Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 24

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 24

Hướng dẫn đọc thêm:CON CÒ

(Chế Lan Viên)

I. Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.

- Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca gợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.

- Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản trữ tình.

- Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

3. Thái độ:

- Qua bài học sinh tự ý thức việc thể hiện tình yêu thiêng liêng của mình với mẹ, từ đó chăm học, chăm làm để phần nào đền đáp công lao của mẹ.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
( Từ tiết 111 đến tiết 115)
- Hướng dẫn đọc thêm :Con cò
- Cách làm bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- Trả bài tập làm văn số 5
NS: 9/2/2012 
ND: 13/2/2012 
Tiết 111+ 112 
Hướng dẫn đọc thêm:CON CÒ
(Chế Lan Viên)
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Hểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.
- Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca gợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.
- Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một văn bản trữ tình.
- Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
3. Thái độ:
- Qua bài học sinh tự ý thức việc thể hiện tình yêu thiêng liêng của mình với mẹ, từ đó chăm học, chăm làm để phần nào đền đáp công lao của mẹ.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tư liệu về tác giả, tác phẩm.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt động lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Hãy điền từ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống trong những câu sau nói về bài văn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten”:
A. Tác giả của bài viết là La Phông-ten.
B. Qua bài viết, tác giả nhận xét: Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn nhà thơ dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.
C. Sức thuyết phục của bài viết thể hiện qua cách viết so sánh.
D. Mục đích chính của bài viết là bàn về đặc điểm tính cách của loài chó sói và cừu.
- Đáp án: A: Đ; B: S; C: Đ; D: S
2. Bài mới: Hát ru vốn rất quen thuộc và tự nhiên với các bà mẹ trong mỗi gia đình. Nhưng ngày nay mấy ai còn biết và nhớ đến những lời hát ru thân thuộc ấy. Chế Lan Viên với bài thơ Con cò như nhắc nhở một cách thấm thía về tình mẹ và và vai trò của lời hát ru.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
? Hãy nêu vài nét về tác giả Chế Lan Viên.
- Nhận xét và bổ sung: 
+ Là nhà thơ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
+ Phong cách nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên thường mang chất triết lý, suy tưởng và tính hiện đại.
Yêu cầu học sinh quan sát tranh tác giả
- Giới thiệu và đọc một vài câu trong bài thơ Tiếng hát con tàu.
? Nêu xuất xứ bài thơ Con cò.
- Viết năm 1962.
- Rút từ tập “Hoa ngày thường - chim báo bão”.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu chung 
- Cách đọc: đúng nhịp, giọng diễn cảm mang âm điệu da diết, trữ tình của lời ru.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào. Cấu trúc bài thơ có gì đặc biệt. 
-> Bắt đầu bằng những câu thơ có nhịp ngắn, lặp lại về câú trúc, sau đó là những câu thơ dài mở ra với những liên tưởng xa rộng hoặc suy ngẫm triết lí.
- Gọi HS đọc đoạn I, GV đọc đoạn II và yêu cầu 1 HS đọc đoạn còn lại.
- Nhận xét và uốn nắn cách đọc cho các em.
? Bao trùm lên bài thơ là hình tượng nào. Hình tượng ấy được diễn tả qua mấy đoạn, nêu nội dung từng đoạn.
- Nhận xét và kết luận: Có thể chia các đoạn nói về hình tượng con cò:
+ Đoạn I: Hình ảnh con cò qua lời ru với tuổi thơ.
+ Đoạn II: Hình ảnh cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ và trở nên gần gũi cùng con suốt chặng đời.
+ Đoạn III: Hình ảnh cò gợi suy ngẫm về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
HĐ3: Hướng dẫn HS phân tích văn bản 
? Hình tượng con cò trong thơ hiện ra qua những bài ca dao nào (phát hiện hình tượng con cò hiện ra qua ba bài ca dao).
? Ở hai bài ca dao đầu, hình ảnh con cò hiện ra qua những chi tiết nào.
- HS tìm những chi tiết chính trong các câu 5,6,7,8: Con cò bay la
 Con cò bay lả
 Con cò cổng phủ
 Con cò Đồng Đăng...
? Những chi tiết trên gợi cho em điều gì.
- GV: Gợi không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống xưa, từ làng quê đến phố xá. Hình ảnh con cò gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa.
? Trong bài ca dao thứ 2, hình ảnh con cò hiện ra qua những chi tiết nào.
- HS phát hiện chi tiết trong câu 11, 12, 13, 14:
 “ Con cò ăn đêm
 Con cò xa tổ
 Cò gặp cành mềm
 Cò sợ xáo măng...”
? Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng đến ai.
- Nhận xét và phân tích hình tượng người phụ nữ qua hình tượng con cò.
- Bổ sung thêm h/ảnh người phụ nữ qua một số bài thơ: Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non; Cái cò đi đón cơn mưa - Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
? Qua lời ru của mẹ, em bé có hiểu hết ý nghĩa của hình tượng cánh cò không.
- Chú ý 3 câu thơ cuối trong đoạn I.
- Bình và kết luận: Ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa thể hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru này. Chúng chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào để đón nhận tình yêu và sự che chở của người mẹ. 
? Vậy qua những lời ru, hình tượng con cò có ý nghĩa như thế nào.
TIẾT 2
HĐ1: Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh cò gần gũi với tuổi thơ và từng chặng đường mỗi người 
- Gọi HS đọc lại nội dung phần II.
? Ở đoạn II, hình ảnh cò gắn với cuộc đời mỗi con người qua những chặng đường nào.
- Phát hiện các thời điểm: 
+ Khi còn trong nôi.
+ Khi đi học.
+ Khi khôn lớn.
GV: Treo tranh yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa.
? Hình tượng con cò trong đoạn thơ trên được xây dựng bằng những nghệ thuật nào? Qua đó tác giả muốn thể hiện điều gì.
- Nhận xét và phân tích nghệ thuật liên tưởng, tưởng tượng. Hình ảnh cò như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường.
HĐ3: Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh cò gợi suy ngẫm và triết lý về hình ảnh người mẹ và lời ru 
Gọi HS đọc lại đoạn thơ cuối.
Treo tranh yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa
? Ở đoạn thơ này, hình ảnh cò hiện ra qua những chi tiết nào. Hình ảnh cò tượng trưng cho ai.
- Gợi ý HS tìm trong các câu sau và phát hiện hình ảnh con cò biểu tượng cho tấm lòng người mẹ: 
Dù ở gần con
.....................
 Cò sẽ tìm con
 Cò mãi yêu con.
- Có lẽ tác giả thấu hiểu tấm lòng người mẹ và khái quát thành một triết lý.
? Theo em, nhà thơ triết lý điều gì.
- Tìm trong các câu: Con dù lớn..... lòng mẹ vẫn theo con.
- Kết thúc bài thơ bài thơ bằng những câu mang âm hưởng lời ru:
 À ơi!
 Một con cò thôi,
 .........................
 Vỗ cánh qua nôi.
? Từ những câu mang âm hưởng lời ru ấy, tác giả muốn khái quát điều gì (nêu ý nghĩa lời ru đối với mỗi người).
- Kết luận: Từ suy tưởng, tác giả khái quát thành triết lý. Đó là cách thường thấy ở trong thơ Chế Lan Viên.
? Tình mẫu tử thiêng liêng hơn khi tác giả thể hiện bằng lời thơ truyền cảm của mình. Em sẽ thể hiện tình cảm và hành động gì để đền đáp công lao của mẹ?
HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết bài 
? Qua bài thơ trên tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Để chuyển tải nội dung trên, tác giả đã vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc.
- Nhắc lại các biện pháp được dùng trong thể thơ tự do nhưng có những câu mang dáng dấp thể thơ tám chữ; giọng thơ mang âm hưởng lời hát ru. Giọng điệu cả bài thơ còn là giọng suy ngẫm, có cả triết lí. Nghệ thuật liên tưởng, cách vận dụng ca dao vào bài thơ...
- GV khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu HS viết vào phiếu học tập và trình bày trước lớp.
- Nhận xét cách viết và bình thơ của HS.
- Yêu cầu 2-3 HS đọc bài thơ.
- HS khác nhận xét. GV bổ sung và uốn nắn cách đọc cho các em.
? Hãy kể tên một số bài thơ hoặc ca dao khác nói về hình tượng con cò.
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
- Chế Lan Viên( 1920- 1989) quê huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông là tên tuổi hàng đầu của thơ Việt Nam hiện đại.
2. Tác phẩm
- Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962
II. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Thể thơ: tự do
3. Bố cục: gồm 3 đoạn.
III. Phân tích:
1. Hình tượng con cò và ý nghĩa biểu trưng của nó:
 Con cò bay la
 .......................
 Con cò Đồng Đăng...
-> Tượng trưng cho vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống.
 “ Con cò ăn đêm
 Con cò xa tổ
 Cò gặp cành mềm
 Cò sợ xáo măng...”
-> Tượng trưng cho người phụ nữ lam lũ, nhọc nhằn.
Con chưa biết
Con chưa biết
Sữa mẹ nhiều chẳng phân vân.
-> Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ một cách vô thức.
=> Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người, qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân.
2. Hình ảnh cò gần gũi với tuổi thơ và từng chặng đường mỗi người:
Con ngủ yên
Cánh của cò đắp chung đôi
-> Khi con còn trong nôi: cò đứng canh giấc ngủ.
Mai khôn lớn đi học
Cánh trắng cò đôi chân
-> Khi con đi học: cò dìu bước con
Cánh cò trắng
Và trong hơi mát
-> Khi con trưởng thành: cò dõi theo bước con đi.
-> Nghệ thuật liên tưởng, cò tượng trưng cho lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đõ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
3. Hình ảnh cò gợi suy ngẫm và triết lý về hình ảnh người mẹ và ý nghĩa của lời ru:
 Dù ở gần con
 .....................
 Cò sẽ tìm con
 Cò mãi yêu con.
-> Cò tượng trưng cho người mẹ luôn bên con, làm chỗ dựa vững chắc cho con suốt cuộc đời.
 À ơi!
 Một con cò thôi,
 .........................
 Vỗ cánh qua nôi.
-> Lời ru là khúc hát yêu thương mang nhiều ý nghĩa sâu xa.
IV. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/48
V. Luyện tập, củng cố
2. Viết đoạn văn...
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài, trả lời các câu hỏi phần “Đọc - hiểu văn bản”
- Nắm được giá trị nhân văn cao đẹp và tài năng sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên
- Phân tích và cảm nhận về một đoạn thơ yêu thích trong bài.
*******************************************************************
NS: 10/2/2012
ND:13/2/2012
Tiết 113, 114 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Tìm hiêủ đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý và cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
3. Thái độ:
- Tự ý thức trong việc làm bài nghị luận theo đúng trình tự và mang tính thuyết phục.
III. Chuẩn bị:
- GV: Một số đề bài, dàn bài mẫu, bảng phụ.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
IV. Hoạt động lên lớp:
1. Bài cũ: 
? Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
? Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
2. Bài mới: Ở tiết 1 chúng ta đã tìm hiểu thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Vậy cách làm bài nghị luận này như thế nào?
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý 
- Yêu cầu 1HS đọc các đề bài trong SGK/51,52.
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau. Hãy chỉ ra sự giống nhau đó.
- Gợi ý HS: so sánh và chú ý yêu cầu nghị luận và đối tượng nghị luận rồi rút ra nhận xét.
-> Giống nhau: Đều nêu lên những tư tưởng, đạo lí cần bàn.
- GV: Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau không lớn lắm giữa các đề 1,3,10 là có mệnh lệnh; các đề còn lại không có nhưng vẫn đòi hỏi người viết phải vận dụng giải thích, chứng minh để bày tỏ suy nghĩ đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí. 
- Yêu cầu 2-3 em nêu một vài đề bài tương tự.
- Nhận xét và nêu một số đề:
+ Suy nghĩ về bài ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
+ Tinh thần đoàn kết.
+ Lòng yêu thương con người.
? Qua trên, hãy cho biết yêu cầu của đề bài một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách làm một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý 
- Yêu cầu HS đọc đề bài, GV ghi đề bài lên bảng.
? Hãy nêu các bước làm một bài tập làm văn thông thường. 
- Lưu ý HS: Suy nghĩ là thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí.
? Đề trên thuộc thể loại nào, yêu cầu người viết điều gì.
? Để làm được đề này, yêu cầu người viết cần phải có những tri thức nào (những hiểu biết về tục ngữ và các tri thức về đời sống).
? Đối với đề trên cần tìm những ý nào.
- Gợi ý HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ trên? (Nghĩa đen: “Nước” là thành quả mà con người hưởng thụ, “Nguồn” là những người làm ra thành quả Uống nước ở nơi nào phải nhớ đến nguồn tạo ra dòng nước ấy. Nghĩa bóng: Thành quả không tự nhiên mà có, cho nên người hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng).
+ Nội dung của câu tục ngữ thể hiện truyền thống, đạo lý gì của người Việt? (Là sự biết ơn, là trách nhiệm, là gìn giữ truyền thống đạo lý tốt đẹp).
+ Ngày nay đạo lý ấy có ý nghĩa như thế nào? (Nhắc nhở mọi người, nhất là thế hệ trẻ nguyên tắc làm người của người Việt Nam).
- Yêu cầu HS đọc dàn bài SGK/52,53.
? Theo em, để làm đề trên, cách lập dàn bài như vậy đảm bảo chưa.
- Nhận xét và giới thiệu kiểu dàn bài trên là dàn bài sơ lược.
? Từ dàn bài sơ lược trên, hãy lập dàn bài chi tiết.
- Yêu cầu HS thảo luận và trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và hoàn chỉnh dàn bài chi tiết: 
GV: Treo bảng phụ ghi dàn bài chi tiết.
a/ Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí (đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội).
b/ Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ
+ Nước là gì? Uống nước có ý nghĩa gì?
+ Nguồn là gì? Nhớ nguồn là như thế nào?
- Nhận định, đánh giá:
+ Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Nêu lên một nền tảng cho sự duy trì và phát triển của xã hội.
+ Là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
+ Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
c/ Kết bài: Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
? Qua trên, hãy cho biết: Dàn bài một bài văn nghị luận gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
- GV nhận xét và khái quát.
TIẾT 2
HĐ3: Hướng dẫn HS cách viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý 
- Yêu cầu HS đọc phần mở bài.
? Có mấy cách mở bài, đó là những cách nào.
- Nhận xét và giới thiệu HS có hai cách:
+ Đi từ cái chung đến cái riêng.
+ Đi từ thực tế đến đạo lý.
? Ngoài hai cách trên còn có cách nào khác (trả lời theo kinh nghiệm viết văn của mình).
- GV giới thiệu thêm một số cách: Có thể nêu vấn đề có ý nghĩa đối lập (Ngày nay con người đang hưởng thụ những thành quả tốt đẹp nhất của cuộc sống nên dễ dàng quên đi những người đã tạo ra nó. Để nhắc nhở mọi người về thái độ trên, người xưa có câu “Uống nước nhớ nguồn”...). Hoặc bằng cách kể một câu chuyện nhỏ về lòng biết ơn
- Khuyến khích HS cần có những cách mở bài sáng tạo hơn.
- Gọi HS đọc phần thân bài.
? Phần thân bài cần tập trung làm rõ những vấn đề nào.
- Chia nhóm, yêu cầu HS viết thành những câu và đoạn văn có liên kết hoàn chỉnh: Nhóm 1,2,3 viết đoạn giải thích nội dung câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn; nhóm 4,5,6 viết đoạn nhận định đánh giá câu tục ngữ.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Hướng dẫn HS nhận xét, GV uốn nắn cách dùng từ, đặt câu, liên kết đoạn cho các em.
- Yêu cầu HS đọc phần kết bài.
? Có mấy cách kết bài. Đó là những cách nào.
-> Đi từ nhận thức đến hành động hoặc tổng kết ý kiến.
? Sau khi viết bài, bước cuối cùng người viết cần làm gì, vì sao.
? Qua các ví dụ hãy cho biết cách làm một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý gồm mấy bước. Đó là những bước nào.
? Dàn bài bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý gồm mấy phần, nêu nội dung từng phần.
- GV nhận xét, khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK/54.
HĐ4: Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Yêu cầu HS lập dàn ý cho đề Tinh thần tự học
- Gợi ý HS có thể viết theo các ý sau:
+ Học là gì?
+ Thế nào là tự học?
+ Vì sao phải có tinh thần tự học?
- Yêu cầu HS trình bày bài viết.
- GV nhận xét và uốn nắn cách viết cho các em.
- Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý?
- Dàn bài một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý gồm mấy phần. Nêu nội dung từng phần?
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
- Nêu ra một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Yêu cầu phải vận dụng giải thích, chứng minh để bày tỏ suy nghĩ đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí. 
II. Cách làm một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
* Đề bài: Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a. Tìm hiểu đề:
- Tính chất: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
b. Tìm ý:
- Tìm nghĩa của câu tục ngữ (giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng).
- Liên hệ thực tế (đặt câu tục ngữ trong một số hoàn cảnh cụ thể...).
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài
b. Thân bài
c. Kết bài
3. Viết bài
a. Mở bài:
b. Thân bài:
- Giải thích nội dung câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
- Nhận định đánh giá câu tục ngữ.
c. Kết bài:
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
* Ghi nhớ: SGK/54
III. Luyện tập:
 Lập dàn bài cho đề Tinh thần tự học.
? Trong các đề sau, đề nào không phải là đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Lòng biết ơn thầy cô giáo cũ.
Bàn về yếu tố tưởng tượng trong truyện cổ tích.
? Nêu yêu cầu của đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
4. Hướng dẫn tự học
- Hoàn chỉnh dàn bài chi tiết cho đề: Suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
- Học bài, tìm hiểu Cách viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý (tt)
- Làm bài tập phần Luyện tập.
- Học bài, hoàn chỉnh bài tập phần Luyện tập.
- Soạn bài Viếng lăng Bác:
+ Đọc văn bản và chú thích SGK.
+ Trả lời câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản.
NS:13/2/2012
ND:17/2/2012 
Tiết 114: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. Mức độ cần đạt: .
1. Kiến thức:
- Đối chiếu bài viết của mình với kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng: 
- Nhận rõ những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình
- Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nói riêng và kiểu bài nghị luận nói chung.
- Sửa những lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả
III. Chuẩn bị:
- GV: Bài viết của HS, đáp án - biểu điểm
- HS: Xem lại cách làm bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
IV. Hoạt động lên lớp:
I. Bài cũ: 
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS (Tiết 114).
- Nêu dàn bài của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II. Bài mới: Nêu yêu cầu của tiết trả bài.
1. Phát bài: 
- Yêu cầu lớp trưởng phát bài cho các bạn.
- HS trao đổi, nhận xét bài làm lẫn nhau.
2. Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong bài làm .
a. Ưu điểm: 
- Nêu nội dung phần lí thuyết ở câu 1 đầy đủ
- Đa số HS viết đúng kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày phù hợp, có sự đầu tư.
b. Tồn tại: 
- Một số em chưa có sự đầu tư nên bài viết còn sơ sài.
 - Bố cục các phần chưa hợp lý, nhất là phần mở bài và thân bài
- Mắc nhiều lỗi chính tả
- Chữ viết cẩu thả, tẩy xóa nhiều trong bài viết
- Dùng từ chưa chính xác
- Mắc lỗi lặp từ
3. Chữa lỗi: 
- Yêu cầu HS xây dựng dàn bài của đề bài trên.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh và đưa ra đáp án để HS đối chiếu.
- Yêu cầu những em viết sai lỗi chính tả lên viết lại một số từ theo yêu cầu của GV.
- Yêu cầu những em dùng từ sai sửa lại câu văn cho đúng.
4. Ghi điểm vào sổ: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24(1).doc