Tuần 2 . Tiết 6, 7
Văn bản : ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
( Trích ) Gác –xi-a Mác- két
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức : Giúp HS : Nắm được vấn đề đặt ra trong văn bản : nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; Nhiệm vụ toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Nắm được hệ thống luận điểm , luận cứ và cách lập luận trong văn bản.
2.Kĩ năng : Kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhận dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại; Biết trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân về hiện trạng, về giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, xây dựng một thế giới hòa bình.
3. Giáo dục : Lòng yêu hoà bình.Có nhận thức hành động đúng để góp phần bảo vệ hoà bình.→ Tích hợp giáo dục tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa bình thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh ; →bảo vệ môi trường: Chống chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung của Trái Đất.
Soạn : Giảng : 9a1 : ..................... 9a2 :..................... Tuần 2 . Tiết 6, 7 Văn bản : ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH ( Trích ) Gác –xi-a Mác- két I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức : Giúp HS : Nắm được vấn đề đặt ra trong văn bản : nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; Nhiệm vụ toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Nắm được hệ thống luận điểm , luận cứ và cách lập luận trong văn bản. 2.Kĩ năng : Kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhận dụng bàn về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại; Biết trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân về hiện trạng, về giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, xây dựng một thế giới hòa bình. 3. Giáo dục : Lòng yêu hoà bình.Có nhận thức hành động đúng để góp phần bảo vệ hoà bình.→ Tích hợp giáo dục tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa bình thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh ; →bảo vệ môi trường: Chống chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà chung của Trái Đất. II. CHUẨN BỊ : 1. Thầy : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. 2. Trò : Đọc bài, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC . 1. Ổn định tổ chức : 9a1: ; 9a2: 2. Kiểm tra bài cũ.? Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác Hồ, em cần làm gì? 3. Bài mới :GV giới thiệu:Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, những ngày đầu tháng Tám năm 1945, chỉ bằng hai quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống hai thành phố Hi- rô-si- ma và na ga - xa - ki, đế quốc Mĩ đã làm cho hai triệu người Nhật Bản bị thiệt mạng và còn di hoạ đến ngày nay. Thế kỉ XX thế giới phát minh ra nguyên tử hạt nhân- vũ khí huỷ diệt hàng loạt khủng khiếp. Thế kỉ XXI luôn tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Vì lẽ đó trong một bài tham luận của mình nhà văn Mác Két đã đọc tại cuộc họp gồm 6 nguyên thủ quốc gia bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân bảo vệ hoà bình. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ GV gọi 1 hs đọc chú thích * sgk. ?Nêu đôi nét chính về tác giả và xuất xứ của văn bản? -GV đọc P1 và hướng dẫn HS đọc tiếp : to rõ ràng, dứt khoát, đanh thép. HS đọc phần còn lại. GV : Nhận xét,hướng dẫn hs nắm các chú thích khó. ?Xác định kiểu văn bản ? vì sao em biết được điều đó ? ?Cho biết văn bản trên có thể chia làm mấy phần. Hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ? (P1 : Từ đầu ....tốt đẹp hơn.) Nguy cơ chiến tranh hạt nhân. P2. ....của nó.) Chứng minh sự nguy hiểm và phi lí của chiến tranh. P3. Chúng ta ....hết.) Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị của tác giả.) HS xác định luận điểm chính của cả đoạn trích ? HS đọc phần 1. ? Tác giả mở đầu bài văn bằng kiểu câu gì ? Nêu tác dụng của nó ? ?Với những số liệu cụ thể như thế nào ? (Dẫn chứng:+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.) ? Hình ảnh so sánh nào đáng chú ý ở đoạn văn này ? ?Em hiểu như thế nào về thanh gươm Đa-mô-clét? dịch hạch? ?Nêu tác dụng của hình ảnh mà tác giả sử dụng ? GV : Liên hệ, so sánh với sóng thần ở 5 nước Nam á làm 155000 người chết. Một bên là do khách quan thiên tai còn một bên là do chính con người. ?Em hãy nhận xét về cách lập luận, chứng minh của tác giả về nguy cơ tiềm ẩn của chiến tranh hạt nhân. ? Qua thông tin đại chúng, em biết thêm gì về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân vẫn đe doạ cuộc sống trên Trái Đất? ( Thử bom nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân,...) Tiết 2. Giảng : 9a1: ............... ; 9a2:............... KTSS : 9a1: .......... ; 9a2:................ Kiểm tra bài cũ:? Để làm sáng tỏ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, lập luận của nhà văn được thể hiện như thế nào? HS đọc VB. HS đọc lại phần 2. ?HS hãy lập bảng thống kê để so sánh chi phí chuẩn bị cho chiến tranh và các lĩnh vực đời sống xã hội . HS trao đổi thảo luận, đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau. ( Chi phí cho chiến tranh.+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh. →So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng+ 100 máy bay ném bom chiến lược B1 B và 7000 tên lửa. + Kinh phí phòng bênh 14 năm cho 1 tỷ người cộng với 14 triệu trẻ em Châu Phi = 10 chiếc sân bay Ni mít Mĩ sản xuất 1986-2000; + 1985 : 575 triệu người suy dinh dưỡng = kinh phí sản xuất149 tên lửa MX; + Tiền nông cụ sản xuất cho các nước nghèo = 27 tên lửa; + Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để xóa nạn mù chữ cho trẻ em trên toàn thế giới ) ? Qua bảng so sánh trên em rút ra kết luận gì? HS đọc: “Không những đi ngược lại lí trí...xuất phát của nó ” và cho biết ý nghĩa của câu văn trên ? ? Nhận xét về cách đưa dẫn chứng và so sánh của tác giả ?( Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng triệu năm của sự sống trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống.) ? Hãy nêu nhận xét về cách lập luận của tác giả? HS đọc phần 3. ? Nội dung chính của phần này là gì ? Tác giả có thái độ như thế nào về chiến tranh hạt nhân ? ?Tác giả có sáng kiến gì để ngăn chặn, chống chiến tranh hạt nhân? ( Để khẳng định ý nghĩa của lời kêu gọi “ Đấu tranh...bình”, tác giả đã đề nghị lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được cả sau thảm họa hạt nhân, đồng thời lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa nếu như chiến ttranh hạt nhân xảy ra. ?* Qua bài viết này, em nhận thức được điều gì về chiến tranh hạt nhân và nhiệm vụ của chúng ta?( Hiện nay, xung đột và chiến tranh vẫn còn nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới như cuộc chiến tranh hết sức phi lí mà Mĩ và Anh vừa mới tiến hành ở I-rắc, cuộc xung đột dai dẳng ở Trung đông, tạo điều kiện cho chủ nghĩa khủng bố hoành hành.Đặc biệt, các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của một số cường quốc vẫn chưa bị phá hủy. Vì thế, nguy cơ chiến tranh và thảm họa hạt nhân vẫn luôn đe dọa cuộc sống bình yên của các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Cho nên mọi người phải nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và thảm họa hạt nhân, tích cực hành động để ngăn chặn chiến tranh và đấu tranh cho một thế giới hòa bình.) ?Khái quát lại nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản? ? Ý nghĩa của VB? ( Thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G.Mác-két đối với hoà bình nhân loại) ? Từ góc độ cá nhân, em hiểu gì về thực trạng và nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay? ? Em có thể làm gì để góp phần đấu tranhcho một thế giới hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân? Gọi 1 hs đọc ghi nhớ sgk. NỘI DUNG I.Tìm hiểu chung . 1. Tác giả :Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két(1928) là nhà văn Cô-lôm-bi-a. 2. Văn bản :Trích từ bản tham luận của Mác-két đọc tại cuộc họp mặt bàn về việc chống chiến tranh hạt nhân,bảo vệ hoà bình thế giới. - Kiểu văn bản : nhật dụng- nghị luận chính trị xã hội. - Bố cục văn bản : 3 phần . - Luận điểm chính: + Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người & mọi sự sống trên Trái Đất. → Chống lại và xóa bỏ chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. II. Tìm hiểu chi tiết. 1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân - Mở đầu bằng câu hỏi và tự trả lời bằng thời điểm hiện tại. - Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”. - Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân( Kho vũ khí ấy “có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời”) ¦Khẳng định hiểm hoạ tiểm tàng do chính con người gây ra. ¦Vào đề trực tiếp,chứng cớ xác thực thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh về tính chất hệ trọng của vấn đề. 2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội: - Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn. - Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên. ¦ Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con người để chứng minh. 3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình. - Tác giả có thái độ tích cực là kêu gọi mọi người đấu tranh để thế giới không có vũ khí hạt nhân và loài người có một cuộc sống hòa bình, công bằng. - Tác giả đã đề nghị lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được cả sau thảm họa hạt nhân III.Tổng kết -NT:Lập luận chặt chẽ có chứng cứ cụ thể ,xác thực; sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo , giàu sức thuyết phục. -ND: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn nhân loại& sự phi lý của cuộc chạy đua vũ trang; Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hoà bình, không có chiến tranh. *Ghi nhớ:(sgk) 4. Củng cố: GV liên hệ tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa bình thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sau 1945, chúng ta đã giành được chính quyền.Nhưng “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”, nhà nước non trẻ của chúng ta gặp muôn vàn khó khăn thử thách về quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa. Trước tình hình “ ngàn cân treo sợi tóc”, sáng 3/9/1945 Hồ Chủ tịch triệu tập Chính phủ Lâm thời bàn cách giải quyết 3 thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, nhân dân lập “ Hũ gạo tiết kiệm”, “ Ngày đồng tâm” để người có giúp người không; Ngày 8/9/1945, CTHCM kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ; về kinh tế xây dựng “Quĩ độc lập”, phát động “Tuần lễ vàng”...→ Với nỗ lực cao nhất của Đảng, đứng đầu là CTHCM, chúng ta đã giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.. Trong quan hệ hợp tác với các nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm mọi cách để ngăn chặn những tác động xấu, những hành động lợi dụng hợp tác vi phạm độc lập chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Người nói: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ thân thiện hợp tác với bất kỳ một nước nào trên nguyên tắc tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hòa bình. Chúng tôi tin chắc rằng sự hợp tác đó sẽ có lợi cho cả đôi bên và có lợi cho công cuộc hòa bình toàn thế giới”. .) 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: HS học thuộc ghi nhớ SGK. Sưu tầm tranh ,ảnh ,bài viết về thảm ho ... ng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội;+ Quan tâm việc giáo dục phát triển trẻ em, phổ cập bậc giáo dục cơ sở;+ Nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình;+ Gia đình là cộng đồng, là nền móng và môi trường tự nhiên để trẻ em lớn khôn và phát triển;+ Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.) ?*Em nhận xét gì về nội dung, bố cục bài viết và cách trình bày các ý trong văn bản tuyên bố? (- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu hiện nay. - Về hình thức diễn đạt, bản Tuyên bố đã sử dụng lối lập luận chặt chẽ, có lí, có tình, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống với những số liệu, dẫn chứng cụ thể, lại vừa có sức tổng hợp khái quát với những suy luận lô gic. Có thể nói rằng bản Tuyên bố đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của cộng đồng thế giới về trách nhiệm bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em.) HS đọc ghi nhớ SGK I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích 3. Bố cục Văn bản được chia làm 3 phần: II. Tìm hiểu văn bản 1.Sự thách thức - Chỉ ra cuộc sống cực khổ nhiều mặt của trẻ em trên thế giới hiện nay: + Trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. + Chịu đựng những thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế; tình trạng vô gia cư, nạn nhân của dịch bệnh, mù chữ, môi trường ô nhiễm →Những thảm hoạ đối với trẻ em trên toàn thế giới là thách thức đối với các chính phủ , các tổ chức quốc tế & mỗi cá nhân. 2. Cơ hội Điều kiện thuận lợi cơ bản để thế giới đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em: + Hiện nay kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, tính cộng đồng hợp tác quốc tế được củng cố mở rộng, chúng ta có đủ phương tiện và kiến thức để làm thay đổi cuộc sống khổ cực của trẻ em. + Sự liên kết của các quốc gia cũng như ý thức cao của cộng đồng quốc tế có Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới. + Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh, tăng cường phúc lợi xã hội. 3.Nhiệm vụ - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu. - Đặc biệt quan tâm đến trẻ em bị tàn tật có hoàn cảnh khó khăn. - Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ vì lợi ích của trẻ em. III. Tổng kết. *Ý nghĩa:VB nêu lên nhận thức đúng đắn & hành động phải làm vì quyền sống , quyền được bảo vệ & phát triển của trẻ em. * Hình thức: Gồm có 17 mục được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ rànghợp lý. Mối liên hệ lô gic giữa các phần làm cho VB có k/c chặt chẽ. Sử dụng phương pháp nêu số liệu , phân tích khoa học. 4. Củng cố: ? Hãy nêu những chủ trương, việc làm của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương thể hiện sự quan tâm đến trẻ em ? 5. Hướng dẫn học ở nhà: Học & hiểu ND ghi nhớ. - Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc , bảo vệ trẻ em ở địa phương.Sưu tầm một số tranh ảnh , bài viết về c/s của trẻ em , những quan tâm của các cá nhân , các đoàn thể , các cấp chính quyền các t/c XH , các t/c quốc tế đối với trẻ em. - Nghiên cứu bài “Các phương châm”. Ngày soạn : Ngày giảng: 9a1: . ; 9a2: .. Tuần: 3 . Tiết 13 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức:Giúp HS:- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. Hiểu được phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ. 2.Kỹ năng: Vận dụng linh hoạt các phương châm hội thoại vào trong quá trình giao tiếp.(Tích hợp Giáo dục kĩ năng sống: Ra quyết định, lựa chon cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân; kĩ năng trình bày suy nghĩ,ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại). 3.Giáo dục: Có ý thức sử dụng hợp lý các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. II. CHUẨN BỊ : 1.Thầy : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, bảng phụ. 2.Trò : Đọc và tìm hiểu trước ND bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC. 1. Ổn định tổ chức 9a1: ............................... 9a2:................................ 2. Kiểm tra bài cũ:?Nhắc lại nội dung các phương châm hội thoại đã học?( GV kết hợp kiểm tra vở bài tập của HS ). 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG GV treo bảng phụ với truyện cười “Chào hỏi”,gọi 1 hs đọc. ?Nhắc lại khái niệm của phương châm lịch sự? ? Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không ? Vì sao?( Có ; vì nó thể hiện sự quan tâm với người khác ) ? Câu hỏi ấy có được sử dụng đúng lúc đúng chỗ không ? tại sao? Từ đó em rút ra bài học gì?( Tình huống giao tiếp bao giờ cũng liên quan đến PCHT. Khi giao tiếp, người nói phải căn cứ vào đối tượng giao tiếp, thời gia giao tiếp, địa điểm giao tiếp, mục đích giao tiếp để có phương án hội thoại tối ưu.Nói cách khác, mọi PCHT đều phải phù hợp với tình huống giao tiếp.VD: Khi đến chơi một nhà nào đó nếu có người đang ngủ thì không thể gọi người ta dậy để chào được) Gọi 1HS đọc to ghi nhớ. GV tổ chức hs thảo luận nhóm, mỗi nhóm đọc 1 ví dụ ở phương châm hội thoại đã học và cho biết: ? Trong các tình huống ấy, tình huống nào phương châm hội thoại tuân thủ và không được tuân thủ?(Các tình huống đều không tuân thủ phương châm hội thoại,trừ p.châm lịch sự) GV treo bảng phụ với đoạn hội thoại sgk,gọi 1 hs đọc. ? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không? ?Trong tình huống này, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao Ba lại k tuân thủ ?(Vì Ba không biết chính xác năm nào và để tuân thủ phương châm về chất(...) nên Ba phải trả lời chung chung như vậy) ?* Hãy tìm 1 tình huống tương tự?( VD: -Cháu có biết nhà cô giáo Lý ở đâu không?- Cháu nghe nói ở thôn 5, bác đến đó rồi hỏi tiếp.→Câu trả lời không tuân thủ PCVL, không cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của người hỏi nhưng đảm bảo PCVC- Không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực.) ? *Giả sử có một người mắc bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối thì sau khi khám bệnh, BS có nên nói thật cho người ấy biết không? Tại sao? BS nói tránh để bệnh nhân yên tâm thì BS vi phạm phương châm hội thoại nào? Việc nói dối của BS có chấp nhận được không? Tại sao? ?* Khi nói “ Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không? Theo em, nên hiểu nghĩa câu này như thế nào? (Ý nghĩa câu này: tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích sống của con người. Nếu xét về nghĩa hiển ngôn thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào. Nhưng nếu xét nghĩa hàm ẩn thì câu này vẫn đảm bảo phương châm về lượng. - Câu này có ý răn dạy người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng, thiêng liêng hơn trong cuộc sống.Mục đích của cách nói này là muốn người nghe hiểu theo ý hàm ẩn.) Em hãy nêu một số cách nói tương tự? VD: Chiến tranh là chiến tranh; nó vẫn là nó; Rồng là rồng, liu điu là liu điu; cóc nhái vẫn là cóc nhái; Em vẫn là em, anh vẫn cứ là anh... ? Từ ví dụ,hãy cho biết việc không tuân thủ các p.châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? HS đọc phần ghi nhớ. 1 HS đọc bt1. -Tổ chức HS thảo luận, trình bày. GV nhận xét. -HS đọc bt2. -Tổ chức HS thảo luận, trình bày. GV nhận xét, đánh giá. I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. Kết luận:Việc vận dụng các phương châm hội thọai cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp ( Nói với ai ? Nói khi nào ? Nói ở đâu ? Để làm gì) * Ghi nhớ (sgk) II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. - Người nói vô ý , vụng về , thiếu văn hoá giao tiếp. -Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn -Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. III. Luyện tâp: BT1 :Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. - Đối với cậu bé 5 tuổi là không rõ nhưng với những người đã đi học thì đây là câu trả lời đúng. BT2:Không tuân thủ phương châm lịch sự.¦không chính đáng,là vô lí vì khách đến nhà ai cũng phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; thái độ và lời nói thật hồ đồ, không có căn cứ gì cả. 4. Củng cố: ? Theo em việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nào ? Hãy lấy một VD vi phạm phương châm trong hội thoại? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: - HS học thuộc ghi nhớ SGK.,hoàn thiện bài tập vào vở. Tìm trong truyện dân gian một số VD về việc vận dụng hoặc vi phạm phương châm hội thoại trong các tình huống cụ thể & rút ra nhận xét của bản thân. -Chuẩn bị giờ sau Viết bài tập làm văn số 1. Ngày soạn : Ngày giảng 9a1 : ................; 9a2 :..................... Tuần : 3. Tiết14 +15 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 ( Văn bản thuyết minh) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức : Học sinh nắm được cách làm bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng diễn đạt mạch lạc,trình bày sạch đẹp. 3. Tư tưởng : Có ý thức làm bài nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ : Thầy:Ra đề,đáp án,biểu điểm. Trò :Xem lại các kiến thức liên quan ;bút,giấy để viết bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC . 1. Ổn định tổ chức : 9a1:........................ 9a2:........................ 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Giấy bút 3. Bài mới: GV ghi đề lên bảng Đề bài1 : Thuyết minh về cây lúa Việt Nam .HS viết bài,GV theo dõi. * Yêu cầu : - Hình thức : Bài làm sạch sẽ, bố cục rõ ràng, ít mắc các lỗi về chính tả và diễn đạt. - Nội dung : + Mở bài : Giới thiệu khái quát về cây lúa. + Thân bài : Nguồn gốc của cây lúa. Vai trò, ý nghĩa, giá trị của cây lúa đôí với con người. Đặc điểm cây lúa ( Hình thức các bộ phận của cây lúa ..) Quá trình phát triển của cây lúa, cách chăm bón. Hình ảnh cây lúa trong đời sống tâm hồn của người dân Việt Nam + Kết bài : Phát biểu tình cảm, khẳng định vai trò của cây lúa. Chú ý : Bài viết phải vận dụng được các phương thức miêu tả, sự kết hợp linh hoạt chặt chẽ và có các hình ảnh so sánh, nhân hoá. Đề 2: Thuyết minh về cây tre Việt Nam. + Mở bài : Giới thiệu khái quát về cây tre: Hình ảnh cây tre trong bức tranh thiên nhiên, cảnh quan của làng quê Việt Nam. + Thân bài:- Những đặc điểm của tre. - Những lợi ích của cây tre trong đời sống của người Việt Nam qua các thời kì lịch sử + Kết bài:Liên hệ; tình cảm của em cây tre → HS sử dụng yếu tố miêu tả để phần thuyết minh được sinh động, cụ thể, hấp dẫn.ND thuyết minh cung cấp những thông tin về đối tượng đầy đủ,chính xác, khách quan. Bài viết có bố cục 3 phần. Ngôn ngữ thuyết minh biểu cảm trong sáng. 4. Củng cố: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn học bài: HS đọc, tìm hiểu trước bài :Xưng hô trong hội thoại.
Tài liệu đính kèm: