Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 20 đến tuần 27

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 20 đến tuần 27

Tiết 91, 92

Bàn về đọc sách

 (Theo Chu Quang Tiềm)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Giúp HS:

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

Trọng tâm: Đọc, phân tích các luận điểm.

Đồ dùng: Bảng phụ sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.

II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ.

Kiểm tra: Sự chuẩn bị 2 của học sinh khi bước vào học kì 2.

 

doc 81 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 20 đến tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết
Phân môn
Tiết
Tên bài
stiết
1,2
3
4
Văn học
Tiếng việt
Tập làm văn
91,92
93
94
Bàn về đọc sách
Khởi gữ
phép phân tích và tổng hợp
2
1
1
 Ngày 01 tháng 01 năm 2010
Tiết 91, 92
Bàn về đọc sách
	(Theo Chu Quang Tiềm)
i. Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
Trọng tâm: Đọc, phân tích các luận điểm.
Đồ dùng: Bảng phụ sơ đồ phát triển luận điểm của tác giả trong bài viết.
ii. Tiến trình lên lớp.
a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra: Sự chuẩn bị 2 của học sinh khi bước vào học kì 2.
b. Tổ chức đọc - hiểu văn bản.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
I. Tìm hiểu chung.
- GV cho HS đọc chú thích về tác giả và bổ sung thêm.
(Ông bàn về đọc sách nhiều lần).
Nhấn mạnh vai trò của văn bản. Lời bàn tâm huyết truyền cho thế hệ sau.
1. Tác giả: Người Trung Quốc (SGK)- Nhà Mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng.
2. Tác phẩm.
Trích dịch từ sách "Danh nhân Trung Quốc" bàn về niềm vui, nỗi khổ của người đọc sách.
GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục văn bản.
(GV nêu cách đọc) văn bản với nhan đề gợi hình dung kiểu văn bản nào? (nghị luận)
- Giọng đọc khúc triết rõ ràng, biết thể hiện giọng điệu lập luận GV đọc.
3. Đọc, tìm hiểu chú thích:
(SGK)
- Bố cục văn bản chia làm mấy phần?
HS đứng tại chỗ trả lời.
Lớp bổ sung.
4. Bố cục: 3 phần.
- Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Các khó khăn, nguy hại của việc đọc sách.
- Phương pháp đọc sách.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích đoạn 1.
II. Phân tích.
- Qua lời bàn của tác giả, em thấy việc đọc sách có ý nghĩa gì?
- Tác giả đã chỉ ra những lí lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó?
Phương thức lập luận nào được tác giả sử dụng ở đây? Nhận xét cách lập luận?
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn vì:
+ Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.
+ Những sách có giá trị cột mốc trên con đường phát triển của nhân loại.
+ Sách là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu, thu lượm suốt mấy nghìn năm.
- Để nâng cao học vấn thì bước đọc sách có ích lợi quan trọng như thế nào? Quan hệ giữa 2 ý nghĩa đó như thế nào? (quan hệ nhân quả)
- Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
Hoạt động 3. 
* Luyện tập:
GV đưa câu hỏi. HS trao đổi theo nhóm.
a. Nhận xét cách lập luận (hệ thống các luận điểm, quan hệ giữa các luận điểm).
b. Em đã thấy sách có ý nghĩa chứng minh một tác phẩm cụ thể.
Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích đoạn văn thứ 2.
2. Phương pháp đọc sách.
GV khái quát bằng sơ đồ luận điểm. HS đọc đoạn văn.
Hãy tóm tắt đoạn văn bằng 1 câu hỏi theo phần lựa chọn sách?
Hỏi: Đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
a. Cách lựa chọn.
- Vì sao cần lựa chọn?
+ Sách nhiều tràn ngập không chuyên sâu.
+ Sách nhiều khó lựa chọn
Hỏi: Cần lựa chọn sách đọc như thế nào? 
Em sẽ chọn sách như thế nào để phục vụ học văn? 
Hỏi: Có nên dành thời gian đọc sách thường thức không, Vì sao?
HS đọc đoạn văn cuối.
- Lựa chọn sách.
+ Chọn tinh, đọc kĩ có lợi cho mình?
+ Cần đọc kĩ các cuốn tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Hỏi: Tác giả hướng dẫn cách đọc sách như thế nào? Em rút ra được những cách đọc tốt nhất nào?
Hỏi: Tác giả đưa ra cách đọc sách có phải
b. Cách đọc sách:
+ Đọc: vừa đọc vừa nghĩ.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống
 Đọc sách vừa học tập tri thức rèn 
chỉ để đọc mà còn học làm người, em có đồng ý không? Vì sao?
luyện tính cách, chuyện học làm người
Hỏi: Nhận xét các nguyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao của văn bản?
(+ Lí lẽ thấu tình đạt lí.
+ Ngôn ngữ uyên bác của người nghiên cứu tích luỹ nghiền ngẫm lâu dài.
+ Bố cục chặt chẽ hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
+ Giàu hình ảnh).
Bài học của em khi đọc văn bản?
Hoạt động 5: Tổng kết.
III. Tổng kết
HS thảo luận, GV khái quát các ý kiến rút ra kết luận.
HS đọc ghi nhớ trong SGK.
(Ghi nhớ trong SGK)
Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập.
IV. Luyện tập.
Hỏi: Đọc sách khi học giảng văn được kết hợp ở những khâu nào? Các cách đọc đó có tác dụng gì? lấy ví dụ chứng minh.
Hỏi: Bài văn khác bài chứng minh ở điểm nào? Có phải là văn giải thích không? Văn bình luận.
1. Đọc trong giảng văn.
- Đọc to, đọc bình chú, đọc sáng tạo, đọc hiểu nội dung - nghệ thuật tác phẩm.
2. Tự rút ra cách đọc sách và lựa chọn sách cho hợp lí nhất.
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Tự trau dồi phương pháp đọc sách.
- Chuẩn bị bài "Khởi ngữ"
Ngày 02 tháng 01 năm 2010
Tiết 93
Khởi ngữ
i. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Nhận biết Khởi ngữ để không bị nhầm với chủ ngữ của câu và không coi Khởi ngữ là "bổ ngữ đảo".
- Nhận biết vai trò của Khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm dò: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?)
- Sử dụng Khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp Tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu.
Trọng tâm: Phân tích ví dụ + luyện tập.
Đồ dùng: Bảng phụ ghi các ví dụ.
ii. Tiến trình lên lớp.
a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra: Hãy đặt câu có bổ ngữ và thử đảo bổ ngữ lên đầu câu? Nhận xét cách đảo ý nghĩa của câu đảo với câu trước nó?
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức về Khởi ngữ.
I. Đặc điểm và vai trò của Khởi ngữ trong câu.
- GV gọi HS đọc ví dụ SGK.
GV ghi lại các từ in nghiêng lên bảng.
GV nêu câu hỏi ví dụ.
Hỏi: Phân biệt phần in nghiêng với chủ ngữ.
- HS chỉ ra chủ ngữ - giáo viên ghi bảng? So với.
Hỏi: Khi thay các từ in nghiêng bằng các cụm từ đã cho ý nghĩa câu có thay đổi không?
Hỏi: - Các từ ngữ in nghiêng quan hệ ý nghĩa trong câu như thế nào? Có phải là phần nêu đề tài của câu không? (Đề tài: đối tượng sự việc được nói trong câu).
Hỏi: Hiểu thế nào là Khởi ngữ, vai trò của nó trong câu?
- Đặc điểm của Khởi ngữ về cấu tạo của nó? HS phát biểu giáo viên khái quát đọc ghi nhớ
1. Ví dụ:
a. Còn anh.
b. Giàu.
c. Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ.
Đối với cháu	Việc ấy
Thuốc, rượu	Ông giáo ấy
 Thường đứng trước CN.
Nêu sự việc, đối tượng bàn tới trong câu.
2. Kết luận (Ghi nhớ).
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước Chủ ngữ.
- Có thể thêm quan hệ từ để phân biệt nó với Chủ ngữ hoặc thêm "thì" vào sau nó.
- Có quan hệ về nghĩa với Vị ngữ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
II. Luyện tập.
GV hướng dẫn làm bài tập.
Đọc yêu cầu bài tập. Có 5 bài mỗi tổ làm 1 bài tập. Đại diện trình bày. Lớp 
 Bài 1: Xác định các Khởi ngữ.
a. Điều này.
b. Đối với chúng mình.
bổ sung (xác định các Khởi ngữ chú ý Khởi ngữ có khi ở câu 2 của ví dụ)
- GV chia nhóm: 2 nhóm làm bài tập 2 và 2 nhóm làm bài tập 3.
+ Đọc yêu cầu từng bài tập.
+ Thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày.
c. Một mình.
d. Làm khí tượng.
e. Đối với cháu.
Bài 2: Các khởi ngữ quan hệ trực tiếp với các từ sau:
a. Ông không thích nghĩ ngợi như thế.
b. Xây lăng phục dịch, gánh gạch, đập đá.
+ GV tổ chức cho các nhóm nhận xét bài làm GV thống nhất đáp án đúng.
Bài 3: Viết lại các câu như sau:
a. Làm bài, thì anh ấy làm cẩn thận lắm.
b. Hiểu, thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm lại đặc điểm, tác dụng của Khởi ngữ.
- Đặt 3 câu có Khởi ngữ.
- Chuẩn bị bài Phép phân tích và tổng hợp.
Ngày 03 tháng 01 năm 2010
Tiết 94
Phép phân tích và tổng hợp
i. mụC TIÊU BàI HọC:
Giúp HS:
- Chỉ ra được đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp.
- Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
Trọng tâm: Phân tích ví dụ rút ra kết luận.
Đồ dùng: Bảng phụ sơ đồ luận điểm.
ii. Tiến trình lên lớp.
a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra: Khi làm văn chứng minh em thường triển khai luận điểm theo cấu trúc lại đoạn văn nào?
b.Tổ chức hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và tro
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
I. PHép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Gọi HS đọc ví dụ bài "Trang phục"
1. Ví dụ: Văn bản "Trang phục"
Hỏi: Bài văn đã nêu những hiện tượng gì về trang phục? Mỗi hiện tượng nêu lên một nguyên tắc nào trong ăn mặc của con người?
Hiện tượng thứ nhất nêu ra vấn đề gì? Hiện tượng thứ 2 nêu ra yêu cầu gì? Hiện tượng thứ 3 nêu ra vấn đề gì?
Tác giả đã dùng phép lập luận nào để cho thấy "có những quy tắc "ngầm" phải tuân thủ" trong trang phục như "ăn cho mình, mặc cho người", "y phục xứng kì đức"?
- Hiện tượng ăn mặc không đồng bộ nêu vấn đề ăn mặc phải chỉnh tề đồng bộ.
- Hiện tượng ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung (công cộng) và hoàn cảnh riêng (công việc, sinh hoạt).
- Ăn mặc phù hợp với đạo đức: giản dị, hoà mình vào cộng đồng.
 Tách ra từng trường hợp để cho thấy "quy luật ngầm của văn hoá" chi phối cách ăn mặc.
 Thế nào là phép phân tích? Để phân tích tác giả dùng những dẫn chứng nào? Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội" có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không?
- Câu khái quát toàn bài thâu tóm từng ví dụ cụ thể nêu trên?
Hỏi: Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào? Nêu các điều kiện quy định cái đẹp của trang phục như thế nào?
 Phép tổng hợp như thế nào?
HS trả lời, GV khái quát nêu kết luận.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Câu cuối.
Trang phục phù hợp văn hoá, đặc điểm, môi trường đẹp.
2. Kết luận.
(Ghi nhớ SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
II. Luyện tập
Bài 1: Tác giả đã phân tích luận điểm như thế nào ? (GV cho HS đọc lại đoạn văn.
- Cách phân tích có tác dụng gì?
Hỏi: Mấy cách phân tích thể hiện trong đoạn văn? 
Có 2 cách 	 Tính chất bắc cầu
	 Phân tích đối chiếu
Bài 1: Cách phân tích luận điểm của tác giả:
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn.
- Học vấn là của nhân loại học vấn của nhân loại do sách truyền lại sách là kho tàng của học vấn.
 Phân tích bằng tính chất bắc cầu mối quan hệ qua lại giữa 3 yếu số sách - nhân loại - học vấn.
- Phân tích đối chiếu: nếu không đọc, nếu xoá bỏ nhấn mạnh tầm quan trọng của đọc sách với việc nâng cao học vấn.
Bài 2: Phân tích lí do phải chọn sách mà đọc.
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét. GV bổ sung.
Bài 2: Lí do chọn sách đọc:
- Đọc không cần nhiều mà cần tinh, kĩ.
- Sách có nhiều loại (sách chứng minh, sách thường thức, không chọn dễ lạc).
- Các loại sách ấy liên quan với nhau.
Bài 3: Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách chọn đọc sách như thế nào?
Bài 3: Phân tích tầm quan trọng của việc đọc (sách).
- Không đọc không có điểm xuất phát cao.
- Đọc là con đường  ... ủa người cha con.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật: Giọng trìu mến thiết tha, cách nói dùng nhiều hình ảnh dân tộc miền núi.
2. Nội dung: Ngợi ca truyền thống cao đẹp và những phong cách của quê hương nhắc nhở con lên đường.
IV. Luyện tập.
Đọc và phân tích 1 hình ảnh em ấn tượng nhất: "Người .... đục đá"
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc lòng bài thơ. Làm tiếp bài tập luyện tập.
- Tìm một số bài thơ khác có cách nói riêng.
- Chuẩn bị bài Nghĩa tường minh và hàm ý.
Ngày 05 tháng 03 năm 2010
Tiết 123
Nghĩa tường minh và hàm ý
i. Mục tiêu bài học.
	Giúp HS bước đầu phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý trong cách diễn đạt, có ý thức sử dụng cách diễn đạt để vận dụng trong cuộc sống.
Trọng tâm: Phân biệt nhận biết hàm ý.
II. chuẩn bị .
1. Giáo viên:
- Giáo án
- Tài liệu tham khảo
- Bảng phụ, các ví dụ hội thoại có hàm ý.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp.
a. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra: GV đưa ví dụ đoạn hội thoại 2 người ngồi trong phòng.
A: Rét quá!	B: Đóng cửa lại thì tối
(Em nhận được ra nội dung gì trong 2 câu văn của 2 đối tượng ngoài sự việc phản ánh trong câu?)
B. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
GV giới thiệu bài, thực tế từ ví dụ trên cuộc sống trong giao tiếp sử dụng nhiều hàm ý.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
- Gọi HS đọc ví dụ trong SGK và các câu hỏi. GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK.
Ví dụ 1: "Về đoạn văn trong Lặng Lẽ Sa Pa"
1. Câu nói của anh thanh niên hàm ý về thời gian đi nhanh quá trong cuộc chia tay với cô gái.
2. Câu nói thứ 2 ẩn ý níu giữ cô gái.
- HS đọc bài tập 2 (phần Luyện tập để bổ sung). GV ghi lại câu in nghiêng lên bảng?
Hỏi: Trong câu in nghiêng ngoài nội dung cho biết về sự xuất phát ở Lào Cai quá sớm hay còn có ý gì khác? Nếu có thì hãy diễn đạt cụ thể?
Hỏi: Câu in nghiêng có trực tiếp nói ra ý đó không? Nếu không có câu in nghiêng ý đó có được truyền đến người nghe không? (không)
Hỏi: Vậy phần thông báo vừa tìm ra có phải là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra không?
Ví dụ 2:
"Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá".
 Thông báo thêm: Nhà hoạ sĩ lão thành chưa kịp uống nước chè.
Là phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra.
 Diễn đạt như ví dụ a là diễn đạt nghĩa tường minh. Hiểu thế nào là nghĩa tường minh?
* Kết luận (Ghi nhớ - SGK)
- Nghĩa tường minh.
- GV cho HS phát biểu, GV khái quát ý.
Hỏi: Cách đưa thêm nội dung như câu in nghiêng ở ví dụ b gọi là hàm ý của câu đó hiểu thế nào là hàm ý.
HS trả lời, GV nhận xét bổ sung rút ra kết luận.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Cho HS lấy ví dụ có hàm ý.
- Hàm ý: Phần thông báo nhiều hơn những gì được nói ra.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
II. Luyện tập.
Bài 1: HS đọc và xác định.
Yêu cầu: Tìm câu chứa hàm ý và diễn đạt hàm ý.
Hỏi: Muốn tìm hàm ý trong 1 câu nói cần xác định điều gì? (Mục đích nói của câu đó).
Hỏi: Những câu nào mà có nội dung nhiều hơn phần thông báo trực tiếp?
(HS xác định các câu nói của nhân vật, dựa vào văn cảnh để tìm hàm ý).
Bài 1: 
a. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
b. Cô gái mặt đỏ ửng, quay vội đi.
Bài 3: Cơm chín rồi mời vô ăn cơm.
Bài 2: HS xác định yêu cầu bài tập: Tìm hàm ý.
Bài 4: 
GV cho 2 HS đọc 2 đoạn văn, GV ghi câu in nghiêng lên bảng.
Hỏi: Câu nào chứa hàm ý?
Hỏi: 2 câu trên là lời của ai? đang nói về điều gì? Mục đích của mỗi người?
Mục đích nói đó của ông Hai có để mọi người biết không?
Bà Hai có định nói ra điều đó không?
Rút ra điều gì về cách nhận biết hàm ý trong câu?
Bài 4:
- Hà, nắng gớm, về nào...
- Tôi thấy người ta đồn...
 Không phải là câu chứa hàm ý.
Lưu ý:
- Hàm ý phải được người nghe nhận thấy.
- Nói bị ngắt lời, nội dung chưa nói hết không gọi là hàm ý
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Hoàn thành tiếp các bài tập.
- Sưu tầm 3 ví dụ có hàm ý.
- Chuẩn bị bài 119 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Ngày 05 tháng 03 năm 2010
Tiết 124
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
i. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu rõ các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Bước đầu rèn luyện các kĩ năng viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
II. chuẩn bị .
1. Giáo viên:
- Giáo án
- Tài liệu tham khảo
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp.
A. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra: Về 1 hình ảnh thơ gây ấn tượng cho em nhất?
 GV nhận xét và chuyển tiếp vào bài mới.
b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một
GV cho HS đọc bài "Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời" (SGK) và nêu các câu hỏi về vấn đề nghị luận, những luận điểm, luận cứ, lời giảng bình, cách diễn đạt...
HS làm việc độc lập. Đứng tại chỗ trả lời. Lớp góp ý, GV bổ sung.
đoạn thơ, bài thơ.
a. Vấn đề nghị luận: Khát vọng hoà nhập và dâng hiến cho đời.
b. Các luận điểm:
- Mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa (luận cứ: mùa xuân đẹp của quê hương, đất nước...)
- Khát vọng hoà nhập, được dâng hiến cho đời "một mùa xuân nho nhỏ"
c. Bố cục: 3 phần.
- Mở bài: Giới thiệu chung.
- Thân bài: Mùa xuân và khát vọng hoà nhập, dâng hiến.
- Kết bài: Đánh giá sức truyền cảm của bài thơ.
GV cho HS tổng kết, rút ra yêu cầu của bài nghị luận một đoạn thơ, bài thơ cho HS đọc ghi nhớ.
d. Cách diễn đạt trong sáng, thiết tha, lôi cuốn.
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2: GV tổ chức luyện tập.
II. Luyện tập.
HS đọc yêu cầu của luyện tập.
HS làm việc theo nhóm, bổ sung luận điểm cho bài thơ.
Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét, đánh giá, tổng kết
Có thể bổ sung các luận điểm cho bài thơ: 
- Mùa xuân của một đất nước vất vả gian lao và cũng tràn đầy niềm tin, hy vọng.
- Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, tình tứ, sâu lắng trong dân ca xứ Huế...
C. Hướng dẫn học ở nhà.
- Nắm vững yêu cầu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
* Rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày 06 tháng 03 năm 2010
Tiết 125
 Cách làm bài nghị luận 
	 về một đoạn thơ, bài thơ
i. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Biết cách viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu của bài nghị luận văn học.
- Rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm văn nghị luận tác phẩm văn học, cách tổ chức triển khai các luận điểm.
- Có ý thức thực hiện lập dàn ý, bày tỏ ý kiến trước 1 tác phẩm.
Trọng tâm: Lập dàn ý bài nghị luận văn học.
II. chuẩn bị .
1. Giáo viên:
- Giáo án
- Tài liệu tham khảo
- Bảng phụ
2. Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp.
A. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra: Hãy nêu một, hai câu đánh giá về bài thơ Bếp lửa?
Thế nào là bài bình luận tác phẩm văn học? GV chuyển tiếp vào bài mới.
B. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- GV đưa 8 đề văn SGK lên bảng phụ gọi HS đọc 8 đề.
Hỏi: Yêu cầu của đề được thể hiện ở những từ ngữ nào? (HS xác định, GV gạch chân).
Hỏi: Đối tượng nghị luận là gì?
Hỏi: Nếu chia nhóm dạng đề em sẽ căn cứ vào đối tượng hay từ ngữ yêu cầu của đề? (Đối tượng). Cho HS nhận xét.
1. Ví dụ (SGK)
2. Nhận xét:
- Yêu cầu: Phân tích, cảm nghĩ, cảm nhận...
- Đối tượng:
+ Hình tượng trong thơ.
+ 1 đoạn thơ.
+ Cả bài thơ
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm bài nghị 
	luận về đoạn thơ, bài thơ.
II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Cho HS đọc bài văn viết về quê hương (trang 81).
1. Ví dụ: Dàn ý cho đề văn phân tích. Tình yêu quê hương của Tế Hanh trong
Hỏi: Chỉ ra bố cục 3 phần của bài văn?
Hỏi: Mở bài, tác giả viết những ý gì?
Hỏi: Câu nào là câu luận điểm trong bài viết ở phần thân bài?
Hỏi: Để triển khai luận điểm đó tác giả đã phân tích mấy dẫn chứng? Mỗi phần dẫn chứng được phân tích triển khai như thế nào?
Nhận xét trong mỗi câu nêu luận cứ khái quát có từ ngữ nào thể hiện sự đánh giá của người viết?
"Quê hương"
a. Mở bài: 
- Cảm xúc về đề tài quê hương trong thơ Tế Hanh.
- Giới thiệu tác phẩm bàn luận "Quê hương"
b. Thân bài:
- Câu 1: Nêu luận điểm.
- Luận cứ 1: Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong kí ức thật sinh động.
(thơ)
+ Hình ảnh con thuyền.
+ Nhận xét lời thơ, từ ngữ.
+ Cảm nhận về cánh buồm.
 Tình cảm của tác giả thiêng liêng trìu mến.
- Luận cứ 2: Cảnh ồn áo đáng yêu khi chào đón thành quả lao động cũng thật vui tươi
(Thơ).
+ Nhận xét âm điệu thơ so sánh với trước.
HS phát hiện dàn ý trên cơ sở những gợi ý của GV và GV khái quát lại dàn ý, chiếu lên máy.
- Luận cứ 3: Hình ảnh con người với những câu thơ tinh tế hay nhất.
(Thơ).
+ Nhận xét con người: Bức tượng đài người dân chài được khắc hoạ.
+ Bức tượng mang hương vị quê hương.
+ Nhận xét câu thơ cuối
c. Kết bài:
- Đánh giá khái quát khẳng định ý kiến về tác phẩm: Tiếng ca trong trẻo...
- Tác dụng: Thêm yêu quê hương.
Hỏi: Dàn ý bài bình luận tác phẩm văn học gồm mấy phần, nội dung từng phần?
2. Kết luận (4 bước làm bài nghị luận).
Dàn ý: 3 phần.
Hỏi: Luận cứ được triển khai từ cơ sở nào? (những dẫn chứng: câu văn, thơ trong tác phẩm).
Yêu cầu bài bình luận tác phẩm văn học phải có luận điểm đặc điểm của luận điểm HS phát hiện, GV khái quát Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (lập dàn ý)
- Mở bài.
- Thân bài.
- Kết bài.
II. Luyện tập
GV nêu yêu cầu bài tập: Lập dàn ý. Phân nhóm HS làm các phần.
Nhóm 1: Mở bài + kết bài.
Nhóm 2: Luận điểm 1.
Nhóm 3: Luận điểm 2.
Yêu cầu triển khai các ý theo trình tự lập luận: nêu luận điểm dẫn chứng + lí lẽ phân tích kết luận.
Bài tập: Lập dàn ý phân tích bài "Khúc hát ru những em bé...".
a. Mở bài:
- Giới thiệu thời gian tác phẩm ra đời 1969 (kháng chiến chống Mĩ)
- Bài thơ là lời ru tha thiết người mẹ đang địu con...
b. Thân bài:
* Tình cảm yêu thương trìu mến của người mẹ đối với con.
* Hình ảnh người mẹ trong công việc.
Khúc hát ru ... được nhiều người đọc yêu mến do đâu?
c. Kết bài: Khúc ca được nhiều người yêu mến bởi tình cảm bao la của người mẹ với con thật xúc động hiểu thêm tình mẹ.
c. Hướng dẫn học ở nhà.
- Tập viết một số đoạn văn cho phần thân bài trên.
- Nắm chắc đặc điểm dàn ý bài Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Chuẩn bị bài Mây và sóng.
*********************************
Duyệt và góp ý
 Tổ chuyên môn ban giám hiệu
................................................. ..............................................
.................................................	..............................................
.................................................	..............................................
.................................................	..............................................

Tài liệu đính kèm:

  • docG A Tuan 20 - 27.doc