Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 năm 2012

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 năm 2012

 Tiết 16 - 17 : Văn bản:

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 (Trích: Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ

1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:

 a) Về kiến thức:

 - Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.

 - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm (số phận của người phụ nữ Việt nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ).

 - Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.

 - Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng trương.

 

doc 27 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN - BÀI 4
Kết quả cần đạt:
 - Qua “chuyện người con gái Nam Xương” thấy được đức tính truyền thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, những thành công về nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
 - Hiểu được Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm; biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
 - Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc của một nhân vật.
 - Nắm được các tình huống và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự
Ngày soạn: 07/9/2012
Ngày dạy: 10/9/2012
Dạy lớp: 9B
 Tiết 16 - 17 : Văn bản:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 (Trích: Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:
 a) Về kiến thức: 
	- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
	- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm (số phận của người phụ nữ Việt nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ).
	- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
	- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng trương.
 b) Về kĩ năng:
	- Vận dụng kiến thức đã học đề đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
	- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
	- Kể lại được truyện.
 c) Về thái độ:
Giáo dục các em có lòng cảm thông, yêu mến người phụ nữ căm ghét hủ tục chế độ nam quyền, có tinh thần đấu tranh để tạo sự bình đẳng, công bằng trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a) Chuẩn bị của giáo viên: 
SGK, SGV, tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầucủa GV trả lời câu hỏi SGK. 
3. Tiến trình bài dạy.
* Ổn định tổ chức: (1’)
	Kiểm tra sĩ số học sinh lớp 9B:../ 17 Vắng:.
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Trình bày nghệ thuật và nội dung chính của “tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em”
* Đáp án - Biểu điểm:
	- Nghệ thuật: 
	- Nội dung: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện và sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
 * Giới thiệu bài: (1’) Từ đầu năm các em đã học ba văn bản nhật dụng với những chủ đề khác nhau. Ba văn bản tiếp theo là truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán thời trung đại Việt Nam. Mở đầu cho truyện trung đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 là: “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.
 2. Dạy nội dung bài mới:
I. Đọc và tìm hiểu chung. (10’)
 1. Vài nét về tác giả - tác phẩm:ư
HS: Đọc chú thích µ (Tr.48)
?Kh. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ? 
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, chốt nội dung, bổ sung thêm:
- Nguyễn Dữ (? - ?) người huyện Trường Tân (nay là huyện Thanh Miện - Hải Dương), sống ở thế kỉ XVI. Ông là người học rộng tài cao.
	- Nguyễn Dữ (? - ?) người huyện Trường Tân (nay là huyện Thanh Miện - Hải Dương), là học trò của Thuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở thế kỉ XVI, là thời kì mà chế độ phong kiến nhà hậu Lê, sau một thời kì phát triển rực rỡ cuối thế kỉ XV đến đây đã bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng. Chính sự suy yếu đó đã tạo điều kiện cho các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc tranh giành quyền lực, gây nên loạn lạc liên miên. Ông là người học rộng tài cao, chán nản trước thời cuộc, lại chịu ảnh hưởng của thầy học, sau khi đỗ hương cống Nguyễn Dữ chỉ làm quan có một năm rồi cáo quan về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá như nhiều tri thức đương thời khác. Đó cũng là cách phản kháng của nhiều tri thức đương thời.
?Giỏi. Em hiểu như thế nào về thể loại truyện truyền kì? 
HS: Truyện truyền kì là loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường, Truyện thường mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dã sử vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân (cũng có khi cốt truyện là của Trung Quốc nhưng lại được phát triển trên cơ sở bối cảnh xã hội Việt Nam). Sau đó, bằng tái tài năng sáng tạo của mình, các tác giả sắp xếp lại những tình tiết bồi đắp thêm cho đời sống của các nhân vật, xen kẽ những yếu tố kì ảobởi thế, truyện dù có ma quỉ thần tiên hay yêu tinh, thuỷ quái, nhưng mạch chính vẫn là những chuyện có thực, chuyện trần thế và nổi lên trên hết vẫn là những con người thực có đới sống có số phận.
?Kh. Em biết gì về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”? 
- “Truyền kì mạn lục” được xem là áng “Thiên cổ kì bút” gồm hai mươi truyện, đề tài khá phong phú.
GV: “Truyền kì mạn lục” từng được xem là áng “Thiên cổ kì bút” (áng văn hay của ngàn đời). Tác phẩm gồm hai mươi truyện đề tài khá phong phú: Có truyện đả kích thẳng vào chế độ phong kiến đã suy thoái, vạch mặt bọn tham quan ô lại, hôn quân bạo chúa, đứng về phía những người dân bị áp bức; có truyện nói đến tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng; có truyện đề cập đến cuộc sống và những hoài bão lí tưởng của kẻ sĩ trước thời cuộc Có thể nói, Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào tác phẩm tất cả tâm tư tình cảm, nhận thức và khát vọng của người trí thức có lương tri trước những vấn đề lớn của thời đại, của con người.
?Kh. Nêu xuất xứ tác phẩm? 
HS: - “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”, viết bằng chữ Hán.
GV: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích VN được gọi là truyện “Vợ chàng Trương”. Truyện cổ tích chỉ thiên về kể những sự kiện dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương. Còn “Chuyện người con gái Nam Xương” có thêm những yếu tố truyền kì, đặc điểm của truyện truyền kì. Hiện nay ở huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam, tại xã Vũ Điện và ba xã nữa vẫn còn miếu thờ Vũ Nương luôn nghi ngút khói hương => Thể hiện sức sống bất diệt của câu chuyện. Cái chết bi thảm của Vũ Nương đã từng làm rung động bao tâm hồn thi sĩ, để lại nhiều bài thơ viếng Vũ Thị rất hay.
	2. Đọc:
GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc to, rõ ràng, chú ý đọc diễn cảm, lời thoại của nhân vật Vũ Nương lúc thì dịu dàng tha thiết, lúc thì đau khổ; chú ý những chi tiết mang tính chất hoang đường kỳ lạ ở phần cuối truyện,
GV: Đọc từ “đầu đến cha mẹ đẻ mình”.
2HS: Đọc đoạn còn lại.
?Kh. Hãy nêu nội dung chính của truyện? 
HS: Câu chuyện nói về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng.
Kh, Giỏi: Căn cứ vào nội dung, em hãy tóm tắt các sự việc chính trong văn bản?
HS: Tóm tắt các sự việc chính (Có nhận xét, bổ sung):
 + Truyện giới thiệu Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương đẹp người, đẹp nết. Trương Sinh có tính đa nghi cưới Vũ Thị Thiết về làm vợ. 
 + Cuộc xum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh đi lính, chia tay mẹ già và vợ rất quyến luyến. 
 + Sau khi Trương Sinh đi lính, ở nhà người vợ sinh được một cậu con trai đặt tên là Đản. 
 + Người mẹ già ở nhà thương nhớ con ốm mất. 
 + Qua năm sau Trương Sinh trở về. Nghe đứa con nói “ông cũng là cha tôi ư”, Trương Sinh nghi ngờ vợ không chung thuỷ, 
 + Người vợ bị oan uổng gieo mình xuống sông tự vẫn. 
 + Sau khi vợ chết người chồng mới biết là mình nghi oan cho vợ và hối hận. Qua cuộc nói chuyện với Phan Lang, Trương Sinh lập đàn tràng để được gặp vợ. Nhưng trong chốc lát nàng đã biến đi mất. 
?Kh. Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Cho biết giới hạn, nội dung từng đoạn?
HS: Truyện chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “...đối với cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Đoạn 2: Tiếp đến “... qua rồi”: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
 - Đoạn 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi, Vũ Nương được giải oan.
?Yếu. Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính?
HS: Truyện kể về các nhân vật: Vũ Nương, Trương Sinh, bà mẹ già, đứa con nhỏ. Nhân vật chính là Vũ Nương. 
GV: Nguyễn Dữ xây dựng truyện theo diễn biến thời gian, các tình tiết sự kiện xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính là Vũ Nương. Ta sẽ tìm hiểu về nhân vật Vũ Nương theo trình tự này. 
II. Phân tích:
 	1. Mở đầu câu chuyện: (9’)
TB: Văn bản tự sự mở đầu thường là giới thiệu nhân vật, nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào ? 
 - Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. 
TB: Ngoài nhân vật Vũ Nương tác giả còn giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu ra sao?
 - Trong làng có chàng Trương Sinh [] có tính đa nghi. [] không có học. 
Kh: Em có nhận xét gì về lời giới thiệu hai nhân vật này?
 - Lời giới thiệu rất ngắn gọn, tự nhiên, rõ ràng => ngay từ đầu 2 nhân vật đã có tính cách đối lập nhau. 
Kh: Qua lời giới thiệu trên giúp em thấy được điều gì?
- Vũ Nương là người con gái đức hạnh, nết na kết duyên cùng Trương Sinh có tính đa nghi không có học.
GV: Chỉ bằng vài nét giới thiệu, Nguyễn Dữ đã giúp ta hiểu về nhân vật Vũ Nương - một cô gái đẹp, thuỳ mị được biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ, lời nói, con người nết na, dễ mến. Chính vì vẻ đẹp ấy mà được chàng Trương Sinh yêu mến “đem trăm lạng vàng cưới về”. Nhân vật Trương Sinh được giới thiệu ngay từ đầu đã có nhiều nét đối lập với Vũ Nương: đa nghi, không có học. Cách giới thiệu ấy mở ra cho người đọc hiểu cuộc hôn nhân như thế khó có thể hạnh phúc. 
Ngoài ra chi tiết “đem trăm lạng vàng cưới về” cho thấy cuộc hôn nhân có tính chất mua bán đây là chuyện thường thấy trong xã hội phong kiến xưa. Người phụ nữ không có quyền quyết định hạnh phúc riêng tư của mình. 
GV: Với tính cách đối lập như vậy, cuộc sống vợ chồng của hai người như thế nào? Chúng ta tìm hiểu tiếp.
2. Diễn biến câu chuyện: (15’)
?Kh. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? 
HS: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh khác nhau: 
- Khi mới lấy chồng; 
- Khi tiễn chồng đi lính; 
- Khi xa chồng; 
- Khi bị chồng nghi oan.
?Kh. Tại sao tác giả lại đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau như vậy?
HS: Để nhân vật có đời sống, có tính cách rõ rệt hơn.
GV: Đây là điểm biểu hiện rõ nhất sự khác biệt giữa tác phẩm với truyện cổ tích bởi truyện cổ tích chỉ thiên về cốt truyện và những diễn biến hành động của nhân vật.
Ở đây dưới ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của tác giả, nhân vật Vũ Nương có đời sống, có tính cách rõ rệt hơn nhiều => tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất, tính cách. Chúng ta cùng tìm từng hoà ...  
 	- Cách dẫn trong các câu ở a và b đều là dẫn trực tiếp. Trong câu a, phần lời nói dẫn dắt bắt đầu từ “A! lão già”. Đó là ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó. Trong câu b, lời dẫn bắt đầu từ “cái vườn là”. Đó là ý nghĩ của nhân vật (lão tự bảo rằng)
 2. Bài tập 2 : sgk – 54.
?Kh. Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp? 
 	- Từ câu a có thể tạo ra:
 	+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
 	+ Câu có lời dẫn gián tiếp : Trong “báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
 3. Bài tập 3: sgk – 55.
?Kh, Giỏi. Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích theo cách dẫn gián tiếp? 
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm, sau 3 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày.
Để thực hiện có hiệu quả, cần chú ý:
 - Phân biệt rõ lời thoại là của ai đang nói với ai trong lời thoại đó có phần nào mà người nghe cần chuyển đến người thứ ba đó là ai.
 - Thêm vào trong câu những từ ngữ thích hợp để mạch ý của câu rõ:
Ví dụ:
 Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu Chàng Trương còn chút tình xưa nghĩa cũ thì xin lập một dàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn trần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.
 c) Củng cố, luyện tập (2’).
 	 - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm, nhấn mạnh để HS khắc sâu kiến thức về lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
 d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’).
 	- Các em về nhà học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại.
 	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Về thời gian:....
Về nội dung: 
Về phương pháp:..	
Ngày soạn: 10/9/2012
Ngày dạy: 15/9/2012
Dạy lớp: 9B
Tiết 20. Tập làm văn:
 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc, Cụ thể:
 a) Về kiến thức: 
 - Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự
 b) Về kĩ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
 c) Về thái độ: 
 - Giáo dục, bồi dưỡng tình cảm căm ghét chế độ phong kiến đã trà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ
2. Chuẩn bị: 
 a)Giáo viên:
 - Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
 - Soạn giáo án
 b) Học sinh: 
 - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên
3. Tiến trình bài dạy
 * Ổn định tổ chức (1’) Sĩ số lớp 9b: /15 Vắng:..
 - Lớp phó học tập báo cáo sự chuẩn bị bài của học sinh
 a) Kiểm tra bài cũ (5’). Kiểm tra miệng
 * Câu hỏi :
	Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?Kh.hi tóm tắt cần phải chú ý điểm gì?
 * Đáp án - Biểu điểm
 (3đ’) - Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
 - Khi tóm tắt cần phải chú ý:
 (3đ’) + Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là: sự việc và nhân vật chính.
 (3đ’) + Có thể xen kẽ có mức độ những yếu tố bổ trợ; các chi tiết, các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận đối thoại và độc thoại nội tâm.
 (1đ’) – Kiểm tra vở soạn của học sinh.
 * Giới thiệu bài (1’): Ở lớp 8 các em đã hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự, yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự là gì. Hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
 b) Dạy nội dung bài mới:
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự (5’).
Gọi học sinh đọc 3 tình huống ở SGK
?Tb. Cả 3 tình huống chúng ta phải tóm tắt như thế nào? 
 - Trong cả ba tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản.
?Kh. Ở mỗi tình huống chúng ta phải tóm tắt như thế nào? 
Tình huống 1:
 - Phải kể lại diễn biễn của bộ phim: “chiếc lá cuối cùng” cùng tên với một tác phẩm văn học đã được học để người không đi xem nắm được (chú ý: thông thường, phim có thể ít nhiều khác với tác phẩm văn học), do đó người kể phải bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim.
Tình huống 2:
 - Đây là một hình thức buộc người học văn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước khi học, do đó một khi đã tóm tắt được tác phẩm (gồm nhân vật chính và cốt truyện) thì người học sẽ hứng thú hơn trong phần phân tích.
Tình huống 3:
 - Thực chất đây là việc kể lại một cách tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích nhất, do đó người kể phải trung thực với cốt truyện, khách quan với nhân vật, cố gắng hạn chế những thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình chủ quan dài dòng của mình.
?Giỏi. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự? 
 - Tóm tắt văn bản giúp người đọc và người nghe dễ nắm được nội dung chính của một câu chuyện. Do lược bỏ đi những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng, nên văn bản tóm tắt làm nổi bật được các sự việc và nhân vật chính. Văn bản tóm tắt thường ngắn ngọn nên dễ nhớ.
GV: Văn bản tự sự là những văn bản phản ánh cuộc sống bằng cách kể lại các sự việc theo một chuỗi liên tục, có quá trình, có các mối liên hệ với nhau nhằm bộc lộ ý nghĩa, phơi bày các xung đột, khắc họa hình tượng nhân vật. Chính vì thế, văn bản tự sự thường là những văn bản có cốt truyện với các nhân vật., chi tiết và sự kiện tiêu biểu. Khi viết, nhà văn còn sử dụng nhiều yếu tố, chi tiết phụ khác để làm cho truyện thêm sinh động, hấp dẫn. Do đó, khi tóm tắt văn bản tự sự, người ta thường tước bỏ đi những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng nhằm làm nổi bật các sự việc nhân vật chính.
?Kh. Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự? 
 - Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho cô giáo chủ nhiệm nghe về một hiện tượng vi phạm nội qui của lớp mình (sự việc gì? ai vi phạm? hậu quả).
 - Con có thể kể lại vắn tắt cho mẹ nghe về một thành tích nào đó của mình vừa được nhà trường tặng giấy khen (làm được việc gì? tác dụng của việc làm ấy? có ai giúp đỡ hay tự làm?).
 - Chú bộ đội kể lại một trận đánh (sự việc diễn ra như thế nào? những ai tham gia?Kết quả?).
?Giỏi. Theo em chất lượng của một bản tóm tắt văn bản tự sự thường thể hiện ở các tiêu chuẩn nào? 
 - Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt.
 - Bảo đảm tính khách quan: trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm bớt vào các chi tiết, các sự việc không có trong văn bản, không chen vào bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của cả người tóm tắt
 - Bảo đảm tính hoàn chỉnh: dù ở các mức độ khác nhau, nhưng bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện (mở đầu, phát triển và kết thúc).
 - Bảo đảm tính cân đối: số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nhân vật chính, các chi tiết tiêu biểu, mục, phầnmột cách phù hợp.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự (15’).
Bài tập:
GV: Gọi học sinh đọc các sự việc
?Giỏi. Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? có thiếu sự việc nào quan trọng không? nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu? 
- Sách giáo khoa nên lên bảy sự việc khá đầy đủ của cốt truyện “chuyện người con gái Nam Xương) tuy vậy vẫn thiếu một sự việc rất quan trọng. Đó lá sau khi vợ trẫm mình tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai gồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Chính sự việc này làm chàng hiểu ra vợ mình đã bị oan. Nghĩa là chàng hiểu ra ngay sau khi vợ chết chứ không phải đợi đến khi Phan Lang về kể lại việc gặp Vũ Nương dưới đọng Linh Phi, Trương Sinh mới biết vợ mình oan như sự việc thứ bày trong SGK đã nêu lên. Đấy là sự việc chưa hợp lý, cần bổ sung điều chỉnh trước khi viết văn bản tóm tắt
?Kh. Các sự việc nêu trên đã hợp lý chưa? Có gì cần thay đổi không? 
 - Thêm sự việc: Một đêm Trương Sinh cùng con ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiêc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến đêm đêm. Chính sự việc này làm chàng hiểu ra vợ mình đã bị oan.
 - Sự việc thứ bảy bỏ sự việc: “biết vợ bị oan”.
?Giỏi. Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lí các sự việc, nhân vật, hãy viết một văn bản tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” trong khoản 20 dòng? 
Học sinh tóm tắt
Giáo viên điều chỉnh như SGK trang 60
?Kh. Qua tìm hiểu bài tập, em cho biết sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản? 
 2. Bài học:
 - Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản được tóm tắt.
GV: Các em đã hiểu được sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự. Tiếp theo chúng ta luyện tập thực hành tóm tắt văn bản hoàn chỉnh.
III. Luyện tập(15’).
Bài tập 1: sgk – 59.
GV. Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
?Kh. Tóm tắt văn bản: “Lão Hạc” của tác giả Nam Cao? 
 - Lão Hạc là một người nông dân nghèo, hiền lành chất phác. Lão có một người con trai duy nhất đã đến tuổi lập gia đình, nhưng vì lão quá nghèo nên không đủ tiền cưới vợ cho con. Con trai lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su với một lời thề “con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền sống khổ sống sở ở cài làng này, nhục lắm”.
 - Lão Hạc ở nhà làm thuê, làm mướn, lần hồi kiếm ăn qua ngày. Người bạn tâm tình thân thiết nhất của lão chỉ có con Vàng. Nhưng chẳng may lão bị ốm, sức khoẻ sút kém, không kiếm ra tiền, rồi trận bão phá sạch hoa màu trong vườn của lão. Lão cùng đường phải bán con Vàng. Lão nhờ ông giáo đứng tên mảnh vườn để sau này giao lại cho con trai lão. Lão còn đưa cho ông giáo ba mươi đồng bạc cuối cùng để phòng khi lão mất.
 - Ông giáo cứ đinh ninh là Lão Hạc là người quá lo xa, nhưng đến khi phải chứng kiến cái chết thê thảm của lão thì ông giáo chợt hiểu ra tất cả.
Gọi học sinh tóm tắt.
Giáo viên và học sinh nhận xét.
2. Bài tập 2: sgk – 59.
?Kh. Tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến? 
 - Cho các em suy nghĩ nhớ lại một câu chuyện của bản thân xảy ra trong cuộc sống. Câu chuyện ấy phải có mở đầu, diến biến, kết thúc.
 - Gọi học sinh ở từng nhóm đứng tại chỗ trình bày.
 - Giáo viên và học sinh nhận xét.
 c. Củng cố, luyện tập: (2’)
 - HS thấy được sự cần thiết của việc tóm tắt VB tự sự.
 d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà (1’).
 - Các em về nàh học thuộc ghi nhớ.
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 phần còn lại.
 - Hướng dẫn chuẩn bị bài: chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Về thời gian:....
Về nội dung: 
Về phương pháp:..
===============================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4(1).doc