Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 14

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 14

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nhận vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.

- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trog văn bản tự sự hiện đại.

- Tình yêu làng, yếu nước, tinh thần kháng chiến của ngươig nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

 1. Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA.

 2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

- Đọc thuộc lòng bài thơ “Ánh trăng”.

 - Chủ đề bài thơ là gì?

A. Tả cảnh đêm trăng, ánh trăng thành phố.

B. Kể chuyện về những kỷ niệm cuộc đời chiến đấu và công tác của tác giả.

C. Lời tự vấn lương tâm.

 D. Qua câu chuyện ánh trăng,vầng trăng ,tác giả tự thấy giật mình vì đã lãng quên quá khứ gian khổ.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 66,67
Ngày soạn: 20/11/2011
Ngày dạy: 21/11/2011 
 Kim Lân ( 1920-2007)
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trog văn bản tự sự hiện đại.
- Tình yêu làng, yếu nước, tinh thần kháng chiến của ngươig nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
	1. Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA.
 	 2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Ánh trăng”.
 - Chủ đề bài thơ là gì?
A. Tả cảnh đêm trăng, ánh trăng thành phố. 
B. Kể chuyện về những kỷ niệm cuộc đời chiến đấu và công tác của tác giả..
C. Lời tự vấn lương tâm.
 D. Qua câu chuyện ánh trăng,vầng trăng ,tác giả tự thấy giật mình vì đã lãng quên quá khứ gian khổ. 
 3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
	 Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi.
 Quê hương nếu ai không nhớ, , 
 Sẽ không lớn nổi thành người.
 (“Quê hương”-Đỗ Trung Quân)
Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình , nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị . Sống ở làng, chết nhờ làng . Không gì khổ bằng phải bỏ làng tha phương cầu thực, lâm vào cảnh sống nơi đất khách, chết chôn quê người ... Tình cảm đặc biệt đó đã được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt : Kháng chiến chống Pháp, để viết lên truyện ngắn đặc sắc : Làng 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Nêu những nét cơ bản về tác giả Kim Lân?
- Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
- Am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
I/Tìm hiểu chung
1- Tác giả:
Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác chủ yếu của ông.
Hoàn cảnh sáng tác ?
- Được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ 1948.
2. Tác phẩm.
Làng là tác phẩm thành công của VHVN thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
3- Đọc-Chú thích-bố cục
Em hãy kể tóm tắt truyện ngắn Làng (phần trong sgk).
+ Trong những ngày tản cư, ông Hai luôn nghĩ về làng, nhớ làng.
+ Ông Hai đến phòng thông tin để đọc báo và nghe tin tức thời sự. Ông rất vui khi nghe tin chiến thắng.
+ Khi nghe tin làng theo giặc, ông sững sờ, xấu hổ, buồn tủi,
+ Ông tâm sự với đứa con út để bày tỏ lòng trung thành, chung thuỷ của mình với cách mạng, với Bác Hồ.
+ Ông vui sướng khi nghe tin cải chính.
à Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai – một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Hãy xác định bố cục văn bản?
Xác định bố cục văn bản
Chia làm 2 phần : 
P1 : từ đầu đến “...đôi phần”: diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
P2 : còn lại : diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.
Truyện nói về điều gì ở người nông dân, trong hoàn cảnh nào ?
Tìm đại ý
Đại ý : Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai – một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Là một truyện ngắn hiện đại VB đã kết hợp các PTBĐ nào?
PTBĐ:TS+MT+BC
PTBĐ:TS+MT+BC
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 60 phút.
II. Đọc, hiểu văn bản.
1. Tình huống truyện :
GV nhắc lại một số chi tiết thể hiện tình yêu làng quê rất đặc biệt ở ông Hai (trong phần đầu truyện mà sgk đã lượt bỏ).
 Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai. Tình huống ấy là gì ?
Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
à Cái tin làng ông theo giặc.
Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
à Cái tin làng ông theo giặc.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai:
Trước khi nghe tin làng mình theo giặc, tâm trạng ông Hai như thế nào?
Tìm chi tiết, trả lời
a) Trước khi nghe tin :
- Nghĩ về làng, nhớ làng.
- Vui khi nghe tin thắng trận.
Ở phần đầu truyện, nhân vật ông Hai được xây dựng với một nét tính cách nổi bật là tha thiết yêu làng quê, luôn tự hào về làng quê của mình.
b. Khi nghe tin làng theo giặc :
Khi nghe cái tin quá đột ngột ấy, tâm trạng của ông Hai như thế nào?
Phân tích cử chỉ, thái độ của ông Hai?
- Bàng hoàng, sững sờ :”Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại. Da mặt tê rân rân . Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.
- Xấu hổ “đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. ..cúi gằm mặt xuống mà đi.
- Trở thành một nỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông Hai. Đau khổ, về nhà, nằm vật ra giườngnhìn lũ con tủi thân, nước mắt cứ tràn raCàng đau khổ càng căm tức
- Trong trí ông diễn ra một cuộc xung đột dữ dội .
- Hoàn toàn suy sụp :”Cực nhục chưa cả làng theo Việt gian”
- Gắt gỏng với vợ con.
- Suốt ba bốn ngày không dám ra khỏi nhà.
Cái tin làng theo Tây ám ảnh ông nặng nề đến mức trở thành nỗi sợ hãi thường xuyên, động cái gì cũng làm cho ông đau đớn, xấu hổ.
Tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu, của người Việt Nam. Nhà văn đã khắc hoạ hình tượng nhân vật qua các chi tiết miêu tả:
- Nỗi đau đớn, bẽ bàng: “Cổ lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “nước mắt ông lão giàn ra”
Gọi HS đọc đoạn truyện ông trò truyện với con 
Đọc
Qua câu chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì ?
Trả lời
Nỗi băn khoăn khi ông điểm từng người từng trụ lại làng, ông trằn trọc không ngủ được, ông trò chuyện với đứa con út,...
HS thảo luận nhóm cuộc xung đột nội tâm diễn ra như thế nào.
Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình cảm yêu làng quê và yêu nước diễn ra một cuộc xung đột gay gắt trong nội tâm của nhân vật ông Hai. 
- Ông nghĩ”hay là quay về làng?” và lập tức phản đối ngaycái ý nghĩ đó “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất thì phải thù”.
- Bởi về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ.
- Lời tâm sự , thủ thỉ của ông Hai với đứa con út bộc lộ sâu sắc và cảm động tâm trạng đau buồn.
- Lời tâm sự : 
+ Nhớ về làng, thích về làng.
+Thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng. 
* Dứt khoát chọn con đường không về làng, ông Hai đã đặt tình yêu nước cao hơn tình yêu làng quê. 
Khi biết được sự thật làng mình không theo giặc, tâm trạng của ông Hai như thế nào
 Phát hiện-Trả lời
vui mừng không kể xiết “mặt tươi vui, rạng rỡ hẳn lên.” Mua quà cho con. Múa tay lên mà khoe. Tây nó đốt làng tôi rồi. Đốt nhẵn.--> Vui, chiến thắng trong sự mất mát.
c. Khi nghe tin làng được cải chính:
Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, tâm trạng ông Hai khác hẳn:
- Ông Hai tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con.
- Ông Hai đi khoe nhà ông bị giặc đốt cháy.
Em hãy bình chi tiết: ông khoe một cách sung sướng: Tây nó đốt nhẵn nhà của tôi rồi...
HS bình
* Tình yêu làng của ông Hai như vậy đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.
Gv:Với người nông dân ngôi nhà là cả 1 tài sản chắt bóp dành dụm của đời người,vậy mà ô Hai khoe nhà bị đốt với niềm vuio sướng tột độ bởi nếu làng ô theo Tây thì danh dự ô cũng mất ,lúc này cái sự mất mát của gia đình ô là nhỏ bé,những người dân VN thời kỳ này đều sẵn sàng đánh đổi vật chất để lấy tinh thần(cái lớn hơn cho DT)
GV: Ngày nay, đọc lại truyện ngắn này của nhà văn Lim Lân, chúng ta không thể không xúc động, tự hào về tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta đặc biệt qua nhân vật ông Hai với tình yêu làng tha thiết.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
 Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 5 phút
III/ Tổng kết
Hãy nêu những nét chính về nội dung
1. Ý nghĩa :
Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Nhận xét về nghệ thuật của truyện ?
2-Nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện gay cấn: tin thát thiệt được chính những người đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói.
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói ( đối thoại và độc thoại)
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ( 5 phút)
1. Bài vừa học:
	Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai.
 2. Bài sắp học:
 Soạn bài: Trả bài kiểm tra tiếng Việt.
Tiết 68
Ngày soạn: 20/11/2011
Ngày dạy: 22/11/2011 
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Nhằm thông báo kết quả của bài kiểm tra Tiếng việt đến từng học sinh. Học sinh nắm được những ưu điểm cũng như mặt còn hạn chế trong bài viết của mình để rút kinh nghiệm bài viết sau .Rèn luyện kỹ năng phát hiện và chữa lỗi cho học sinh.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1/. ổn định tổ chức lớp
2/. Kiểm tra bài cũ : 
3/. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : 
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Cần giải quyết yêu cầu đó như thế nào ?
Đọc lại đề bài. Xác định yêu cầu của đề bài ?
I- Đề bài : Tiết 59
* Hoạt động2: GV công khai đáp án và biểu điểm
Nghe
II- Đáp án và biểu điểm 
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh rút kinh nghiệm bài viết.
rút kinh nghiệm bài làm
III- Nhận xét,đánh giá
Về mặt nhận thức, diễn đạt em đã đạt được những ưu điểm gì ? (nội dung,bố cục thể loại,lời văn,trình bày,các yếu tố được vận dụng như thế nào ?)
- Giáo viên đọc bài làm tốt Đọc kĩ lời phê ,xem bài , sửa lỗi cơ bản .
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc và rút kinh nghiệm về bài viết.
Nghe
1/. Ưu điểm:
-Trắc nghiệm phần lớn HS làm tương đối tốt
-Tự luận :Đa số đảm bảo yêu cầu
2/. Nhược điểm : 
- Một số HS nắm chưa chắc kiến thức
- Một số bài tự luận sơ sài, mờ nhạt 
- Nhiều bài sai chính tả, dấu câu, gạch xoá , lỗi diễn đạt
*Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh luyện chữa lỗi.
Tự chữa lối trong bài làm của mình
IV – Sửa lỗi 
1/. Hình thức đoạn văn
2/.Lỗi dùng từ ,diễn đạt 
3/.Lỗi chính tả , ngữ pháp
4/.Lỗi thiếu ý ( thừa ý), lỗi lặp
5/. Hình thức trình bày
Thống kê kết quả
lớp
Giỏi
Khá 
Trung bình
Yếu 
Kém
Điểm trên 5
Điểm dưới 5
Ghi chú
9C
4. Củng cố : Kĩ năng làm bài trắc nghiệm, tự luận phần Tiếng Việt
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài viết và rút kinh nghiệm.
- Ôn lại những kiến thức kỹ năng còn yếu kém.
- Chuẩn bị bài: Bài viết số 03
Tiết 69,70
Ngày soạn: 20/11/2011
Ngày dạy: 23/11/2011 
BÀI VIẾT SỐ 3
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày 
-Tuân thủ bố cục 3 phần của 1 bài văn,khuyến khích cách viết sáng tạo độc lập
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
	- Thầy soạn bài lên lớp
- Trò ôn bài cũ xem bài mới 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1/ Ôn định tổ chức:
 2/ Kiểm tra bài cũ :
 3/ Bài mới
 - GV đọc đề, chép đề lên bảng.( HS chọn một trong hai đề)
 Đề 1 Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa em và thầy giáo, cô giáo cũ.
 Đề 2 Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò truyện đó.
Đáp án và biểu điểm : 
ĐỀ 1
Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết bố cục một bài văn kể chuyện, sử dụng các phương thức biểu đạt hợp lý với yêu cầu đề ra
- Văn viết trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và diễn đạt
Yêu cầu về nội dung:
a) Giới thiệu được kỷ niệm
b) Kết hợp tự sự với yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm dựng lại được kỷ niệm và bộc lộ được tâm trạng khi kể lại kỷ niệm đó. Suy ngẫm, nhận xét về cuộc sống, con người, tình thầy trò...
c) Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về kỷ niệm đó và tình thầy trò
ĐỀ 2 
Yêu cầu.
Thể loại : tự sự ( có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ).
Nội dung : Cuộc trò truyện giữa em và anh bộ đội lái xe trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Dàn ý.
I. Mở bài : 
 - Giới tiệu tình huống gặp gỡ ( thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật )
II. Thân bài :
 Diễn biến của cuộc gặp gỡ.
 1. Khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
Giọng nói : khoẻ, vang
Tiếng cười : sảng khoái 
Khuôn mặt : thể hiện vẻ già dặn, từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời. ( Yếu tố miêu tả nội tâm : miêu tả những suy nghĩ tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ )
 2. Cuộc trò truyện giữa em với người chiến sĩ.
Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu, những năm tháng đánh Mĩ gian khổ ác liệt. ( Dựa vào nội dung bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe : tình cảm, những đặc điểm phẩm chất của anh bộ đội trong chiến tranh. )
Bày tỏ những suy nghĩ của em về chiến tranh, về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vẻ vang chói lọi ( yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận ).
Trách nhiệm gìn giữ hoà bình ( yếu tố nghị luận ).
III. Kết bài : 
Cuộc chia tay và ấn tượng của em về người lính và ước mơ của mình.
 Cách cho điểm:
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng
- Điểm 1 - 2: Bài làm sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp và diễn đạt.
- Điểm 3 - 4: Có hiểu đề, có nêu được các ý, có thể thiếu một số ý. Diễn đạt còn vụng, mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và diễn đạt hơi nhiều.
- Điểm 5 - 6: Bài làm có thể hiện sự chủ động sáng tạo của học sinh 8' mức thấp. Các ý triển khai ở mức trung bình. Diễn đạt tương đối suôn sẻ, có mắc một số lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
- Điểm 7 - 8: Bài làm có thể hiện sự chủ động sáng tạo của học sinh nhưng chưa nhiều. Về nội dung có thể hiểu một vài ý nhỏ. Các yếu tố cần đáp ứng ở mực độ khá. Các ý triển khai ở mức độ khá, diễn đạt suôn sẻ, mắc lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ.
- Điểm 9 - 10: Bài làm thể hiện sự chủ động sáng tạo của học sinh đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ năng cũng như về nội dung, có thể còn một số sai sót nhỏ.
D. Hướng dẫn học ở nhà ( Bài sắp học)
Thời gian: 5 phút.
Soạn bài: Chiếc lược ngà
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14-3 cột.doc