Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 26

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 26

TUẦN 26

TIẾT 120

 Tập làm văn:

NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Đặc điểm yêu câu và các làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).

 2. Kĩ năng:

 - Xác định các bước làm bài, viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với yêu cầu đã học .

 3. Thái độ:

 - Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) .

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Sự chuẩn bị của các nhóm

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là vấn đề về nhân vật sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Để đi tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
TIẾT 120
 Tập làm văn: 
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Đặc điểm yêu câu và các làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 2. Kĩ năng: 
 - Xác định các bước làm bài, viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với yêu cầu đã học .
 3. Thái độ: 
 - Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) .
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Sự chuẩn bị của các nhóm
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là vấn đề về nhân vật sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Để đi tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:
GV: Thế nào là nghị luận? 
- Văn nghị luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quam điểm nào đó hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống.
GV Cho học sinh đọc bài văn trang 61,62? 
GV: Vấn đề nghị luận trong bài văn trên là gì? 
GV: Bài văn nghị luận phân tích đánh giá về nhân vật nào trong văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” 
- Nhân vật anh thanh niên.
GV: Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản? 
GV: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là chúng ta làm gì? (Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật , sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể?
GV: Giữa nhan đề và chủ đề của văn bản có mối quan hệ như thế nào với nhau?
I./ TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 
1. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)?
a) Vấn đề nghị luận: 
 Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ đáng yêu của nhân vật anh thanh niên.
b)Nhan đề: 
Người cô độc nhất thế gian
Một lẽ sống đẹp
Một vẽ đẹp lặng lẽ nơi Sa Pa. 
Sức mạnh của niềm đam mê
Sa Pa không lặng lẽ.
Xao xuyến Sa Pa.
HOẠT ĐỘNG 2: 
-Xác định ranh giới phần mở bài? Nhiệm vụ của phần mở bài? ( Vấn đề nghị luận trong phần mở bài này gì)? 
- Xác định ranh giới phần thân bài? Nhiệm vụ của phần thân bài?
Luận điểm 1: 
GV: Đoạn từ “trước tiênbớt cô đơn? 
GV: Tìm luận điểm đoạn văn trên? 
GV: Tìm các luận cứ chứng minh cho luận điểm trên? 
Luận điểm 2: 
GV: Đoạn từ “Sống trong hoàn cảnh đáng quý? 
GV: Tìm luận điểm đoạn văn trên? 
GV: Tìm các luận cứ chứng minh cho luận điểm trên? 
Luận điểm 3: 
 GV: Đoạn từ “Công việc.đất nước? 
GV: Tìm luận điểm đoạn văn trên? 
GV: Tìm các luận cứ chứng minh cho luận điểm trên? 
GV: Em có nhận xét gì cách trình bày nội dung đoạn văn? ( Diễn dịch) 
GV: Vậy, khi nhận xét đáng giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, ta dựa trên cơ sở nào? 
2/ YÊU CẦU CỦA BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁ C PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 
a) Mở bài: Từ “ Gấp lạikhó phai mờ”
 Nêu vấn đề nghị luận ( Luận điểm xuất phát)
b)Thân bài: “ Trước tiên cho đất nước” 
 Phân tích diễn giải từng luận điểm( hệ thống luận điểm,luận cứ) 
Luận điểm 1: “yêu đời, yêu nghề trách nhiệm với công việc” 
- Luận cứ 1: Hoàn cảnh sống 
- Luận cứ 2: Công việc
- Luận cứ 3: Yêu công việc
- Luận cứ 4: Lo toan cuộc sống 
Luận điềm 2: “ Vẻ đẹp của lòng hiếu khách” 
- Luận cứ 1: Vui được đón khách 
- Luận cú 2: Đón mọi người đến thăm nơi mình ở.
- Luận cứ 3: Tấm lòng hiếu khách.
Luận điềm 3: “ Vẻ đẹp của lòng khiêm tốn” 
- Luận cứ 1: Thấy đóng góp của mình là nhỏ bé
- Luận cứ 2: Anh thấm thía cái nghĩa tình của mảnh đất sapa
=> Nhận xét: Diễn dịch (Rõ ràng, ngắn gọn tạo ấn tượng được người đọc)
c) Kết bài: “ Bằng một cốt truyện  thật đáng tin yêu” 
 Khẳng định, nâng cao vấn đế nghị luận.
HOẠT ĐỘNG 3: 
GV: Em có nhận xét gì về các luận điểm, luận cứ được nêu ra trong bài văn? 
 GV: Vậy, khi nhận xét đáng giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, ta dựa trên cơ sở nào? 
GV: Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản? 
3. Nhận xét: 
- Rõ ràng, ngắn gọn tạo ấn tượng được người đọc.
- Từng luận điểm đã phân tích chứng mính rõ ràng, với những dẫn chứng cụ thể. Các luận cứ đều xác đáng sinh động vì đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm.
- Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, bố cục chặt chẽ..
Nhận xét về cách dẫn dắt, lập luận của bài văn:
Nêu vấn đề nghị luận: Anh thanh niên thể hiện rõ nét vẻ đẹp cao quý đáng khâm phục
Luận điểm 1:
- Yêu đời, yêu nghề, trách nhiệm với công việc
- Chứng minh bằng dẫm chứng, cụ thể trong tác phẩm.
Luẩn điểm3:
- Vẻ đẹp của lòng khiêm tốn 
- Chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm
Luận điểm 2:
- Hiếu khách, nồng nhiệt, quan tâm đến người khác
- Chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm
Chốt lại, nâng cao vấn đề: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu 
HOẠT ĐỘNG 4: 
GV: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện đoạn trích? 
GV: Yêu cầu của văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? 
GV: Bốc của bài nghị luận về một tác phẩm đoạn trích? 
4/ GHI NHỚ: 
Thế nào nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Yêu cầu của văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? 
- Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
c) Bố cục của bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? 
 Cần có bố cục mạch lạc, có lối văn chuẩn xác, gợi cảm.
II/ LUYỆN TẬP: 
1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: 
a) Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì? 
 Tình thế nghiệt ngã của nhân vật Lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này.
b) Những ý kiến chính: 
- Đấu tranh nội tâm giữa cái sống và cái chết .
- Hành động chuẩn bị cho cái chết của Lão Hạc
- Sự nhận thức, đánh giá về nhân vật Lão Hạc.
4. Củng cố:
_ Thế nào nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? 
_ Yêu cầu của văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
_ Bốc cục của bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? 
5. Dặn dò:
_ Nắm được nội dung bài học.
_ Chuẩn bị bài: “ Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ”
TUẦN 26 
TIẾT 121--* 
Tập làm văn: 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Đề bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 - Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 2. Kĩ năng: 
 - Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 - Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài viết bài, đọc lại các bài viết và sửa chữa cho bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
 3. Thái độ: 
 - Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) .
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
Yêu cầu của văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
 Bố cục của bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là vấn đề về nhân vật sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Để đi tìm hiểu các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: 
GV: Cho học sinh đọc 4 đề trong SGK trang 64, 65? 
GV: Các đề bài trên, xác định vấn đề nghị luận và yêu cầu của đề?
GV: Các từ “Suy nghĩ”, “Phân tích” cho ta biết giữa các đề bài có sự giống nhau và khác nhau như thế nào? 
I/ ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 
1/ Vấn đề nghị luận: 
a) Đề 1: (Nhân vật) 
Vấn đề nghị luận: Thân phận người phụ nữ trong XH cũ 
Yêu cầu: Qua nhân vật Vũ Nương nêu lên những nhận xét về thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
b) Đề 2: (Cốt truyện) 
Vấn đề nghị luận: Diễn biến cốt truyện
Yêu cầu: Phân tích những đặc điểm nổi bật trong cốt truyện.
c) Đề 3: ( Nhận vật) 
Vấn đề nghị luận: Thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích.
Yêu cầu: Nêu lên suy nghĩ của bản thân về thân phận Thúy Kiều.
d) Đề 4: (Chủ đề) 
Vấn đề nghị luận: đời sống tình cảm gia đình.
Yêu cầu: Suy nghĩ của bản thân về vấn đề tình cảm đời sống gia đình trong chiến tranh. 
2/ Điểm giống và khác nhau giữa các đề: 
Giống nhau: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
Khác nhau: ( Mệnh đề) 
Từ“suy nghĩ” à xuất hiện từ sự hiểu biết mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
- Từ “ Phân tích” Xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG 2: 
GV: Cho học sinh đề văn trong SGK trang 65? 
GV: Các thao tác tìm hiểu đề? 
GV: Vây, khi tìm hiểu đề bài là, cần xác định yêu cầu gì? 
Đề: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn: “Làng” của Kim Lân. 
-Đọc đề và gạch chân từ ngữ quan trọng.( Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân
 + Thể loại
 + Nội dung 
 + Phạm vi kiến thức
II/ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH) ( 4 bước) 
1.BƯỚC 1: (Tìm hiểu đề và tìm ý) 
a) Tìm hiểu đề: 
_ Thể loại: Nghị luận về nhân vật văn học.
_ Nội dung: Nhân vật Ông Hai
_ Phạm vi kiến thức: Tác phẩm “ Làng” của Kim Lân
HOẠT ĐỘNG 3: 
GV: Người ta thường đưa ra những dạng câu hỏi nào để tìm ý chính liên quan đến đến vấn đề cần nghị luận? 
GV: Cho học sinh tìm ý câu hỏi trong SGK? 
GV: Sau hi thực hiện, GV hệ thống hóa theo bản phụ? 
b) Tìm ý: 
1. Cái gì là nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai? 
1. Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước 
2. Tình yêu làng yêu nước được bộc lộc trong những tình huống nào? 
2. – Nghe tin đồn làng theo giặc
- Khi nghe tin cải chính 
3. Tình yêu ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể? 
3.- Trong cuộc kháng chiến chống 
4. Tìm chi tiết đặc sắc chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai? 
4. Cử chỉ, hành động, lời nói, tâm trạng của ông Hai.
HOẠT ĐỘNG 4: 
GV: Cho học sinh đọc mục mở bài? 
GV: Nhiệm vụ phần mở bài? 
GV_ Cho học sinh đọc mục thân bài? 
GV: Nhiệm vụ phần thân bài? 
GV: Cho học sinh đọc mục kết bài? 
GV: Nhiệm vụ phần kế ... o mùa được diễn tả rất tinh tế với phép nhân hóa . Nhà thơ đã cụ thể hóa cái vô hình của ranh giới mùa thành cái hữu hình
GV : Có những biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong khổ thơ này ? 
GV : Qua cách cảm nhận tín hiệu không gian rộng lớn và các hình ảnh , em thấy tình cảm của nhà thơ bộc lộ như thế nào ? 
( Cả ba hình ảnh trên là tín hiệu của thu sang vương lại một chút gì cuối hạ. Nhà thơ đã mở rộng tầm nhìn quan sát lên chiều cao ( chim) chiều rộng ( mây) chiều dài ( sông) cả ba hình ảnh đó, đều vận động có tính chất người. Phải chăng có sợi giây tơ duyên đồng cảm giữa con người và thiên nhiên.
d2/ QUANG CẢNH ĐẤT TRỜI NGÃ DẦN SANG THU : 
- Sông – dềnh dàng
- Chim – bắt đầu vội vã
- đám mây – vắt nửa mình sang thu 
=> Nghệ thuật : Nhân hóa, từ láy gợi hình
=> Đất trời biến chuyển sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt.
 Sông / được lúc/ dềnh dàng
- Đối 
 Chim/ bắt đầu / vội vã
=> Diễn tả những vận động tương phản của các sự vật.
HOẠT ĐỘNG 4: 
GV: Khổ thơ đã nói đến những sự vật, hiện tượng thiên nhiên nào? 
( nắng , mưa, sấm.) => là những ẩn dụ, cho những thay đổi , vang động của cuộc đời, xã hội cũng là những thay đổi của tuổi đời sang thu, nghĩa là tuổi đời của con người đã từng trải) 
GV: Em hiểu gì về con người trước lúc sang thu? 
+ Yêu thiên nhiên, yêu đất nước , yêu con người.
+ Chấp nhận, bình tĩnh sống vì lòng tin.
3/ CẢM CÚC CỦA NHÀ THƠ:
 CẢNH
 Bản lĩnh, cứng cỏi
 (Vững vàng trước 
 Nắng - mưa - sấm Hàng cây t hử thách ) 
( Vẫn còn – đã vơi - cũng bớt ) ( đứng tuổi ) Điềm tĩnh
 ( Chín chắn , trầm lặng) 
 Hạ nhạt dần Thu đậm nét 
 Sấm : vang động, bất thường của ngoại cảnh 
= > Ý NGHĨA ẨN DỤ của cuộc đời 
 Hàng cây đứng tuổi: con người từng trải
HOẠT ĐỘNG 5: 
GV: Nhận xét khái quát về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ? 
GV: Tóm tắt tư tưởng chủ đề của văn bản? 
Ôi hay ! hu đã tới rồi sao 
Thu trước vừa qua mới độ nào 
 ( Chê Lan Viên) 
Như có vàng bay trong nắng
Những hàng cây sáng trên cao
Có phải mùa thu về 
Bên đầm sen úa nâu 
 ( Nguyễn Đình Thi) 
III/ TỔNG KẾT: (Ghi nhớ SGK)
a. Nghệ thuật : 
- Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ỏ nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ ( Bỗng, phả, hình như...) phép nhân hóa : ( Sương chùng chình, sông được lúc dềnh dàng.....) Phép ẩn dụ( Hàng cây đứng tuổi )
b. Nội dung :
- Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
IV/ LUYỆN TẬP: 
1/ Học thuộc lòng bài thơ? 
2/Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ nói về mùa thu ? 
3/ Nếu vẽ tranh minh họa, em sẽ vẽ cảnh gì để minh họa cho bài thơ này? Vì sao? 
4/ Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ? 
4.Củng cố:
_ Học thuộc lòng bài thơ.
_ Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong bài
_ Sưu tầm thêm một vài đoạn thơ, bài thơ viết về mùa thu, cảm nhận để thấy được nét đặc sắc của mỗi bài.
5.Dặn dò:
Học thuộc lòng nội dung bài học.
_ Chuẩn bị bài: “ Nói với con”
TUẦN 26 
TIẾT 123 
Văn bản:
 NÓI VỚI CON
 - Y Phương-
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bề bỉ của “người đồng mình”và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.
 - Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.
 - Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc – Hiểu một văn bản thơ trữ tình.
 - Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.
 3. Thái độ: 
 - Biết yêu thương và kính trong mẹ.
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ:
Tác giả, tác phẩm? 
Nội dung nghệ thuật của bài thơ Sang Thu? 
Nhà thơ Hữu Thỉnh đã cảm nhận tín hiệu mùa thu bắt đầu từ đâu, qua hình ảnh nào? 
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong nguồn cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng tác giả lại có cách nói xúc động của riêng mình. Đều tạo nên cái riêng, độc đáo ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
- HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ( Theo nội dung SGK)
? Nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- GV: Nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác bài thơ và một số sáng tác của ông.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Tên khai sinh : Hứa Vĩnh Sước
- Dân tộc Tày - Sinh năm : 1948 - Quê: Cao Bằng
- Hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng
2.Tác phẩm: 
HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản ,Phân tích văn bản
- GV : Hướng dẫn HS đọc : Yêu cầu đọc To, rõ, chính xác, giọng ấm áp, yêu thương, ngọt ngào
- GV đọc mẫu -> 2 HS đọc
- Nhận xét việc đọc của HS
? Giải thích các từ khó :SGK
? Em có nhận xét gì về thể thơ,nhịp thơ?
? Tìm bố cục bài thơ, nêu ý mỗi phần?
 ( HS Thảo luận xác định 3 phút)
- Gv: Khẳng định lại bố cục bài thơ
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: Chia làm hai phần
P1: Từ đầu à “đẹp nhất trên đời”
- Con lớn trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
P2: Còn lại
- Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
-> Bố cục lô gic, chặt chẽ
b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình
c. Đại ý:
d. Phân tích :
GV : Tình cảm cội nguồn yêu thương được thể hiện qua những câu thơ nào ? 
GV:.lưu ý 4 câu thơ đầu và cho biết ý nghĩa của nó ? 
_ Giảng : Con cái lớn lên trong sự gầ gữi và yêu thương , nâng đỡ của cha mẹ. Đây là hình ảnh mộ gia đình đầm ấm, quất quýt. Cha mẹ là chổ dựa vững chắc của cuộc đời bé. Mỗi bước đi trong cuộc đời con bắt đầu từ sự dạy dỗ, dìu dắt của cha mẹ.
- Cách nói bóng gió diễn tả gần gũi, yêu thương chăm sóc của gia đình, diễn tả mái ấm gia đình, câu thơ gợi cảm giác sâu sắc.
GV : Tình cảm gia đình được thể hiện qua hai câu thơ sau như thế nào : «  Một bước....tiếng cười » 
GV : Lời cha nói với con lần đầu tiên là gì ? 
GV : Em hiểu «  Người đồng mình » là gì ? Có thể thay thế cụm từ này bằng những từ nào khác không ? 
- « Người đồng mình » - > Người bản xứ ( làng ,quê) mình. Đây là cách nói riêng, mộc mạc mang tính địa phương của người Tày.
GV : Những hình ảnh về người đồng mình mà cha muốn muốn con ghi nhớ là gì ? Những hình ảnh đó có ý nghĩa gì ?
- GV : Em cảm nhận gì về điều người cha muốn nói với con? 
( Đó là tình cảm cội nguồn, tình cảm thiêng liêng cao quí và rất đáng tự hào. Nó sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dào nuôi lớn tâm hồn con người)
GV : Cảm nhận của em về quê hương qua đoạn thơ trên?
d1. CHA NÓI VỚI CON VỀ CỘI NGUỒN TÌNH YÊU THƯƠNG
a) Tình cảm cha mẹ dành cho con : 
- Chân phải - cha Con lớn lên 
- Chân trái - mẹ trong sự gần 
 đi gũi và yêu 
- Bước thương, nâng 
 Cười đỡ của cha mẹ
=> Nghệ thuật :Liệt kê, động từ.
b) Tình cảm quê hương: 
- Người đồng mình yêu lắm con ơi
- Đan lờ cài nan hoa 
- Vách nhà ken 
- Rừng cho hoa 
- Con đường cho những tấm lòng
=> Nghệ thuật: Nhân hóa, ẩn dụ.
=> Quê hương mang vẻ đẹp truyền thống văn hóa và giàu tình nghĩa.
Tiểu kết: Tình cảm cảm nguồn , nuôi sống tâm hồn con người.
HOẠT ĐỘNG 3: 
GV : Người cha nói với người con về những đức tính, phẩm chất gì của “ Người đồng mình” ? Từ đó nhắc nhở con trên đường đời con phải làm gì? 
- Hoàn cảnh sống vất vả ( cao , xa), cuộc sống còn cực nhọc, đói nghèo nhưng người đồng mình “ Nuôi chí lớn” ( Hoán dụ) sống mạnh mẽ, phóng khoáng , bền bỉ, gắn bó với quê hương, hun đúc ý chí.( 2 câu đầu ) 
Bình : hai câu thơ chỉ có 4 chữ đăng đối như tục ngữ, đúc kết một thái độ, một các ứng xử cao quý.
- Con người sống mộc mạc nhưng giàu chí khí niềm tin “Thô sơ da thịt”- hình thức thô mộc, giản dị nhưng có chí lớn. mong ước xây dựng quê hương ( hoán dụ) ( 2 câu tiếp theo ) 
GV: em hiểu như thế nào về từ “ Cao , xa”, Thô sơ da thịt”, “nhỏ bé đâu con”, “ tự đục đá kê cao quê hương” ? 
- tự đúc đá kê cao quê hương-> bằng sự lao động cần cù nhẫn nại hằng ngày, họ đã làm nên quê hương với truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp ( Liên hệ từ hang Pắc Bó, Bác Hồ đã nhóm lửa giữa lòng dân) 
2. SỨC SỐNG BỀN BỈ MẢNH LIỆT CỦA QUÊ HƯƠNG : 
- Cao đo nỗi buồn 
- Xa nuôi chí lớn 
- Người đồng mình thô sơ da thịt 
- Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
tự đúc đá kê cao quê hương
= Nghệ thuật: Hoán dụ, ẩn dụ.
= > Con người sống mộc mạc, vất vả nhưng giàu chí khí niềm tin. 
GV: Lời nhắc nhở của người cha là bài học đạo lí ở đời được thể hiện qua những câu thơ nào? 
Bình : Lời cha dặn được lặp đi lặp lại nhiều nhiều lần “ Thô sơ da thịt” “ Không bao giờ nhỏ bé” càng trở nên da diết .Cha truyền con nối, cha truyền cho con những điều có ý nghĩa lớn lao nhất về một âm thế , một bản lĩnh, một dáng đứng. hai tiếng cuối là cả một tấm lòng cha bao la, nó tạo ra một không khí gia đình ấm áp tình cha con. Lời thơ giả dị, chắc nịch mà lay động thấm thía.
GV: Từ đó nhắc nhở con trên đường đời con phải làm gì? 
- .không chê đá gập ghềnh
- .không chê thung nghèo đói
- Sống như con như suối 
- Lên thác xuống nghềnh 
- Không lo cực nhọc
= > Nghệ thuật : So sánh, thành ngữ, điệp ngữ 
=> sống nghĩa tình thủy chung với quê hương, kế tục phát triển truyền thống của quê hương,tự tin vững bước trên đường đời.
HOẠT ĐỘNG 4: 
GV: Nhận xét khái quát về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ? 
GV: Tóm tắt tư tưởng chủ đề của văn bản?
III/ TỔNG KẾT: Ghi nhớ (SGK)
1/ Nghệ thuật: 
- Có giọng điệu thủ thỉ tâm tình tha thiết, trìu mến, xây dựng hình ảnh vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc và giàu chất thơ.
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
2/ Nội dung: 
 - Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết cả cha mẹ dành cho con cái; Tình yêu niềm tự hào về quê hương đất nước.
.
IV/ LUYỆN TẬP: 
1/ Học thuộc lòng bài thơ? 
2/Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ nói về tình cảm cha mẹ, mẹ con , gia đình? 
3/ Nếu vẽ tranh minh họa, em sẽ vẽ cảnh gì để minh họa cho bài thơ này? Vì sao? 
4/ Đặc mình là nhân vật người con trong bài thơ, soạn một bài nói ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha mẹ nói với con? 
4.Củng cố:
_ Học thuộc lòng bài thơ.
_ Cha nói với con về cội nguồn tình yêu thương? 
_ Sức sống bền bỉ mảnh liệt của quê hương?
5. Dặn dò:
Học thuộc lòng nội dung bài học.
_ Chuẩn bị bài: “Luyện tập bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(51).doc