Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tuần 14

Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tuần 14

TUẦN 14

Tiết : 66+67

 NS :

 ND:

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

 - Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

1. Kiến thức:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tp.

 - Thấy được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.

 2. Kĩ năng:

 - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

 - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

 3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, có ý thức trách nhiệm trong công việc.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:

 - Kể lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tin đồn đó được cải chính. Em cảm nhận như thế nào về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai ?

 - Có ý kiến cho rằng: Đặc sắc của truyện ngắn Làng trước hết thể hiện ở cách xây dựng tình huống độc đáo. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy phân tích để thấy điều đó.

 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 9 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 14
Văn bản: LẶNG LẼ SA PA 
 ( Trích ) 
 Nguyễn Thành Long 
Tiết : 66+67 
 NS :
 ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 - Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
1. Kiến thức:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tp.
 - Thấy được nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
 2. Kĩ năng: 	
 - Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
 - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
 3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, có ý thức trách nhiệm trong công việc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Kể lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tin đồn đó được cải chính. Em cảm nhận như thế nào về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai ?
 - Có ý kiến cho rằng: Đặc sắc của truyện ngắn Làng trước hết thể hiện ở cách xây dựng tình huống độc đáo. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy phân tích để thấy điều đó.
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
 CỦA HS 
NỘI DUNG KIẾN THỨC
àHoạt động 1: Giới thiệu bài: Trên khắp đất nước ta, đâu đâu cũng có thể bắt gặp những con người bình thường, lặng lẽ làm việc miệt mài cho đất nước. Nhưng cũng có thể ta không nhận ra họ, bất chợt ta bắt gặp ở họ vẻ đẹp của sự chân thành, của sự bình dị và ta ngộ ra rằng họ chính là hiện thân của người lao động, họ đang lặng lẽ làm việc để cho cuộc sống luôn sôi động. Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là truyện ngắn viết về những con người như thế.
àHoạt động 2: Tìm hiểu chung 
- GV cho HS dựa vào chú thích*(SGK/188), nhắc lại một số nét chính về tác giả, tác phẩm.
- GV kiểm tra việc đọc văn bản của HS ở nhà bằng cách cho HS tóm tắt nội dung truyện ngắn (theo trình tự diễn biến câu chuyện).
ž GV đọc đoạn từ đầu đến “anh ta kia”.
? Tình huống đặt ra trong truyện là gì ? Em có nhận xét gì về cốt truyện ?
(Tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn).
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? 
? Điểm nhìn để trần thuật được đặt vào n/v nào ? Tác dụng của cách kể này ?
(Truyện được kể theo ngôi thứ ba nhưng lại đặt điểm nhìn vào n/v ông hoạ sĩ, hầu như mọi sự việc chính đều được tái hiện dưới con mắt của ông. Chọn cách kể này, tác giả để cho n/v chính được hiện ra trong cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác. Đó là một nét đặc sắc trong cách giới thiệu nhân vật của tác giả).
àHoạt động 3: H/d Đọc - Hiểu văn bản.
ž GV: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có sự kết hợp giữa kể với tả và nghị luận. Một trong những yếu tố góp phần thành công cho câu chuyện là cách miêu tả sinh động và hấp dẫn, trong đó có tả cảnh thiên nhiên. 
? Bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật nào trong truyện ? 
? Bức tranh đó được miêu tả qua những chi tiết nào ? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả ?
(Nghệ thuật nhân hoá, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình)
? Truyện gồm có những nhân vật nào ? Nhân vật chính trong truyện là ai ? (Anh thanh niên)
? Theo lời kể của anh thanh niên, ta biết được anh làm công việc gì ? Trong hoàn cảnh nào ? 
? Theo em, cái gian khổ nhất của anh trong công việc là gì ? Vì sao ? 
àHoạt động 2: 
- Trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm.
ž Tóm tắt đoạn trích.
ž Đọc tiếp đến “ bác vẽ hơn” và tóm tắt phần còn lại.
. Kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư và bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn Sa Pa trong chuyến đi nghỉ trước khi về hưu của ông hoạ sĩ.
àHoạt động 3:
ž Đọc đoạn “Những nét hớn hởluồn cả vào gầm xe.”
- Phát hiện chi tiết và nghệ thuật miêu tả cảnh của tác giả.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
-Thảo luận nhóm theo bàn.
I.Tìm hiểu chung:
* Nguyễn Thành Long có những đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại ở thể loại truyện và kí.
* Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của rác giả.
* Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh một tình huống tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1) Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa:
- Ánh nắng: len tới, đốt cháy rừng cây.
- Rừng cây thông: rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc.
- Cây tử kinh: nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
- Mây: bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương
* Sa Pa hiện lên với vẻ đẹp thật độc đáo, lãng mạn, đầy chất thơ.
2) Chân dung những người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp:
a) Nhân vật anh thanh niên:
* Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Sống một mình trên đỉnh Sa Pa, quanh năm giữa cỏ cây và mây mù.
- Anh phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người.
( Hết tiết 66 – Chuyển sang tiết 67 )
- Hãy tóm tắt truyện và nêu tình huống truyện.
? Vì sao anh thanh niên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà vẫn sống vui, sống khỏe trong hoàn cảnh ấy ?
- Anh có những suy nghĩ, quan niệm của anh về nghề nghiệp, về lí tưởng cuộc sống như thế nào ?
- Anh tạo cho mình niềm vui trong cuộc sống như thế nào ?
- Thái độ của anh đối với mọi người như thế nào ?
? Như vậy, theo em, nét đẹp đáng chú ý nhất ở nhân vật anh thanh niên là gì ?
ž GV chốt ý – Bình.
* Chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảng khắc của truyện, tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính – anh thanh niên – với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.
? Truyện có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên. Đó là những nhân vật nào ?
? Những nhân vật đó có nét phẩm chất gì đáng quý ?
(Họ tạo thành cái thế giới của những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng miệt mài lao động, lặng lẽ nhưng cũng rất khẩn trương để đem lại lợi ích cho đất nước đến quên cả bản thân mình).
? Nhân vật ông hoạ sĩ cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên trong truyện như thế nào ? 
? Tình cảm, thái độ và những suy nghĩ của ông hoạ sĩ khi tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên như thế nào ?
 (Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên , bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật , ông đã xúc động bối rối : “ Vì hoạ sĩ bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết , ôi , một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn , khơi gợi một ý sáng tác , một nét đủ là giá trị một chuyến đi dài .”- “Trong cái lặng im của Sa Pacho đất nước”.)
? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã để lại trong lòng cô kĩ sư trẻ những ấn tượng và tình cảm gì ?
(Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô thấy “bàng hoàng”, “ cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên ,về cái thế giới những con người như anh mà anh kể , và về con đường cô đang đi tới”.)
? Nhân vật bác lái xe có vai trò như thế nào trong câu chuyện ? Thái độ, tình cảm của bác lái xe với anh thanh niên như thế nào ? 
ž GV chốt ý – Bình: Những n/v phụ trong truyện góp phần làm nổi bật và hoàn thiện thêm n/v người thanh niên. Để những n/v này xuất hiện, tác giả muốn nhắn gửi ở Sa Pa lặng lẽ này có những con người đang âm thầm lao động hết mình cho đất nước. Sa Pa vốn không lặng lẽ như người ta tưởng. Đây là một thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.
àHoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
? Truyện có những thành công gì về mặt nghệ thuật ? (Tạo tình huống truyện, cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên)
? Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có sự kết hợp tự sự với miêu tả và nghị luận. Hãy chỉ ra các yếu tố đó ? 
? Một trong những yếu tố góp vào sự thành công và tạo sức hấp dẫn cho truyện ngắn này là chất trữ tình. Theo em, chất trữ tình trong truyện toát lên từ những yếu tố nào ?
+ Phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng hiên lên qua cái nhìn của người hoạ sĩ già.
+ Vẻ lãng mạn của cuộc sống một mình trên đỉnh núi cao của anh thanh niên.
Cuộc gặp gỡ tình cờ mà đầy ấn tượng với anh thanh niên.
+ Suy nghĩ, cảm nhận của các nhân vật trong truyện.
? Qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi gắm tư tưởng gì ? 
(Ca ngợi những người lao động miệt mài, lặng lẽ cống hiến sức mình cho đất nước, lí giải ý nghĩa của niềm vui lao động, của những đóng góp thầm lặng của mỗi cá nhân cho lợi ích chung).
ž GV chốt ý. HS đọc phần ghi nhớ SGK/189.
- Phát hiện chi tiết truyện, phát biểu ý kiến các nhân.
- Độc lập suy nghĩ và trả lời.
- Độc lập suy nghĩ.
(Là sự cởi mở, chân tình, ân cần, chu đáo và rất khiêm tốn. Đó là nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.) 
ž Đọc đoạn: “Không, bác đừng sắp xong rồi”
- Độc lập suy nghĩ và trả lời.
- Độc lập suy nghĩ, phát hiện chi tiết.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Phát hiện chi tiết, trình bày suy nghĩ của bản thân.
- Phát hiện chi tiết, trình bày suy nghĩ của bản thân.
àHoạt động 4: 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Độc lập suy nghĩ và trả lời.
ž Đọc phần ghi nhớ SGK/189.
* Những nét đẹp ở anh thanh niên:
- Anh ý thức được công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống, cho mọi người → Có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.
- Anh có những suy nghĩ đúng đắn về công việc đối với cuộc sống con người: Khi ta làm việc chết mất.
- Anh có niềm vui đọc sách và biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động.
- Anh rất cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người.
- Anh là người khiêm tốn, thành thực.
 Đó là nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Đó là sự lao động quên mình vì lợi ích cho đất nước.
 b) Những nhân vật khác qua lời kể của anh thanh niên:
- Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa.
- Anh cán bộ nghiên cứu sét.
* Những con người đang say mê lao động, thầm lặng cống hiến.
3) Nhân vật phụ ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe:
- Thông qua những cảm xúc , suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ , hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn .
* Thể hiện lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, Tổ quốc.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
- Kết hợp kể với tả và nghị luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
2. Ý nghĩa văn bản:
 *Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
à Ghi nhớ: ( SGK/189 )
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
1/ Bài vừa học: 
Đọc diễn cảm tác phẩm – Tóm tắt nội dung truyện. 
Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật mà bản thân thích nhất. 
2/ Bài sắp học: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 (Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm) 
Ôn lại các kiến thức về văn tự sự đã học.
Tham khảo các đề bài TLV trong SGK trang 191. 
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 (Văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm )
Tiết : 68+69
NS: 
ND: 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 1. Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức về văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
 2. Kĩ năng: 	
 - Rèn luyện kĩ năng xây dựng bố cục, diễn đạt, trình bày 
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức tự giác, trung thực trong học tập, kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: Đề bài – Đáp án - Biểu điểm. * HS: Giấy bút.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút làm bài của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
àHoạt động 1: 
ž GV ghi đề bài lên bảng và nêu yêu cầu: Bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm. Lập dàn bài trước khi viết thành văn bản.
 * Đề bài: Kể chuyện về một việc làm chưa tôt của em.(Bài tự sự có sử dụng các yếu tố NL và mt nội tâm)
àHoạt động 2: ž HS ghi đề bài vào giấy và làm bài. ž GV theo dõi HS làm bài.
àHoạt động 3: ž GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. 
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Ôn lại cách viết văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, nghi luận. 
2/ Bài sắp học: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
Ôn lại ngôi kể, chuyển đổi ngôi kể đã học ở lớp 6,7,8.
Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi ở mục I (SGK/19,193)
Chuẩn bị phần Luyện tập (Mục II. SGK/193,194)
à Đáp án + Biểu điểm:
- Bài viết có đủ 3 phần MB-TB-KB. Viết được văn bản tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
- Nội dung chính là kể lại chuyện mình đã làm một vệc chưa tốt (Vào lúc nào, ở đâu, diễn ra như thế nào, có ai biết không, có ảnh hưởng đến ai, hậu quả như thế nào,). Nội dung kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi làm một việc chưa tốt (ân hận, xấu hổ như thế nào), những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở, và rút ra bài học cho mình.
DÀN Ý
I. Mở bài: ( 1,5 điểm ) Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
II. Thân bài: ( 7 điểm ) Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định: - Sự việc khởi đầu - Sự việc mâu thuẫn - Sự việc phát triển - Sự việc kết thúc.
+ Có thể kết hợp miêu tả nội tâm: ân hận, xấu hổ, những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở
+ Có thể kết hợp nghị luận: vì sao ân hận, bài học rút ra từ câu chuyện,
III. Kết bài: ( 1,5 điểm ) Nêu kết cục câu chuyện; cảm nghĩ của bản thân,
BIỂU ĐIỂM
+ Điểm 9, 10: Bài viết đủ 3 phần, bố cục hợp lí, kết cấu chặt chẽ, tình tiết hợp lí, kết hợp hài hoà các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm vào bài tự sự; diễn đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng, sạch đẹp; sai không quá 2 lỗi về chính tả, câu, từ
+ Điểm 7, 8: Bố cục hợp lí; kết hợp yếu tố các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm hợp lí; diễn đạt trôi chảy, trình bày rõ ràng; sai không quá 4 lỗi về câu, từ, chính tả
+ Điểm 5, 6: Bố cục tương đối hợp lí; kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm tương đối hợp lí; diễn đạt tương đối trôi chảy, trình bày rõ ràng; sai không quá 5 lỗi về từ, câu, chính tả
+ Điểm 3, 4: Bố cục không rõ ràng, hợp lí; nội dung không rõ ràng, tình tiết thiếu mạch lạc; kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm còn sơ sài, chưa hợp lí; diễn đạt lủng củng, trình bày cẩu thả; sai không quá 6 lỗi về từ, câu, chính tả
+ Điểm 1, 2: Kém về mọi mặt, lạc đề.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 Tiết: 70 
 NS: 
 ND: 
 I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 - Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện.
 - Thấy được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.
 1. Kiến thức:
 - Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
 - Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
 - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự. 
 2. Kĩ năng: 	
 - Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
 - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức luôn học hỏi, sáng tạo khi tạo lập văn bản.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Kiểm tra kiến thức về ngôi kể, chuyển đổi ngôi kể đã học ở lớp 6,7,8. 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
 CỦA HS 
NỘI DUNG KIẾN THỨC
àHoạt động 1: Giới thiệu bài: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc diễn ra như thế nào. Nhưng ai là người kể chuyện? Người kể xuất hiện ở ngôi nào, xưng là gì? Cũng là sự việc và con người ấy, nhưng nếu thay đổi ngôi kể, thay đổi người kể thì nội dung hiên thực được phản ánh và ý nghĩa câu chuyện có thể rất khác nhau. Trong chương trình NV lớp 9, các em tìm hiểu nâng cao hơn một bước nữa về Người kể chuyện và ngôi kể trong văn bản tự sự.
àHoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
? Em hiểu người kể chuyện trong văn bản tự sự là gì ?
? Em đã học những văn bản tự sự nào có người kể chuyện xưng tôi trong câu chuyện ? (Lão Hạc, Trong lòng mẹ).
? Đó là người kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Em hiểu như thế nào là người kể chuyện theo ngôi thứ nhất ?
- GV cho HS đọc đoạn trích trong SGK trang 192.
? Đoạn trích kể về sự việc gì ? (Cuộc chia tay giữa anh thanh niên với ông hoạ sĩ và cô gái).
? Ở đây ai là người kể về các n/v và sự việc trên ? Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây n/v không phải người kể chuyện ? (Người kể không phải là một trong ba n/v có mặt trong cuộc chia tay – người kể không xưng tôi hoặc xưng tên – Đó là người kể vô nhân xưng không xuất hiện trong câu chuyện). 
? Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy” là lời nhận xét của người nào ? Nói về ai ? (Đó là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta)
? Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét “Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật”.
(Căn cứ vào điểm nhìn trần thuật, vào cach miêu tả,)
? Ở đây, câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba. Em hiểu như thế nào là người kể chuyện theo ngôi thứ ba ?
? Người kể chuyện có vai trò như thế nào trong câu chuyện ?
ž GV chốt ý. 
àHoạt động 3: Luyện tập - Củng cố
BT2.a/194: So sánh đoạn văn của Nguyên Hồng với đoạn văn của Nguyễn Thành Long (mục I) để rút ra nhận xét về sự khác nhau.
? Người kể chuyện ở đây là ai ?
? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn văn mục I ? 
BT2.b/194: GV cho HS bốc thăm chọn nhân vật kể (3 nhóm – 3 nhân vật) và đại diện nhóm trình bày trước lớp.
àHoạt động 2: 
- Độc lập suy nghĩ và trả lời.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ và trả lời.
ž Đọc đoạn trích trong SGK/192.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ và trả lời.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Thảo luận nhóm trả lời.
- Thảo luận nhóm trả lời.
- Thảo luận nhóm trả lời.
ž HS đọc ghi nhớ SGK/193.
àHoạt động 3: 
- Thảo luận nhóm trả lời.
- Bốc thăm chọn nhân vật kể (3 nhóm - 3 nhân vật)
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự:
* Người kể chuyện là người đứng ra kể câu chuyện trong tác phẩm.
* Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất : thường là nhân vật của truyện hay nhân vật chứng kiến câu chuyện.
* Người kể chuyện theo ngôi thứ ba: là người kể giấu mình, nhưng cái nhìn của người kể này lại có mặt ở tất cả mọi nơi trong văn bản, đã biết hết mọi sự việc, nhìn thấu được nhân vật trong truyện.
* Vai trò của người kể chuyện: dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, kết nối các sự việc, giúp người đọc hiểu về nhân vật, đưa ra nhận xét, đánh giá về những điều được kể.
à Ghi nhớ: ( SGK/193 )
II. Luyện tập:
Bài 2.a/194: 
* Đoạn văn của Nguyên Hồng (SGK/193): Người kể chuyện là nhân vật tôi (chú bé) – Ngôi kể thứ nhất → người kể dễ đi sauu vào tâm tư, tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn n/v tôi.
Bài 2.b/194: 
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1/ Bài vừa học: 
Ghi lại hình dung của em về một người kể chuyện trong một văn bản.
2/ Bài sắp học: Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ
Tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
Đọc kĩ văn bản – Tóm tắt nội dung.
Trả lời câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản (SGK/202).
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_mon_ngu_van_9_tuan_14.doc