ÔN TẬP TỔNG HỢP
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng
Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
* Thầy: soạn bài lên lớp
* Trò: ôn bài cũ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 3 phút.
Tuần 18 Tiết 86,87 Ngày soạn: 18/12/2010 Ngày dạy: 19/12/2010 ÔN TẬP TỔNG HỢP ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Các phương châm hội thoại. - Xưng hô trong hội thoại. - Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. * Thầy: soạn bài lên lớp * Trò: ôn bài cũ C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 3 phút. Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức Mục tiêu: HS nắm được những nội dung cơ bản đã học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: ............. phút. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung H/dẫn hs tìm hiểu ph/châm về lượng. Nêu tình huống không tuân thủ theo phương châm về lượng. HS trả lời Những kiến thức cần nhớ. I. Các phương châm hội thoại. 1) Phương châm về lượng. Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung ; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.. Hướng dẫn hs tìm hiểu ph/châm về chất. Nêu tình huống không tuân thủ theo phương châm về chất. HS trả lời 2) Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. H/dẫn HS tìm hiểu ph/châm quan hệ. Nêu tình huống không tuân thủ theo phương châm quan hệ. HS trả lời 3) phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề H/dẫn HS tìm hiểu ph/châm cách thức. Nêu ví dụ HS trả lời 4) Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. H/dẫn HS tìm hiểu ph/châm lịch sự. Nêu tình huống có sử dụng phương châm lịch sự. HS trả lời 5) Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ xưng hô và cách sử dụng từ ngữ xưng hô. Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt ? HS trả lời II. Xưng hô trong hội thoại. 1. Từ ngữ xưng hô. - Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp. - Hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. Nêu tình huống giao tiếp có sử dụng từ ngữ xưng hô. HS trả lời 2. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô. Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. H/dẫn h/s tìm hiểu cách dẫn trực tiếp. Nêu tình huống có sử dụng lời dẫn trực tiếp. HS trả lời III. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp. 1. Cách dẫn trực tiếp. Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. H/dẫn h/s tìm hiểu cách dẫn gián tiếp. Nêu tình huống có sử dụng lời dẫn gián tiếp. HS trả lời 2. cách dẫn gián tiếp. Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: .... phút. a. Bài vừa học Đọc, nhớ được một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện. b. Bài sắp học Soạn bài Tiết 88,89 Ngày soạn: 18/12/2010 Ngày dạy: 19/12/2010 THI HỌC KÌ I A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức cả 3 phần. 2. Kĩ năng: Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ - Thầy: chuẩn bị đề thi - Trò ôn bài cũ theo tài liệu ôn tập của GV. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: THI TẬP TRUNG THEO ĐỂ THỐNG NHẤT CỦA SỞ GIÁO DỤC( 21/12) Tiết 90 Ngày soạn: 18/12/2010 Ngày dạy: 19/12/2010 TRẢ BÀI THI HỌC KÌ I A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS ôn lại các kiến thức và kĩ năng đã thể hiện trong bài kiểm tra học kì I. Thấy được những ưu điểm và hạn chế của bản thân trong việc làm bài kiểm tra, tìm ra biện pháp khắc phục và sửa chữa khuyết điểm. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ Đề và đáp án của PGD Thị xã Sông Cầu – Bảng phụ C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: A. Đề ra: (Có đề và đáp án kèm theo) - GV ghi đề bài lên bảng phụ. - Treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề ra. - HS xung phong lên chữa bài ở bảng phụ, HS khác bổ sung, GV chốt ý. B. Nhận xét: 1. Ưu điểm: - Đa số học sinh làm được bài MÔN TS-HS Điểm 5 trở lên Loại kém 0 - 2,5 Loại yếu 3đ – 4,5đ Loại TB 5đ - 6,5đ Loại Khá 7đ – 8,5đ Loại Giỏi 9đ – 10đ Văn 9C 2. Khuyết điểm: - Kĩ năng viết văn của học sinh còn hạn chế. - Lỗ chính tả, dùng từ, đặt câu chưa tốt. 3. Biện pháp: - GV ghi lại một đoạn văn học sinh viết sai vào bảng phụ- HD các em chữa lại cho đúng. * Giáo viên nhận xét giờ học: Dặn HS về soạn bài: Bàn về đọc sách. Xác nhận của BGH Tổ chuyên môn nhận xét
Tài liệu đính kèm: