Giáo án môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6, 7

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6, 7

Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM

 (An-đec-xen)

A. Mục tiêu.

- Học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện, qua đó tác giả truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.

- Rèn các kỹ năng: tóm tắt và phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp đối lập tương phản

- Giáo dục học sinh lòng đồng cảm, thương yêu.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tập truyện An-đec-xen, ảnh chân dung An-đec-xen, bản đồ địa lí châu Âu.

- Học sinh: Đọc thêm một số truyện cổ tích của An-đec-xen, đọc toàn văn truyện Cô bé bán diêm

 

doc 27 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6, 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6 
 Tiết 21 Ngày soạn: 3/10/2006 
 Ngày dạy: 11/10/2006 
Văn bản: cô bé bán diêm
 (An-đec-xen)
A. Mục tiêu.
- Học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện, qua đó tác giả truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.
- Rèn các kỹ năng: tóm tắt và phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp đối lập tương phản
- Giáo dục học sinh lòng đồng cảm, thương yêu.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tập truyện An-đec-xen, ảnh chân dung An-đec-xen, bản đồ địa lí châu Âu.
- Học sinh: Đọc thêm một số truyện cổ tích của An-đec-xen, đọc toàn văn truyện Cô bé bán diêm 
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ. 5':
 	- G/v treo bảng phụ cho học sinh lên bảng làm bài.
 ? Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Tác phẩm ''Lão Hạc'' được viết theo thể loại nào?
A. Truyện dài
B. Truyện ngắn
C. Truyện vừa
D. Tiểu thuyết
Câu 2: Tác phẩm ''Lão Hạc'' có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm
B. Tự sự, biểu cảm và nghị luận
C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận
D. Tự sự, miêu tả và nghị luận
Câu 3: Nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết ?
A. Lão Hạc ăn phải bả chó
B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng
C. Lão Hạc rất thương con
D. Lão Hạc không muốn làm liên luỵ đến mọi người.
Câu 4: Nhân vật ông giáo trong tác phẩm:
A. Là người biết đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau của lão Hạc
B. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin.
C. Là người có cách nhìn mới mẻ về lão Hạc nói riêng và người dân nói chung.
D. Cả A, B, C đều đúng
 -G/v cho học sinh nhận xét bài làm của bạn
 -G/v nhận xét, cho điểm. 
 III.Bài mới:
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
5'
10'
5'
13'
? Em hiểu gì về nhà văn An-đec-xen.
? Kể tên những tác phẩm của ông mà em đã học, đọc.
? Em hiểu gì về văn bản ''Cô bé bán diêm''
- Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc
- Nhận xét cách đọc
- Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh 
? Đâu là từ mượn.
? Mượn từ nguồn gốc nào.
? Kể tóm tắt văn bản 
- Gọi học sinh kể tóm tắt.
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Giáo viên đánh giá
? Văn bản có thể chia làm mấy phần
? ý mỗi phần 
? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này.
- Truyện diễn biến theo trình tự 3 phần mạch lạc, hợp lý.
? Có mấy lần em bé quẹt diêm.
? Gia cảnh của cô bé bán diêm có gì đặc biệt.
* Hoàn cảnh sống nghèo khổ, cô đơn, đói rét thật đáng thương.
? Cô bé bán diêm xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt nào.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng các hình ảnh của tác giả.
? Tác dụng của các biện pháp ấy.
* Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tình cảnh tội nghiệp: đói, rét, khổ của em bé
- Yêu cầu học sinh chú ý vào phần tóm tắt đầu văn bản và phần đầu văn bản 
? Em còn thấy có hình ảnh tương phản nào nữa.
* Hình ảnh tương phản này còn làm nổi bật nõi khổ về vật chất mà cả sự mất mát chỗ dựa tinh thần của em bây giờ.
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
- Học sinh đọc phần chú thích trong SGK 
- An-đec-xen(1805-1877) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em
- TP: Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Chú lính chì dũng cảm, Nàng công chúa và hạt đậu...
2. Tác phẩm
- Văn bản trích gần hết truyện ngắn''Cô bé bán diêm '' là 1 trong những truyện ngắn nổi tiếng của ông
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc 
- đọc với giọng chậm, cảm thông, cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm.
2. Chú thích.
- Học sinh giải thích các từ: gia sản, tiêu tán, diêm quẹt vào tường, Phuốc-sét, thịnh soạn, cây thông nô-en, chí nhân 
- Châu Âu và Hán Việt
- Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi. Hết 1 bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau- mồng 1 tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm.
3. Bố cục 
- 3 phần
- Từ đầu cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
- Tiếp về chầu thượng đế: Những lần quẹt diêm
- Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm 
+ Bố cục trình tự thời gian và sự việc (giống truyện cổ tích)
- 5 lần: 4 lần đầu quẹt 1 que, lần cuối quẹt cả những que còn lại trong bao.
4. Phân tích 
a) Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa 
- Mẹ chết, sống với bố, bà nội cũng qua đời, nhà nghèo, sống chui rúc trong một xó tối tăm trên gác sát mái nhà, bố khó tính, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa, phải đi bán diêm để kiếm sống.
- Đêm giao thừa ngoài đường phố rét buốt (đât nước Đan Mạch vào dịp giáng sinh thời tiết rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống tới âm vài chục độ). Em bé ngồi nép trong một góc tường, giữa 2 ngôi nhà.
- Nghệ thuật tương phản:
Đêm giao thừa
Ngoài đường
Cửa sổ mọi nhà sáng rực
lạnh buốt và tối đen
Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
bụng đói cả ngày chưa ăn gì
 Em đã rét, đã khổ, có lẽ càng rét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn và càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay
Trời rét tuyết rơi lạnh thấu xương, không một bóng người
em bé phong phanh chân trần lang thang
cái xó tối tăm
ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh (khi bà còn sống)
IV. Củng cố: (4')
? Em hãy nêu những nét chính về tác giả An- đéc- xen và tác phẩm Cô bán diêm.
? Em hãy phân tích tình cảnh của cô bán diêm trong đêm giao thừa.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
	- Học lại bài cũ.
	- Tóm tắt truyện Cô bán diêm.
	- Soạn tiếp phần bài qua câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.
Tuần 6 .
 Tiết 22 Ngày soạn: 4/10/2006 
 Ngày dạy: 11/10/2006
Văn bản: cô bé bán diêm (Tiếp)
 (An-đec-xen)
A. Mục tiêu. (Như tiết 21)
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn giáo án.
- Học sinh: Đọc thêm một số truyện cổ tích của An-đec-xen, soạn bài trước ở nhà.
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
IIKiểm tra bài cũ.(4')
? Hãy nêu vài nét chính về tác giả An- đéc- xen và tác phẩm Cô bán diêm.
? Hãy phân tích tình cảnh của cô bán diêm trong đêm giao thừa và nói lên cảm xúc của em khi đọc đoạn văn này.
	III. Bài mới.
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
13'
10'
5'
7'
- Kẻ bảng làm 5 phần(mỗi phần 2 ý: thực, ảo)
? Lần quẹt diêm thứ nhất em thấy gì.
? Đó là cảnh tượng như thế nào.
? Điều đó cho thấy được mong ước gì của em.
* Em mong ước được sưởi ấm
Đối lập với hiện thực phũ phàng
? Cảnh thực hiên lên khi que diêm tắt là gì.
? Lần quẹt diêm thứ 2 em mơ ước thấy gì.
? ý nghĩa về ước mơ nàylà gì.
* Ước mơ cháy bỏng của em là được ăn thức ăn ngon lành trong cảnh sang trọng, đầy đủ, sung sướng.
- Ngỗng quay: 1 món ăn ngon phổ biến ở Đanh Mạch và châu Âu.
? Thực tế đã thay cho mộng tưởng như thế nào.
? Sự sắp đặt song cảnh ở đây có ý nghĩa gì.
* Mong ước hạnh phúc > < thân phận bất hạnh.
? Lần quẹt diêm thứ ba cô bé thấy gì.
- Cây thông Nô-en trong đêm giáng sinh là 1 trong những phong tục tập quán quen thuộc của các nước châu Âu và người theo đạo Thiên chúa.
? Cô bé mong ước điều gì.
* Mong ước được vui đón Nô-en
? Sau khi diêm tắt, em thấy gì.
* Cảnh thực không đổi hoà nhập cảnh ảo trong trí tưởng tượng của em.
? Lần thứ 4 quẹt diêm có gì đặc biệt.
? Khi đó cô bé bán diêm đã mong ước điều gì.
* Em mong được người thân che chở, yêu thương. ảo ảnh biến mất
? Em nghĩ gì về những mong ước của em bé từ 4 lần quẹt diêm ấy
* Đó là những mong ước giản dị, chân thành, chính đáng của các em bé.
? Khi tất cả các que diêm còn lại cháy lên, em bé thấy gì.
? ý nghĩa của điều đó.
* Cái chết đã giải thoát bất hạnh cho em
Tác giả cảm thông, yêu thương đối với những người bất hạnh
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp hình ảnh trong 5 lần quẹt diêm của em bé và cách đưa ra các chi tiết của tác giả 
* TL:
- Cách miêu tả thực tại và mộng tưởng xen kẽ, độc đáo. Cảnh thực chỉ có 1 nhưng cảnh ảo thì biến hoá5 lần rất hợp lí, phù hợp với 5 ước mơ cháy bỏng của em bé 
- Ngòi bút của nhà văn nhân ái, lãng mạn.
? Những hình ảnh nào gắn với thực tế, hình ảnh nào chỉ thuần tuý là tưởng tượng.
? Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa, gợi cho em cảm xúc gì.
* Em bé thật tội nghiệp
? Thái độ của mọi người khi nhìn thấy cảnh tượng ấy như thế nào.
? Điều đó nói lên điều gì.
* Xã hội vô tình, lạnh lùng thờ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo.
? Thái độ của tác giả trong xã hội thiếu tình yêu thươngđó, tác giả viết truyện này nhằm mục đích gì.
* Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thông và tình yêu thương.
? Phát biểu cảm nghĩ của em về phần kết truyện.
* phần kết là một cảnh thương tâm
? Khái quát về giá trị nghệ thuật của truyện
? Phương thức biểu đạt.
? Nội dung của văn bản 
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- G/v nhấn mạnh ghi nhớ.
? Tại sao có thể nói truyện là bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, trẻ em nói riêng
? Hình ảnh nào khiến em cảm động nhất? Vì sao.
? Qua đó em thấy trách nhiệm của người lớn trẻ em và ngược lại trong xã hội ngày nay
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc - hiểu văn bản 
4. Phân tích (Tiếp)
b) Thực tế và mộng tưởng 
- Hiện lên lò sưởi toả ra hơi nóng dịu dàng...
 Cảnh sáng sủa ấm áp.
- Em mong ước được sưởi ấm trong một mái nhà thân thuộc
- Nghĩ đến cha mắng vì không bán được diêm hiện thực phũ phàng
- Bàn ăn đã dọn,... con ngỗng quay. Ngỗng nhảy ra khỏi đĩa... tiến về phía em
 Em đang đói và mong muốn được ăn thức ăn ngon lành trong cảnh sang trọng, đầy đủ, sung sướng.
- Những bức tường dày đặc lạnh lẽo, chẳng có bàn ăn, phố xá vắng teo, tuyết phủ, gió vi vu; mấy người khách qua đường vội vàng
- Làm nổi rõ mong ước hạnh phúc chính đáng và thân phận bất hạnh của em.
- Cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực
- Mong ước được vui đón Nô-en
- Những ngôi sao trên trời do tất cả các ngọn nến bay lên
- Hình ảnh người bà đã mất lại xuất hiện
- Em bé cất lời nói với bà: cho cháu đi với, bà đừng bỏ cháu...
- Mong được mãi mãi ở cùng bà, người ruột thịt rất thương yêu em; mong được che chở, yêu thương; thương nhớ bà.
- ảo ảnh biến mất.
+ Học sinh phát biểu suy nghĩ
- Học sinh thảo luận nhóm (2 bàn trong 2')
+ Sáng như ban ngày, bà em to lớn và đẹp lão, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi chẳng còn đói rét...
Cuộc sống đối với những người nghèo khổ chỉ là buồn đau, đói rét; cái chết đã giải thoát cho họ khỏi bất hạnh.
niềm cảm thông, thương yêu của tác giả đối với em bé đáng thương
* Nhận xét: 
- Thực tại và mộng tưởng xen kẽ, nối tiếp nhau, lặp lại và biến đổi. Hình ảnh mộng tưởng hồn nhiên, tươi tắn > < thực tế phũ phàng.
- Các mộng tưởng diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lí: vì lạnhnghĩ đến lò sưởi, đóibàn ăn; đòn giao thừacây thông Nô-en và nhớ đến bà khi bà còn sống đã được đón giao thừa như vậy
- Ngay cả cái chết thê thảm cũng được miêu tả thành sự bay bổng nhẹ nhàng về trời của 1 tiểu thiên thầnngòi bút nhân ái, lãng mạn  ... y.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Thế nào là trợ từ, thán từ? Cho 2 ví dụ ''có, những'' để phân biệt trợ từ với từ loại khác.
? Có mấy loại thán từ? đặc tính ngữ pháp của chúng.
? Giải bài tập 5, 6 (SGK- tr72)
	- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài của bạn làm.
	- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 III.Bài mới.
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
10'
10'
15'
- Cho học sinh đọc ví dụ sgk mục I
? Nếu bỏ từ in đậm trong các câu a, b, c thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi không.
? Vì sao.
? Vậy vai trò của các từ in đậm này là gì.
* Các từ in đậm dùng để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
? ở ví dụ d, từ ''ạ'' biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói.
* Từ ''ạ'' biểu thị sắc thái tình cảm : lễ phép, kính trọng của người nói.
? Những từ in đậm kể trên là tình thái từ, vậy thế nào là tình thái từ.
? Hãy tìm các từ tương tự với các từ in đậm.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ sgk
- Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập nhanh:
? Xác định tình thái từ trong các câu sau:
? Các tình thái từ in đậm được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào .
? Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì.
* Tuỳ từng hoàn cảnh giao tiếp, ta sử dụng tình thái từ cho phù hợp
- Bài tập: Cho một thông tin sự kiện: ''Nam học bài'' dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên.
? Qua tìm hiểu trên em rút ra kết luận cách sử dụng tình thái từ .
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
- Giáo viên nhấn mạnh ghi nhớ.
? Trong các câu đã cho, từ nào là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ?
? Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong các câu đã cho.
? Đặt câuvới các tình thái từ mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy
I. Chức năng của tình thái từ 
1. Ví dụ:
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK 
- Học sinh lược bỏ, so sánh 
2. Nhận xét
- Ví dụ a: Nếu lược bỏ ''à'' thì câu này không còn là câu nghi vấn nữa.
- Ví dụ b: Nếu không có từ ''đi'' thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa.
- Ví dụ c: Nếu không có từ ''thay'' thì câu cảm thán không tạo lập được.
- ''à'' là từ tạo lập câu nghi vấn
- ''đi'' là từ tạo lập câu cầu khiến
- ''thay'' là từ tạo lập câu cảm thán
- ''Em chào cô'' và ''Em chào cô ạ'' đều là câu chào nhưng câu sau thể hiện mức độ lễ phép cao hơn.
- Học sinh phát biểu 
- Học sinh liệt kê các từ tương tự
3. Kết luận 
Ghi nhớ (tr81-SGK)
(1). Anh đi đi!
(2). Sao mà lắm nhỉ nhé thế cơ chứ ?
(3). Chị đã nói thế ư
- Gợi ý: đi1 - ĐT, đi2 - TTT; cơ chứ, ư
II. Sử dụng tình thái từ 
1. Ví dụ 
2. Nhận xét
- Bạn chưa về à? (hỏi thân mật, bằng vai nhau)
- Thầy mệt ạ ? (hỏi kính trọng, người dưới đối với người trên)
- Bạn giúp tôi một tay nhé ! (cầu khiến, thân mật, bằng vai)
- Bác giúp cháu một tay ạ ! (cầu khiến, kính trọng, lễ phép, người dưới đối với người trên)
- Chú ý hoàn cảnh giao tiếp
- Nam học bài à ?
- Nam học bài nhé !
- Nam học bài đi !
- Nam học bài hả ?
- Nam học bài ư ?
3. Kết luận
- Học sinh phát biểu 
* Ghi nhớ.
- Học sinh đọc ghi nhớ (tr81-SGK)
III. Luyện tập 
1. Bài tập 1
a. Em thích trường nào thì thi vào...
 ĐT
b. Nhanh lên nào, anh em ơi ! (CK)
 TTT
c. Làm như thế mới đúng chứ ! (CT)
 TTT
d. Tôi đã khuyên... chứ có phải không đâu. TT
e. Cứu tôi với. (CK)
 TTT
g. Nó đi chơi với bạn từ sáng.
 QHT
h. Con cò ở đằng kia.
 CT
i. Nó thích hát dân ca Nghệ Tĩnh kia.
 TTT
2. Bài tập 2:
a. chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
b. chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là không thể khác được.
c. ư: hỏi, với thái độ phân vân.
d. nhỉ: thái độ thân mật
g. vậy: thái độ miễn cưỡng.
h. cơ mà: thái độ thuyết phục.
3. Bài tập 3:
- Học sinh đặt câu
+ Chú ý: Cần phân biệt tình thái từ ''mà'' với quan hệ từ''mà'', tình thái từ ''đấy'' với chỉ từ ''đấy'', tình thái từ ''thôi'' với ĐT ''thôi'', tình thái từ ''vậy'' với đại từ ''vậy''
IV. Củng cố: (3')
- Thế nào là tình thái từ ? Cách sử dụng tình thái từ?
- Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý phân biệt với các loại từ nào ?
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Học thuộc 2 ghi nhớ trong SGK 
- Làm bài tập 4, 5 (tr83-SGK) ; Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1(Luyện tập -tr28)
- Xem trước bài ''Chương trình địa phương'' (phần Tiếng Việt)
Tuần 7 
Tiết 28 Ngày soạn:15/10/2006 
 Ngày dạy: 23/10/2006
Tập làm văn: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
kết hợp với miêu tả và biểu cảm
A. Mục tiêu.
- Giúp học sinh thông qua thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự .
- Có ý thức luyện tập cách viết văn tự sự cho hay có hiệu quả.
- Rèn kĩ năng viết văn tự sự kết hợp với miêu tả và tự sự.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 phần luyện tập.
- Học sinh: làm bài tập 1 (ở nhà)
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5')
? Khi viết bài văn tự sự, người ta làm thế nào để bài văn sinh động
? Làm bài tập 2 SGK tr74.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài của bạn làm.
	- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
III.Bài mới.
T/g
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
20'
15'
- Học sinh đọc các ví dụ trong SGK tr83
? Nêu các sự việc chính trong 3 ví dụ trên.
? Như vậy để xây dựng đoạn văn tự sự thì việc đầu tiên là gì.
* Lựa chọn sự việc chính: là 1 hay nhiều các hành vi, hành động...đã xảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để những người khác cùng được biết
? Khi kể lại các sự việc trên, ta cần xác định ngôi kể như thế nào.
? Vậy yếu tố thứ 2 là gì.
*Lựa chọn ngôi kể(nhân vật chính)
?Em hiểu thế nào là nhân vật chính
? Khi kể ví dụ a, em sẽ bắt đầu từ đâu.
*Xác định thứ tự kể:
* +Khởi đầu có thể là cảm tưởng, nhận xét, hành động.
? Diễn biến như thế nào.
* +Diễn biến: Kể lại sự việc một cách chi tiết, có xen kẽ miêu tả và biểu cảm.
? Sự việc kết thúc ra sao
* Kết thúc: Cảm xúc của bản thân, bài học kinh nghiệm.
? Vậy yếu tố thứ 3 là gì (yêu cầu học sinh nhắc lại.)
? Bước thứ tư là gì.
Ví dụ tả lọ hoa đẹp như thế nào ?
? Biểu cảm: Khi làm vỡ, thái độ, tình cảm của em ra sao.
? Vậy yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò gì.
? Khi đưa vào văn tự sự ta cần chú ý điểm gì.
* Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự, có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính.
? Sau khi xác định được các bước trên thì bước cuối cùng là gì.
? Khái quát lại qui trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước, nhiệm vụ của mỗi bước
? Nhập vai ông giáo để kể lại sự việc: Lão Hạc báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
- Gọi học sinh trình bày đoạn văn đã chuẩn bị. 
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên đánh giá
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm (25')
1. Ví dụ 
- Sự việc: đánh vỡ lọ hoa đẹp, giúp bà cụ qua đường, nhận món quà bất ngờ
2. Nhận xét
- Lựa chọn sự việc chính
+ Sự việc có đối tượng là đồ vật
+ Sự việc có đối tượng là con người.
+ Sự việc mà con người là chủ thể tiếp nhận.
- Sự việc là 1 hay nhiều các hành vi, hành động...đã xảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để những người khác cùng được biết
- Người kể ở ngôi thứ nhất, số ít: tôi, mình, tớ, em, anh, chị, xưng tên.
- Ngôi thứ nhất số nhiều: Chúng tôi, chúng ta, chúng mình,...
- Ngôi thứ nhất gián tiếp: tác giả giấu mình để cho nhân vật chính kể chuyện (Cái bàn tự truyện)
- Lựa chọn ngôi kể
+ nhân vật chính là chủ thể của hành động hoặc là 1 trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra
- Khởi đầu: có thể là cảm tưởng, nhận xét, hành động...
+ Em ngồi thẫn thờ trước cái lọ hoa đẹp vừa bị vỡ tan...Chỉ vì 1 chút vội vàng mà em đã phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
Hoặc: Huỵch một cái, em bị vấp ngã không sao gượng lại được, cái lọ hoa đẹp trên tay em văng ra và vỡ tan.
- Diễn biến: Kể lại sự việc một cách chi tiết, có xen kẽ miêu tả và biểu cảm.
+ Vỡ thành từng mảnh lớn có thể gắn lại bằng keo hoặc vỡ vụn.
+ Ngắm nghiá, mân mê những mảnh vỡ có hoa văn đẹp.
+ Thu dọn, nhặt nhạnh các mảnh vỡ.
+ Các sự việc có liên quan: bố, mẹ, anh, chị em... về và chứng kiến.
- Kết thúc: 
+ Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân hoặc thái độ, tình cảm của người thân, bạn bè sau khi sự việc xảy ra.
- Kết thúc:
+ Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân hoặc thái độ, tình cảm của người thân, bạn bè sau khi sự việc xảy ra.
+ Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận.
- Học sinh khái quát.
- Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn 
Ví dụ tả: lọ hoa đẹp như thế nào, hình dáng màu sắc, chất liệu, vẻ đẹp của lọ hoa.
+ Suy nghĩ, tình cảm, sự ngưỡng mộ, sự nuối tiếc và ân hận
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm làm cho sự việc trở nên gần gũi, sinh động.
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể nhiều hay ít nhưng nó chỉ có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính.
- Viết thành đoạn văn 
+ Xác định cấu trúc đoạn văn: diễn dịch, qui nạp, song hành.
+ Viết câu mở đoạn và các câu khai triển theo cấu trúc đã chọn.
+ Lắp ráp câu mở đoạn với các câu khai triển.
+ Kiểm tra tính liên kết, mạch lạc của đoạn văn 
3. Kết luận
- Học sinh khái quát lại các bước trên.
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1
VD: Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những người hang xóm đang sống quanh tôi, trong đó có lão Hạc. Lão sống âm thầm trong cảnh túng quẫn và trong cả sự chờ đợi vô vọng đứa con trai duy nhất đã đi xa. Bỗng lão Hạc dặng hắng bước vào. Tôi mỉm cười: 
- Thiêng thật ! Tôi đang nghĩ đến lão đấy ? Lão Hạc lặng lẽ ngồi xuống cái ghế gỗ ọp ẹp của nhà tôi, buồn bã nói:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
- Lão yêu quý con Vàng lắm cơ mà?
- Thì vẫn yêu, nhưng vẫn phải bán! Cái số kiếp nó và cả tôi nữa thì có gì khác nhau đâu, hả ông giáo.
 Tôi lẩm bẩm:
- Không thể nào tin được!
- Tôi bán thật rồi. Họ vừa bắt nó và mang đi... 
 Lão Hạc bỏ lửng câu nói, cười mà miệng cứ méo xệch đi, nước mắt lưng tròng ... Tôi cũng cảm thấy nghẹn ngào và chỉ muốn ôm chầm lấy lão để khóc oà lên cho vơi bớt những day dứt, bức bối trong lòng. Tôi chợt nghĩ cái việc tôi phải bán đi 5 quyển sách thật là vô nghĩa nếu so sánh nó với nỗi đau của lão Hạc. Tôi chỉ mất 5 đồ vật, còn lão Hạc thì mất đi một người bạn tình nghĩa biết chừng nào! Lão sẽ sống ra sao trong những ngày tháng cô đơn còn lại trong tâm trạng đầy những mặc cảm ân hận dằn vặt? Tôi bỗng thấy thương lão quá, nhưng chẳng biết nên động viên an ủi lão như thế nào nên chỉ nói một câu vu vơ cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à ?
 Nghe tôi hỏi, lão Hạc bỗng giật thót, đôi mắt lão dường như thất thần gương mặt tái nhợt co rúm lại đầy vẻ đau đớn, nhẫn nhục. Lão rũ đầu xuống và ôm mặt bật khóc hu hu.
IV. Củng cố: (3')
? Em hãy nêu các bước xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Nắm được các bước xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
- Làm bài tập 2 trong SGK tr84
- Đọc thêm đoạn văn 1, 2 trong SGK tr84; 85; xem trước bài''Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan8(6,7).doc