không bao giờ hư), tạo tác và phá huỷ mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lý lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao kỷ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai. (Thời gian là gì ?, trong tạp chí Tia sáng) ? Tìm những cặp trái nghĩa cùng trường từ vựng trong đoạn văn? + Thời gian vật lý – thời gian tâm lý; + Vô hình – hữu hình; + Giá lạnh – nóng bỏng; + Thẳng tắp – hình tròn + Đều đặn – lúc nhanh, lúc chậm Hoạt động 3 :Bài tập 3 *GV cho HS đọc phần III trong SGK. a) Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào trận cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm) ? Tìm các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn – liên kết chủ đề ? Đoạn a: Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn. ? Mỗi câu viết về một sự việc riêng lẻ không có sự gắn kết. - Sửa: Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía trước bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. b) Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm) HS đọc đoạn văn b, phát hiện lỗi câu. Một HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, sửa chữa. Đoạn b: Lỗi về liên kết nội dung: trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lí. Câu 2: kể lại thời gian chăm sóc trước khi chồng mất của người vợ. Để sửa câu 2, có thể viết thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trước câu 2. Ví dụ: suốt hai năm anh ốm nặng... Hoạt động 4 : Bài tập 4 *GV cho HS đọc phần IV trong SGK. a) Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn. b) Tại văn phòng, đồng chí bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường càng đông. HS đọc yêu cầu bài tập 4, phân tích yêu cầu của bài tập GV có thể đưa hai đoạn văn lên máy chiếu để HS dễ dàng phát hiện lỗi. Tìm sửa lỗi liên kết hình thức: Đoạn a: dùng từ (nó, chúng) ở câu 2, câu 3 không thống nhất Chữa: mọi biện pháp chống lại “chúng”... tìm cách bắt chúng (câu 3). Đoạn b: Từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này. Cách chữa: thay từ “hội trường” ở câu 2 bằng từ “văn phòng”. LUYỆN TẬP 1. Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn : a. Lặp : trường học (liên kết câu) -Trường liên tưởng: Nhà trường, Thầy giáo -Thế : như thế (liên kết đoạn) b. Lặp : văn nghệ (liên kết câu) Lặp : sự sống, văn nghệ (liên kết đoạn) c. Lặp : thời gian, con người (liên kết câu) Nối : Bởi vì d. Từ trái nghĩa : yếu đuối- mạnh; hiền lành- ác (liên kết câu) 2. Tìm trong hai câu dưới đây những cặp từ ngữ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lý với đặc điểm cuả thời gian tâm lý, giúp cho hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau. Thời gian vật lý Thời gian tâm lý Vô hình Hữu hình Giá lạnh Nóng bỏng Thẳng tắp Hình tròn Đều đặn Lúc nhanh lúc chậm 3. Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy. a.Lỗi về liên kết nội dung : các câu không phục vụ cho chủ đề chung. Sửa : Cắm đi Trận địa Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh Bây giờ, mùa thu hoạch b.Lỗi về liên kết nội dung : Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lý. Sửa : Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 : Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm 4.Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây. a. Lỗi về liên kết nội dung. -Dùng từ ở câu (2) và câu (3) không thống nhất. -Sửa : nó chúng b. Lỗi liên kết hình thức. -Văn phòng không cùng nghĩa với hội trường -Sửa : hội trường văn phòng 4.Củng cố -Cho HS viết một đọan văn, chỉ ra được liên kết nội dung và hình thức của đoạn văn vừa viết. 5. Hướng dẫn tự học - Nắm yêu cầu của bài học. - Chuẩn bị bài: “Mùa xuân nho nhỏ”. D.RÚT KINH NGHIỆM ____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ HIỆU PHÓ CHUYÊN MÔN DUYỆT
Tài liệu đính kèm: