Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 33 - Tiết 152 đến tiết 155

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 33 - Tiết 152 đến tiết 155

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật

- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.

3. Tư tưởng:

- Tình yêu thương, đoàn kết bạn bè.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 Giao tiếp, Tự nhận thức, Suy nghĩ sáng tạo, Quản lớ thời gian .

III. Đồ dựng dạy học:

GV: Giáo án.

HS: Đọc và soạn các câu hỏi Đọc, hiểu văn bản.

IV. Phương pháp: Trao đổi đàm thoại, phân tích, bình giảng,

V. Các bước lên lớp

1. ổn định tổ chức ( 1p)

2. Kiểm tra bài cũ ( 5p )

- Tâm trạng của Xi – mông khi ở bờ sông được miêu tả như thế nào ?

3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 33 - Tiết 152 đến tiết 155", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/4/2012
Ngày giảng: 9a+9b: 9/4/2012
Ngữ văn. Tiết 152
văn bản. Bố của Xi – mông (Trích) ( Tiếp)
 	Mô - pa - xăng ( Lê Hồng Sâm dịch)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.
3. Tư tưởng:
- Tình yêu thương, đoàn kết bạn bè.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	 Giao tiếp, Tự nhận thức, Suy nghĩ sáng tạo, Quản lớ thời gian. 
III. Đồ dựng dạy học:
GV: Giáo án.
HS: Đọc và soạn các câu hỏi Đọc, hiểu văn bản.
IV. Phương pháp: Trao đổi đàm thoại, phân tích, bình giảng,
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1p’)
2. Kiểm tra bài cũ ( 5p’ )
- Tâm trạng của Xi – mông khi ở bờ sông được miêu tả như thế nào ?
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
* Khởi động. (1p)
GV: Chúng ta tiếp tục tìm hiểu khi Xi mông gặp bác Phi líp và một số nhân vật khác.. .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1: HD tìm hiểu văn bản. (27p)
- Mục tiêu: Diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong đoạn trích truyện,...
( tiếp)
I. Đọc, thảo luận chú thích.
II. Bố cục.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật Xi – mông.
a. Tâm trạng ở bờ sông.
GV. Chỉ định 1 em đọc từ “Bỗng một bàn tay ... đi rất nhanh.”
H: Xi – mông tỏ thái độ như thế nào khi bất ngờ gặp bác Phi – líp ở bờ sông?
- HS trả lời, nhận xét, GV kết lụân
H: Em có nhận xét gì về những chi tiết trên?
- HS nêu ý kiến, gv chốt:
H: Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng khóc cố kìm nén chứng tỏ tâm trạng gì của chú bé?
- HS trả lời, nx, kl:
GV: Xi – mông tình cờ gặp bác thợ rèn Phi – líp và có dịp chút nỗi lòng đau khổ, ngây thơ của mình. Hình ảnh bé xanh xao, mắt đẫm lệ, vừa trả lời bác giọng nghẹn ngào trong tiếng nấc buồn tủi, xấu hổ.
H: Khi gặp mẹ Xi – mông đã như thế nào? Em hãy giải thích biểu hiện ấy?
- HS trả lời, gv chốt:
GV: Các em thấy rõ ràng vẫn là một đứa trẻ nên ngay sau đó em đã hoàn toàn nghe lời bác Phi – líp, để bác nắm tay đưa về nhà mình, khi gặp mẹ, bé không mừng mà trái lại, lại thêm đau đớn tủi buồn. Nỗi đau như bùng lên, oà vỡ trong cử chỉ nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóc ...
H: Ngay lúc ấy ý nghĩ nào của em được loé lên? ý nghĩ ấy nói lên điều gì?
- HS trả lời.
GV: ý nghĩ muốn bác Phi – líp làm bố mình chợt loé lên trong cái đầu ngây thơ và mong ước mãnh liệt của nó. Câu hỏi đặt ra chúng ta nghe thật buồn cười và đau lòng. Câu nói xuất phát từ khát khao bằng bất kì giá nào cũng phải có một người bố để rửa nỗi nhục trước bạn bè. Dù bất ngờ vang lên nhưng hoàn toàn phù hợp với tâm lí, tâm ttrạng của Xi – mông. Câu nói tiếp theo: Nếu ...! Đâu phải chỉ là lời thách thức, đe doạ của trẻ con với người lớn mà chỉ càng chứng tỏ sự khao khát có bố của bé nhất định phải được thực hiện.
H: Tiếp theo Xi – mông đã làm gì? 
- HS trả lời, gv chốt.
GV: Tiếp theo là Xi –mông hỏi tên bác và lí do của câu hỏi. Được bác nhận lời (coi như chuyện đùa nhất thời của trẻ con) Xi – mông lập tưc hết buồn và khẳng định bằng một câu chắc nịch: Thế nhé! Bác là bố cháu. Với bé thì không có chuyện gì nghiêm túc trọng đại hơn chuyện này. Thế là từ giây phút ấy nó đã có một người bố đàng hoàng, cầu được ước thấy như là trong mơ.
GV: Chỉ định 1 em đọc đoạn cuối: “Ngày hôm sau ...”
H: Diễn biến của ngày hôm sau đến trường ra sao?nghệ thuật ?
GV: So với thường ngày, ở trường, khi bị các bạn trêu cợt, Xi – mông chỉ khóc, cam chịu trong đau buồn ... lần này em chủ động trả lời, quát vào mặt chúng những lời nặng, mạnh như ném một hòn đá ... vì em đã hoàn toàn tin tưởng ở lời hứa của bác Phi – líp -> Người bố mới cho em một sức mạnh để em sẵn sàng thách thức ... không chịu đầu hàng lũ bạn tinh quái và ác ý một cách tàn nhẫn.
H: Em hãy tìm những chi tiết giới thiệu về chị Blăng – sốt?
- HS trả lời.
H: Nhận xét về cách giới thiệu của tác giả?
- HS nêu nhận xét, gv kết luận:
 Chứng tỏ bản chất nào của Blăng – sốt?
GV: Blăng – sốt là một cô gái lầm lỡ khién Xi – mông trở thành đứa con không bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, chẳng qua là bị lừa dối, chị từng là một trong những cô gái đẹp nhất vùng.
 Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố thì nỗi lòng chị bộc lộ bản chất nào khác? Nhận xét cách miêu tả của TG ?
- HS trả lời, gv chốt.
GV. Khi con hỏi Phi líp “Bác có muốn làm bố cháu không->
GV: Qua đây ta thấy chị không phải là người phụ nữ hư hỏng, thiếu đứng đắn mà là người đàn bà có một thời lầm lỡ, nhẹ dạ ... Chị đành chấp nhận hoàn cảnh sống hiện tại, gửi tình yêu thương vào bé Xi – mông.
- Tâm trạng của chị được diễn biến từ ngượng ngùng đến đau khổ rồi quằn quại hổ thẹn.
Gv. Lúc Xi – mông đang nức nở ngoài bờ sông thì bác Phi – líp xuất hiện.
H: Bác Phi líp đã có cử chỉ và lời nói đặc biệt nào đối với Xi – mông vào cái lúc cậu bé đang tuyệt vọng nhất?
- HS trả lời, nx, gv chốt:
H: Nhận xét đặc sắc nghệ thuật chứa trong những chi tiết trên?
- HS nêu nhận xét.
H: Hiểu và cảm thông với nỗi bất hạnh ấy, Phi líp tiếp tục làm gì?
- Nhận làm bố của Xi – mông ...
H: Bác Phi líp bỗng trở thành bố của Xi – mông. Theo em, vì sao bác có thể làm được một việc giản dị nhưng khó khăn này?
- Bác là người tử tế.
- Có lòng vị tha.
- Có tính cách hào hiệp.
GV:
- Tâm trạng của Xi – mông diễn biến từ buồn đến vui.
- Tâm trạng của Blăng – sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ rồi quàn quại, hổ thẹn.
- Tâm trạng của Phi líp thì vừa phức tạp, vừa bất ngờ.
Hoạt động 2: HDTK và rút ra ghi nhớ (4p)
- Mục tiêu: Khái quát nội dung..
 H: Đọc truyện em hiểu nỗi khổ nào của con người từ số phận của mẹ con Xi – mông?
- Bị phụ bạc.
- Bị ghét bỏ.
 H: Em hiểu hạnh phúc nào của con người từ tấm lòng bác thợ Phi líp?
- Được chia sẻ nỗi khổ.
- Được nhận lòng nhân ái của con người.
 H: Đau khổ và hạnh phúc của nhân vật trong truyện này nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Rộng lòng đối với nỗi khổ của con người.
H: Theo em Mô - pa - xăng viết truyện này với dụng ý gì?
- HĐ nhóm.
- Các nhóm cử đại diện trình bày và nhận xét lẫn nhau.
- GV chốt lại:
+ Lên án sự bội bạc đối với con người.
+ Đề cao lòng nhân ái vị tha.
H: Từ đó, em có liên hệ với những tác phẩm nào?
- Những đứa trẻ (Mác –ximGrơ - ki).
- Lão Hạc (Nam Cao).
- Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng).
GV. Gọi 1 em trình bày ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập (5p)
- Mục tiêu: Làm được bài tập.
GV. Gọi học sinh đọc lại phần trích diễn cảm một lần.
b. Tâm trạng khi gặp bác Phi – líp và khi về đến nhà.
- Mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu ... vì ... cháu ...cháu ... không có bố ... không có bố.
- Em Bé nói tiếp một cách khó khăn, giữa những tiếng nấc buồn tủi: Cháu ... cháu không có bố.
-> Cách nhắc đi nhắc lại cụm từ “cháu không có bố”.
=> Khẳng định sự tuyệt vọng, bất lực của chú bé.
- Xi – mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc và bảo: Không, mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối ...
-> Kể, tả
=> Nỗi đau như bùng lên, oà vỡ
- Bác có muốn làm bố cháu không?
- Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối.
-> Câu nghi vấn
=> Chứng tỏ sự khao khát có bố của bé.
- Thế bác tên gì - em bé liền hỏi - để cháu trả lời chúng nó khi chúng nó muốn biết tên bác.
- Thế nhé! ... bác là bố cháu.
-> Miêu tả tâm lí.
=> Xi – mông hết buồn.
- Ngày hôm sau, ... đến trường ... một tiếng cười ác ý đón em ... Xi – mông quát ...như ném một hòn đá: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi – líp”
-> Kể, đối thoại, tả tâm lí nhân vật thông qua cử chỉ, lời nói.
=> Niềm kiêu hãnh, tự hào, không giấu diếm, hồn nhiên, quyết liệt của Xi – mông.
2. Nhân vật Blăng – sốt
- ...Chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng.
- Chủ nhân “một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
- ...Cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối.
-> Tả, kể, biểu cảm.
=> Blăng – sốt tuy nghèo nhưng sống đứng đắn, nghiêm túc.
- Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm con hôn lấy hôn để ... nước mắt lã chã tuôi rơi.
- ...lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực.
-> Miêu tả, miêu tả tâm lí nhân vật
=> Nỗi đau đớn, nhục nhã vò xé trái tim chị, sự tê tái, thổn thức khóc không ra tiếng -> Sự yếu đuối
3. Nhân vật bác thợ rèn Phi – líp
- Một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em và một giọng ồm ồm hỏi em: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?”
- Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu.
- Thôi nào – bác nói - đừng buồn nữa cháu ơi, về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu ... một ông bố.
- Hai bác cháu lên đường, ... lần nữa.
+ Kể kết hợp với tả, biểu cảm, cách sử dụng lời dẫn trực tiếp...
=> Phi líp là người công nhân khoẻ mạnh, yêu trẻ, sẵn lòng giúp đỡ, chia sẻ nỗi khổ của người khác.
 Hiểu và thông cảm với nỗi bất hạnh của mẹ con Xi –mông.
- Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em.
=>Thương quý đến độ có thể che chở, nâng đỡ nỗi khổ của những kẻ yếu đuối như mẹ con Xi – mông
IV. Ghi nhớ
V. Luyện tập
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. ( 2p’)
- GV: Chốt lại toàn bộ kiến thức cơ bản của hai tiết học để học sinh nắm một cách sâu sắc hơn.
- Đọc lại đoạn trích và học để nắm vững nội dung.
- Soạn bài Ôn tập về truyện.
-----------------------***** ––––––––––––––––
Ngày soạn: 7/4/2012
Ngày giảng: 9a+9b: 10/4/2012
Ngữ văn. Tiết 153, 154 
Ôn tập về truyện
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu đựơc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện.
- Hiểu những nội dung cơ bản của tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học
- Hiểu những đặc điểm của các tác phẩm truyện đã học. 
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
3.Thái độ.
- ý thức học tập tốt.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	 Giao tiếp, Tự nhận thức, Suy nghĩ sáng tạo, Quản lớ thời gian. 
III. Đồ dựng dạy học:
GV: Giáo án, bảng phụ
HS: Soạn trước phần ôn tập SGK.
IV. Phương pháp: Trao đổi đàm thoại, tổng kết, quy nạp,
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1p’). 
2. Kiểm tra bài cũ ( 5p’)
- Hãy phân tích tâm trạng của Xi mông khi gặp bác Phi líp và khi về nhà ?
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
* Khởi động. (1p)
 GV: Giờ học hôm này sẽ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
 Hoạt động 1: HD học sinh ôn tập (20p)
- Mục tiêu: Ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
GV. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh bằng hình thức cho học sinh trình bày-> Gọi nhận xét-> GV kết luận trên bảng phụ ... ngôi sao xa xôi.
+ Từ sau năm 1975: Bến quê.
- Những tác phẩm đã phản ánh được nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng, tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, từ sau CM tháng Tám 1945, chủ yếu là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, xây dựng đất nước thống nhất ... qua các nhân vật chính trong những tình huống truyện khá điển hình.
+ Già: Ông Hai, bà Hai, ông Sáu, ông Ba, ông hoạ sĩ.
+ Trung niên, thanh niên: Bác lái xe, Nhĩ, vợ Nhĩ, con trai Nhĩ, anh thanh niên, cô kĩ sư, 3 cô gái thanh niên xung phong.
+ Thiếu nhi: Bé Thu
- Những nét chung về tính cách của họ: Yêu quê hương, đất nước, trung thực, dũng cảm, hồn nhiên, yêu đời, khiêm tốn, giản dị, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho độc lập và tự do của đất nước. 
4. Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
5.6. Hệ thống hoá nghệ thuật kể chuyện và tình huống truyện.
STT
TP - TG
Ngôi kể
Tác dụng
Tình huống
Tác dụng
1
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Ngôi thứ nhất (nhân vật người kể chuyện xưng tôi – Bác Ba)
Câu chuyện trở nên chân thực hơn, gần gũi hơn qua cái nhìn và giọng điệu của chính người chứng kiến câu chuyện.
Ông Sáu về thăm vợ con, con kiên quyết không nhận ba, đến lúc nhận thì cũng là đến lúc phải chia tay, đến lúc ông Sáu hi sinh cũng không gặp lại con lần nào.
Làm cho câu chuyện trở nên bất ngờ, hấp dẫn nhưng vẫn chân thực vì phù hợp với lô gíc cuộc sống thời chiến tranh và tính cách của nhân vật, nguyên nhân được lí giải thật thú vị (cái sẹo)
2
Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
Ngôi thứ nhất Người kể chuyện xưng tôi (Phương Đinh)
nt
Một lần phá bom nổ chậm Nho bị sức ép; Một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm.
Hiện rõ cuộc sống sinh hoạt chiến đấu hằng ngày trên cao điểm vô cùng ác liệt, hiểm nguy, có thể hi sinh bất cứ lúc nào, nhưng tâm hồn 3 thanh niên xung phong vẫn thanh thản vui tươi, tính cách của họ vẫn kiên cường.
3
Làng (Kim Lân)
Ngôi kể thứ ba qua cái nhìn và giọng điệu của ông Hai.
Không gian truyện mở rộng hơn, tính khách quan của hiện thực dường như được tăng cường hơn.
Tin đồn nhảm làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông Hai dằn vặt, khổ sở đến khi sự thật được sáng tỏ.
TY làng và yêu nước được biểu hiện thật khéo, thật sâu và hay hay qua một tình huống đắt giá mà vẫn thường có thể xảy ra.
4
Lặng lẽ Sa Pa (Ng Thành Long)
Ngôi thứ 3 đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ
nt
Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa 3 người trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m
Tính cách và phẩm chất của các nhân vật bộc lộ, đặc biệt là nhân vật anh thanh niên.
5
Bến quê (Ng Minh Châu)
Ngôi thứ 3 đặt vào nhân vật Nhĩ
nt
Một người bệnh nặng sắp chết, không đi đâu được nghĩ lại cuộc đời mình và hoàn cảnh hiện tại
Rút ra những trải nghiệm về cuộc đời mình về quy luật cuộc sống, tâm trạng và tình cảm đối với quê hương, gia đình lại xuất hiện những nét mới.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. ( 2p’)
- GV: Chốt lại những kiến thức cơ bản của tiết học.
- Ôn tập kĩ 5 TP này đồng thời ôn tương tự các tác phẩm nước ngoài.
- Chuẩn bị tiết: Tổng kết ngữ pháp (tiếp)
----------------- ****-----------------
Ngày soạn: 8/4/2012
Ngày giảng: 9a+9b: 11/4/2012
Ngữ văn. Tiết 155
Tổng kết về Ngữ pháp ( tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết hệ thống hoá kiến thức về câu: (TP câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức về câu.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học.
3. Thái độ:
- ý thức học tập tốt.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
	 Giao tiếp, Tự nhận thức, Suy nghĩ sáng tạo, Quản lớ thời gian, Thực hành. 
III. Đồ dựng dạy học:
GV: Giáo án, bảng phụ
HS: Soạn trước phần tổng kết SGK.
IV. Phương pháp: Trao đổi đàm thoại, tổng kết, quy nạp,
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức (1p) 	
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
 Hệ thống kiến thức tổng kết ở tiết 1?
- Từ loại (12 từ loại)
- Cụm từ (cụm danh từ, động từ, tính từ)
3, Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
* Khởi động (1p)
 GV: Căn cứ vào việc chuẩn bị ở nhà, theo em ở tiết này chúng ta cần tổng kết những nội dung gì?
- Thành phần câu.
- Các kiểu câu
GV: Tiết học hôm này sẽ hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến L9 về: Thành phần câu, các kiểu câu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1: HD tổng kết. (40p)
- Mục tiêu: Làm được các bài tập về thành phần câu, các kiểu câu.
H: Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu, nêu dấu hiệu nhận biết?
- HĐ nhóm
- Đại diện trả lời, nhận xét, giáo viên kết luận:
H: Phân tích thành phần của các câu?
- HS phân tích, trình bày
- Gv kl:
H: Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu?
- HS trả lời
- GV chốt:
GV: YC học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
H: Những từ ngữ in đậm là thành phần gì?
GV:YC học sinh xác định lần lượt TP câu.
GV: Treo bảng phụ gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
H: Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép ở bài tập 1?
- HS chỉ ra, nx
- GV chốt:
GV:Y/C học sinh suy nghĩ và trình bày kết quả.
H: Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép trên là quan hệ gì?
H: Tìm câu rút gọn?
- HS tìm, nx
- GV chốt:
H: Nhữngc câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra? Tác giả tách ra như vậy để làm gì?
H: Hãy biến đổi các câu cho trước thành câu bị động?
- HS trả lời
- GV chốt:
GV: YC học sinh nêu yêu cầu bài tập.
H: Tìm câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
Tìm câu cầu khiến? Mục đích? 
HS đọc yêu cầu bài tập 3 và cho biết ý kiến của mình về yêu cầu ấy của bài tập.
C. Thành phần câu
I. Thành phần chính và thành phần phụ
1. Lí thuyết
- Thành phần chính và các dấu hiệu nhận biết:
+ Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
+ Vị ngữ: Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Hoặc làm gì?
+ Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái ... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
- Thành phần phụ và dấu hiệu nhận biết chúng:
+ Trạng ngữ: Đứng đầu câu, cuối câu hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ, nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích ... diễn ra sự việc nói trong câu.
 Được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phảy.
+. Khởi ngữ:
Vị trí: Thường đứng trước chủ ngữ
Tác dụng: Nêu lên đề tài của câu
Dấu hiệu: Có thể thêm quan hệ từ vê, đối với vào trước khởi ngữ.
2. Bài tập: Phân tích.
a. Đôi càng tôi / mẫm bóng 
 Chủ ngữ Vị ngữ
b. Sau một hồi trống ... lòng tôi,/ mấy người học 
 Trạng ngữ Chủ ngữ
trò cũ / đến sắp hàng dưới hiên/ rồi đi vào lớp.
 Vị ngữ Vị ngữ
c. Còn tấm gương ... bạc / nó / vẫn là người ... độc ác
 Khởi ngữ CN VN
II. Thành phần biệt lập
1. Lí thuyết
- Thành phần cảm thán: Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Thành phần tình thái: Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Thành phần gọi đáp: Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần phụ chú: Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
*. Dấu hiệu nhận biết: Chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói trong câu. Chính vì vậy chúng được gọi chung là thành phần biệt lập.
2. Bài tập: Xác định
a. Có lẽ: TP tình thái
b. Ngẫm ra: TP tình thái.
c. Dừa xiêm ..., vỏ hồng ...: TP phụ chú.
d. Bẩm: gọi - đáp
 Có khi: TP tình thái
e. Ơi: gọi - đáp
D. Các kiểu câu:
I. Câu đơn:
1. Bài tập 1. Tìm chủ ngữ - vị ngữ.
a. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà CN VN
còn muốn nói một điều gì mới mẻ. 
 VN
b. Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn- xtôi 
 CN
cho nhân loại / phức tạp hơn, cũng phong phú cà sâu sắc hơn. VN
c. Nghệ thuật / là tiếng nói của tình cảm
 CN VN
d. Tác phẩm / vừa là .... sáng tác, vừa ... trong lòng
 CN VN VN
e. Anh / thứ sáu và cũng tên Sáu.
 CN VN
2. Bài tập 2: Xác định câu đặc biệt.
a. - Có tiếng nói léo xéo ở gian trên
 - Tiếng mụ chủ ...
b. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!
c.- Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.
- Hoa trong công viên.
- Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố.
- Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu...
- Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
II. Câu ghép
1. Bài tập 1: Tìm câu ghép
a. Anh gửi ... chung quanh.
b. Nhưng vì bom ... choáng.
c. Ông lão ... cả lòng.
d. Còn nhà hoạ sĩ ... kì lạ.
e. Để người con gái ... cô gái.
2. Bài tập 2: Chỉ ra các kiểu quan hệ ở bài tập 1.
a. Quan hệ bổ sung
b. Quan hệ nguyên nhân
c. Quan hệ bổ sung
d. Quan hệ nguyên nhân
e. Quan hệ mục đích.
3. Bài tập 3: Chỉ ra quan hệ về nghĩa trong các câu ghép.
a. Quan hệ tương phản
b. Quan hệ bổ sung
c. Quan hệ điều kiện – giả thiết.
4.Bài tập 4. Tạo câu ghép:
*. Quả bom tung lên và nổ trên không, hầm của Nho bị sập.
-> Nguyên nhân: Vì quả bom tung lên và nổ trên không, (nên) hầm của Nho bị sập.
-> Điều kiện: Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.
*. Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.
-> Tương phản:Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập.
-> Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.
III. Biến đổi câu:
1. Tìm câu rút gọn.
- Quen rồi
- Ngày nào ít: ba lần.
2. Các bộ phận của câu đứng trước tách ra thành câu độc lập (tách để nhấn mạnh nội dung được tách ra)
a. Và làm việc có khi suốt đêm.
b. Thường xuyên.
c. Một dấu hiệu chẳng lành.
3. Biến đổi câu thành câu bị động.
a. Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b. Một cây cầu lơn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV. các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp khác nhau.
1. Câu nghi vấn
- Ba con, sao con không nhận? (Dùng để hỏi)
- Sao con biết là không phải? (Dùng để hỏi)
2. Câu cầu khiến
a. ở nhà trông em nhá! (Dùng để ra lệnh)
 Đừng có đi đâu đấy. (Dùng để ra lệnh)
b. Thì má cứ kêu đi.(Dùng để yêu cầu)
 Vô ăn cơm. (Dùng để mời)
*. Chú ý: “Cơm chín rồi” là câu trần thuật được dùng làm câu cầu khiến.
3. Xác định kiểu câu.
 Câu nói của anh Sáu có hình thức câu nghi vấn. Nó đựơc dùng để bộc lộ cảm xúc, điều này được xác nhận trong câu đứng trước của tác giả: “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên”
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập. ( 2p’)
- GV tổng kết lại những kiến thức cơ bản của tiết học
- Ôn tập để nắm vững kiến thức Ngữ pháp đã học
- Ôn tập kĩ phần truyện-> Giờ sau kiểm tra văn ( phần truyện).
------------- c&™-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 33.doc