Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 13

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 13

ÁNH TRĂNG

 ( Nguyễn Duy )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 1. Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA.

 -Tìm tập thơ “Anh trăng”,chân dung t/g, ảnh minh hoạ

 2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:( 5 phút)

.Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lao động mới qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ?

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 61,62
Ngày soạn: 13/11/2011
Ngày dạy: 14/11/2011 
ÁNH TRĂNG
 ( Nguyễn Duy )
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
	- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1. Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA.
 -Tìm tập thơ “Anh trăng”,chân dung t/g, ảnh minh hoạ
 2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:( 5 phút)
.Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lao động mới qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ?
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút
 ** Một tác giả đã vốn quen thuộc với mỗi chúng ta . Là tác giả của " Tre Việt Nam " . Nếu tre Việt Nam tựa như một khúc đồng dao ngân nga trong tâm hồn thì bước vào thế giới " ánh trăng " ta lại gặp những lời thơ chân thành ẩn chứa niềm băn khoăn, day dứt. Để hiểu rõ điều đó chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ “ Ánh trăng” của ông
 **	Vầng trăng toả ánh sáng dịu mát xuống khắp mọi nhà, với mỗi người Việt Nam thật vô cùng thân thuộc có khi đến mức bình thường. Vậy mà có khi nào ta lại lãng quên người bạn thiên nhiên tri âm tri kỷ, để đến lúc vô tình gặp lại, ta bỗng giật mình, ăn năn tự trách chính lòng ta ? Bài thơ Anh trăng của Nguyễn Duy (1978) viết tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày đất nước thống nhất được khơi gợi cảm hứng từ một tình huống như thế.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
I/Tìm hiểu chung
Treo chân dung t/g
HS giới thiệu về tác giả (chú thích *sgk)
Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Duy ?
Em có nhận xét gì về thế hệ những nhà thơ như Nguyễn Duy?
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948.
- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
1. Tác giả.
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948.
- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Trình bày hiểu biết của em về những tác phẩm của Nguyễn Duy? 
Thể loại khác
- Em-Sóng (kịch thơ - (1983)
- Khoảng cách (tiểu thuyết - 1986)
Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký - 1986)
2. Tác phẩm.
Thơ:
- Cát trắng (1973)
- Ánh trăng (1978)[cần dẫn nguồn]
- Đãi cát tìm vàng (1987)
- Mẹ và em (1987)
- Đường xa (1989)
- Quà tặng (1990)
- Về (1994)
- Bụi (1997)
- Thơ Nguyễn Duy(2010, tuyển tập những bài thơ tiêu biểu nhất của ông).
- 2 HS đọc -> nhận xét.
- HS trả lời theo chú thích sgk.
a. Đọc:
- 3 khổ đầu : giọng kể, nhịp thơ trôi chảy bình thường.
- Khổ 4 : nhấn giọng, thể hiện sự bất ngờ.
- Khổ 5, 6 : giọng thơ tha thiết, trầm lặng, cảm xúc s.tư, lặng lẽ.
3. Đọc- Xuất xứ- Bố cục:
b. Xuất xứ:
 H.cảnh ra đời của tác phẩm ?
- Bài thơ được viết vào năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Nhận xét về thể thơ ?
 Nhìn vào bài thơ em thấy có gì đặc biệt ?
 Dụng ý của tác giả ?
 Song có người nói : Bài thơ có dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Em có đồng ý không ?Vì sao ? Hãy kể ?
Nhận xét về thể thơ?
- Những chữ đầu dòng không viết hoa ( Nguyên văn ) 
- Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian kỷ niệm.
- Những câu thơ tự nhiên, dung dị như cuộc sống .
- Thể thơ: 5 chữ
Nêu phương thức biểu đạt của văn bản ?
- Phương thức biểu đạt:
Bài thơ có sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc.Trong dòng diễn biến của thời gian,sự việc ở các khổ 1,2,3 bằng lặng trôi nhưng khổ thơ thứ tư “đột ngột” một sự kiện tạo nên bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ cảm xúc ,thể hiện chủ đề tác phẩm .Vầng trăng hiện ra soi sáng không chỉ không gian hiện tại mà còn gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên.
HD HS tìm bố cục bài thơ.
c. Bố cục:
Xác định bố cục của bài thơ ?
-> Bài thơ chia làm:
- P1 : 3 khổ thơ đầu :cảm xúc về vầng trăng trong hoài niệm.
- P2 : khổ tiếp theo : tình huống gặp lại
- P3 : khổ thơ 5,6 : vầng trăng suy tưởng
3 phần .
- Cảm xúc về vầng trăng trong hoài niệm
- Tình huống gặp lại
- Vầng trăng suy tưởng
H: Bài thơ được viết theo trình tự nào?
Trình tự t.gian, dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 55 phút.
II. Đọc- hiểu văn bản .
Đọc khổ thơ 1
HS đọc khổ thơ 1
1/Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ và hiện tại:
Quá khứ tuổi thơ của tác giả được gắn bó với hình ảnh nào ?
 Nhận xét về biện pháp NT tác giả sử dụng trong câu thơ trên ? Tác dụng?
-Hồi nhỏ sống : với đồng, với sông , với bể
->biện pháp điệp ngữ 
Nhấn mạnh , gây ấn tượng.
a.Trong quá khứ:
Nhận xét về những kỉ niệm tuổi thơ ?
- Một tuổi thơ đi nhiều, được hạnh phúc cảm nhận những vẻ đẹp kỳ thú của th.nhiên : Ngắm trăng nơi đồng quê, trên dòng sông , ngắm trăng trên bãi biển 
Đó là quan hệ ntn?(môi trường có ảnh hưởng gắn bó với tính cách con người)
- Kỷ niệm đẹp, con người sống gắn bó với thiên nhiên, quê 
hương yêu dấu.
--> tuổi thơ sống gắn bó gần gũi hoà hợp thân thiết với thiên nhiên
- Kỷ niệm đẹp, con người sống gắn bó với thiên nhiên, quê 
hương yêu dấu.
Hình ảnh gắn bó với tác giả hồi chiến tranh ?
Trong chiến tranh,trưởng thành - người lính : ở rừng .
Bởi vậy, cùng với sự phát triển về nhận thức thì con người - Vầng trăng lúc này có quan hệ như thế nào ?
- Theo dòng thời gian nhận thức của con người lớn dần lên, lúc này vầng trăng thành tri kỷ 
Em hiểu như thế nào là vầng trăng tri kỷ ?
- Trăng và người thân thiết, hiểu nhau, chia xẻ, đồng cảm với nhau . 
Biện pháp nghệ thuật?
Nghệ thuật nhân hoá, Trăng và người lính như những người bạn tri âm, tri kỉ.
Gọi hs đọc khổ thơ 2
ở đoạn thơ này, vầng trăng được thể hiện bằng nghệ thuật gì ?ý nghĩa của hình ảnh này ?
- Nhân hoá, ẩn dụ ,so sánh
- Tâm hồn người chiến sỹ hồn nhiên vô tư 
Cũng trong đoạn trích này em thấy con người hiện lên như thế nào ?
- Không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng ân tình thuỷ chung : Khẳng định tình cảm của mình với trăng.
 => Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm. Nghĩa tình với vầng trăng suốt một thời tuổi nhỏ cho đến những năm tháng trận mạc sâu nặng đến mức “ngỡ không bao giờ quên - cái vầng trăng tình nghĩa”.
GV: Bài thơ mang dáng dấp kể chuyện mở đầu như lời kể trôi chảy tự nhiên về mối quan hệ gắn bó thân thiết như tình bạn tri kỉ giữa nhà thơ và vầng trăng từ cuộc sống ấu thơ đến quãng thời gian đi bộ đội sống và chiến đấu nơi rừng núi ,quan hệ thân thiết tự nhiên đến nỗi gần như đi đâu làm gì cũng có nhau có lẽ không bao giờ quên người bạn tri kỉ tình nghĩa tri âm âý-> Vầng trăng không những là người bạn tri kỉ biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, trăng là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của đời sống - Quá khứ gian lao nhưng hào hùng, ân tình 
Liệu những phẩm chất ấy có còn được lưu giữ nguyên vẹn không? 
 Chúng ta cùng tìm hiểu khổ 3
Gọi hs đọc khổ thơ 3.
“Từ hồi về thành phố”, theo em là từ khi nào ?
Chiến tranh đã đi qua , cuộc sống yên bình đã trở lại, cũng có nghĩa là gian khổ, ác liệt của cuộc chiến đấu đã lùi xa 
b. Trong hiện tại 
Em hãy nêu hoàn cảnh sống hiện tại mà tác giả nói trong bài thơ? Những hình ảnh “ánh điện, cửa gương” nói lên điều gì? Nêu biện pháp nghệ thuật?
Hoàn cảnh sống: đất nước hoà bình, cuộc sống đầy đủ tiện nghi.
-Biện pháp so sánh.
Đất nước hoà bình, cuộc sống đầy đủ tiện nghi.
Tại sao vầng trăng vốn nghĩa tình thuỷ chung, nay “ vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng” ?
- HS thảo luận, trả lời.
Vì cuộc sống nơi thành phố đầy đủ tiện nghi, người lính đã quen với vật chất cao sang -> lãng quên trăng, quên đi những ngày tháng gian khổ, những năm tháng chiến tranh ác liệt, quên đi tình cảm chân thành cao đẹp 
Thế nào là “người dưng”? Hình ảnh này gợi cho em c.nghĩ gì ?
- Trăng và người- Lạnh nhạt, không quen biết, xa lạ không có tình cảm 
- Vầng trăng một thời đã gắn bó tri âm, tri kỷ với con người giờ đây lại bị c.người coi như ng.dưng . Con người đã thay đổi, chỉ có vầng trăng là vẫn vậy.
GV: - Thật xót xa, cái " ngỡ không bao giờ quên " đã quên . Lời thơ như có một chút bàng hoàng cảm giác như ta vừa được nghe một lời thú tội 
- Tuy nhiên cuộc sống hiện đại nhưng cũng chứa nhiều bất trắc . Chính trong những bất trắc ấy , ánh sáng của quá khứ, của ân tình lại bừng tỏ . Bài thơ tiếp tục phát triển, tứ thơ có chút kịch tính 
Đọc khổ thơ 4
 Kịch tính ấy thể hiện qua tình huống nào ? Tình huống đó xảy ra như thế nào ?NX cách dùng từ?
- Mất điện, phòng tối om
=>thình lình, bật tung
- Đột ngột, bất ngờ : " Thình lình 
- Vội bật tung cửa sổ ->Một phản xạ thông thường, nhanh 
Đằng sau nó có một cái gì đó thảng thốt, lo lắng khi vội bật tung cửa sổ .
-->Đột ngột ,bất ngờ mà tự nhiên Vầng trăng hiện ra là vật chiếu sáng thay điện->như gặp lại cố nhân, Tác động mạnh đến con người.
2/Tình huống gặp lại trăng
Cuộc sống ở thành phố, trong cuộc sống có ánh điện, cửa gương nhưng “vầng trăng đi qua ngõ- như người dưng qua đường”.
-> Đấy chính là b ư ớc ngoặt để tác giả thể hiện chủ đề 
Giọng ngân nga,thiết tha,phép so sánh.
Gọi HS đọc khổ thơ 5,6
3/Suy tư của tác giả
Nhận xét về nhịp và biện pháp nghệ thuật?
 Làm sống lại những hình ảnh nào ?
Biện pháp so sánh,điệp từ, nhịp thơ nhanh
Đối diện với trăng, con người cảm nhận được điều gì ?
- " Rưng Rưng " xúc động, ân hận, xót xa, dòng nước mắt đang ứa ra. 
à ánh trăng đánh thức những kỉ niệm quá khứ, đánh thức những gì con người lãng quên.
Những hình ảnh “ đồng, bể, sông, rừng” được lặp lại có ý nghĩa gì?
 " đồng ,bể,sông,rừng"
 - Thấy lại tuổi thơ, tấy lại phẩm chất tốt đẹp... 
- Tâm trạng đó cho thấy con người đang trên đường trở lại, tìm lại chính mình trong quá khứ .
Cảm xúc của tác giả khi đối diện với vầng trăng ?
HS thảo luận, trả lời.
Nhà thơ đối diện với vầng trăng cũng là đối diện với lương tâm mình. Sự đối diện giữa thuỷ chung và bội bạc, giữa quá khứ và hiện tại -> xúc động.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình.
Có người cho rằng : Nguyễn Duy thật tài tình khi trong cùng một câu thơ tác giả dùng hai từ " mặt” rất hay.Em có đồng ý không ? Vì sao ? Mỗi từ "mặt" chỉ đối tượng nào ?
-HS thảo luận, trả lời
=>nhấn mạnh khắc sâu những h/a quá khứ
GV: Cảm xúc thiết tha có  ... t mặt
III. Kết bài : Sau đó đã xử sự ntn ? Rút ra bài học?
 Hãy đọc yêu cầu bài tập 2 và trình bày đề cương ?
Nhóm 2 trình bày -> nhận xét 
Bài tập 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chúng minh Nam là người bạn tốt .
- GV hướng dẫn HS nhận xét .
Em đã đưa các yếu tố nghị luận , đối thoại ,độc thoại, độc thoại nội tâm như thế nào?
I. Mở bài : giới thiệu sự việc cần kể.
II. Thân bài : 
- Giới thiệu buổi sinh hoạt ( ngày, giờ, địa điểm )
- Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp 
+ Đây là buổi sinh hoạt định kỳ hay đột xuất 
+ Có nhiều nội dung hay chỉ có nội dung là phê bình, góp ý cho bạn Nam ? 
+ Thái độ của các bạn đối với bạn Nam ? 
- Nội dung ý kiến: 
+ Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu lầm bạn Nam . Khách quan, chủ quan, cá tính của bạn Nam. 
+ Những lý lẽ và dẫn chứng để khẳng định bạn Nam là 
người rất tốt .
+ Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam và những bài học đối với quan hệ bạn bè.
- Nội dung buổi sinh hoạt : có những ý kiến nào ? em đã đưa ra ý kiến khẳng định Nam là người tốt như thế nào ? 
III. Kết bài : Tâm trạng của em sau đó.
 Hãy đọc yêu cầu bài tập 3 và trình bày hướng làm ?
 Nhóm 3 trình bày 
-> nhận xét 
Bài tập 3 : Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện.
* Yêu cầu 
- Thể loại Tự sự có kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận 
- Nội dung " Sự ân hận của Trương Sinh 
-Chuyển đổi ngôi kể : ngôi thứ 3 -> ngôi thứ nhất.
- Gọi Vũ Nương bằng “ nàng”.
- Bày tỏ tâm trạng, niềm ân hận.
- N4 trình bày -> nhận xét
Bài tập 4 : Đóng vai Vũ Nương kể lại câu chuyện.
- Chuyển đổi ngôi kể : ngôi kể thứ 3
 -> ngôi kể thứ nhất. - Gọi Trương Sinh bằng “ chàng”.
- Bày tỏ nỗi niềm, tâm trạng trước nỗi oan khuất của mình.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút
 1. Bài vừa học:
	Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả trong truyện “Lặng lẽ Sá Pa”
 2. Bài sắp học: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
Tiết 65
Ngày soạn: 13/11/2011
Ngày dạy: 15/11/2011 
	 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Đối thoại, độc thoại và dộc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của sự việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 	
2. Kĩ năng
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại. độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
* Thầy: soạn bài lên lớp,tìm thêm mẫu
* Trò: Trò xem bài “Làng” – Kim Lân
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
	Các yếu tố nghị luận có vai trò gì trong việc làm nổi bật nội dung của bài văn ?
 	( - Sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể,.... 
- Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc
 bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá.... 
	- Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn át tự sự.)
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
 Nếu ở lớp 7,8 các em được học nhiều về miêu tả nhân vật ở các phương diện ngoại hình ,hành động ,trang phục...thì ở lớp 9 chúng ta tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ độc thoại.
Khi khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự người ta thường quan sát trên những phương diện: ngoại hình, hành động, cử chỉ ngôn ngữ.từ đó có thể hình dung được đặc điểm nhân vật. Thực tế cho thấy ngôn ngữ nhân vật là một trong những yếu tố khắc họa đặc điểm nhân vật tạo nên những dấu ấn đậm nét.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VBTS
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
 HĐ của GV
	HĐ của HS
	Nội dung
 Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 
I. Tìm hiểu chung: 
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đều là ngôn ngữ nhân vật, là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Gọi hs đọc đoạn trích- trang 176 SGK
HS đọc
1/ Đối thoại
Trong ba câu đầu của đoạn trích có lời nói của ai với ai ?
- Lời nói của những người phụ nữ trong tốp tản cư , họ hỏi, đáp với nhau.
Tham gia vào câu chuyện có ít nhất mấy người ?
-Đối đáp giữa 2 người. Có hai lượt lời qua lại, nội dung nói của mọi người đều huớng tới người tiếp nhận và hình thức thể hiện trong hai đoạn văn bằng hai gạch đầu dòng. 
Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện, trao đổi qua lại ?
-Hình thức:gạch đầu dòng
Học sinh thảo luận.
Nêu tác dụng của đối thoại.
->Tạo câu chuyện có không khí gần gũi thật như cuộc sống
-Tạo tình huống để tác giả khai thác nội tâm nhân vật
Những lời thoại đó người ta gọi là đối thoại, vậy đối thoại là gì?
Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp.
Tìm những lời đối thoại trong câu chuyện trên?
 Học làm người
Một anh học trò ở nhà thầy đã 3 năm mà chưa thấy anh đọc sách, thầy Tăng Tử ngạc nhiên lắm.
Một hôm thầy gọi trò đến hỏi: 
 -Ngươi đến nhà ta thụ giáo, mà ta chẳng thấy ngươi đọc sách bao giờ?
Nghe thầy nói người học trò lễ phép thưa:
 -Thưa thầy con vẫn đọc đấy ạ
 Lời đối thoại:
- Ngươi đến nhà ta thụ giáo, mà ta chẳng thấy ngươi đọc sách bao giờ?
-Thưa thầy con vẫn đọc đấy ạ.
 Câu nói tiếp theo,ông Hai nói với ai? Có phải lời đối thoại không?
Tìm hiểu tiếp đoạn trích- trang SGK 176.
.- “Hà, nắng gớm về nào...”
Là câu nói bâng quơ, không hướng tới ai, không ai đáp lại.
-> nói với chính mình-> Đây không phải là câu đối thoại. 
-Là lời nói với chính mình phát ra thành lời, dùng gạch đầu dòng.
2/ Độc thoại và độc thoại nội tâm:
Tại sao ông Hai lại nói câu ấy?
- Để đánh trống lảng và tìm cách thoát lui.
Trong phần văn bản này còn có câu nào kiểu như vậy nữa ?
“Chúng bay ăn miếng cơm hay...
-> Đó là những câu độc thoại. 
Những câu nói đó là của ai nói với ai Ta có kết kuận gì gì?
Những câu độc thoại không phát thành lời, không dùng gạch đầu dòng=>độc thoại nội tâm
Vậy độc thoại là gì?
-Là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
Điều kiện để có lời độc thoại:
- Phải có hoàn cảnh giao tiếp để nhân vật có nhu cầu bộc lộ nội tâm.
 -Không cần có sự hiện diện của người tham giao giao tiếp với nhân vật, hoặc nếu có người tham gia giao tiếp thì lời độc thoại đó không hướng vào ai.
Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng.
Đọc những câu “Chúng nó cũng là trẻ con...bằng ấy tuổi đầu”là những câu ai hỏi ai?có gì khác những câu trên?
-Ông Hai tự hỏi ,không phát thành lời mà diễn ra trong suy nghĩ.
Từ đó, phân biệt lời độc thoại và lời độc thoại nội tâm ?
- Lời độc thoại : có dấu gạch đầu dòng. Lời độc thoại nội tâm: không có dấu gạch đầu dòng.
Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí câu chuyện và thái độ của người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ?
- Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu . Đồng thời tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật .
Chúng góp phần thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của ông Hai như thế nào ?
- Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu - Cái làng mà ông vẫn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện của ông theo giặc, nghĩa là làm cho câu chuyện thêm sinh động.
Về hình thức em thấy lời độc thoại nội tâm có gì khác so với những lời đối thoại, độc thoại trước đó? Vì sao?
- Không có gạch đầu dòng.
- Những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm của ông Hai.
Em có nhận xét gì về kết cấu ngữ pháp của những lời độc thoại nội tâm?
Thường là những cấu trúc cú pháp phức tạp hơn so với lời đối thoại: câu văn dài, cấu trúc nhiều tầng bậc, các kiểu câu đan xen nhau
Từ những tìm hiểu ở trên , em hãy nêu độc thoại nội tâm là gì?
Trong văn bản, khi độc thoại được nói thành lời thì phía trước của lời thoại có gạch đầu dòng; khi độc thoại không thành lời thì đó là độc thoại nội tâm. Trong văn bản tự sự, độc thoại nội tâm không có gạch đầu dòng.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: 
- Phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn văn.
- Xác định người trao và đáp của đoói thoại trong một văn bản cụ thể.
Phân tích, cảm nhận được nét riêng của đối thoại( ngôn ngữ nhân vật) trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm cho một văn bản tự sư.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
Hướng dẫn HS làm các bài tập.
II. Luyện tâp:
GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc đoạn trích .
- Hướng dẫn hs cách làm 
- Yêu cầu hs tự làm 
 - Yêu cầu HS nhận xét lượt lời của hai nhân vật tham gia đối thoại .
 Có gì đặc biệt trong những lời đối thoại ấy ?Tác dụng ? 
Bài tập 1:
- Lượt lời của nhân vật ông Hai ( đáp bằng câu hỏi, cáu gắt cụt lủn )
- Thể hiện tâm trạng chán chường đến mức không muốn nói và khi cần phải nói thì nói cộc lốc thể hiện sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ 
-> Tâm trạng thất vọng, buồn bã, đau khổ. 
Xác định độc thoại nội tâm trong đoạn văn sau:
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’
 (Cổngtrường mở ra-Lí Lan)
Bài tập 2:
Độc thoại nội tâm: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’
 Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó em có sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ?
HS viết tại lớp 
- Đọc ->nhận xét 
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài tập 3:
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: Giúp HS nắm lại những kiến thức đã học và chuẩn bị tốt hơn cho bài mới.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
1. Bài vừa học:
 a. Bài tập củng cố:
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là các hình thức quan trọng để thể hiện : 
A.Nhân vật ( đúng)
B.Cốt truyện
C.Chủ đề truyện
b. Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm mmột cách hiểu biết hiệu quả.
2. Bài sắp học:
 Soạn bài: LÀNG - Kim Lân
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13-3 cột.doc