Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường T.H.C.S Đồng Thanh

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường T.H.C.S Đồng Thanh

Tiết 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Học sinh củng cố, nâng cao kiến thức về văn bản '' Phong cách Hồ chí Minh ''.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tìm hiểu văn bản nhật dụng.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức kính trọng, tự hào, học tập theo tấm gương Bác.

B. Chuẩn bị

1. Thầy: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu có liên quan.

2. Trò: Xem lại tiết 1 + 2 văn bản '' Phong cách Hồ Chí Minh ''

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học

* Ổn định Lớp 9A: / 36

* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

? Văn bản '' Phong cách Hồ Chí Minh '' của Lê Anh Trà đề cập đến nội dung gì. Được xếp vào nhóm văn bản nào.

* Tổ chức dạy và học

 

doc 79 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường T.H.C.S Đồng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự kiến nội dung tự chọn ngữ văn - Kì I 
Năm học 2010 - 2011
Tuần
Tiết
Nội dung tự chọn
1
1
Phong cách Hồ Chí Minh
2
Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh
2
3
Các phương châm hội thoại
4
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
3
5
Tuyên bố thế giới về sự sống còn
6
Tuyên bố thế giới về sự sống còn ( Tiếp )
4
7
Chuyện người con gái Nam Xương
8
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
5
9
Sự phát triển của từ vựng
10
Hoàng Lê nhất thống chí
6
11
Chị em Thúy Kiều
12
Cảnh ngày xuân
7
13
Mã Giám Sinh mua Kiều
14
Miêu tả trong văn tự sự
8
15
Kiều ở lầu Ngưng Bích
16
Trau dồi vốn từ
9
17
Lục Vân Tiên gặp nạn
18
Tổng kết về từ vựng
10
19
Đồng chí
20
Nghị luận trong văn bản tự sự
11
21
Đoàn thuyền đánh cá
22
Tổng kết về từ vựng
12
23
Bếp lửa
24
ánh trăng
13
25
Làng
26
Đối thoại, độc thoại và đ.th nội tâm trong văn bản tự sự
14
27
Lặng lẽ Sa Pa
28
Người kể chuyện trong văn bản tự sự
15
29
Chiếc lược ngà
30
Ôn tập Tiếng Việt
16
31
Cố hương
32
Cố hương ( Tiếp )
17
33
Ôn tập tập làm văn
34
Ôn tập tập làm văn (Tiếp )	
 18
35
Tập làm thơ tám chữ
36
Những đứa trẻ
Tuần 1:
	Ngày soạn: 18 / 8 / 2010 Ngày dạy: 27 / 8 / 2010
 Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh củng cố, nâng cao kiến thức về văn bản '' Phong cách Hồ chí Minh ''.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tìm hiểu văn bản nhật dụng.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức kính trọng, tự hào, học tập theo tấm gương Bác.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu có liên quan.
2. Trò: Xem lại tiết 1 + 2 văn bản '' Phong cách Hồ Chí Minh ''
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định Lớp 9A: / 36
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
? Văn bản '' Phong cách Hồ Chí Minh '' của Lê Anh Trà đề cập đến nội dung gì. Được xếp vào nhóm văn bản nào.
* Tổ chức dạy và học
GV giới thiệu ( ... )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản.
? Những phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng trong văn bản.
? Những đặc sắc nghệ thuật của văn bản này.
? Văn bản được chia làm mấy phần.
GV chia lớp thành 3 nhóm để làm bài tập 1, 2, 3. 
Sau đó thảo luận, trình bày
? Quá trình tiếp xúc văn bản của Hồ Chí Minh diễn ra như thế nào.
? Theo em để làm được điều đó, đòi hỏi ở chủ tịch Hồ Chí Minh những gì.
? Phần 2 văn bản nêu lên nội dung chính nào. Câu nào trong văn bản mang nội dung khái quát.
? Vậy lối sống của Bác được biểu hiện cụ thể như thế nào.
? Em có nhận xét gì về cách trình bày các ý ở phần 2.
? Trong số các bài thơ sau, bài thơ nào thể hiện rõ nhất lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng )
? Qua bài thơ này, văn bản '' Phong cách Hồ Chí Minh '' và văn bản '' Đức tính giản dị của Bác ''. Em hãy viết một đoạn văn cảm nhận về phong cách giản dị của Người ( khoảng 5 dòng ).
GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ
? Sau khi học xong bài '' Phong cách Hồ Chí Minh '' có học sinh nêu vấn đề: Hình như trong bài văn ngoài 2 ý lớn ( ở phần 2 ) còn thấp thoáng một vấn đề khác. Theo em đó là gì.
I. Lí thuyết
- Phương thức biểu đạt chính
 HS phát biểu ( phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, so sánh... )
- Đặc sắc nghệ thuật ( ... )
 HS nhớ lại, trình bày
II. Luyện tập
 HS thảo luận, trình bày
Bài 1 ( Nhóm 1 )
- Đó là sự tiếp nhận 2 chiều:
+ Vừa mở rộng tầm nhìn để tiếp thu cái đẹp, cái hay
+ Vừa sàng lọc, phê phán những mặt tiêu cực của các nền văn hóa ấy.
- Đòi hỏi phải có một bản lĩnh vững vàng tiếp thu được cái mới nhưng không đánh mất cái riêng trong quá trình hội nhập.
Bài tập 2 ( Nhóm 2 )
- Phần 2: Lối sống của Hồ Chí Minh
 ( Câu khái quát là câu cuối bài )
- Biểu hiện:
+ Nơi ở, làm việc: đơn sơ, mộc mạc
+ Ăn uống: đạm bạc ( cá kho, rau, cà... )
+ Trang phục: giản dị ( quần áo bà ba, dép lốp như các chiến sĩ Trường Sơn )
-> Cách trình bày từ cụ thể đến khái quát
Bài tập 3 ( Nhóm 3 )
- Trong số các bài thơ đó bài thơ '' Tức cảnh Pác Bó '' là thể hiện rõ nhất lối sống giản dị nhưng thanh cao của Bác.
 HS tự viết
 ( khoảng 5 dòng )
Bài tập 4
HS suy nghĩ, tìm lời giải đáp
Gợi ý:
Vấn đề được đề cập: Cách mạng với văn hóa và văn hóa với cách mạng
*Củng cố
? Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được biểu hiện như thế nào.
? Tìm những câu nói, câu viết của Bác thể hiện tính giản dị.
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài
- Nắm chắc 2 nội dung chính văn bản
- Hoàn chỉnh các bài tập
- Chuẩn bị: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 Ngày soạn: 18 / 8 / 2010 Ngày dạy: 28 / 8 / 2010
 Tiết 2: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong 	văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh củng cố, nâng cao kiến thức về văn thuyết minh, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh và tác dụng của nó.
3. Thái độ: Có ý thức tích cực đưa biện pháp nghệ thuật vào làm văn.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu có liên quan.
2. Trò: Xem lại tiết 4 + 5
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định Lớp 9A: / 36
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
( Lồng trong tiết học )
* Tổ chức dạy và học
GV giới thiệu ( ... )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Nhắc lại thế nào là văn bản thuyết minh.
? Có những phương pháp thuyết minh nào.
? Ngoài phương pháp thuyết minh đó, còn thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào.
? Tác dụng của việc đưa các biện pháp nghệ thuật vào văn thuyết minh.
GV đưa bảng phụ yêu cầu HS chú ý
I. Lí thuyết
 HS nhắc lại
 HS trả lời
- Ngoài các phương pháp thuyết minh thường dùng ( định nghĩa, giải thích, phân tích... ) đôi khi còn dùng một số biện pháp nghệ thuật ( kể chuyện, đối thoại, ẩn dụ, so sánh, diễn ca... )
- Tác dụng: Làm cho bài văn thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.
Lưu ý: Tuy nhiên nên sử dụng hợp lí, không lạm dụng, không làm lu mờ đối tượng.
II. Luyện tập
Bài tập 1
 HS chú ý
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá trẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,... Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt , làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hàng ngày là như thế đấy. 
? Nêu đối tượng thuyết minh của đoạn văn trên.
? Đoạn văn đó sử dụng phương pháp thuyết minh nào. Tác dụng.
? Hãy dùng phép nhân hóa hoặc so sánh diễn đạt lại câu cuối của đoạn văn để thể hiện sinh động sự gắn bó của cây dừa đối với đời sống con người.	 
GV đưa ra yêu cầu : Hãy lập dàn ý cho đề bài sau (Thuyết minh về nồi cơm điện )
GV gợi dẫn HS lập dàn ý bằng các câu hỏi :
? Nồi cơm điện có cấu tạo như thế nào. Nêu sơ qua về các bộ phận đó.
? Nồi cơm điện có đặc điểm riêng đặc biệt nào về kĩ thuật.
? Cần sử dụng và bảo quản ra sao.
? Em hãy đóng vai là nồi cơm điện tự thuật về mình ( viết mở bài )
Yêu cầu HS trình bày
- Đối tượng : cây dừa Bình Định
- Phương pháp thuyết minh : liệt kê, giải thích...
- Tác dụng : Làm nổi bật công dụng của cây dừa đối với đời sống hàng ngày của con người.
 HS diễn đạt ( dùng nhân hóa hoặc so sánh )
Bài tập 2
 HS lập dàn ý
Dàn ý : Thuyết minh về nồi cơm điện
1. Cấu tạo : Nồi cơm có 3 bộ phận chính là vỏ nồi, xoong và dây đốt nóng
a. Vỏ nồi : Có hai lớp, giữa hai lớp có bông thủy tinh cách nhiệt.
b. Xoong được làm bằng hợp kim nhôm, phía trong được phủ một lớp men chống dính để cơm không bị dính xoong.
c. Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim ni-ken - crôm, gồm dây đốt nóng chính và dây đốt nóng phụ.
- Dây đốt nóng chính công suất lớn được đúc kín trong ống sắt hoặc mâm nhôm ( có chất chịu nhiệt và cách điện bao quanh đây ) đặt sát đáy nồi, dùng ở chế độ nấu cơm.
- Dây đốt nống phụ công suất nhỏ gắn vào thành nồi được được dùng ở chế độ ủ cơm.
Ngoài ra còn có đèn báo và mạch điện tự động để thực hiện các chế độ nấu, ủ, hẹn giờ... theo yêu cầu.
2. Các số liệu kĩ thuật
- Điện áp định mức : 127V ; 220V
- Công suất định mức : từ 400W đến 1000W
- Dung tích xoong : 0,75 lít ; 1 lít ; 1,5 lít ; 1,8 lít ; 2,5 lít 
3. Sử dụng :
- Nồi cơm điện ngày càng được sử dụng nhiều, rất tiện lợi, từ loại đơn giản cho đến loại tự động nấu cơm theo chương trình và báo tín hiệu bằng màn hình.
- Cần sử dụng đúng với điện áp định mức của nồi cơm điện và bảo quản nơi khô ráo.
 Bài tập 3 
 HS viết
 HS trình bày
* Củng cố
? Có nên đưa quá nhiều các biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh hay không. Tại sao.
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại bài về lí thuyết 
- Hoàn chỉnh các bài tập
- Viết thành bài văn của đề bài : thuyết minh về nồi cơm điện 
- Chuẩn bị nội dung tiết sau : Các phương châm hội thoại
Tuần 2:
	Ngày soạn: 23 / 8 / 2010 Ngày dạy: 4 / 9 / 2010
 Tiết 3: Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh ôn tập, củng cố kiến thức phương châm hội thoại ở các tiết 1 và tiết 2 cụ thể là phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng vào giao tiếp hàng ngày.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự học và yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu có liên quan.
2. Trò: Xem lại kiến thức của Tiết 1 và Tiết 8.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định Lớp 9A: / 36
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
? ở tiết 1 và tiết 8, em đã học những phương châm hội thoại nào.
* Tổ chức dạy và học
GV giới thiệu ( ... )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Thế nào là phương châm về lượng. Thế nào là phương châm về chất.
? So sánh hai phương châm hội thoại này. Lấy ví dụ minh họa.
? Thế nào là phương châm quan hệ. Cho ví dụ.
? Thế nào là phương châm cach thức.
? Phương châm lịch sự là gì.
? Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi :
'' Số cô chẳng giàu thì nghèo
 Ngày 30 tết thịt treo trong nhà
 Số cô có mẹ có cha...
 Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai ''
? Nhận xét lời nói của thầy bói.
? Nói như vậy là vi phạm phương châm nào.
? Hãy nối ý ở nhóm A với ý ở nhóm B để có cách giải nghĩa đúng thành ngữ nói về việc không tuân thủ phương châm về chất.
I. Lí thuyết
 HS trả lời
 HS so sánh
 HS trả lời
II. Luyện tập
Bài tập 1
- Nói không rõ ràng ( đó là điều tất yếu, nói thừa )
-> Vi phạm phương châm về lượng.
Bài tập 2 
 HS nối 
A. Thành ngữ
B. Giải nghĩa
1. Ăn ốc nói mò
2. Khua môi múa mép
3. Ăn không nói có
4. Nói nhăng nói cuôị
5. Nói có sách mách có chứng
6. Nói mò
a. Ba hoa, khoác lác, khoa trương
 ...  xem lại nội dung ôn tập
- Nắm chắc các nội dung chính
- Hoàn chỉnh các bài tập
- Chuẩn bị nội dung tự chọn: Cố hương (tiếp)
	Ngày soạn: 5/ 12 / 2010 Ngày dạy: 24/ 12 / 2010
 Tiết 32 : Cố hương
 ( Lỗ Tấn )
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh ôn tập, khắc sâu kiến thức văn bản ''Cố hương'' của Lỗ Tấn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích các chi tiết nghệ thuật.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quê hương, tinh thần trách nhiệm với quê hương mình.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu có liên quan.
2. Trò: Xem lại nội dung của Tiết 76,77,78 ''Cố hương''
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định Lớp 9A: / 37
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
(Lồng trong tiết học)
* Tổ chức dạy và học
GV giới thiệu ( ... )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Có ba bạn tranh luận với nhau về nhân vật chính trong ''Cố hương'' :
A. ''Tôi'' là nhân vật chính
B. Nhuận Thổ là nhân vật chính
C. Cả hai đều là nhân vật chính
? ý kiến của em về vấn đề này thế nào. Tại sao em lại khẳng định như thế.
? Hãy phân tích sự thay đổi của Nhuận Thổ ở hiện tại và ở hai mươi năm về trước.
? Nguyên nhân nào đã làm cho Nhuận Thổ thay đổi.
? Cảm nhận của em về nhân vật ''tôi''.
? Hình ảnh ''con đường mà tác giả nêu lên cuối tác phẩm có ý nghĩa gì.
II. Luyện tập (Tiếp)
Bài tập 4
 HS đưa ra ý kiến của mình
Gợi ý :
- Hiểu theo nghĩa rộng nhất, truyện có hai nhân vật chính là ''tôi'' và Nhuận Thổ
- Tuy nhiên vai trò của ''tôi'' quan trong hơn
-> Vì thế ''tôi'' là nhân vật trung tâm, còn Nhuận Thổ là nhân vật chính.
Bài tập 5
 HS có thể so sánh theo bảng:
Nhuận thổ trong quá khứ
Nhuận Thổ hiện tại
- Cố đeo vòng bạc ...
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da...
- Nhanh nhẹ, tháo vát
- Cổ không đeo vòng bạc...
- Vàng vọt, gầy còm...
- Chậm chạp...
 HS nêu nguyên nhân:
- Thứ nhất : Con đông, mùa mất, thuế má, trộm cướp, quan lại, cường hào áp bức đầy đọa thân anh
- Thứ hai : Mê tín, lạc hậu, đầu óc quá nặng nề.
=> cả hai đều là căn bệnh lớn của xã hội Trung Quốc. Hình ảnh Nhuận Thổ chính là hình ảnh của người Trung Quốc suy nhược, ốm yếu. Hình ảnh cố hương chính là hình ảnh xã hội Trung Quốc thu nhỏ.
Bài tập 6
 HS nêu cảm nhận của mình
- Nhân vật ''tôi'' là nhân vật trung tâm của truyện. Trong khi mọi người đang mê ngủ thì ''tôi'' là người tỉnh táo. ''Tôi'' lúc nào cũng suy nghĩ, tìm mọi cách để nêu hết căn bệnh của người Trung quốc để chữa trị. ''Tôi'' là hóa thân của tác giả ( nhưng không nên đồng nhất ''tôi'' với tác giả)
Bài tập 7
 HS nêu
- ''Con đường'' là hình ảnh giàu ý nghĩa:
+ Con đường mà Lỗ Tấn nói đến là con đường khai sáng, con đường giải phóng. Con đường ấy không chỉ dành riêng cho một số người đơn độc mà phải là con đường sẽ có nhiều người đi qua. Một khi nhiều người đi trên tự do và nuôi dưỡng ý thức giải phóng thì đất
nước mới phát triển.
* Củng cố
? Việc tác giả so sánh nhân vật Thủy sinh ở hiện tại với Nhuận Thổ ở quá khứ có tác dụng gì.
? Cuối văn bản, nhân vật ''tôi'' hi vòng điều gì từ nhân vật Thủy Sinh và Hoàng.
* Hướng dẫn về nhà
- Xem lại toàn bộ văn bản
- Hoàn chỉnh các bài tập
- Chuẩn bị nội dung tự chọn : Ôn tập tập làm văn
Tuần 17:
	Ngày soạn: 9 / 12 / 2010 Ngày dạy: 25 / 12 / 2010
Tiết 33 : Ôn tập tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong chương trình lớp 9. Thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản và các kiểu loại đã học ở lớp 6,7,8.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, hứng thú học tập.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: Soạn giáo án, hệ thống hóa kiến thức TLV của HKI
2. Trò: Xem lại nội dung của Tiết 81,82,83
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định Lớp 9A: / 37
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
(Kết hợp trong tiết học)
* Tổ chức dạy và học
GV giới thiệu ( ... )
? Trong chương trình Ngữ văn 9 (Tập 1) có những nội dung lớn nào. Nội dung nào là trọng tâm.
? Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh.
? Văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự có gì giống và khác văn bản miêu tả.
GV cho HS tìm hiểu từng văn bản để rút ra điểm khác nhau
? Vai trò, vị trí và tác dụng yếu tố miêu tả, nghị luận trong văn bản tự sự.
.
? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
? Tác dụng của các hình thức này.
? Nhận xét vai trò của mỗi loại ngôi kể.
? Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống với nội dung về kiểu văn bản này học ở lớp dới.
? Còn điểm khác nhau là gì.
? Tại sao trong một văn bản có nhiều yếu tố (miêu tả, biểu cảm, nghị luận) mà vẫn gọi là văn bản tự sự.
? Theo em có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất không.
I. Lí thuyết
 HS suy nghĩ, trả lời
1. Văn bản thuyết minh (kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
- Văn bản tự sự :
+ Tự sự kết hợp biểu cảm, miêu tả, nghị luận.
+ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ...
+ Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 HS trả lời
2. Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu về đối tượng.
 HS nêu
3. a. Văn bản thuyết minh :
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học.
- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng
b. Văn bản miêu tả :
- Xây dựng hình tượng thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh, nhận xét theo ý chủ quan, làm cho người đọc cảm nhận rõ đặc điểm của đối tượng.
c. Văn bản tự sự :
- Cung cấp về nội dung, cốt truyện, sự vật, sự việc, nhân vật thông qua lời kể, đối thoại, độc thoại...
 HS trả lời
4.
- Làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn, có hình ảnh
- Đan lồng ý kiến, nhận xét bài văn sẽ chặt chẽ
 HS trình bày
5.
- Đối thoại
- Độc thoại
- Độc thoại nội tâm
-> Tác dụng : Góp phần thể hiện tính cách, tình cảm, trân trọng của nhân vật.
6.
- Ngôi thứ nhất : Người kể chuyện tham gia vào câu chuyện, sự việc mang tính chủ quan chân thực có độ tin cậy cao.
- Ngôi thứ ba : Người kể chuyện giấu tên nhưng biết hết sự việc, mang tính khách quan, linh hoạt.
7.
* Giống :
- Là tự sự phải có cốt truyện, nhân vật và các sự việc... nhân vật chính, nhân vật phụ, sự việc chính và sự việc phụ...
* Khác :
- ở lớp dưới xét văn bản tự sự ở điểm thuần túy là tự sự -> giúp học sinh nhận biết được thế nào là tự sự.
- Lớp 9 xét tự sự trong sự tổng hợp với các phương thức khác nhau như : nghị luận, miêu tả, biểu cảm, các biện pháp nghệ thuật, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, người kể chuyện.
8.
- Trong các văn bản tuy có nhiều phương thức biểu đạt khác nhau nhng vẫn xác định được kiểu văn bản vì căn cứ vào phương thức biểu đạt chính.
Tuy có miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhng phương thức biểu đạt chính vẫn là tự sự -> Văn bản tự sự.
- Không có văn bản nào vận dụng duy nhất một phương thức biểu đạt. Đa phần đều kết hợp các phương thức biểu đạt vì thế mục đích biểu đạt mới cao.
* Củng cố
- Giáo viên hệ thống hóa lại kiến thức trong tiết ôn tập
+ Lí thuyết : Văn thuyết minh, văn miêu tả, văn tự sự
 Miêu tả nội tâm, nghị luận.. 
+ Văn tự sự lớp 9 nâng cao hơn kết hợp nhiều yếu tố.
+ Tuy nhiên yếu tố chính là tự sự vẫn chủ yếu
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập theo nội dung tiết học
- Với mỗi nội dung tìm ví dụ minh họa
- Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại
	Ngày soạn: 9 / 12 / 2010 Ngày dạy: 31 / 12 / 2010
Tiết 34 : Ôn tập tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong chương trình lớp 9. Thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản và các kiểu loại đã học ở lớp 6,7,8.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, hứng thú học tập.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: Soạn giáo án, hệ thống hóa kiến thức TLV của HKI
2. Trò: Xem lại nội dung của Tiết 81,82,83
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định Lớp 9A: / 37
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
(Kết hợp trong tiết học)
* Tổ chức dạy và học
GV giới thiệu ( ... )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Tại sao các tác phẩm tự sự được học không phải khi nào cũng phân biệt 3 phần nhưng bài làm của học sinh vẫn có đủ 3 phần.
? Những kiến thức, kĩ năng về văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp gì cho em khi học các văn bản tự sự trong SGK.
? Những kiến thức về văn học và Tiếng Việt giúp gì cho em khi học tập làm văn khi viết bài văn tự sự.
? Vận dụng những kiến thức đã học về văn bản tự sự, phân tích giá trị của nghệ thuật kể chuyện trong truyện ''Chiếc lược ngà'' của Nguyễn Quang Sáng hoặc truyện "Cố hương'' của Lỗ Tấn.
? Dùng phép nhân hóa kết hợp với miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật khác để thuyết minh về một loài động vật quý đang kêu cứu.
GV yêu cầu HS viết, trình bày
I. Lí thuyết ( Tiếp )
 HS trả lời
9. - Bố cục 3 phần của văn bản tự sự là bắt buộc mang tính quy phạm khuôn mẫu. Do đó với học sinh cần phải làm quen để có ý thức vận dụng, xây dựng kết cấu bài viết. Còn với các nhà văn thì không cần theo quy phạm nữa mà mỗi nhà văn có một sự sáng tạo riêng.
 HS nêu
10. - Những kiến thức TLV đã giúp ích nhiều khi học phần Đọc - hiểu văn bản tự sự (SGK)
11. - Giúp cho học sinh thấy được những tri thức cần thiết để làm một bài văn tự sự
VD : Cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, cách kết hợp các yếu tố trong văn bản tự sự.
II. Luyện tập	
Bài tập 1 :
 HS làm
Gợi ý :
- Văn bản ''Chiếc lược ngà'' :
+ Người kể nhập thân vào một nhân vật trong truyện ( Nhân vật ấy là ai? Có vai trò như thế nào trong câu chuyện)
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế và chính xác, đặc biệt là tâm lí trẻ em, qua cử chỉ, thái độ, lời đối thoại ... (phát hiện và phân tích)
- Văn bản ''Cố hương'' :
+ Người kể xưng ''tôi'' là nhân vật trung tâm, một trong hai nhân vật chính, là linh hồn của câu chuyện. Điểm nhìn ấy có tác dụng gì?
+ Một sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, miêu tả ( nhất là miêu tả nội tâm suy tư và nhiều liên tưởng sâu xa) với biểu cảm và nghị luận (phát hiện và phân tích)
Bài tập 2
 HS viết, trình bày
- Yêu cầu :
+ Phép nhân hóa có thể biến con vật thành người kể chuyện, nhưng không nhân danh cá thể mà cả chủng loại, cho nên có lúc xưng ''tôi'', có lúc xưng ''chúng tôi''.
+ Miêu tả môi trường sống, đặc điểm của con vật. Trong miêu tả, có thể dùng các phép so sánh, ẩn dụ.
+ Có thể dùng tưởng tượng ( xuất phát từ ca dao, cổ tích, ngụ ngôn) để tự sự., làm cho bài văn thuyết minh sinh động; nhưng chủ yếu vẫn phải nhằm cung cấp những hiểu biết khoa học, chính xác về giống loài.
* Củng cố
- Giáo viên hệ thống hoá kiến thức của tiết học :
+ Sự kết hợp của tự sự với các yếu tố khác
+Tích hợp, mối quan hệ giữa Tập làm văn, Văn, Tiếng Việt
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo các nội dung
- Hoàn chỉnh bài tập
- Chuẩn bị nội dung : Những đứa trẻ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TC 9 cuc hay.doc