Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 27

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 27

I. Mức độ cần đạt. Giúp cho học sinh

 Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.

 II. Trọng tâm kiến thức.

 1. Kiến thức

 - Tình mẫu tử thiêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người trên mây và sóng.

 - Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.

 2. Kĩ năng.

 - Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.

 - Phân tích để thấy rõ được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

 3. Giáo dục: Lòng yêu thương ông bà, cha mẹ.

III.Hướng dẫn thực hiện.

 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ): Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn.

 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ): Kiểm tra bài soạn của học sinh.

[?] Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Nói với con.

[?] Người cha qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn gởi gắm điều gì?

[?] Cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ trong bài thơ mang đậm phong vị miền núi. Hãy phân tích và làm sáng tỏ.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần học 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 tiết 126. MÂY VÀ SÓNG
 Soạn:............................ Ra-bin-đra-nát Ta-go
Dạy:..............................
I. Mức độ cần đạt. Giúp cho học sinh 
 Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.
 II. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức
 - Tình mẫu tử thiêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người trên mây và sóng.
 - Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
 2. Kĩ năng.
 - Đọc hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
 - Phân tích để thấy rõ được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
 3. Giáo dục: Lòng yêu thương ông bà, cha mẹ.
III.Hướng dẫn thực hiện.
 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ): Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn.
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ): Kiểm tra bài soạn của học sinh.
[?] Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Nói với con.
[?] Người cha qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn gởi gắm điều gì?
[?] Cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ trong bài thơ mang đậm phong vị miền núi. Hãy phân tích và làm sáng tỏ.
 3. Bài mới ( 35 phút )
 *Giới thiệu bài mới: Hãy kể tên những văn bản đã học từ lớp 6 ® 9 nói về tình mẹ con (Cổng trường mở ra – Lý Lan (7); Mẹ tôi – Amixi (7); Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng (8); Khúc hát ru  (9); Con cò (CLV 9). Mây và sóng (Tago – Ấn Độ) là một trong những bài thơ hay về đề tài này. Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu trong văn học
Hoạt động của giáo viên 
Hđ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc văn bản.
[?] Nêu đôi nét chính về tác giả?
Học sinh dựa vào SGK nêu một số nét chính.
  Giáo viên nói: Tago là nhà thơ gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình. Trong 6 năm (1902 – 1907) ông mất năm người thân:
Vợ (1902); con gái (1904); cha và anh (1905); con trai (1907). Phải chẳng đó là nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình trở thành một trong những đề tài quan trọng của thơ Ta-go.
[?] Yêu cầu học sinh nêu đôi nét chính về tác phẩm (Năm xuất bản, thể loại, phương thức biểu đạt chính ) 
Học sinh phát biểu. Giáo viên nhận xét.
[?] Gọi học sinh giải thích từ Ngao du.
Học sinh giải thích. Ngao du: đi dạo chơi đó đây. Từ này gặp trong bài “Đi bộ ngao du” Tác giả Ru-xô nhà văn Pháp.
[?] Bài thơ là lời ai nói với ai, gồm mấy phần?
O. Bài thơ là lời của con bé nói với mẹ gồm 2 phần: 
1. Từ đầu ® xanh thẳm
2. Còn lại.
[?] Giữa hai phần có điểm nào giống và khác nhau.
Giống nhau: số dòng thơ, có sự lặp lại một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh.
Mỗi phần lời em bé gồm:
- Lời rủ rê - Lời từ chối - Trò chơi của bé
Điểm khác nhau:
Lời tâm tình đặt trong 2 lời thử thách khác nhau diễn tả tình cảm dạt dào, trào dâng của em bé.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
[?] Những người sống trên mây, trên sóng đã nói gì với em bé?
D. Học sinh thảo luận và phát biểu:
- Những người sống trên mấy, trên sóng vẽ ra thế giới vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc
- Cách đến hòa nhập với họ rất thú vị và hấp dẫn.
Giáo viên nhận xét: Thiên nhiên rực rỡ, bao điều bí ẩn, bao điều mới lạ hấp dẫn tuổi thơ. Dường như khó thể từ chối lời mời gọi. Nhưng điều gì đã níu em lại?
[?] Lý do nào đã khiến em bé từ chối lời mời gọi đó? Gợi ý : đọc lại lời nói của bé.
Học sinh thảo luận và phát biểu:
- Mẹ mình đang đợi mình ở nhà.
- Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà.
® Lời từ chối của bé là do sức níu giữ của tình mẫu tử.
Giáo viên nói: Dĩ nhiên, bé đầy luyến tiếc cuộc vui chơi nhưng tình thương mẹ đã thắng.
[?] Em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi như thế nào?
Học sinh phát biểu:
- Con là mây mẹ là trăng.
- Con là sóng mẹ là bờ.
- Hai tay con nâng mặt mẹ
- Con lăn, lăn mãi
[?] Hình ảnh thiên nhiên ở đây mang ý nghĩa gì?
Hình ảnh thiên nhiên ở đây mang ý nghĩa tượng trưng cho tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt.
[?] Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nhận xét đôi nét về nghệ thuật của bài thơ ( Bố cục bài thơ; sự sáng tạo hình ảnh thiên nhiên )
[?] Em hãy cho biết ý nghĩa của văn bản?
Học sinh phát biểu. Gv nhận xét và ghi bảng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Học sinh đọc văn bản.
Học sinh nêu đôi nét về cuộc đời của tác giả.
Hs nêu một số nội dung theo yêu cầu câu hỏi.
Học sinh chỉ ra điểm giống và khác nhau.
Học sinh chỉ ra lời nói.
Học sinh nêu lí do từ chối.
Hs phát biểu.
Hs thảo luận và nêu ra giá trị nghệ thuật trong bài thơ.
Hs nêu ý nghĩa văn bản.
I. Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả: (1861 – 1941)
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học ( 1913 )
- Để lại gia tài văn hóa, nghệ thuật đồ sộ.
- Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả.
 2. Tác phẩm.
- Bài thơ xuất bản năm 1909.
- Thể loại: Thơ văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
 3. Từ khó: Ngao du.
 4. Bố cục: gồm 2 phần.
Mỗi phần đều gồm:
- Lời rủ rê.
- Lời từ chối.
- Trò chơi của bé.
II. Đọc- hiểu văn bản.
 1. Nội dung.
a. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng, sức hấp dẫn của những trò chơi đối với em bé. 
- Vẽ ra thế giới vô cùng hấp dẫn: vũ trụ rực rỡ sắc màu, bình vàng, vầng trăng bạc,
- Cách đến hòa nhập với họ rất thú vị và hấp dẫn.
b. Lời từ chối của bé
- Bé từ chối là do sức níu giữ của tình mẫu tử.
® Lòng mẹ yêu con, con thương mẹ thật da diết.
* Đây: chính là tinh thần nhân văn sâu sắc (vượt lên ham muốn) ® là sức mạnh của tình mẫu tử.
c. Trò chơi của bé
- Con là mây mẹ là trăng.
- Con là sóng mẹ là bờ.
- Hai tay con nâng mặt mẹ
- Con lăn, lăn mãi
→ Những trò chơi ấm áp tình mẹ. Thiên nhiên tượng trưng cho tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
 2. Nghệ thuật.
- Bố cục bài thơ thành hai phần giống nhau ( Thuật lại lời rủ rê- Lời từ chối và lí do- Trò chơi sáng tạo của bé)- sự giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời.
- Sáng tạo hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh kì ảo song rất sinh động và chân thật.
 3. Ý nghĩa văn bản.
Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
III. Hướng dẫn tự học
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Liên hệ những bài thơ đã học nói về tình mẹ.
4. Củng cố dặn dò ( 5 phút )
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Soạn bài ôn tập.
Tuần 27 Tiết 127 ÔN TẬP VỀ THƠ
Soạn:...........................
Dạy:............................
I. Mức độ cần đạt. Giúp cho học sinh 
 Hệ thống lại và nắm được những kiến thức về các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
II. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức
 Hệ thống kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
 2. Kĩ năng.
 Tổng hợp, hệ thống kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
III.Hướng dẫn thực hiện.
 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ): Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn.
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ): Kiểm tra bài soạn của học sinh.
 3. Bài mới ( 35 phút )
 3.1.Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học và phương pháp làm.
- Nhắc lại toàn bộ tác phẩm thơ đã học.
- Học sinh chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi. Phân nhóm làm việc (vì thời gian có hạn)
 3.2. Các hoạt động dạy học:
Bài ôn tập có 5 nội dung chính. Giáo viên phân tích thành 5 nhóm. Mỗi nhóm giải quyết một nội dung.
Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh giải quyết câu hỏi 1 trong SGK.
Học sinh phát biểu, giáo viên ghi nhận xét và tóm tắt.
Mẫu bảng thống kê.
SST
Tên
bài thơ
Tác giả
Năm
ST
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
- Ca ngợi tình đồng chí của người lính cách mạng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
- Tình đồng chí trở thành vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội Cụ Hồ.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị giàu chất biểu cảm.
- Hình ảnh sáng tạo vừa thực vừa lãng mạn: “Đầu súng trăng treo”.
Hoạt động 2: Học sinh giải quyết câu 2 (SGK) nhận xét ghi tóm tắt.
- 1945 – 1954: Đồng Chí (1948)
- 1954 – 1964: Đoàn thuyền đánh cá (1958); Con cò (1962)
 Bếp lửa (1963)
- 1964 – 1975: Bài thơ  xe không kính (1969); Khúc hát ru (1971)
- Sau 1975: Aùnh trăng; Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác 
 Nói với con; Sang thu.
Hoạt động 3: Học sinh giải quyết câu 3 (SGK). Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt.
a. Những điểm chung: 
- Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng thắm thiết.
- Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ.
b. Những điểm riêng:
* Bài khúc hát ru: Sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước của người mẹ ta ôi thời kháng chiến chống Mỹ.
* Bài con cò: Ca ngợi tình mẹ, ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người.
* Mây và sóng: thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ, hơn hẳn tất cả vẻ đẹp và sựu hấp dẫn khác trong thiên nhiên và vũ trụ.
Hoạt động 4: Học sinh giải quyết câu 4. Giáo viên nhận xét và ghi bảng.
- Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh bộ đội cụ thể, người lính cách mạng trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Tình đồng chí đồng đội gần gũi giản dị, thiêng liêng của những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cùng chung cảnh ngộ, chia sẽ vui buồn.
- Tình cảm lạc quan, bình tĩnh, tư thế hiên ngang, ý chí kiên cường dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam trong những năm đánh Mỹ.
- Tâm sự của người lính sau chiến tranh sống giữa thành phố trong hòa bình gợi những kỷ niệm gắn bó vỡi người lính, từ đó nhắc nhở đạo lý, nghĩa tình thủy chung.
Hoạt động 5: Học sinh làm câu 5. Giáo viên nhận xét và ghi bảng.
1. Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp lãng mạn, nhiều so sánh liên tưởng, giọng thơ vui tươi khỏe khoắn.
2. Đồng chí: bút pháp hiện thực, hình ảnh chân thực, cụ thể chọn lọc, cô đúc. Hình ảnh đặc sắc “ Đầu súng trăng treo”.
3. Ánh trăng: Bút pháp gợi nghĩ, gợi tả, ý nghĩa khái quát. Lời tự tình đọc thoại, ân hận với chính mình. Hình ảnh đặc sắc: Aùnh trăng im phăng phắc.
4. Con cò: Bút pháp dân tộc hiện đại, phát triển hình tượng con cò trong ca dao và lời hát ru. Hình ảnh đặc sắc: con cò, cánh cò.
5. Mùa xuân nho nhỏ: Bút pháp hiện thực và lãng mạng, chất Huế đậm đà. Lời tâm nguyện trước lúc ra đi. Hình ảnh đặc sắc “Mùa xuân nho nhỏ”.
Hoạt động 6: Học sinh phân tích một đoạn thơ yêu thích.
	4. Dặn dò:
	- Về nhà xem lại bài.
	- Chuẩn bị kĩ một tiết phần thơ.
Tuần 27 tiết 128 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tt)
Soạn:....................
Dạy:.....................
I. Mức độ cần đạt. Giúp cho học sinh 
 Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
 II. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức
 Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
 2. Kĩ năng.
 Giải đoán và sử dụng được hàm ý..
 3. Giáo dục: Vận dụng hàm ý, tạo lời hay ý đẹp trong cuộc sống hàng ngày.
III.Hướng dẫn thực hiện.
 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ): Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn.
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ): Kiểm tra bài soạn ... viên nêu yêu cầu bài tập 1.
Học sinh làm. Gv gọi từng học sinh phát biểu. Gv nhận xét và ghi bảng.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập số 2.
Học sinh làm.
Giáo viên nhận xét, ghi tóm tắt.
Giáo viên yêu cầu bài tập số 3.
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt lên bảng. Chú ý phải dùng câu chứa hàm ý từ chối 
Giáo viên gọi học sinh làm bài tập số 4.
 Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt lên bảng.
Giáo viên yêu cầu bài tập số 5.
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt lên bảng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Hs đọc. Gv ghi các câu lên bảng lớp.
Hàm ý mẹ đã bán con.
Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng.
Hàm ý: mẹ đã bán con cho cụ Nghị Thôn Đoài.
Câu sau.
Học sinh thảo luận và phát biểu.
Học sinh làm các bài tập theo yêu cầu trong sách giáo khoa.
I. Điều kiện sử dụng hàm ý.
 1. Tìm hiểu ví dụ.
- Câu “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”® hàm ý mẹ đã bán con.
- Câu: “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị Thôn Đoài”→ mẹ đã bán con cho cụ Nghị Thôn Đoài 
® có hàm ý rõ hơn.
- Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc, cho thấy Tí đã hiểu được hàm ý.
 2. Hai điều kiện sử dụng hàm ý:
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
II. Luyện tập
 Bài tập 1.
a: Người nói: Anh thanh niên.
 Người nghe: ông họa sĩ và cô gái.
 Câu: Chè đã ngấm rồi ® hàm ý mời vào uống.
- Chi tiết chứng tỏ 2 người đã hiểu hàm ý: “Ông theoxuống ghế”
b: Người nói: Anh Tấn.
 Người nghe: Chị hàng đậu ngày trước.
® Hàm ý : chúng tôi không thể cho được.
- Người nghe hiểu được hàm ý thể hiện ở câu “Thật là càng giàu có”
c: Người nói: Kiều.
 Người nghe: Hoạn Thư
® Hàm ý câu 1: giễu cợt.Quyền qúy như tiểu thư cũng có lúc đến trước “ hoa nô” này ?
® Hàm ý câu 2: chuẩn bị nhận báo oán thích đáng .
- Hoạn Thư hiểu hàm ý qua câu “hồn lạc phách...kêu ca”.
 Bài tập 2.
- Hàm ý câu in đậm: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
- Dùng hàm ý vì đã có lần nói thẳng mà không có hiệu quả.
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu vẫn ngồi im”, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu )
 Bài tập 3.
- Bận ôn thi.
- Phải đi thăm người ốm ( phải dùng câu chứa hàm ý từ chối)
 Bài tập 4.
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: “Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được”.
 Bài tập 5.
- Câu nói có hàm ý mời mọc: “Bọn tớ chơi...”
- Câu có hàm ý từ chối: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”
- Viết thêm câu có hàm ý mời mọc:
 Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không? 
 Chơi với bọn tớ thích lắm đấy.
 III. Hướng dẫn tự học
Xác định điều kiện và chỉ ra hàm ý được sử dụng trong một đoạn văn tự chọn.
4. Củng cố (1 phút )
Điều kiện sử dụng hàm ý là gì?
5. Dặn dò ( 1 phút ) 
- Học bài.
- Soạn bài: “Ôn tập phần tiếng việt”.
- Nhận xét và xếp loại tiết học của học sinh.
Tuần 27 Tiết129 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
Soạn:..........................
Dạy:...........................
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp cho học sinh
- Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
II. Các hoạt động dạy học:
 Đề bài : Phân tích nhân vật chị Dậu qua các đoạn trích đã học trong tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố .
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề 
- Kiểu đề 
- Vấn đề nghị luận
- Cơ sở nghị luận.
- Yêu cầu nghị luận.
Hoạt động 2:
1. Mở bài: 
- Gt Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc ,lá cờ đầu dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945.
- Đánh giá nhân vật chị Dậu .
2. Thân bài:
Cần phân tích một số phẩm chất nổi bật như sau :
- Chị Dậu là một người phụ nữ nông dân nghèo nhưng rất đảm đang ,tháo vát .
( Phân tích cảnh sống bần cùng ,thiếu thuế , chồng bị bắtmọi gánh nặng đều đặt trên đôi vai của chị )
- Tấm lòng yêu chồng con tha thiết .
- Là người phụ nữ hiền lành chất phát nhưng bị dồn vào bước đường cùng ,chị đã thể hiện tinh thần phản kháng thật mạnh mẽ .
- Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhận vật của tác giả .
3. Kết bài: 
Đánh giá chung thành công của tác giả và tác phẩm .
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá chung.
a. Bố cục có hợp lý, cân đối không ?
b. Liên kết giữa các phần.
- Diễn đạt, lỗi ngữ pháp, chính tả.
Hoạt động 4: Đọc để rút kinh nghiệm.
Hoạt động 5: Trả bài, học sinh trao đổi và tự sửa chữa .
Tuần 27 Tiết 130 KIỂM TRA MỘT TIẾT (PHẦN THƠ)
Soạn.
Dạy:.
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
 - Kiểm tra kiến thức HS về các tác phẩm thơ..
 - Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.
 - Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu giá trị và nội dung ý nghĩa của các tác phẩm thơ. Rèn kĩ năng cảm thụ các tác phẩm thơ.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận trong 30 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Các bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Nói với con; một số biện pháp tu từ đã học.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT VĂN 9
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề
TN
TL
TN
TL
Mức độ thấp
Mức độ cao
 Mùa xuân 
Hiểu được 
 Nhận diện
 nho nhỏ
nghệ thuật
và so sánh
miêu tả
thể thơ với
bài thơ khác
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tỉ lệ
2,5%
2,5,%
5%
Hiểu tính 
 Cảm nhận 
Viếng lăng Bác
Nhận diện
được tập
thơ
Hiểu được ý 
nghĩa của các chi tiết
 được chi tiết đặc sắc.
Số câu
1
2
1
4
Số điểm
0,25
0,5
4
4,75
Tỉ lệ
2,5%
5%
40%
47,5%
 Mùa xuân nho nhỏ
Nhận diện chi tiết trong bài thơ
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,5%
2,5%
Tích hợp nghị luận về tác phẩm truyện.
Hiểu cách làm bài nghị luận.
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
Sang thu
Nhận diện đôi nét về tác giả
Hiểu được chi tiết thơ
 Hiểu được ý nghĩa thực và ẩn dụ trong câu thơ
Số câu
1
2
1
4
Số điểm
0,25
0,5
3
0,75
Tỉ lệ
2,5%
5%
30%
 3 7,5%
Nói với con
Hiểu phong cách thơ và chi tiết .
Số câu
2
2
Số điểm
0,5
0,5
Tỉ lệ
5%
5%
Tổng số câu
4
8
2
 14
Số điểm
1
2
7
10
Tỉ lệ
10 %
20 %
70 %
100%
IV: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
TRƯỜNG  THCS TT CÙ LAO DUNG
Lớp: 9 A 
Họ và tên: 	
BÀI KIỂM TRA VĂN LỚP 9 
(Tiết 130)
Thời gian: 45’
ĐIỂM
 A. Trắc nghiệm: ( 3 đ ) Học sinh đọc và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
A. Đồng chí (Chính Hữu).
B. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ).
C. Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm TIến Duật).
Câu 2: Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, tác giả đã dùng những từ nào để nói về mùa xuân của đất nước và con người?
A. "Chậm rãi, xôn xao".
B. "Hối hả, xôn xao".
C. "Xôn xao, náo nức".
D. "Hối hả, lặng thầm".
Câu 3: Hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là gì?
A. Ca ngợi sự trường tồn, vĩnh hằng của hình ảnh Bác Hồ.
B. Ca ngợi sự cao quý của Bác Hồ.
C. Ca ngợi vẻ đẹp kì diệu của hình ảnh Bác Hồ.
D. Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ.
Câu 4: Cảm giác của tác giả bài thơ Viếng lăng Bác khi đứng trước Bác ở trong lăng được diễn tả bằng từ ngữ nào?
A. Thắt ở trong tim.
B. Buốt ở trong tim.
C. Chói ở trong tim.
D. Nhói ở trong tim.
Câu 5: Bài thơ Viếng lăng Bác nằm trong tập thơ nào của tác giả Viễn Phương?
A. Hoa ngày thường. B. Thơ thơ. C. Lửa thiêng. D. Như mây mùa xuân. 
Câu 6: Điều gì không được nhắc tới trong sáu câu thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
A. Gió xuân.
B. Bông hoa tím biếc.
C. Chim chiền chiện.
D. Dòng sông xanh.
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng với việc làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
 A. Cần nắm được cốt truyện, tính cách, số phận nhân vật nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm.
B. Cần trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm truyên (hoặc đoạn trích).
C. Chỉ được đưa vào bài viết những nhận xét, đánh giá về truyện (hoặc đoạn trích) xuất phát từ những khám phá riêng của người viết về tác phảm.
D. Cần đọc kĩ tác phẩm, nắm chắc các chi tiết có liên quan đến tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Câu 8: Bài thơ Sang thu của Hữu thỉnh viết về chủ đề gì?
A. Cảnh sắc nông thôn đồng bằng Bắc Bộ lúc vào thu.
B. Cảnh sắc nông thôn Việt Nam.
C. Vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu.
D. Cảnh sắc đất trời khi sang thu.
Câu 9: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu trong bài Sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ đâu?
A. Từ một cánh chim.
B. Từ một mùi hương.
C. Từ một cơn mưa.
D. Từ một đám mây.
Câu 10: Nhà thơ Hữu Thỉnh thuộc lớp nhà thơ trưởng thành vào thời kì nào?
A. Kháng chiến chống Mĩ.
B. Thời kì sau 1975.
C. Kháng chiến chống Pháp
D. Thời kì 1930-1945.
Câu 11: Những phẩm chất nào không phải là của "người đồng mình"?
A. Yêu thương và gắn bó với quê hương
B. Mộc mạc, giầu chí khí, niềm tin.
C. Sống vất vả nhưng mạnh mẽ, bền bỉ
D. Thích kiếm tìm những vùng đất mới
Câu 12: Nhận xét nào đúng về nhà thơ Y Phương?
A. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
B. Đó là một hồn thơ thiết tha yêu mến cuộc sống nhưng cũng đầy đau đớn, giằng xé.
C. Có phong cách triết lí và đậm chất suy tưởng.
D. Thơ của ông mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.
B. Tự luận ( 7đ )
 Câu 1: Viết thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác. Khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác, hình ảnh cây tre tượng trưng cho sức bền bỉ, dẻo dai, kiên cường của người Việt Nam. Sự lặp lại hình ảnh hàng tre ở cuối bài thơ đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam ? ( 4đ )
 Câu 2: Qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, em hiểu như thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
 “ Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi ” (3đ )
V: HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) Câu đúng là những câu in đậm.
II. Tự luận.
 Câu 1: Viết đúng 2 khổ thơ ( 2đ ) ; Sự lặp lại hình ảnh hàng tre ở cuối bài thơ tạo kết cấu đầu cuối tương ứng khắc họa rõ nét biểu tượng, “Cây tre” vẫn là một hình ảnh ẩn dụ nhưng được bổ sung nghĩa mới: Trung- hiếu, tạo cho dòng cảm xúc thêm sâu sắc và trọn vẹn. (2đ )
 Câu 2: 
 - Tả thực thiên nhiên: vào mùa thu, những cơn mưa không còn nhiều và đột ngột như mùa hạ nên sấm cũng bớt bất ngờ. ( 1,5 đ )
 - Ý nghĩa ẩn dụ: “ sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; “ hàng cây đứng tuổi” ở đây chỉ những con người từng trải. Con người từng trải sẽ vững vàng hơn, chắc chắn hơn trước dông bão, sấm chớp của cuộc đời. ( 1,5 đ )
VI: RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT 27 Co ma tran de kiem tra.doc