Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 15

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 15

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí nhận vật.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

 1. Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA.

 2. Trũ : Học bài cũ, soạn bài mới.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

 - Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai. Tình huống ấy là gì?

- Phát biểu suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng " – Kim Lân.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 71,72
Ngày soạn: 27/11/2011
Ngày dạy: 28/11/2011 
 ( Nguyễn Quang Sáng )
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí nhận vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
	1. Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn GA.
 	 2. Trũ : Học bài cũ, soạn bài mới.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	- Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai. Tình huống ấy là gì? 
- Phát biểu suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng " – Kim Lân. 
 3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 3 phút.
	Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta có biết bao nhiêu tình huốngéo le xảy ra khi vợ xa chồng, cha xa con và từ một tình huống cụ thể nhà văn Nguyễn Quang Sáng đó viết lờn một câu chuyện cảm động về tình cảm cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 12 phút.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Nêu những điểm chính về nhà văn ? 
Dựa vào chú thích SGK để trả lời
I/Tìm hiểu chung
1- Tác giả
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc khgáng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ và sau hoà bình (1975).
2- Tác phẩm
Giới thiệu một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
Kịch bản phim
Cánh đồng hoang (1978)
Pho tượng (1981)
Cho dến bao giờ (1982)
Mùa nước nổi (1986)
Dòng sông hát (1988)
Câu nói dối đầu tiên (1988)
Thời thơ ấu (1995)
GilZa dòng (1995)
Văn xuôi
Con chim vàng (1957)
Người quê hương (truyện ngắn, 1958)
Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1962 )
Đất lửa (tiểu thuyết, 1963)
Câu chuyện bên trận dịa pháo (truyện vừa, 1966)
Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1968)
Bông cẩm thạch (truyện ngắn 1969)
Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975)
Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975)
Người con đi xa (truyện ngắn, 1977)
Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985)
Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985)
Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988)
25 truyện ngắn (1990)
Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)
Con mèo của Foujita (truyện ngắn - 1991)
Như một huyền thoại (1995)
 Các tác phẩm được giải thưởng và huy chương
Ông Năm Hạng - truyện ngắn giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất (1959)
Tư Quắn - truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội (1959)
Dòng sông thơ ấu - giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985)
Con mèo của Fujita - tập truyện ngắn, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1994
Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim ở Moskva (1981)
Mùa gió chướng (kịch bản phim) Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc (Hà Nội 1980)một huyền thoại (1995)
Nêu xuất xứ của văn bản ? 
Dựa vào chú thích SGK để trả lời
Xuất xứ: “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966.
Chủ đề của truyện có gì đáng nói khi truyện ra đời trong thời kỳ ấy ? 
Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liêt nhưng lại tập trung nói về tình người ( tình cha con ) qua đó cho thấy một nỗi đau mà chiến tranh gây ra trong cuộc sống bình thường của con người
Hướng dẫn đọc văn bản :giọng trầm tĩnh ,hơi buồn
- Đọc mẫu một đoạn 
- Lý giải một số chú thích 
- Hãy tóm tắt phần văn bản vừa đọc ?
Đọc văn bản
3.Đọc- Tìm hiểu chú thích- Bố cục:
Vị trí đoạn trích: nằm ở giữa truyện.
Truyện có những tình huống nào đáng chú ý ? 
Tên truyện có liên quan gì đến nội dung?
+ Tình huống 1 : hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra, ông Sáu phải ra đi.
+ Tình huống 2 : ở khu căn cứ, ông làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà cho con gái.
->Chiếc lược là cầu nối tình cảm 2 cha con, là kỷ vật của người cha
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 55 phút.
Như vậy, trong văn bản này mọi chuyện xoay quanh hai nhân vật : Ông Sáu và bé Thu. Ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của truyện thông qua hai nhân vật này
II. Đọc, hiểu văn bản.
1. Nỗi niềm người cha : 
Tình cảm, niềm khao khát được gặp mặt con của ông biểu hiện qua những chi tiết nào ? 
- Tình người cha cứ nôn nao trong anh 
- Không chờ xuồng cập bến, nhún chân nhảy thót lên bờ 
- Bước những bước dài vội vàng . 
Lần đầu tiên gặp con: Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con.
Bị con từ chối, ông Sáu có tâm trạng như thế nào ? 
- Thất vọng, hụt hẫng, buồn bã 
Sau những cử chỉ vỗ về, thân thiện mà con bé vẫn phản ứng mãnh liệt, ông Sáu đã có hành động gì ? ? Cử chỉ nhìn con, lắc đầu cười cho ta thấy điều gì ? 
Không nén được giận dữ, anh sáu đánh con. Điều đó chứng tỏ tình yêu thương đối với con trở thành bất lực . - Buồn đau đớn, xót xa . 
Những ngày đoàn tụ: Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
Khi chia tay, tại sao anh chỉ khẽ nói ? Đôi mắt nhìn con trong lúc chia tay gợi em suy nghĩ gì?
- Sợ con phản ứng mạnh như hôm trước
-Đôi mắt người cha giàu tình thương yêu độ lượng
Theo em, tâm trạng ông Sáu như thế nào trước những hành động gọi ba, ôm ba, hôn ba của bé Thu lúc này ? 
Sung sướng, cảm động, hạnh phúc nghẹn ngào được nâng niu, gìn giữ tình phụ tử. 
Những ngày xa con: Ông Sáu thực hiện lời hứa với con, làm cây lược ngà.
GV chuyển ý: Tình cảm mà ông Sáu mong ước bấy lâu rồi cũng được đáp ứng. Đó là tình cảm mà ông giành cho con bấy lâu nhưng biểu hiện tập trung và sâu sắc vẫn là ở phần cuối truyện.
Đọc đoạn cuối
Sau cuộc chia tay, trở lại với kháng chiến, ông Sáu mang tâm trạng như thế nào ? 
Rất nhớ con, xen lẫn sự ân hận cứ giày vò anh .
Câu chuyện về chiếc lược ngà diễn ra như thế nào ? 
Ông rất nhớ và chú tâm vào lời dặn của con nên ông rấy vui mừng khi kiếm được khúc ngà và dồn hết tâm trí , công sức vào làm chiếc lược cho con. Ông thận trọng, tỉ mỉ khắc chữ ...
Theo em, việc làm chiếc lược có ý nghĩa đối với ông như thế nào ?
Phát hiện
Chiếc lược nhỏ bé mà thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh được gặp lại con, trao tận tay con quà kỷ niệm . 
- Gửi hết tình yêu thương hy vọng về con vào chiếc lược
Nhưng tình cảnh đau thương lại đến với cha con anh . Anh Sáu đã hy sinh khi cha kịp hoàn thành tâm nguyện 
Chi tiết trước khi nhắm mắt anh Sáu có gửi chiếc lược cho bác Ba với lời dặn trao tận tay con gái .đã nói lên điều gì ? 
Lúc nào anh cũng nhớ tới con . Đây là một người cha yêu thương con vô cùng. 
Biểu hiện nào của ông Sáu khiến ông Ba cảm động nhất ? Vì sao ?
Phát hiện - Giải thích
Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến tận tay con gái.
Từ những biểu hiện trên, em thấy Thu có một người cha như thế nào ? 
Một người cha yêu con sâu nặng. Đó là một người cha đáng để cho Thu kính yêu và tự hào .
Có ý kiến cho rằng đây là đoạn văn xúc động nhất trong đoạn trích này, em có đồng ý không ? Vì sao ?
- Đoạn văn thể hiện tình cảm của người
 cha trong hoàn cảnh chiến tranh ngặt
 nghèo, nhiều éo le, gian khổ.
- Chiến tranh luôn đồng nghĩa với đau thương, mất mát nhưng điều quý giá nhất trong cái mất mát đó là tình cảm cha con sâu nặng không gì chia cắt. 
2. Niềm khao khát tình cha của người con:
Khi thấy có người gọi mình là "con " xưng "ba ", bé Thu đã có những phản ứng nào ?
- Giật mình, trợn tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng, tái mặt đi, vụt chạy đi và kêu thét lên 
Tất cả những biểu hiện đó cho thấy trạng thái tâm lý nào của bé Thu ? Theo em, những phản ứng và tâm lý đó có phù hợp không ? 
Bất ngờ, ngạc nhiên, lo lắng, sợ hãi .
Từ đó, em thấy được điều gì trong cách miêu tả của nhà văn
 Tinh tế trong cách thể hịên tâm lý trẻ.
Những ngày sau đó Thu có những hành động nào nữa đối với ông Sáu ? 
Chi tiết có thể coi là đắt giá nhất trong sự phản ứng cuả Thu ở đây là gì?
- Bé Thu hất tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm khi ông Sáu gắp cho nó bị đánh – không khóc.bỏ về bên bà Ngoại. (khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to).
Qua tất cả những hành động đó, điều nổi bật ở bé Thu là gì?
Phát hiện
Sự ương ngạnh, nhất định không chịu
 gọi là ba.
à Thể hiện sự xa cách ,tỏ thái độ không thừa nhận ông Sáu là cha mình
Từ chối sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình.
Trong những phản ứng đó, em thấy hành động nào đáng buồn cười ? Thu có đáng trách không ? Vì sao ? 
Hs thảo luận
- Không đáng trách vì:
+) Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu còn quá nhỏ để hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống.
+) Bé Thu phải đón nhận sự việc quá bất ngờ mà người lớn không ai kịp chuẩn bị trước cho nó.
Với ý nghĩ, người đàn ông ấy không phải là cha mình, Thu đã bỏ qua những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của anh Sáu .
 Qua đấy ta thấy được bản lĩnh nào của bé Thu ?
Cá tính ( cứng cỏi, ương ngạnh ) có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ và cũng rất hồn nhiên ngây thơ của trẻ con .
Em có nhận xét gì về năng lực miêu tả của
 nhà văn?
NQS đã miêu tả chân thực, sinh động tâm lý trẻ thơ thể hiệ bé Thu có bản lĩnh, có cá tính mạnh mẽ
Theo dõi đoạn trích kể về cuộc chia tay
Vẻ mặt của bé Thu được tác giả miêu tả chia tay như thế nào ? ? Vẻ mặt ấy biểu lộ nội tâm như thế nào ? 
Đôi mi dài, cong, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng. Nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa .
- Không còn lo lắng, sợ hãi, giận hờn nữa 
Trước khi lên đường điều bất ngờ đối với anh là gì?
Phát hiện
Bé Thu lần đầu tiên cất tiếng gọi “ba”.
Sau khi nghe anh Sáu nói : Thôi ba đi nghe con , bé Thu có phản ứng như thế nào ? 
 Tiếng kêu " ba " của bé Thu diễn tả điều gì ? Em có đồng ý với lời bình luận của người kể không ?
- Thét lên : Ba ! Ôm ba, hôn ba...
( Đọc lời bình )
- Thái độ, tình cảm thay đổi một cách đột ngột, kỳ lạ đến khó hiểu và rất cảm động .
- Vẫn là tiếng kêu thét lên nhưng không phải là gọi má , mà gọi ba. Không còn là tiếng kêu biểu lộ sự sợ hãi mà là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt
Bé Thu đã thể hiện tình cảm với cha ntn?
Tìm chi tiết
+) Chạy xô tới – nhanh như 1 con sóc- chạy thót lên – ôm chặt lấy cổ ba nó.
 +) hôn ba khắp vùng: hôn cổ, hôn vai, hôn cả lên vết thẹo dài bên má của anh Sáu.
 +) Hai tay xiết chặt lấy cổdang cả hai chân rồi ôm chặt lấy ba nóđôi vai nhỏ bé run run
Đó là một biểu hiện ntn?
Trả lời
-> Yêu mến cha sâu sắc, xuất phát, từ chính cõi lòng bấy lâu bị dồn nén, nay có được dịp bứt phá.
Trong giây phút ấy, Thu nói với ba điều gì ? 
- Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con
- Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba ! 
Qua câu nói của Thu, em nhận thấy mong ước gì của bé ?
Cảm nhận- Trả lời
Muốn được ba chăm sóc, che chở . đây là mong ước chính đáng của đứa con yêu quý cha, tin tưởng vào tình yêu của cha mình.
 Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của be Thu được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên và qua hành động.
Hãy nhận xét và lý giải những phản ứng của bé Thu trong đoạn truyện này ? Tại sao bé Thu lại có thái độ và hành động thay đổi đến như vậy
Thảo luận
Tất cả mọi nghi ngờ chỉ vì cái thẹo. Bây giờ nghi ngờ đã được giải toả. Nó đã trả lời được câu hỏi vì sao mặt ba nó thay đổi đến vậy.
Vì sao nhà văn lại để bà ngoại lý giải nguyên nhân thái độ của bé Thu ?
Cách giải thích lý do của tác giả thật hợp lý và khéo léo. Trong trường hợp này Thu không thể giãi bầy những uẩt ức với má vì nó đang giận má, không thể nói với bác Ba vì bác là khách ; chỉ có thể tâm sự với bà ngoại trong đêm hai bà cháu ngủ cùng nhau .
Khi đã hiểu ra tất cả bé Thu thấy ân hận, hối tiếc, vì vậy trong giây phút chia tay, nỗi
 nhớ của bé Thu bị đồn nén bấy lâu nay bỗng bùng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, mãnh liệt.
Em nhân thấy tài năng nào của tác giả được thể hiện qua đoạn trích này ? 
- Am hiểu tâm lý trẻ thơ, diễn tả tâm lý một cách sinh động 
- Tấm lòng yêu mến, trân trọng tình cảm trẻ thơ.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
 Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 5 phút
III/ Tổng kết:
Nêu ý nghĩa của văn bản ?
1. Ý nghĩa :
La câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, “Chiếc lược ngà” cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Nhận xét về nghệ thuật của truyện ?
2. Nghệ thuât:
- Tạo tình huống truyện éo le.
- Cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lực chọn ngôi kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ( 5 phút)
1. Bài vừa học:
	- Đọc, nhớ những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích.
	- Nắm được những kiến thức của bài học, tìm các chi tiết minh chứng cho những nội dung này.
 2. Bài sắp học:
 Chương trình địa phương(phần TV):Tổng kết chính tả phần địa phương. .
Tiết 73
Ngày soạn: 27/11/2011
Ngày dạy: 29/11/2011 
 Chương trình địa phương
TỔNG KẾT VỀ CHÍNH TẢ ĐỊA PHƯƠNG
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS : 
Nắm vững nguyên nhân phải rèn luyện chính tả, từ đó cs ý thức nói đúng và viết đúng.
Luyện tập tổng hợp kĩ năng viết đúng chính tả.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
* Thầy: soạn bài lên lớp theo tài liệu Văn học địa phương Phú Yên.
* Trò: Trò xem bài Tổng kết về chính tả địa phương của Phú Yên.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài soạn của HS. 2p
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
 Mỗi địa phương có một cách phát âm riêng, lối phát âm đó đã ảnh hưởng phần nào đến cách viết và nhận diện mặt chữ . 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa lỗi chính tả.
Mục tiêu: Tìm hiểu lỗi chính tả và chữa lỗi .
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm.
Thời gian: 9 phút.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc 2 đoạn văn và tìm các lỗi trong 2 đoạn văn đó ?
HS đọc đoạn văn và chỉ ra các lỗi : 
a/ đả, dấp ngả, hờ, Lầng, tiêng, chửng, lầng đầy tiêng, đúi, bàng, hạn.
b/ lước, xen, nhừng, hươn, nhả, khiếc, nớp, trỉu.
I. Chữa lỗi chính tả.
Hãy chữa các lỗi vừa tìm được ?
a/ đã, vấp ngã, hề, lần đầu tiên, chững, đuối, bàn, hạng.
b/ lướt, sen, nhuần, hương, nhã, khiết, nếp, trĩu.
a/ đã, vấp ngã, hề, lần đầu tiên, chững, đuối, bàn, hạng.
b/ lướt, sen, nhuần, hương, nhã, khiết, nếp, trĩu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm nguyên nhân mắc lỗi chính tả.
Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi .
Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
Nguyên nhân nào dẫn đến việc viết sai như trên?
-Cách phát âm theo địa phương.
- Ít đọc sách báo, tra cứu từ điển,...
II. Nguyên nhân mắc lỗi.
Cách khắc phục ? 
- Hạn chế phát âm địa phương.
- Thường xuyên đọc sách báo, tra cứu từ điển, tham gia các phong trào kiểm tra và chữa lỗi chính tả.
III. Tổng kết .
Người PY do đặc điểm tiếng nói của mình nên phát âm thường sai một số nguyên âm và phụ âm . Phát âm sai thì viết chính tả sẽ mắc nhiều lỗi. Muốn chữa các lỗi này, phải tập cách phát âm chuẩn và có ý thức thường xuyên luyện tập viết đúng chính tả.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS nhận diện mặt chữ .
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
Bài tập 1.
Lựa chọn các yếu tố trong ngoặc để điền vào chỗ trống.
- Nó vui vẻ kể về việc cụ Vấn vừa vẽ vội vàng vừa vòng vo nói chuyện viển vông với thằng võ sĩ.
- Những buổi trưa hè nắng to. Ngoài vườn cây cối rũ rượi ...ánh nắng lửa. Những mảnh ...bản, đều cúp uốn xuống,...gắt. Có tiếng vỗ cánh xè xè của vài con ong ...bụi cây chanh.
- ...rét...quấn chăn...mặc...bế. Da dẻ ..., mắt sáng và xếch,...nặn,...khỏe...nâng...xốc...chuyển ...rung rung nổi căng, mặt y đỏ hửng.
- Trái ...chủ trương...sản vật của sự minh họa xã hội,...trạng thái sinh hoạt của XH phản chiếu...buồn, sinh giận, sinh tiếc, .... sắp đặt ...hệ ...diễn ...thiết thực hoặc bằng lời...bằng câu văn, bằng..., bằng...cách hiểu khác ...kiến trúc, đắp tượng.
Bài tập 2.
Điền dấu hỏi, ngã vào các chữ in đậm.
Hỏi ngã , nỗi, dẳng, tả, đã hoảng,lỗi,lỗi hỏi ngã,những tưởng chẳng ,nỗi bỗng, thủ, chỉ dẫn, quyển, hỏi ngã, khởi, cũng dễ, nỗ, kỹ,chữ,cả, rõ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: Giúp HS nắm lại những kiến thức đã học và chuẩn bị tốt hơn cho bài mới.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
 1. Bài vừa học:
	Học ghi nhớ tài liệu tr.51
	Làm BT 3/52
 2- Bài sắp học: 
 Tập làm thơ tám chữ
Tiết 74,75
Ngày soạn: 27/11/2011
Ngày dạy: 30/11/2011 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ( tiếp theo)
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
 Đặc điểm của thể thơ tám chữ.	
2. Kĩ năng
- Nhận biết thơ tám chữ.
- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
* Thầy: soạn bài lên lớp,tìm thêm mẫu
* Trò: Tập làm thơ theo chủ đề về môi trường 
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
	Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Nếu như ở lớp 6,7 các em đã được tập làm thơ 4,5,7 chữ thì hôm nay chúng ta cùng tập làm thơ 8 chữ. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Nhận diện thể thơ tám chữ.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hướng dẫn HS nhận diện thể thơ tám chữ.
I. Tìm hiểu chung
Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các
 đoạn thơ trên ? 
a.Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.
Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn ?
b. Cách gieo vần:
Những từ có chức năng gieo vần:
+ Đoạn a : tan – ngàn ; mới – gội ; bừng - rừng ; gắt – mật.
+ Đoạn b : về – nghe ; học – nhọc ; bà - xa.
+ Đoạn c : ngát – hát ; non – son ; đứng – dựng ; tiên – nhiên. 
Vận dụng những kiến thức đã học về vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách để nhận xét cách gieo vần từng đoạn ?
Cách gieo vần trong từng đoạn:
+ Đoạn a : gieo vần chân liên tiếp.
+ Đoạn b : gieo vần chân liên tiếp.
+ Đoạn c : gieo vần chân gián cách.
Nhận xét cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên ?
c. Cách ngắt nhip:
+ Đoạn a : khổ 1 : 2 / 3/ 3
 khổ 2 : 3 / 2 / 3
+ Đoạn b : câu 1 : 3 / 3/2( Mẹ ở.... )
 câu 2 : 4 / 2 / 2( Cháu ở... )
Từ các VD vừa phân tích, em hãy nhận diện thể thơ tám chữ ?
Kết luận: 
- Câu thơ có tám tiếng. Mỗi bài tuỳ theo thể loại có thể có bốn câu, tám câu hoặc có nhiều khổ thơ.
- Ngắt nhịp linh hoạt 4/4 hoặc 3/3/2 hoặc 3/2/3...
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Tập làm thơ tám chữ.
Phương pháp: .PP nêu và giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm, thuyết trình.
 Sử dụng kĩ thuật “Khăn phủ bàn”.
Thời gian: 20 phút.
Hướng dẫn HS tập làm thơ tám chữ.
II. Luyện tập:
GV nêu yêu cầu làm thơ tám chữ.
Nghe
Tập làm thơ tám chữ theo các yêu cầu sau:
- Chủ đề tự chon.
- Chọn cách ngắt nhịp, gieo vần ( vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách).
HS làm bài theo nhóm, trình bày trước lớp.
Ngữ liệu: Thể thơ tám chữ
Hãy đọc và bình bài thơ mình đã làm chủ 
đề tự chọn.
Đọc-bình
Thì cũng hết nỗi đợi chờ nắng hạ
Chân ai đi vội vã cuối con đường
Ôi điên cuồng cái nhớ ngất ngây hương
Một ngày gần thôi khoảng sân trường sẽ vắng
Để cánh phượng ghé lớp vờ nghe giảng
Thầy viết câu gì trên bảng trắng mênh mông
Thầy viết câu gì ve ơi trông rõ không?
Xin mách lại một nỗi lòng oi ả
Cồn cào nhớ trời ơi! Trưa nắng hạ
Mắt người đưa tan vỡ cả khung trời
Mắt người đưa thầm thầm khóc xa xôi
Thì cũng hết một thời mong hạ tới
Thì cũng hết những ngày mòn mỏi
Giấy học trò sẽ gửi trong hư vô... 
GV hướng dẫn HS nhận xét : bài thơ có đúng thể thơ 8 chữ không ? cách gieo vần, cách ngắt nhịp, kết cấu bài thơ ? nội dung? 
chủ đề ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
Mục tiêu: Giúp HS nắm lại những kiến thức đã học và chuẩn bị tốt hơn cho bài mới.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
1. Bài vừa học:
 - Sưu tầm một số bài thơ tám chữ.
	- Tập làm bài thơ tám chữ không giới hạn số câu về trường lớp, bạn bè.
2. Bài sắp học: Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa.
 Xác nhận của BGH 	 Tổ chuyên môn nhận xét 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 15-3 cột.doc