Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Bếp lửa - Bằng Việt

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Bếp lửa - Bằng Việt

TIẾT 56:

 VĂN BẢN: BẾP LỬA

 - Bằng Việt-

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Những hiểu biết về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.

- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2. Kĩ năng

- Nhận diện và phân tích được yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mói liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.

* Kĩ năng sống được giáo dục:

- Kĩ năng đối xử đối với người thân

- kĩ năng lắng nghe, thông cảm.

3. Thái độ

- Tình yêu đối với những người thân yêu trong gia đình, đặc biệt là người bà.

B. Kĩ tnuật dạy học tích cực

- PP động não

- Gợi tìm bằng câu hỏi vấn đáp

- Nêu và giải quyết vấn đề.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Văn bản: Bếp lửa - Bằng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/ 10/ 2011
Ngày giảng: 1/ 11/ 2011
TIẾT 56:
 VĂN BẢN: BẾP LỬA
 - Bằng Việt-
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Những hiểu biết về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng
- Nhận diện và phân tích được yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mói liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
* Kĩ năng sống được giáo dục:
- Kĩ năng đối xử đối với người thân
- kĩ năng lắng nghe, thông cảm.
3. Thái độ
- Tình yêu đối với những người thân yêu trong gia đình, đặc biệt là người bà.
B. Kĩ tnuật dạy học tích cực
- PP động não
- Gợi tìm bằng câu hỏi vấn đáp
- Nêu và giải quyết vấn đề.
C. Chuẩn bị của Gv và Hs
- Gv: giáo án
- Hs: Soạn bài theo câu hỏi sgk
D. Các hoạt động dạy- học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Đọc thuộc lòng khổ thơ 2, 3, 4 bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
? Cảm nhận về hình ảnh em thích nhất trong bài
3. Bài mới: 1p
Gv: Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của 1 thời thơ ấu hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của c/đời. Nhà thơ BV cũng vậy. Đó chính là những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí BV còn là t/ cảm sâu đậm của 2 bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận được điều đó qua bài thơ Bếp lửa.
Hoạt động của Gv và Hs
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1- Đọc và tìm hiểu chung văn bản
Gv : hướng dẫn đọc
Hs : đọc Vb
- Nhận xét
Hs giải nghĩa từ
? đinh ninh, ấp iu, chờn vờn
? Nêu những hiểu biết về tác giả?
Gv:  Là chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn VN và đang là chủ tịch Hội liên hiệp VHNTHN.
+ BV thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong KCCM. Làm thơ từ năm 13 tuổi, nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là Qua Trường Sa (1961). Tập thơ đầu tay Hương cây- Bếp lửa của ông và Lưu Quang Vũ XB lần đầu 1968 và mới được tái bản sau 37 năm.
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Đồng thời, thể hiện lòng kính yêu , trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà, với g/đình, quê hương, đất nước.
? Em có nhận xét gì về thể thơ, vần thơ được tác giả sự dụng trong văn bản này ?
? Bài thơ là lời của nhân vật nào? Nói với ai? Về điều ǵ?
? Dựa vào mạch tâm trạng của n/v trữ t́nh, hăy t́m bố cục của bài thơ?
+ Khổ đầu: H/ả bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
+ 4 khổ tiếp: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và h/ả bà gắn liền với h/ả bếp lửa.
+ Khổ tiếp: Suy ngẫm về bà và c/đời bà.
+ Khổ cuối: H/ả bà và bếp lửa sống mãi trong tâm hồn cháu.
-> Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
 Hoạt động 2
? T/ cảm và những h/ả về bà được gợi lên từ h/ả nào?
? Hình ảnh nào được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn 1
? Tác giả dùng từ loại gì để miêu tả hình ảnh bếp lửa trong tâm trí người cháu ?
? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì ?
Gv : Từ hình ảnh bếp lửa đã dẫn tác giả về với nững kĩ niệm tuổi thơ, những ngày tháng tác giả gắn bó với người bà thân yêu .
? ? Bài thơ gợi lại cả 1 thời thơ ấu bên người bà. Tuổi thơ ấy được hòi tưởng lại bằng những chi tiết nào? 
? Em cảm nhận tuổi thơ của tác giả được hiện lên qua những chi tiết này ntn?
+ Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945, có mối lo giặc tàn phá xóm làng Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, có những hoàn cảnh chung của nhiều gia đình VN trong cuộc KCCP: Mẹ và cha đi công tác bận không về, cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà. 
? Ngoài ra tác giả còn nhớ đến điều gì ? thông qua kỉ niệm gì ?
? Em hiểu như thế nào qua hai câu thơ ‘‘Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
kêu chi hoài trên những cánh đồng xa’’
? Câu thơ nói lên t/c ǵ của người cháu
? Ngoài những kỉ niệm về cuộc sống khó khăn mà cháu nhớ về bà, người cháu còn nhớ về bà với những kỉ niệm nào ?
? Em cảm nhận ǵ về người bà và t́nh bà cháu ?
- Yêu cầu hs đọc 3 câu cuối của phần 2
? Tại sao tác giả lại sử dụng hình ảnh ngọn lửa mà không phải là hình ảnh ‘ bếp lửa’’
? Em hiểu những câu thơ ‘‘ Rồi sớm dai dẳng » như thế nào ?
- Bếp lửa là hình ảnh có tính cụ thể , còn ngọn lửa có tính tượng trưng...
-> Ngọn lửa của sức sống của tình yêu thương, của một niềm tin son sắc. Bà không chỉ là người nhóm lửa- giữa lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của niềm tin yêu cuộc sống cho con cháu
 -Hs đọc phần 3
? Hình ảnh nào được nhắc lại trong đoạn thơ ? vì sao hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà trong bài thơ ?
- Bếp lửa vì nó chứng kiến sự tần tảo, khó nhọc của đời bà, tay bà hhóm bếp cũng là nhóm lên niềm tin yêu cuộc sống, nhà thơ đã cảm nhận hình ảnh bếp lửa bình dị như những điều thiêng liêng, kì diệu nhṍt
? Vì sao tác giả lại viết: “ Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”?
+ T/cảm của bà bao la, giản dị như khoai sắn và đậm đà như khoai sắn. T/g đã k/định “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”- 1 câu thơ có sức khái quát cao. Qua thời gian, qua bom đạn bếp lửa vẫn bập bùng cháy. Điều đó không kì lạ hay sao?
Gv: chuyển ý
- Hs chú ý khổ cuối
? Em hiểu gì về T/g khi đã trưởng thành?
- Điệp từ trăm mở ra 1 TG rộng lớn với nhiều điều mới mẻ. Nhưng cháu vẫn không lúc nào quên
? Qua đó em cảm nhận được gì trong t/c người cháu
Hoạt động 3
? Nghợ̀ thuật đặc sắc của bài thơ
? Bài thơ có nội dung gì
- Hs đọc ghi nhớ sgk
- Yêu cầu hs về nhà làm BT
8
25
3
2
I. Đọc- t́m hiểu chung
1. Đọc- giải nghĩa từ khó
2. Tác giả tác phẩm
a. Tác giả
- Bằng Việt :Sinh 1941, quê Hà Tây.
- Thơ: trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ.
b. Tác phẩm
- Sáng tác: 1963 khi T/ giả sống xa quê hương, xa người thân.
3. Thể thơ
- Tự do chủ yếu là 8 tiếng, vần chân, vần liền.
4. Bố cục: 4 phần.
+ Khổ đầu
+ 4 khổ tiếp
+ Khổ tiếp:
+ Khổ cuối
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình ảnh bếp lửa
- bếp lửa chờn vờn sương sớm
- bếp lửa ấp iu nồng đượm
= > Bếp lửa là hình ảnh khơi nguồn cho cảm xúc về người bà và về quê hương
2. Những kỉ niệm tuổi thơ và t́nh cảm bà cháu
 - Tuổi thơ:
 Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
 Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy.
 Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa......
 -> Nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. Sớm phải có ý thức tự lập, lo toan
+ Nhớ tiếng tu hú kêu 
‘‘Tu hú ơi !chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?’'
= > Vừa là câu hỏi tu từ, vừa như một lời than - thể hiện nỗi xót xa thương bà khó nhọc.
- Người bà:
+ Bà kể chuyện.
+ Bà dạy cháu làm, chăm cháu học.
+ Dặn cháu đinh ninh.
-> Bà như một người mẹ, người cha, đảm đang , chu tất.
+ bà cháu gắn bó, quấn quýt không rời.
3. Niềm thương nhớ của cháu 
... cháu đă đi xaniềm vui trăm ngả
Chẳng lúc nào quên bà nhóm bếp lên chưa?...
-> Bếp lửa đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng, làm ấm lòng và nâng đỡ cho cháu trên đường đời. 
III. Tổng kết – ghi nhớ
1. Nghệ thuật
- Thờ̉ thơ 8 chữ
- Xây dựng h/a vừa cụ thể vừa mang ư nghĩa biểu tượng
- Kết hợp miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm.
2. Nội dung
- Kỉ niệm về bà và t́nh bà cháu
- Lòng kính yêu, biết ơnđối với bà và quê hương, đất nước.
3. Ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập
- Về nhà
* Củng cố- dặn ḍ: (1p)
-? Nội dung của văn bản
 - Học bài và chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docTIÊT 56- BẾP LỬA.doc