Tuần 23
KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Ôn tập lý thuyết.
1. Khái niệm về nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. Sgk.
2. Dàn ý chung của kiểu bài sgk.
II. Thực hành làm một số đề tiêu biểu.
- GV cùng hs xây dưng thành những dàn ý cho các đề bài.
Đề 1: Một hiện tượng phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng Em hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của mình.
A. Mở bài
- Cuộc sống ngày một phát triển, văn minh, Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trên trường quốc tế.
- Việt Nam dang khẳng định mình là một quốc gia hoà bình, phát triển, văn minh và thân thiện. Thế những chúng ta vẫn bắt gặp những hành vi thiếu ý thức của một số người danh làm xấu đi hình ảnh đất nước và con người Việt
- Câu trả lời nằm trong chính mỗi chúng ta.
B. Thân bài
1. Nêu hiện tượng
- Nếu đi dạo một vòng thành phố, bạn sẽ bắt gặp những hành vi thiếu ý thức làm ảnh hưởng tớ vệ sinh công cộng diễn ra rất phổ biến trong đời sống hằng ngày như một nỗi nhức nhối chung
+ Một người ngang nhiên vứt rác tung toé ra đường.
+ Rác bay từ trên gác xuống đường bất chấp ai ở bên dưới,
+ Vứt rác xuống hồ.
+ Những nơi nhiều khách tham quan du lịch rác ở khắp nơi
- Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.
- Nhất trong những khu tập thể, rác trở thành vấn đề bức xúc của nhiều người và rác còn làm đau đầu cả những nhà quản lí.
Tuần 23 Kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống I. Ôn tập lý thuyết. 1. Khái niệm về nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. Sgk. 2. Dàn ý chung của kiểu bài sgk. II. Thực hành làm một số đề tiêu biểu. - GV cùng hs xây dưng thành những dàn ý cho các đề bài. Đề 1: Một hiện tượng phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng Em hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của mình. A. Mở bài Cuộc sống ngày một phát triển, văn minh, Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trên trường quốc tế. Việt Nam dang khẳng định mình là một quốc gia hoà bình, phát triển, văn minh và thân thiện. Thế những chúng ta vẫn bắt gặp những hành vi thiếu ý thức của một số người danh làm xấu đi hình ảnh đất nước và con người Việt Câu trả lời nằm trong chính mỗi chúng ta. B. Thân bài 1. Nêu hiện tượng Nếu đi dạo một vòng thành phố, bạn sẽ bắt gặp những hành vi thiếu ý thức làm ảnh hưởng tớ vệ sinh công cộng diễn ra rất phổ biến trong đời sống hằng ngày như một nỗi nhức nhối chung + Một người ngang nhiên vứt rác tung toé ra đường. + Rác bay từ trên gác xuống đường bất chấp ai ở bên dưới, + Vứt rác xuống hồ. + Những nơi nhiều khách tham quan du lịch rác ở khắp nơi Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa. Nhất trong những khu tập thể, rác trở thành vấn đề bức xúc của nhiều người và rác còn làm đau đầu cả những nhà quản lí. 2. Lí giải nguyên nhân Thiếu ý thức cộng đồng bắt nguồn từ tư tưởng ích kỉ của một số cá nhân, họ chỉ biết sach nhà mình, sạch mặt mình còn người khác thì mặc kệ. Việc xả rác bừa bãi lặp đi lặp lại thành thói quen, nhiều người ban đầu khó chịu sau quen mắt, rồi quen tay từ lúc nào không biết. Người lớn làm ắt hẳn trẻ con làm theo. Lâu dần trở thành thói tật chung. Các đó thị chịu sức ép lớn từ quá trình đô thị hoá, trong khi các cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được. Cũng xuất phát từ việc xây dựng cơ sở cộng cộng của các thành phố còn nhiều hạn chế, chưa thực sự có một chiến lược dài hơi từ các cấp quản lí 3. Hâu quả Việc xả rác bừa bãi đem đến hậu quả khôn lường và người lãnh chịu hâu quả ấy đôi khi chính là những người gây ra. Vứt rác bất kể mảnh thuỷ tinh, những thứ dễ trơn trượt nguy hại cho ai dẫm phải Những khu du lịch vẵng khác chỉ ví rác thải bừa bãi, mất mĩ quan, mùi sú uế bốc lên khó chịu cho du khách. Vứt rác trong thành phố làm cho diện mạo xanh – sach đẹp mất dần. Bạn bè quốc tế đến Việt Nam sẽ có đánh giá ra sao. Những hồ điều hoà của thành phố tù đọng, nổi lềnh bềng rác rưởi, nước hồ bốc mùi khó chịu. Việt Nam đang hội nhập, nhiều cuộc họp, hội nghị quan trong được tổ chức, những vân hội mới mỏ ra trước mắt dân tộc không lẽ chỉ vì hành động vô ý thức của một vài người làm xấu đi hình ảnh của cả đất nước Thanh niên Việt Nam bước ra thế giới ngày một nhiều, không lẽ hành trang hội nhập của các ban là cả những thói xấu không nên có. 4. Cách giải quyết Singapo nổi tiếng là một quốc gia sạch nhất thế giới, cần 50 năm để thay đổi thói quen cả một dân tộc. ở đây nếu vứt rác, nhổ bã kẹo cao su ra đường ngay cả việc khạc nhổ bừa bãi cùng bị phạt nặng. Chúng ta cần có những quy định nghiêm khắc đói với những hành vi làm ảnh hưởnh tới vệ sinh cộng cộng, Hơn cả là ý thức của mỗi người. Thay đổi một thói quen cần thời gian dài, nên bắt đầu ngay từ hôm nay. Việc giáo dục ý thức nơi công cộng cần đưa vào nhà trường, các bài học không đơn thuần là lí thuyết, cần cho các em tìm hiểu thực tế và nâng cao dần ý thức và có hành vi phù hợp. Kết bài Mơ ước chung của nhân dân ta : trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong những con rồng châu á Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy. Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người : bỏ rác đúng nơi quy định Đề bàisố 2 : Những người không chịu thua số phận A. Mở bài Trong cuộc sống không ai tránh khỏi những lúc kho khăn khốn khó, có nhiều người ngay từ khi sinh ra đã mang trên người những khuyết tật. Có những người buông xuôi chịu chấp nhân số phận, nhưng co những người không đầu hàng. Biết vươn lên trong khps khăn đôi khi là tuyệt vọng là một lẽ sống cao đẹp, họ viết lên những câu truyện cổ tích trong đời sống hằng ngày. B. Thân bài 1. Nêu hiện tượng Giữa cuộc sống bộn bề hối hả, hẳn ai ai trong chúng ta cũng vô cùng khâm phục khi nhắc đênd những tâm gương về nghị lực như + Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí + Anh Khoa Xuân Tứ bị cụt tau, dùng vai viết chữ + Anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt tự học trở thành nhà văn +Anh Trần Văn Thước bị tai nan lao động, liệt toàn thân tự học trở thành nhà văn + Những vận động viên khuyết tật mang vinh quang về cho tổ quốc + Thanh Tú – cô gái mù giàu nghị lực đem lại niềm hi vọng cho những người cùng cảnh ngộ với mình khi cô có khả năng nhìn thầy mọi vật Họ chính là những tầm gương tiêu biểu cho một lẽ sống đẹp, không chịu khuất phục sự nghiệ ngã của số phận. 2. Đánh giá về hiện tượng Những tấm gương trên để lại cho tất cả chúng ta một bài học sâu sắc về nghị lực và tình yêu cuộc sống Trong cuộc sống, chuíng ta không thể tránh khỏi những khó khăn thử thách như bệnh tật, thiên tai, tai nạnđôi khi cướp đi một phần cơ thể, khả năng quý giá của con người . cuộc sống vốn không bình lặng, đầy sòng gió. Không ít người ngục ngã, có những phản ứng tiêu cực, hằn học, hận thù với xung quanh, trở thành gánh lặng cho gia đình và xã hội. Buồn, thất vọng trong hoàn cảnh như vậy là đáng thông cảm song vì thể đánh mật bản thân sẽ l;à vô cùng đánh trách. Họ là bài học lớn cho thế hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được học tập và tiếp thu nèn văn hóc tiên tiến, sự quan tâm của toàn xã hội thì không ít thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa và huỷ hoại bản thân. Nếu soi mình vào những tấm gương trên hẳn sẽ thấy mình bé nhỏ, đãng trách biết chừng nào. Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ là thông điệp cao cả về lối sống có ích . Làm thơ, viết văn, dạy họcbằng công việc thầm lặng họ cống hiến cho đời như cây xanh tô điểm cho cuộc sống. 3. Nguyên nhân : Điều gì giúp họ vượt qua Trước hết là nghị lực như ngọn lủa bền bỉ bên trong mội người không làn họ tàn lụi niềm tin và tình yêu cuộc sống. Gia đình, những người thân yêu, bạn bè là điểm tựa tinh thần cho họ. Hẳn họ mất tinh thần, khủng hoảng biết chừng nào, mở rông vòng tay, thắp nên trong họ một niềm vui sống chính chúng ta đang tiếp thêm sức mạnh cho một cuộc đời. Từ đó chùng ta có được một bài học vế lòng chia sẻ, yêu thương những người quanh mình, giúp đõ họ. C. Kết bài Một nhạc sĩ từng viết : Mà sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông. Sống cần biết khát vọng và vươn lên. Những người không chịu thua số phận là những tấm gương để chúng ta phấn đấu. Trách nhiệm của học sinh hôm nay. Tuần 25 Kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ( Tiếp theo) Đề bàisố 3 : Suy nghĩ của em về an toàn giao thông A. Mở bài. Như cầu đi lại là tất yếu của con người. Đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển điều ấy vô cùng cần thiết. Nhưng an toàn giao thông đang là vẫn đề bức xúc của toàn xã hội, những vụ tai nạn gai tăng là nỗi nhức nhối của tất cả chúng ta Vậy phải làm gì ? Làm như thế nào đang là câu hởi đặt ra với toàn xã hội B. Thân bài 1. Thực trạng của vấn đề Trong những năm vừa qua, số vụ tai nạn giao thông đường bộ tăng lên với con số đáng giật mình . + Trong năn 2005 có 14.414 vu cướp đi sinh mạng của 11.343 người, bị thương 1.991 người + Theo thống kê đên hết tháng 11 năm 2006 có tới 13.253 vụ với hơn 11.489 người thiệt mạng và 10.213 người bi thương Như vây với rất nhiều biện pháp, những đợt ra quân vì an toàn giao thông song số vụ tai nạn không những không giảm bớt mà số người thiệt mạng còn tăng cao do số vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Riêng vơi Hải Phòng trong 8 tháng đầu năm có tớ 102 vụ với 21 người chết và 128 người bị thương. Những con số biết nói ây khiến chúng ta nghĩ gì 2. Nguyên nhân a) Nguyên nhân chủ quan về phía người tham gia giao thông Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất trực tiếp dẫn đến những vụ tai nạn giao thông là người sử dụng phương tiện không chấp hành đúng luật lệ giao thông. Phổ biến trên đường phố là hiện tượng lạng lách, đánh võng, cẩu thả của một số thanh niên, họ đang đùa với tử thần, coi thường mạng sống chính mình và nhừng người xung quanh, không tuân thủ các biển báo, vượt quá, không làm chủ tốc độ hoặc sử dụng các chất kích thích trong khi điều khiển phương tiện giao thông. Việc đi sai đường, lấn chiếm đường, vượt ẩu cũng gây ra những hậu quả đáng tiếc. Như vậy nguyên nhân gây ra tai nạn chủ yếu do sự thiếu hiểu biết và thái độ xem thường luật giao thông chủ phương tiện b) Nguyên nhân khách quan Hệ thống đường sá của nước ta còn chưa đảm bảo, đặc biệt tai các đô thị đông dân cư, sự phát triển của cơ sở tầng chưa dáp ứng đượng như cầu và sư phát triển của giao thông ngày này, hệ thống đường ngày một xuống cấp, việc sửa chữa thiếu quy hoạch và thống nhất gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Các biển báo trên các tuyến đường còn nhiều bất cập : không có biển báo, biển báo có nhưng không hợp lí, quá nhiều biển báo người đi không biết tuân thủ theo biển nào. Ngay cả hệ thống đèn giao thông cũng thiếu sự đồng bộ. Những yếu tố khách quan trên cũng gây ảnh hưởng to lớn tới người tham gia giao thông đôi khi đó chình là nguyên nhân gây nên nhưngx vụ tai nạn nghiêm trọng 3. Hậu quả a) Với bản thân và gia đình người bị tai nạn Tai nạn giao thông để lại hậu quả nghiêm trọng với bản thân và gia đình những nạn nhân. Nhiều cảnh con mất cha mẹ, cha mẹ mất con vì tai nạn. Hơn ai hết những người bị tai nạn hiểu được giá trị của việc tuân thủ luật giao thông đường bộ khi mất đi sức khỏe, mang thương tật, mất đi một phần thân thể của mình. Có khi họ trở thành gánh nặng cho gia đình. Đa số những người bị tai nạn giao thông đang trong độ tuổi lao động, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế gia đình. b) Với xã hội Số tiền chi phí cho chữa trị cho những vụ tai nạn một năm lên tới con số khổng lồ trong khi đó nước ta còn nghèo rất cần tiền đầu tư cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. 4. Biện pháp giải quyết Có khung hình phạt nghiêm khắc với những người vi phạm luật lệ giao thông Nâng cao việc giáo dục an toàn giao thông , ý thức của người dân giữ gìn an toàn giao thông là trách nhiệm chung của tất cả mọi người Đầu tư nâng cấp hệ thống đường sá, hệ thống tín hiệu Tuyên truyền về an toàn giao thông với nhiều hình thức. C. Kết bài An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người Trách nhiệm của học sinh. Đề bài số 4: Suy nghĩ về hiện tượng học tủ, học vẹt A. Mở bài Học thập là nghĩa vụ cũng là quền lợi thiêng liêng của mỗi người. Học chính là niềm vui của con người nhờ có học xã hội và nhân loại tiến những bước dài. Hiện tượng phổ biến trong thế giới học đường là học tủ, học veđây là điều đá ... óc-sai với trang bị và áo quần như vậy...". Có thể nhận thấy ngay rằng, không cần phải trở về nước Anh, ngay lúc đó nhân vật "tôi" cũng đang "phá lên cười sằng sặc" bởi cái bộ dạng kì quái của mình. Từ cái mũ "to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì", chiếc áo có vạt "dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi" cho đến cái quần "loe đến đầu gôi", lại thêm một đôi chẳng biết nên gọi là bít tất hay là giày, tất cả đều bằng da dê. Điều đó trước hết cho thấy một sự thực: Rô-bin-xơn đã không còn lấy một mảnh vải mà may áo quần (làm gì có thứ vải nào còn lại được qua mấy chục năm trời?). Nhưng đằng sau đó là một sự thật đáng khâm phục: để có thể tồn tại được, Rô-bin-xơn đã làm tất cả những gì có thể (trong truyện kể anh ta còn thuần hoá và nuôi được cả dê, trồng được lúa mạch để làm bánh...). Những thứ trang phục kì quái ấy (mũ, quần áo, giày, đai lưng để đeo các vật dụng sinh hoạt, ô che nắng mưa...) đều được chế tạo phù hợp nhằm thay thế một cách tốt nhất cho quần áo thông thường. Chỉ qua trang phục thôi, chúng ta cũng đã thấy ý chí và nghị lực của nhân vật "tôi" lớn đến mức nào. Thay vì bị hoàn cảnh éo le khuất phục, Rô-bin-xơn đã không ngừng lao động, cải tạo nó để nó phục vụ cho cuộc sống của mình. Phần cuối đoạn trích là mấy dòng dành để tả diện mạo. Không nhiều và cũng không thật cụ thể như khi tả trang phục nhưng mỗi chi tiết đều rất đặc sắc, khắc hoạ rất rõ chân dung của nhân vật lúc bấy giờ. Quả thật, nếu không phải là lời văn mà là anh chàng Rô-bin-xơn ấy hiện lên sừng sững trước mắt ta với bộ dạng ấy thì hoặc là ta phải "khiếp sợ" hoặc là "phá lên cười sằng sặc" như chính lời nhân vật "tôi" dự đoán. Một bộ trang phục từ đầu đến cuối toàn bằng da dê (trong hoàn cảnh ấy, dù có tỉ mẩn đến đâu cũng khó có thể gọi là đẹp), quanh người lỉnh kỉnh toàn vật dụng (cưa, rìu, thuốc súng...), trên mép ngất nghểu một bộ ria "dài đến mức có thể dùng treo mũ"... Có lẽ bởi sợ hung mạo ấy sẽ gây ấn tượng không tốt đến bạn đọc nên ngay câu đầu tiên tả diện mạo, tác giả đã "rào trước đón sau": "Còn về diện mạo của tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín mười độ vĩ tuyến miền xích đạo". Có thể nói yếu tố có giá trị lớn nhất, gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với bạn đọc chính là lời văn miêu tả. Con người luôn tự trào lộng về mình ấy cũng là con người ý thức rất rõ về giá trị và nghị lực của mình. Chỉ riêng việc chăm chút cho bộ ria thôi, Rô-bin-xơn cũng đã tính toán rất kĩ: một "cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê vì người Ma-rốc không để ria theo kiểu như người Thổ...". Nếu chỉ nhìn ở khía cạnh bề ngoài thì sự chăm chút ấy chẳng có nghĩa gì (thậm chí có thể coi là vô tích sự), thế nhưng đó lại là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu cuộc sống, cho khát vọng trở về với cuộc sống bình thường của Rô-bin-xơn. Hầu như trong cả đoạn trích này, nhân vật "tôi" không hề tỏ ra cô đơn. Dù đang sống một mình trên hòn đảo hoang vu, xa cách loài người cả về không gian và thời gian, cách miêu tả của Rô-bin-xơn luôn mang đến cho ta cảm giác nhân vật đang sống giữa xã hội thân thuộc và vui nhộn của mình. Cảm giác về cuộc sống bình thường không hề mất đi, trái lại, nó càng được bộc lộ sâu sắc và mãnh liệt hơn. Mở đầu là sự hình dung gặp một ai đó "ở nước Anh", cụ thể hơn là cảnh lang thang "khắp miền Y-oóc-sai", những tấm da dê được khâu rất khéo thành bộ trang phục đủ lệ bộ như của con người, xén một bộ ria thì luôn hình dung do giống người này mà lại không giống người khác, kết thúc lại là cảnh "mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh". Khao khát trở về với cuộc sống bình thường mãnh liệt đến mức tác giả luôn hình dung mình đang sống, đang dạo khắp nước Anh, thậm chí cả châu Âu và châu Phi. Dù chỉ là một đoạn trích nhưng Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang đã giúp chúng ta hình dung rất rõ những gian nan, vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời ca ngợi tinh thần lạc quan, ý chí vượt lên mọi khó khăn gian khổ của con người. II. Bố của xi-mông (G. đơ Mô-pa-xăng) 1. Tác giả: - Guy-đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn Pháp, từng tham gia chiến tranh Pháp - Phổ (1870). Sau chiến tranh, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông lên Pa-ri để kiếm sống, bắt đầu tạo dựng cuộc sống cho mình. Mô-pa-xăng là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng: tiểu thuyết Một uộc đời, Ông bạn đẹp và hơn ba trăm truyện ngắn. 2. Tác phẩm: Văn bản này là phần đầu của một truyện ngắn viết về một chú bé không có bố. Tình cảnh éo le đó đã gây cho chú biết bao chuyện phiền toái, thậm chí chú còn nghĩ đến chuyện tự tử. Nhờ có tấm lòng nhân hậu của một bác công nhân, chú bé không những đã có bố mà còn có thể tự hào về bố của mình. 3. Tóm tắt: Có thể chia văn bản này thành bốn đoạn: - Đoạn 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; - Đoạn 2 (tiếp đến "Người ta sẽ cho cháu... một ông bố"): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em; - Đoạn 3 (tiếp đến "bỏ đi rất nhanh"): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em; - Đoạn 4 (còn lại) Xi-mông đến trường, khoe với các bạn và tin tưởng rằng mình em có một ông bố tên là Phi-líp. 3- Giá trị tác phẩm Đối với một chú bé, việc không có bố thật phiền hà, nhất là khi người ta không thể biết bố của chú là ai. Mẹ của Xi-mông vì lầm lỡ mà sinh ra chú, bởi thế không những bạn bè trong lớp không chơi với chú mà còn khinh ghét, hành hạ chú. Đoạn trích được mở đầu với đoạn miêu tả thời tiết thật ấm áp, dễ chịu. Sở dĩ như thế vì Xi-mông vừa mới khóc xong, nước mắt đã làm vơi đi phần nào nỗi tủi hờn đang đè nặng trong tâm trí. Một chú bé dù sao cũng chỉ là... một chú bé, nghĩa là nhớ đấy rồi lại quên ngay đấy. Nỗi buồn chóng qua đi và cũng dễ trở lại bất cứ lúc nào. Vì nắm vững tâm lí của trẻ em nên đoạn miêu tả này của Mô-pát-xăng không rơi vào trạng thái quá bi thảm sầu não (mặc dù trước đó, thậm chí chú bé còn nghĩ đến chuyện tự tử). Sau khi khóc chán, chú chơi đuổi bắt con nhái bén rồi từ đó lại nhớ nhà, nhớ đến hoàn cảnh tồi tệ của mình và khóc hoài. Sự xuất hiện của bác Phi-líp thật đúng lúc. Tấm lòng nhân hậu của người thợ già khiến chú bé nguôi đi nỗi tủi hờn. Tâm trí non nớt của chú chưa thể hiểu được "Người ta sẽ cho cháu... một ông bố" nghĩa là như thế nào, miễn là chú có bố. Và thế là chú bé ngoan ngoãn theo bác về nhà. Những suy nghĩ của bác Phi-líp cũng khá thú vị. Ban đầu chỉ vì thương chú bé, bác lựa lời an ủi. Nhưng khi biết chú là con của người đàn bà đẹp nhất vùng, bác lại mỉm cười. Nụ cười đầy ẩn ý được nhà văn diễn giải: "có lẽ trong thâm tâm, bác nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa". Suy nghĩ ấy xem ra không được trong sáng lắm nhưng dẫu sao cũng khiến cho câu chuyện thêm phần thú vị. Nhưng đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua. Ngay khi gặp mẹ của chú bé, bác lập tức hiểu ra rằng người phụ nữ ấy hoàn toàn không thích hợp với ý định bỡn cợt của bác. Bác trở về với những suy nghĩ hoàn toàn nghiêm túc. Đây chính là điểm nhấn quan trọng cắt nghĩa thái độ của bác sau này. Có lẽ trước khi nghe được câu chuyện giữa hai mẹ con, bác Phi-líp không hiểu được rằng vấn đề lại phức tạp đến thế. Khi Xi-mông chạy đến bên bác và hỏi: - Bác có muốn làm bố cháu không? Nhìn mẹ chú bé "lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn" khiến bác cũng chưa biết nên trả lời chú như thế nào. Nhưng khi chú bé nói: - Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối. Sự việc diễn ra đường đột và quá nhanh. Nhà văn không miêu tả chi tiết, chỉ thuật lại cuộc đối thoại đang diễn ra. Mặc dù vậy, bạn đọc vẫn có thể hình dung sự bối rối của bác khi nghe câu hỏi của chú bé. Trả lời như thế nào đây để chú bé yên lòng mà vẫn không xúc phạm đến người mẹ? Ban đầu bác đưa đẩy: - Có chứ, bác muốn chứ. Khi chú bé hối thúc, hỏi tên bác, bác đã đáp rất gọn: - Phi-líp. Đó không còn là lời đáp cho qua chuyện, lại càng không phải là sự bỡn cợt. Đó là thái độ hết sức nghiêm túc của người thợ trước hoàn cảnh bất ngờ. Để nâng đỡ, che chở một tâm hồn ngây thơ, non nớt, người thợ quyết định mở lòng mình ra để đón nhận chú bé. Đó cũng không phải là sự ép buộc mà là niềm vui khi thấy mình đã làm được một việc có ích. Bởi thế, khi chú bé nói: "Thế nhé, bác Phi-líp, bác là bố cháu đấy nhé", người thợ đã nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em. Không cần nói thêm một lời nào, đó chính là sự thừa nhận tự nguyện và vui vẻ. Bác bỏ đi rất nhanh như để che giấu những cảm xúc của mình (và cũng để tránh cho người phụ nữ khỏi cảnh khó xử). Người thợ chắc không thể đánh giá hết việc làm của mình có ý nghĩa quan trọng đến mức nào đối với chú bé. Bằng việc nhận làm bố chú bé, bác đã mang đến cho chú niềm tin, đồng thời còn giúp chú có thêm sức mạnh để chống lại những lời chế giễu đầy ác ý của lũ trẻ. Khi bị chúng trêu chọc như mọi ngày, thay vì bỏ chạy, chú bé đã đáp trả bằng giọng đầy tự hào: - Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp. Đó là một câu trả lời khá bất ngờ đối với bọn trẻ. Ai cũng biết Xi-mông không có bố, vậy mà giờ đây chú ta lại đường hoàng bảo: "bố tao tên là Phi-líp". Bởi vậy, ngay sau câu nói của chú, "khắp xung quanh dậy lên những tiếng la hét thích thú: - Phi-líp gì? Phi-líp nào? Phi-líp là cái gì?... Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế?". Lũ trẻ có thể tin, cũng có thể không tin, nhưng rõ ràng đối với Xi-mông, điều đó có ý nghĩa thật đặc biệt. Bằng chứng là sau khi cứng cỏi đáp trả lũ trẻ, chú không bỏ chạy như mọi khi mà sẵn sàng đứng lại thách thức chúng. Tình cảm bao dung, nhân hậu của người công nhân già đã mang đến cho chú sự tự tin, điều mà trước đó do mặc cảm, chú chưa bao giờ có được. Đó cũng là tình cảm yêu thương con người được biểu hiện một cách giản dị mà sâu sắc trong tác phẩm của Mô-pát-xăng. Chương trình dậy thêm mon ngữ văn 9 Kì I. Buổi dậy thứ nhất: Chủ đề Tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Buổi dậy thứ hai: Chủ đề Tác phẩm truyện hoặc đoạn trích tiếp theo. Buổi dậy thứ nhất: Chủ đề Tác phẩm truyện hoặc đoạn trích tiếp theo. Buổi dậy thứ nhất: Chủ đề Tác phẩm truyện hoặc đoạn trích tiếp theo. Buổi dậy thứ nhất: Chủ đề Tác phẩm truyện hoặc đoạn trích tiếp theo. 54 câu hỏi trắc nghiệm nội dung học kì I Kì II. Tuần 23 Kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. Tuần 25 Kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. Tuần 26 Kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ Tuần 27 Ôn tập một số đề : nghị luận về một bài thơ đoạn thơ Tuần 28 Ôn tập một số đề : nghị luận về một bài thơ đoạn thơ. Tuần 29 Ôn tập một số đề : nghị luận về một bài thơ đoạn thơ. Tuần 30 Ôn tập về một số biện pháp tu từ từ vựng Tiếng Việt. Tuần 31 Ôn tập về thơ. Tuần 32 Ôn tập về truyện. VB Những ngôi sao xa xôi của LMK. Tuần 33. Ôn tập truyện: Rô-bin-xơn và Bố của Xi-mông. Tuần 34. ôn tập về Tiếng Việt. Tuần 35. Ôn tập vb Con chó Bấc, ôn tập văn học nước ngoài. Tuần 36 Ôn tập về Kịch.Hài tác phẩm Bắc Sơn+Tôi và chúng ta.
Tài liệu đính kèm: