Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 - Trường THCS Hua La

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 - Trường THCS Hua La

Tiết 21 – Tiếng Việt:

 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

 1. Mục tiêu. Giúp học sinh:

 a) Về kiến thức:

 - Nắm được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.

 b) Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tìm tòi sáng tạo, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 2. Chuẩn bị của GV và HS.

 a) Giáo viên: SGK, SGV, Từ điển Tiếng Việt, soạn giáo án.

 b) Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu SGK.

 

doc 38 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 5 - Trường THCS Hua La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 5: 
NGỮ VĂN - BÀI 4, 5
Kết quả cần đạt
 - Hiểu được một trong những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của các từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
 - Qua “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”, thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và giá trị nghệ thuật của một bài tuỳ bút cổ.
 - Qua đoạn trích “Hoàng Lê Nhất thống chí ”, cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản dân hại nước; hiểu được giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
 - Hiểu được việc tạo từ ngữ và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là những cách quan trọng để phát triển từ vựng.
Ngày soạn: 08/9/2011
Ngày dạy:
9A: /9/2011
9B: /9/2011
 Tiết 21 – Tiếng Việt:
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
 1. Mục tiêu. Giúp học sinh:
 a) Về kiến thức: 
	- Nắm được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
 b) Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
	- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tìm tòi sáng tạo, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) Giáo viên: SGK, SGV, Từ điển Tiếng Việt, soạn giáo án.
 b) Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu SGK.
3. Tiến trình bài dạy. 
 	* Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số 9A: ; 9B: 
	- Lớp phó báo cáo tình hình chuẩn bị bài ở nhà của HS 
 a) Kiểm tra bài cũ (Miệng – 5 phút)
 	Câu hỏi: Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp? Lấy ví dụ về cách dẫn trực tiếp?
	Đáp án - biểu điểm:
1điểm - Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật.
 	3 điểm - Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
3 điểm - Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
 	3 điểm - VD: Lê Nin nói: “Học, học nữa, học mãi.” (lời dẫn trực tiếp) 
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1 phút): Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của tiếng Việt cũng như ngôn ngữ nói chung được thể hiện trên cả ba mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng.
 b) Dạy nội dung bài mới: (35 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ND GHI BẢNG
GV- Các em nhớ lại bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu đã học ở kì một lớp 8, hãy đọc cho các bạn cùng nghe. 
- HS đọc.
GV- Các em chú ý câu:
 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
?- TB: Từ “kinh tế” trong câu thơ trên của Phan Bội Châu có nghĩa là gì?
- Từ “kinh tế” trong câu thơ là hình thức nói tắt của “kinh bang tế thế” có nghĩa là trị nước cứu đời, nghĩa là muốn nói đến hoài bão cứu nước của những nhà yêu nước.
- Có cách nói khác là “kinh thế tế dân” nghĩa là trị đời cứu dân, cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
?- TB: Ngày nay, chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như cụ Phan Bội Châu đã dùng hay không?
- Ngày nay chúng ta không còn dùng từ “kinh tế” theo nghĩa trị nước cứu đời nữa mà theo nghĩa hoạt động toàn bộ của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
?- KH: Qua đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ không phải là bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
HS- Đọc các câu thơ trong mục I.2 (SGK. T. 55 – 56)
GV- Các em chú ý từ “xuân” được in đậm trong hai câu thơ: - Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
 - Ngày xuân em hãy còn dài
?- TB: Hãy xác định từ “xuân” thứ nhất?
- Xuân 1: Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm.
?- TB: Em hãy cho biết từ “xuân” trong câu thơ thứ hai có ý nghĩa gì?
- Xuân 2: Có nghĩa là tuổi trẻ.
?- TB : Theo em trong hai từ xuân, từ xuân nào được hiểu theo nghĩa gốc, từ xuân nào được hiểu theo nghĩa chuyển?
- Xuân (1): Nghĩa gốc
- Xuân (2): Nghĩa chuyển
HS- Đọc hai câu thơ phần b.
?- TB: Từ “tay” trong câu thơ:
 Được lời như cởi tấm lòng
 Giở kim thoa với khăn hồng trao tay.
Có nghĩa gì?
- Tay (1): Bộ phận phía trên cơ thể, từ vai đến các ngón dùng để cầm, nắm.
?- TB: Tìm nghĩa của từ tay trong câu :
 Cũng nhà hành viện xưa nay
 Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.
- Tay (2): Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (ở đây chỉ kẻ buôn người)
?- TB: Trong hai nghĩa trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
- Tay (1): Nghĩa gốc
- Tay (2): Nghĩa chuyển
GV- Qua xét các ví dụ, chúng ta thấy các từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Đây chính là hiện tượng chuyển nghĩa tạo ra từ nhiều nghĩa.
?- TB: Vậy, em thấy sự phát triển của từ ngữ dựa trên cơ sở nào?
- Một trong những cách phát triển từ ngữ là hình thành nghĩa chuyển trên cơ sở nghĩa gốc, nghĩa chuyển được đông đảo người bản ngữ thừa nhận, vì thế nó có thể được giải thích trong từ điển.
?- TB: Như trên chúng ta đã xét nghĩa của từ “xuân”.Vậy, em cho biết nghĩa chuyển của từ “xuân” được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
- Nghĩa của từ “xuân” được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ (dựa trên những nét tương đồng về sự vật, hiện tượng: Lấy sự mở đầu của năm, vẻ đẹp của mùa xuân chỉ tuổi trẻ, vẻ đẹp của con người )
?- TB: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ “tay” được tiến hành theo phương thức nào?
- Hiện tượng chuyển nghĩa này được tiến hành theo phương thức hoán dụ (Trong trường hợp này lấy bộ phận chỉ toàn thể )
?- TB: Qua phân tích các ví dụ, em có nhận xét gì về sự phát triển nghĩa của từ ngữ?
- Trả lời – Gv chốt ý, ghi bảng =>
HS- Đọc ghi nhớ SGK.
HS- Đọc yêu cầu của bài tập 1
?- TB: Xác định ở câu nào từ “chân” được dùng với nghĩa gốc?
a. Chân (sau chân): Bộ phận cuối cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi đứng, thường được coi là biểu tượng của hoạt động đi lại của con người ( từ chân được dùng với nghĩa gốc)
?- TB: Từ “chân” ở câu nào được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, theo phương thức hoán dụ?
b. Chân (có chân trong đội tuyển): Được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
c. Chân (kiềng ba chân): Được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
d. Chân (chân mây): Dùng theo phương thức ẩn dụ.
?- BT2: Dựa vào định nghĩa về từ “trà”, hãy nêu nhận xét nghĩa của từ trà trong những cách dùng như trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua?
- Từ trà ở đây được dùng với nghĩa chuyển chứ không phải nghĩa gốc như đã được giải thích ở trên. Trà trong những cách dùng này có nghĩa là sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống. ở đây “trà” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
?- BT4: Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng: Hội chứng, ngân hàng, sốt, vua, ... là những từ nhiều nghĩa?
- Hội chứng (nghĩa gốc): Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh (VD: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp )
- Nghĩa chuyển tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi (Ví dụ: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thái kinh tế.)
- Ngân hàng (nghĩa gốc): Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ về kinh tế, tín dụng (ví dụ: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ...)
- Nghĩa chuyển: Kho lưu trữ những thành phần, bộ phận có thể để sử dụng khi cần như: Ngân hàng máu, ngân hàng gen, hay tập hợp những dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực, được tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng như trong “ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi,...” trong những kết hợp này, nét nghĩa “tiền bạc ” trong nghĩa gốc bị mất đi, còn nét nghĩa “tập hợp, lưu gửi, bảo quản ”
HS- Đọc yêu cầu của bài tập 5
 (thảo luận nhóm)
?- BT5: Từ “mặt trời ” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Ta có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
GV- Gọi đại diện nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét
 Hai câu thơ: 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ. Tác giả dùng từ “mặt trời” để chỉ Bác Hồ – vị lãnh tụ của dân tộc- Người như mặt trời soi sáng cho tương lai tốt đẹp, hạnh phúc của dân tộc. Do đó, từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai không phải là hiện tượng phát triển nghĩa bởi vì sự chuyển nghĩa chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể dựa vào giải thích trong từ điển.
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. (18’)
1. Ví dụ
 * VD1: 
 * VD2:
2. Bài học:
- Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
* Ghi nhớ: SGK ( T.56)
II. Luyện tập. (17’)
Bài tập 1 (T.56)
 2. Bài tập 2 (T. 57) 
 3. Bài tập 4 (T. 57)
 4. Bài tập 5(T.57)
c) Củng cố, luyện tập(2’)
 * Củng cố: Gv khái quát lại bài.
 * Luyện tập:
	- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học này?
	- HS nhắc lại nội dung bài học.
d) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2’)
- Học thuộc phần ghi nhớ, lấy ví dụ và phân tích.
- Làm bài tập 3 (T.57)
- Đọc và chuẩn bị bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (theo câu hỏi trong SGK).
Ngày soạn: 09/9/2011 Ngày dạy: 9A: /9/2011
 9B: /9/2011
 Tiết 22- Văn bản:
Đọc thêm : CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích “ Vũ trung tuỳ bút”)
 - Phạm Đình Hổ - 
1. Mục tiêu. 
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại.
- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. 
 b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc - hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại. Đồng thời, tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê - Trịnh.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ phê phán sự xa hoa lãng phí của một số người trong cuộc sống hiện tại.
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
 b) Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy. 
	* Ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sĩ số 9A: ; 9B: ..
 a) K ... : Dựa vào tác phẩm, viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789)?
- Học sinh viết đoạn văn và trình bày trước lớp - GV Nhận xét, sửa những sai sót
d) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà ( 2’)
- Đọc lại đoạn trích, nắm được nội dung cơ bản;
- Phân tích lời vua Quang Trung nói với quân sĩ trong cuộc duyệt binh ở doanh trấn Nghệ An; tìm hiểu nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của đoạn văn đó?
- Đọc và chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng (Theo yêu cầu trong SGK)
Ngày soạn: 11/9/2011
Ngày dạy:
9A: /9/2011
9B: /9/2011
Tiết 25 – Tiếng Việt:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (Tiếp theo)
1. Mục tiêu:
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh
 	- Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của tiếng Việt bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ việc tạo thêm từ ngữ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 b) Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài; sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ.
 b) Học sinh: Học bài , đọc và tìm hiểu bài theo yêu cầu trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy. 
	* Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số 9A:.; 9B: .
 a) Kiểm tra bài cũ: M (5’)
 	Câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự phát triển nghĩa của từ ngữ? Có mấy phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ? Cho ví dụ và phân tích?
Đáp án - biểu điểm:
5 điểm - Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
3 điểm - Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
2 điểm - Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được dùng theo phép ẩn dụ.
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Tiết học trước các em đã tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng trên cơ sở sự phát triển về nghĩa tức là phát triển về chất. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu đến sự phát triển từ ngữ, về lượng, nghĩa là sự phát triển số lượng các từ ngữ.
 b) Dạy nội dung bài mới: (35 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
ND GHI BẢNG
* Ví dụ 1.
HS- Đọc ví dụ SGK ( T. 72. )
?- TB: Hãy cho biết thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: Điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, trí tuệ, đặc khu, tri thức?
- Đó là các từ: Điện thoại di động, kinh tế tri thức, đặc khu kinh tế, sở hữu trí tuệ.
?- KH: Em hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ đó?
- Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
- Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.
- Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.
?- KH: Tại sao ta lại tạo ra những từ ngữ mới này?
- Tạo ra những từ ngữ mới để đáp ứng được nhu cầu giao tiếp trong nền kinh tế mới phát triển hiện nay.
- Trên cơ sở các từ ngữ đã dùng trong thực tế, người ta có thể tạo ra những từ ngữ mới từ những từ ngữ đó. Đây cũng là thể hiện sự phát triển của từ vựng. Ngoài cách đó ra người ta còn có cách tạo từ ngữ mới đó là cách nào chúng ta tìm hiểu ví dụ 2.
* Ví dụ 2: Mẫu: x + tặc
 GV- Trong tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình x + tặc (như: không tặc, hải tặc ...)
?- KH: Hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó? Giải thích nghĩa của những từ này?
- Không tặc: Những kẻ chuyên cướp trên máy bay.
- Hải tặc: Những kẻ chuyên cướp trên tàu biển.
- Lâm tặc: Những kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng.
- Tin tặc: Những kẻ dùng kĩ thuật xâm phạm trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
- Gian tặc: Những kẻ gian manh, trộm cắp (bất lương)
GV- Với cách tạo từ ngữ mới như trên đã làm cho vốn từ ngữ mới của chúng ta tăng lên, dẫn đến việc tạo sự phát triển từ vựng tiếng Việt.
?- TB: Qua phân tích ví dụ, em thấy ngoài sự phát triển về nghĩa, từ vựng còn được phát triển theo cách nào nữa?
- HS trả lời- GV ghi bảng =>
GV- Về việc tạo thêm từ ngữ mới, cần lưu ý rất ít khi một từ ngữ mới mang một vỏ ngữ âm mới hoàn toàn mà thường là được hình thành trên cơ sở những yếu tố đã có sẵn và theo hai phương thức cấu tạo cơ bản là ghép và láy. Tuy nhiên hiện nay chỉ có phương thức ghép là có sức sản sinh cao, nói cách khác, các từ ngữ mới chủ yếu được hình thành theo cách dùng các yều tố có sẵn ghép lại với nhau.
HS- Đọc ghi nhớ trong SGK.
*GV- Chuyển: Sự phát triển của từ vựng còn được thể hiện như thế nào nữa ta tiếp tục tìm hiểu.
 * Ví dụ 1
GV- Treo bảng phụ ghi ví dụ a,b SGK (T.73)
HS- Đọc ví dụ
?- Yếu:Tìm những từ Hán Việt trong đoạn trích a,b ở ví dụ trên?
- Có các từ Hán Việt sau:
a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b. Bạc mệnh, duyên, phân, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc (không kể tên riêng trong đoạn trích)
?- TB: Em có nhận xét gì về số lượng từ Hán Việt được sử dụng trong hai đoạn trích trên?
- Số lượng từ Hán Việt sử dụng trong hai đoạn trích trên khá nhiều.
GV- Như vậy, để diễn tả sự vật, sự việc, khái niệm chúng ta mượn khá nhiều từ Hán Việt.
 * Ví dụ 2:
?- TB: Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau?
a. Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.
b. Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng...)
a. Từ: AIDS (đọc là: ết)
b. Từ: Ma- két- tinh (tiếng Anh: Mavketinh)
?- TB: Theo em, những từ đó có nguồn gốc từ đâu?
- Đây là những từ mượn từ tiếng nước ngoài (nguồn gốc châu Âu - tiếng Anh)
GV- Trong nhiều trường hợp, mượn từ của tiếng nước ngoài, đặc biệt là thuật ngữ chuyên môn để biểu thị những khái niệm mới xuất hiện trong đời sống là cách thức tốt nhất.
 - Ở các tài liệu chuyên môn dành cho người đọc có trình độ học vấn cao, từ mượn được viết nguyên dạng như trong tiếng nước ngoài hoặc được phiên âm, chuyển tự sang chữ quốc ngữ, giữa các tiếng không cần có gạch nối. Còn ở các sách báo dành cho bạn đọc rộng rãi, người ta thường phiên âm từ mượn và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng cùng một bộ phận cấu tạo từ cho dễ đọc.
Ví dụ:
- Viết nguyên dạng: marketinh (tiếng Anh)
- Phiên âm trong tài liệu chuyên môn: (maketinh)
- Phiên âm trong tài liệu thông thường: ma- két- tinh.
?- TB: Quan sát ví dụ, và căn cứ vào thực tế em có suy nghĩ gì về việc mượn từ ngữ nước ngoài ?
- HS trả lời – Gv ghi bảng =>
HS- Đọc ghi nhớ trong SGK.
GV- Các em lưu ý: Đối với trường hợp mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài đó là cách thức tất yếu để phát triển từ vựng đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Từ đó các em không nên suy nghĩ mặc cảm là tiếng mẹ đẻ của chúng ta sử dụng nhiều tiếng vay mượn, tuy nhiên các em cần có ý thức chọn lọc, cân nhắc khi sử dụng từ ngữ vay mượn, tránh lạm dụng.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
?- BT1: Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu: x + tặc ( mục I.2 )
- x + trường: chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường, ...
- x + hoá: Ô xi hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá, ...
- x + điện tử: Thư điện tử, thương mại điện tử, giáo dục điện tử, chính phủ điện tử, ...
HS- Đọc yêu cầu bài tập 2.
?- BT2: Tìm năm từ ngữ mới được sử dụng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó?
Ví dụ:
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo, hiếm có trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc kĩ thuật nhất định.
- Cầu truyền hình: Hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca- mê- ra (camera) giữa các địa điểm cách xa nhau.
- Cơm bụi: Cơm giá rẻ, thường bán trong quán nhỏ, tạm bợ.
- Công nghệ cao: Công nghệ dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao.
- Đường cao tốc: Đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao (khoảng 100km/h trở lên)
- Đường vành đai: Đường bao quanh, giúp cho những phương tiện vận tải có thể đi vòng qua để đến một địa phương khác mà không đi vào bên trong thành phố, nhằm giải toả giao thông đường phố (thành phố )
- Thương hiệu: Nhãn hiệu thương mại (nhãn hiệu của hàng hoá, của cơ sở sản xuất, kinh doanh )
?- BT3: Hãy chỉ rõ từ nào là từ mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của ngôn ngữ châu Âu?
- Từ mượn của tiếng Hán: Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
- Từ mượn của ngôn ngữ châu Âu: Xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô.
?- BT4: Nêu những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ không thể thay đổi được?
- Các cách thức phát triển từ vựng:
+ Phát triển về nghĩa của từ và phát triển về số lượng từ ngữ. Sự phát triển về số lượng từ ngữ có thể diễn ra bằng hai cách: Tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
- Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh chúng ta luôn luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ. Chẳng hạn, khi trong đời sống của người Việt Nam xuất hiện loại phương tiện đi lại có hai bánh chạy bằng động cơ thì tiếng Việt phải có từ ngữ để biểu thị: Xe gắn máy (cấu tạo từ ngữ mới trên cơ sở những yếu tố đã có của tiếng Việt)
I. Tạo từ ngữ mới (10’)
 1. Ví dụ:
 * Ví dụ 1:
 * Ví dụ 2.
2. Bài học:
- Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.
* Ghi nhớ: SGK (T. 73)
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. (10’)
Ví dụ.
 * Ví dụ 1:
 * Ví dụ 2:
2. Bài học
- Mượn từ ngữ nước ngoài cũng là một cách để phát triển tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
* Ghi nhớ: SGK (T.74)
III. Luyện tập. (15’)
Bài tập1 (T.74)
Bài tập 2 (T.74)
Bài tập 3 (T.74)
Bài tập 4 (T.74)
c) Củng cố, luyện tập(2’)
 * Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài.
 * Luyện tập:Em hãy cho biết có những cách nào để phát triển nghĩa của từ vựng? 
	- HS trả lời – GV nhận xét đánh giá.
d) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2’) - Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 2 (T.74)Chuẩn bị bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du 

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN TUAN 5.doc