Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Chuyên đề về viết câu

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Chuyên đề về viết câu

Chuyên đề về viết câu

I.Lý thuyết

A. Thành phần chính và thành phần phụ

1. Để thông báo trao đổi ý nghĩ với nhau con người ta phải dùng lời.Lời chia ra thành câu.Người ta chỉ tính nói hoặc viết cho nhau mấy câu,không ai tính nói hoặc viết cho nhau mấy từ hoặc mấy ngữ.

Từ đó có thể hiểu câu là đơn vị cơ bản của lời nói,đơn vị nhỏ nhất có giá trị độc lập và tính chất trọn vẹn về cả cấu trúc trong lời dùng để thông báo một điều mà người nói người viết cho rằng người nghe hoặc người đọc cần phải biết

 2. Câu có thể dùng để kể hoặc để hỏi,để nêu cảm xúc hay sự cầu khiến của người nói.Từ đó sinh ra câu nhằm mục đích cụ thể nào: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến,câu cảm.

 3. Song dù nhằm mục đích nào thì một câu cũng phải được tổ chức sắp xếp sao cho thông báo chứa đựng trong nó có thể đựơc người nghe người đọc hiểu đúng

 a, Một phần xác định thông báo nói về ai về cái gì thành phần đó gọi là chủ ngữ.

 b, Một thành phần xác định thông báo nói điều gì về chủ ngữ thành phần đó gọi là vị ngữ.

 Một câu muốn đúng trong trường hợp thông thường phải có đủ thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ.Chủ ngữ và vị ngữ vì thế là hai thành phần chính của câu. Hai thành phần này phải kết hợp lại thành nòng cốt của câu.

 Câu có thể có một hoặc nhiều kết cấu chủ vị một hoặc nhiều nòng cốt câu.Câu có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt câu gọi là câu đơn.Câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên gọi là câu ghép.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 757Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Chuyên đề về viết câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề về viết câu
I.Lý thuyết
A. Thành phần chính và thành phần phụ
1. Để thông báo trao đổi ý nghĩ với nhau con người ta phải dùng lời.Lời chia ra thành câu.Người ta chỉ tính nói hoặc viết cho nhau mấy câu,không ai tính nói hoặc viết cho nhau mấy từ hoặc mấy ngữ. 
Từ đó có thể hiểu câu là đơn vị cơ bản của lời nói,đơn vị nhỏ nhất có giá trị độc lập và tính chất trọn vẹn về cả cấu trúc trong lời dùng để thông báo một điều mà người nói người viết cho rằng người nghe hoặc người đọc cần phải biết
 2. Câu có thể dùng để kể hoặc để hỏi,để nêu cảm xúc hay sự cầu khiến của người nói.Từ đó sinh ra câu nhằm mục đích cụ thể nào: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến,câu cảm.
	3. Song dù nhằm mục đích nào thì một câu cũng phải được tổ chức sắp xếp sao cho thông báo chứa đựng trong nó có thể đựơc người nghe người đọc hiểu đúng
	a, Một phần xác định thông báo nói về ai về cái gì thành phần đó gọi là chủ ngữ.
	b, Một thành phần xác định thông báo nói điều gì về chủ ngữ thành phần đó gọi là vị ngữ.
à Một câu muốn đúng trong trường hợp thông thường phải có đủ thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ.Chủ ngữ và vị ngữ vì thế là hai thành phần chính của câu. Hai thành phần này phải kết hợp lại thành nòng cốt của câu.
	Câu có thể có một hoặc nhiều kết cấu chủ vị một hoặc nhiều nòng cốt câu.Câu có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt câu gọi là câu đơn.Câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên gọi là câu ghép.
4.Như vậy nòng cốt câu cần cho câu cũng như bộ xương cần cho thân thể.Tuy nhiên,trong câu còn rất nhiều trường hợp bên cạnh hai thành phần chính còn có thêm các thành phần phụ để nói hết các thành phần cần thông báo như trạng ngữ,thành phần chuyển tiếp thành phần chú thíchCác thành phần phụ này có tác dụng làm thông báo ở câu trở nên rõ ràng hơn cụ thể hơn và gợi cảm hơn.Một thành phần phụ không có tác dụng làm cho ý trong câu thêm xác định và truyền cảm.Một câu viết trong đó thành phần phụ không phù hợp với nòng cốt câu là một câu viết sai ngữ pháp.
	 Cũng cần phân biệt thành phần phụ cùa câu với định tố và bổ tố.
	B.Các loại câu : 
1. Câu đơn : 
 - Là câu chỉ có một kết cấu chủ vị và kết cấu chủ vị đồng thời cũng là nòng cốt câu .
 - Câu phức là câu chứa từ hai kết cấu chủ vị trở lên
 - Sự khác nhau giữa câu đơn và câu phức là ở số lượng các kết cấu chủ vị tạo nên chúng.
 2. Các loại câu phức : 
 - Câu phức thành phần chủ ngữ : 
 VD : Nam đến được là tốt rồi.
Câu phức thành phần vị ngữ : 
VD : Cuốn sách này bìa đẹp quá.
Câu phức thành phần định ngữ :
VD : Khi mặt trời xuống núi , anh em ơi lên đường . 
Câu phức thành phàn bổ ngữ
VD : Lớp 9A được nhà trường tuyên dương về thành tích học tập.
Câu phức thành phần trạng ngữ cách thức :
VD : Tay xách nón , chị ấy bước vào nhà
Các loại câu ghép : 
Là những câu hai hay nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.
Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu
VD : Câu ghép chính phụ : Nếu trời mưa thì em sẽ ở nhà.
 Câu ghép đẳng lập : Mặt trời đã lên cao, ánh nắng chói chang trên mặt biển.
Các loại câu phân theo mục đích nói :
Câu trần thuật : Cách mạng tháng tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.
Câu hỏi : Có phải cách mạng tháng tám đã tạo ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc? 
+ Câu hỏi tu từ : Phải chăng cách mạng tháng tám đã tạo ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc
Câu cảm : A! Mẹ đã về !
Câu cầu khiến : Mẹ ơi, mẹ về đi..!
 *) Chú ý:
 Câu hỏi tu từ là gì ?
- Là loại câu hỏi không có mục đích hỏi , vì nội dung của nó đã bao hàm một ý trả lời và biểu thị một cảm xúc hoặc gởi liên tưởng.
- Đối với câu hỏi tu từ , hỏi chỉ là hình thức thể hiện chứ không phải mục đich
 C. Nghệ thuật tu từ về câu :
1. Đổi trật tự cú pháp:
- Là biện pháp tu từ thay đổi trật tự thông thường của các thành phần trong câu, các thành tố trong cụm từ,nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của thành phần thay đổi vị trí và tăng sức gợi cảm, tính hình tượng cho lời văn.
Ví dụ : Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa 
	 Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
	 Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
2.Đối ngữ :
- Là biện pháp tu từ dùng hình thức sóng đôi ngữ pháp và ngữ nghĩa tạo nên một cấu trúc đối nhằm làm nổi bật ý muốn diễn đạt và tăng cường nhạc tính cho lời văn 
Ví dụ : Mẹ già ở túp lều tranh
	 Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con 
	 Sớm trông mặt đất thương xanh núi
	 Chiều vọng chân mây nhớ tím trời	
3. Liệt kê : 
- Là biện pháp tu từ dùng liên tiếp nhiều từ cụm từ hay vế câu đẳng lập về chức năng cú pháp cùng hướng vào một ý để diễn tả đầy đủ hơn những khía cạnh khác nhau của ý đó.
Ví dụ : Này chồng này mẹ này cha
	 Này là em ruột này là em dâu
	 Nhiều thứ kiến: Kiến gió ,kiến mun,kiến càng, kiến muỗi ,kiến bọ dọt, trăm nghìn chi phái nhà kiến nhiều không kể xiết.
II. Bài tập:
Bài 1:
Cho 3 cụm chủ vị sau đây:
Nước reo quanh chân lúa 
Lòng người cũng rung lên
Lúa rung lên 
Hãy sắp xếp lại trật tự của 3 cụm ấy để đặt thành
a, 3 câu đơn nối tiếp
b, 1 câu ghép
c 1 câu đơn và 1 câu ghép 
( có thể thêm từ nối nếu thấy cần )
Bài làm :
a, Nước reo quanh chân lúa.Lúa rung lên.Lòng người cũng rung lên.
b, Nước reo quanh chân lúa,lúa rung lên,lòng người cũng rung lên.
c, Nước reo quanh chân lúa.Lúa rung lên,lòng người cũng rung lên.
 Nước reo quanh chân lúa,lúa rung lên.Lòng người cũng rung lên.
Bài 2:
Tìm hiểu tác dụng của thành phần phụ được gạch chân in nghiêng trong các câu viết sau đây:
 a, Và bản “Đại cáo Bình ngô” , áng thiêng cổ hùng văn ấy, sẽ mãi mãi còn toả sáng trên bầu trời văn học nước ta.
 b, Truyện Kiều là đỉnh cao nhất trong toàn bộ nền thơ văn cổ Việt Nam, nếu không phải là đỉnh cao nhất trong văn học nước ta tính đến hôm nay.
 c, Mặc dù cho kẻ thù đe doạ - và không phải chỉ đe dọa - hầu hết đồng bào ta ở đấy vẫn không chịu rời đất đai vườn tựơc thân yêu.
 d, Cô bé nhà bên ( có ai ngờ !) cũng vào du kích.
 Bài làm :
 a, Thành phần phụ làm cho chủ ngữ được nhấn lại, láy lại, trở nên lấp lánh hơn, đáng chú ý hơn , đồng thời làm nổi bật một bản chất đẹp đẽ của “ áng thiên cổ hùng văn” 
 b, Trong câu này, thành phần phụ có tác dụng làm tôn thêm giá trị của truyện Kiều lên chót vót một tầng cao mới mà vẫn giữ được sự thận trọng cần thiết trong nhận định.
 c, Thành phần phụ cho thấy một mức độ cao hơn cúa sự tàn bạo của kẻ địch , và qua đó thể hiện một mức độ cao hơn của sự gan góc , bất khuất của đồng bào .
 d, Thành phần phụ như cho ta hình dung được chỉ với ba chữ thôi nhưng tình cảm thật phong phú.Vừa ngạc nhiên thán phục , vừa tinh nghịch hóm hỉnh , vừa thân thiết yêu thương đối với “cô bé nhà bên ấy” 
à Nói chung thành phần phụ rất có khả năng biều hịên những thái độ tình cảm vừa sâu sắc chín chắn vừa thiết tha tinh tế bất ngờ lý thú
.
 Bài 3:
.Thêm thành phần phụ thích hợp vào chỗ có dấu . ở những câu sau để nâng cao hiệu quả diễn đạt của chúng : 
a, Chỉ bằng vài ba nét chấm phá đơn sơ trong bài thơ “Thu Điếu” Nguyễn Khuyến đã diễn tả thật đặc sắc cảnh sắc mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
b, Từ chị Dậu – người mẹ dứt ruôt bán con đến chị Út – người mẹ cầm súng bào vệ đàn con người phụ nữ Việt Nam đã trải qua cả một cuộc đổi đời.
 Bài 4.
 Phân tích các câu hỏt tu từ trong các câu thơ sau :
	 	Nhưng một năm mỗi vắng
	Người thuê viết nay đâu?
	 Những người buôn năm cũ
	Hồn ở đâu bây giờ? 
 Bài chữa: 
a, Câu hỏi tu từ “ Người thuê viết nay đâu?” là một câu hỏi không có lời đáp không có hồi âm.Người thuê viết cứ thưa dần cho thấy người chuộng chữ nho ngày càng ít câu đối không còn được ưa chuộng . Câu hỏi gợi ra cảm giác về sự đối nghịch hoàn toàn với cảnh tươi vui phía trước . Cái heo hút , lụi tàn xuất hiện trong từng dòng thơ 
b, Kết thúc bài thơ “ Ông đồ” là câu hỏi tu từ “ Hồn ở đâu bây giờ?” Câu hỏi này đã gieo vào lòng nhà thơ nỗi buồn thương không dứt nối tiếc không nguôi. Trái tim nhân hậu của nhà thơ như đang rung lên niềm thương cảm về những con người sinh ra không gặp thời. Và bị chết trong sự quên lãng của mọi người. Với câu hổi đầy trăn trở của mình với những con người làm đẹp cho văn hoá tinh thần của người xưa .
Bài 5:
Trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ “ của Thanh Hải có hai khổ thơ sau :
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
a, Biện pháp tu từ nào về câu được sử dụng ở đây và hiện quả của nó?
b, Chứng minh rằng biện pháp tu từ ấy còn được học ở nhiều bài thơ khác trong chương trình văn 8 và văn 9.
Bài chữa :
a, Biện pháp tu từ về câu được sử dụng ở đây là biện pháp tu từ điệp ngữ.Điệp ngữ được láy lại ở đầu câu mang lại âm hưởng hối hả khẩn trương.Ở khổ thơ thứ nhất điệp ngữ “đất nước” được láy lại ở hai câu thơ thứ nhất và thứ ba.Ở khổ thơ thứ hai điệp ngữ “ta” được láy lại ở ba câu thơ đầu.
 Hiệu quả : ở đây ta là nhà thơ và cũng là tất cả mọi người.Ta làm con chim, làm một cành hoa, làm một nốt trầm,ta trở thành nguời mang lại niềm vui cho cuộc đời một cách khiêm tốn đáng yêu.Hình ảnh nhuần nhuỵ tự nhiên dòng thơ chân thành. Tạo được sự đồng cảm trong người đọc.Ước nguyện thật thiết tha nhưng cũng thật khiêm tốn muốn góp một phần bé nhỏ của mìh để làm nên mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng. Đó là mùa xuân nho nhỏ mà nhà thơ muốn lặng lẽ dâng cho đời.
 Bài 6.
Phân tích ngữ pháp trong hai câu sau để thấy chúng không đặt theo trật tự thông thường :
	Lom khom dưới núi tiều vài chú
	Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Tác giả chọn cách đặt câu đặc biệt ấy nhằm mục đích gì?
 Bài chữa :
	Phân tích cấu trúc ngữ pháp:
	Lom khom dưới núi tiều vài chú 
	VN	 TN	CN
	Lác đác bên sông chợ mấy nhà
	 VN	TN	CN
Hai câu đã nói lên nội dung thông báo lom khom dưới núi và lác đác bên sông trước khi nói lên đối tượng thông báo ( tiều vài chú , chợ mấy nhà ) và như thế là đảo trật tự ngữ pháp thông thường .
Hiệu quả : Tác giả chọn cách đặt câu đó vì nó có khả năng giúp người đọc hình dung rõ : cảnh vật được nhìn thấy từ xa từ trên cao xuống trong một không gian rộng. Và trong tầm nhìn bao quát ấy. Nổi lên hàng đầu là ấn tượng bao trùm về dáng điệu (lom khom), về sự phân bổ (lác đác), còn ấn tượng cụ thể về chú tiều về mái chợ thì có lẽ do ở xa nên mờ nhạt hơn vì thế lối đảo ngữ đã góp phần không nhỏ vào sự biểu hiện cảm giác quạnh vắng lẻ loi cô đơn của nhà thơ.
Bài 7:
Dưới đây là một trong những bài ca dao thấm thía nhất trong ca dao cổ :
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh nhót như mưa ruộng cày 
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Hãy tạm xét xem câu ca dao cuối. Biện pháp tu từ về câu nào đã được sử dụng ở đây ? Nêu tác dụng ? .
Bài chữa : 
Câu thứ tư của bài ca dao chia thành hai vế tương phản nhau từng chữ một : dẻo thơm đối với đắng cay , một hạt đối với muôn phần đặt trong mối quan hệ đối lập với một hạt cơm dẻo thơm bé nhỏ , nỗi đắng cay muôn phần càng thêm lớn lao thấm thía xót xa.Vì thế lối đối này đã góp phần đắc lực vào việc thể hiện nội dung : Nhắc nhở mỗi chúng ta nghĩ thấy nỗi đắng cay khó nhọc của người nông dân . Từ đó xác định thái độ biết ơn và thương kính mà bất kỳ kẻ hưởng thụ nào cũng cần có đối với những người đổ mồ hôi và nước mắt để làm ra hạt lúa.
Bài 8 : 
Hãy đọc những câu văn sau đây của : J.Nêru
 Văn hoá - đó có phải sự phát triển bên trong nội tại của con người hay không?Tất nhiên rồi . Đó có phải cách ứng xử của anh ta với người khác không? Nhất định là phải . Đó có phải khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế .
Em có nhận xét gì về cách trả lời về những câu hỏi được đăt ra. Cách trả lời đó có tác dụng gì? 
Bài chữa :
Những câu trả lời trên đều mang một ý nghĩa chung khẳng định công nhận nhưng ý nghĩa giống nhau ấy trong những câu khác nhau lại được biểu hiện dưới những hình thức diễn đạt rất khác nhau không trùng lặp : tất nhiên rồi, nhất định . Cách viết ấy làm cho lời văn phong phú linh hoạt sống động hấp dẫn tránh được tình trạng đơn điệu nhạt nhẽo khô khan.
Dạng bài tập chữa câu sai
Bài 1:
Có thể có hai trường hợp sau đây trong phần mở đầu làm về tập thơ nhật ký trong tù :
a, Chủ tịch Hồ Chí Minh , vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Tác phẩm của người luôn luôn chứa chan một tình thương mênh mông , sâu sắc đối với đất nước và con người 
b, Dân tộc ta non sông đất nước ta tự hào đã sinh ra một người con vĩ đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh , vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của nhân dân Việt Nam.
Hai trường hợp nêu trên đều có một câu sai giống nhau. Thử xét xem liệu có thể sửa 2 câu sai ở trên theo cùng một cách theo cùng một cách mà trong hai trường hợp khác nhau trên được không? Từ đó em rút ra được nguyên tắc gì về việc chữa câu sai.
Bài chữa :
 Câu sai trong câu a có thể sửa là “Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ .” Còn trong câu b câu đó có thể sửa là “ Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh”
Không thể áp dụng cách sửa của A cho B và ngược lại. Điều đó chứng tỏ khi tìm cách chữa câu sai còn phải căn cứ vào văn cảnh cụ thể, phải chú ý đến mối quan hệ giữa câu ấy và các câu khác đến mạch văn .
Bài 2:
Chép lại những câu văn dưới đây khi sửa hết những lỗi về ngữ pháp :
a, (1) Bằng ngọn bút tài tình của các nhà thơ lớn đã làm lòng ta rung động trước bao khung cảnh thiên nhiên .(2) Mùa xuân với sắc hoa lê trắng điểm tô cho màu cỏ xanh non , hịên lên rất đẹp trong thơ Nguyễn Du . (3)Còn Nguyễn Khuyến chỉ bằng vài nét bút đơn sơ giản dị. (4) Ông đã diễn tả thật tuyệt vời hình ảnh của mùa thu trên nông thôn miền bắc. 
b, Qua truyện ngắn lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long đã đưa ta tới một nơi phong cảnh tuyệt vời . Bằng một ngôn ngữ giàu chất thơ qua áng văn trữ tình của mình . Tác giả đã làm ta say mê với hình ảnh của những cây thông non rung rinh ngón tay bằng bạc và làn mây bị nắng xua “ lăn trên các vòm lá ướt sương” còn đẹp hơn nữa cái nắng sapa , cái nắng làm rực rỡ rừng cây, rực rỡ bó hoa trong tay cô gái trẻ . Rõ ràng những bức tranh thiên nhiên, một trong những vẻ thơ mộng của toàn thiên truyện .
c, Trong suốt cuộc đời mình Bác Hồ luôn luôn dành muôn vàn tình yêu thương cho các cháu thiếu nhi đã được ghi lại thật sâu đậm trong nhiều bài thơ văn của Bác . Ngay từ trước Cách mạng tháng 8 khi còn bị giam giữ trong chế độ lao tù Tưởng Giới Thạch Bác đã từng xúc động đến ngẹn ngào trước cảnh một em bé mới nửa tuổi đã “ theo mẹ đến ở nhà pha” . Qua bài thơ cháu bé trong nhà lao Tân Dương đã biểu hiện tình cảm đau xót đó. 
d, Trong tác phẩm truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du đã tỏ ra rất tài tình trong việc khắc hoạ ngoại hình nhân vật .Với Nguyễn Du việc miêu tả dịên mạo , phục sức , dáng điệu của các nhân vật. Đó không bao giờ chỉ đơn thuần là việc vẽ lại hình dáng bên ngoài. Ngược lại, dưới ngòi bút của bậc thiên tài ấy. Cái dáng vẻ bề ngoài luôn luôn giúp được cho ngừơi đọc hình dung đựoc luôn bản chất tính cách bên trong.
e, Bài thơ “ Qua đèo Ngang” , bức tranh đẹp về một vùng non nước . Qua bài thơ đã vẽ ra trước mắt ta một cảnh trí thật nên thơ của hoa cỏ, núi sông ,miền Trung nước Việt . Cái tài của nhà thơ là ở chỗ chỉ cần vài nét chấm phá đơn sơ. Mà tác giả vẫn có thể làm cho phong cảnh đèo Ngang không thể mờ phai trong ký ức của biết bao bạn đọc. 
Bài chữa: 
 a, Chép lại : 
 Ngọn bút tài tình của các nhà thơ lớn đã làm lòng ta rung động trước bao khung cảnh thiên nhiên . Mùa xuân với sắc hoa lê trắng điểm tô cho màu cỏ xanh non , hịên lên rất đẹp trong thơ Nguyễn Du . Còn Nguyễn Khuyến chỉ bằng vài nét bút đơn sơ giản dị ông đã diễn tả thật tuyệt vời hình ảnh của mùa thu trên nông thôn miền bắc. 
b, Qua truyện ngắn lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long , tác giả đã đưa ta tới một nơi phong cảnh tuyệt vời . Bằng một ngôn ngữ giàu chất thơ, qua áng văn trữ tình của mình , tác giả đã làm ta say mê với hình ảnh của những cây thông non rung rinh ngón tay bằng bạc và làn mây bị nắng xua “ lăn trên các vòm lá ướt sương” .Còn đẹp hơn nữa cái nắng sapa , cái nắng làm rực rỡ rừng cây, rực rỡ bó hoa trong tay cô gái trẻ là cái nắng riêng của Sapa. Rõ ràng những bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ là một trong những vẻ thơ mộng của toàn thiên truyện .
c, Trong suốt cuộc đời mình Bác Hồ luôn luôn dành muôn vàn tình yêu thương cho các cháu thiếu nhi . Điều đó đã được ghi lại thật sâu đậm trong nhiều bài thơ văn của Bác . Ngay từ trước Cách mạng tháng 8 khi còn bị giam giữ trong chế độ lao tù Tưởng Giới Thạch , Bác đã từng xúc động đến ngẹn ngào trước cảnh một em bé mới nửa tuổi đã “ theo mẹ đến ở nhà pha” . Qua bài thơ “cháu bé trong nhà lao Tân Dương” , Bác đã biểu hiện tình cảm đau xót đó. 
d, Trong tác phẩm truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du đã tỏ ra rất tài tình trong việc khắc hoạ ngoại hình nhân vật .Với Nguyễn Du việc miêu tả dịên mạo , phục sức , dáng điệu của các nhân vật đều hết sức tài tình. Đó không bao giờ chỉ đơn thuần là việc vẽ lại hình dáng bên ngoài. Ngược lại, dưới ngòi bút của bậc thiên tài ấy,cái dáng vẻ bề ngoài luôn luôn giúp được cho ngừơi đọc hình dung đựoc luôn bản chất tính cách bên trong.
e, Bài thơ “ Qua đèo Ngang” là bức tranh đẹp về một vùng non nước . Qua bài thơ, bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt ta một cảnh trí thật nên thơ của hoa cỏ, núi sông ,miền Trung nước Việt . Cái tài của nhà thơ là ở chỗ chỉ cần vài nét chấm phá đơn sơ, mà tác giả vẫn có thể làm cho phong cảnh đèo Ngang không thể mờ phai trong ký ức của biết bao bạn đọc 
+) Công dụng khác của câu phân loại theo mục đích nói : 
Bài 1:
 Viết lại các câu sau giữ nguyên ý :
a, Con người đáng kính ấy cũng theo gót Minh Tư để kiếm ăn ư? 
- Cụ lo xa quá thế ? 
- Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại ? 
- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?
b, Em gái tôi vẽ đây ư chả lẽ lại là nó con mèo hay lục lọi ấy? 
Bài làm : 
a, Câu cảm : Thật không ngờ con người đáng kính ấy cũng theo gót Minh Tư để kiếm ăn !
 Cụ không phải lo xa thế đâu ! 
 Không nên nhịn đói để mà để tiền lại .
 Nếu ăn hết thì đến chết không có gì mà lo liệu 
b, Thật không ngờ đây là bức vẽ của em gái tôi. 

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi vao lop 10(3).doc