Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Học kì II (chi tiết)

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Học kì II (chi tiết)

 HỌC KÌ II

 Tiết 91,92: Bàn về đọc sách.

 (Chu Quang Tiềm)

 A. Mục tiêu cần đạt:

-Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

-Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tình thuyết phục này

-Tích hợp: + phần tiếng Việt ở bài khẩu ngữ.

 +phần tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp.

 +phần thực tế cuộc sống ở chuyên mục Mỗi ngày một

 cuốn sách.

B-Chuẩn bị: một vài chương trình Mỗi ngày một cuốn sách trong thời

 gian gần đây.

 Truyện ngắn"sách", và"Tôi đã học tập như thế nào" của

 M.Go-rơ-ki.(nếu có)

C. Hoạt động dạy-học:

 * bài cũ: Kiểm tra sách vở học kì 2, kiểm tra việc soạn bài của học sinh.

 * Bài mới:( Ngay từ khi còn để chỏm, trong những ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, các học trò nho Trung Hoa, VN ngày xưa đều đã được học thuộc lòng mấy câu thơ giáo huấn của thánh hiền:

 Thiên tử trọng hiền hào

 Văn chương giáo nhĩ tào

 Vạn ban giai hạ phẩm

 Duy hữu đọc thư cao.

 

doc 198 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Học kì II (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học kì II
 Tiết 91,92: Bàn về đọc sách. 
 (Chu Quang Tiềm)
	A. Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
-Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tình thuyết phục này
-Tích hợp: + phần tiếng Việt ở bài khẩu ngữ.
 +phần tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp.
 +phần thực tế cuộc sống ở chuyên mục Mỗi ngày một 
 cuốn sách.
B-Chuẩn bị: một vài chương trình Mỗi ngày một cuốn sách trong thời 
 gian gần đây.
 Truyện ngắn"sách", và"Tôi đã học tập như thế nào" của 
 M.Go-rơ-ki.(nếu có)
C. Hoạt động dạy-học:
 * bài cũ: Kiểm tra sách vở học kì 2, kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
 * Bài mới:( Ngay từ khi còn để chỏm, trong những ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, các học trò nho Trung Hoa, VN ngày xưa đều đã được học thuộc lòng mấy câu thơ giáo huấn của thánh hiền:
	Thiên tử trọng hiền hào
	Văn chương giáo nhĩ tào
	Vạn ban giai hạ phẩm
	Duy hữu đọc thư cao.
	 (Nghĩa là: Nhà vua coi trọng người hiền đức. Văn chương giáo dục con người. Trên đời mọi nghề đều thấp kém. Chỉ có đọc sách là cao quí nhất)
	Gạt bỏ đi cái lạc hậu và cực đoan , lỗi thời của tư tưởng PK, vẫn còn lại một sự đánh giá cao vai trò của việc đọc sách. Đọc sách là việc cao quí, nó làm cho con người trở nên cao quí hơn. Đã có biết bao ý kiến hay, sâu sắc bàn về công việc cao quí này, bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm về một trong những ý kiến đó qua văn bản"Bàn về đọc sách " của một học giả Trung Hoa Chu Quang Tiềm.
- Nêu vài nét khái quát về tác giả?
-Nêu xuất xứ của tác phẩm?
-Văn bản nên đọc với ngữ điệu như thế nào?
-Kiểm tra 7 chú thích ở SGK.
-Xác định kiểu loại văn bản? Dựa vào yếu tố nào để xác định đúng tên kiểu loại văn bản này?
-Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? dựa vào bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triễn khai vấn đề đó?
-Tác giả đã lí giải tầm quan trọng và sự cần thiết của của việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào? để trả lời câu hỏi đọc sách để làm gì, vì sao phải đọc sách, tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào?
-Mối quan hệ giữa đọc sách và học vấn ra sao?
-Trong thời đại hiện nay, để trau dồi học vấn ngoài con đường đọc sách còn có những con đường nào khác, tìm ví dụ?
-Nhận xét cách lập luận của tác giả ở đoạn văn này?
I. Đọc-tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả:(1897-1986)
-Nhà mĩ học và lí luận văn học nỗi tiếng của Trung Quốc.
-Ông nhiều lần bàn về việc đọc sách, phương pháp đọc sách. Ông muốn truyền lại cho các thế hệ sau những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân.
2. Tác phẩm:
-Trích trong cuốn"Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách"(Bắc Kinh, 1995, giáo sư Trần Đình Sử dịch)
3. Đọc:
-Rõ ràng mạch lạc, nhưng vẫn với giọng tâm tình nhẹ nhàng như lời trò chuyện. Chú ý các hình ảnh so sánh trong bài.
4.Chú thích: 7 chú thích ở SGK.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Thể loại: Văn bản nghị luận (nghị luận giải thích một vấn đề xã hội)-->dựa vào hệ thống luận điểm, cách lập luận và tên văn bản để xác định thể loại, kiểu văn bản.
1.Tìm hiểu các luận điểm qua bố cục văn bản:
-Phần 1(học vấn-->phát hiện thế giới mới): khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
-Phần 2(lịch sử-->tự tiêu hao lực lượng):Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
-Phần 3(còn lại): Bàn về phương pháp đọc sách(bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc thế nào cho có hiệu quả)
2. Phân tích:
a. Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách:
(để lí giải tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách tác giả đặt nó trong mối quan hệ với học vấn của con người, trả lời câu hỏi đọc sách để làm gì, vì sao phải đọc sách, tác giả đưa ra các lí lẽ):
-Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.(không phải con đường duy nhất)
-Học vấn là gì? Là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại.
-Nhưng tích luỹ bằng cách nào và ở đâu? =>Tích luỹ bằng sách và ở sách.
-->Vậy sách là kho tàng quí báu lưu giữ tinh thần nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiến hoá của nhân loại. Coi thường sách, không đọc sách là xoá bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuẩn.
-Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ.
-Đọc sách là chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa(trường chinh vạn dặm) trên con đường học tập, phát triển thế giới.
=>(ngoài con đường đọc sách còn có thể trau dồi học vấn bằng con đường văn hoá nghe nhìn--> nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng hơn cả)
-->Cách lập luận như trên là hợp lí lẽ, thấu tình đạt lí và kín kẽ, 
sâu sắc. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của con người, đọc sách trong tình hình hiện nay vẫn là con đường quan trọng trong nhiều con đường khác. Đọc sách là con đường tích luỹ và nâng cao tri thức. Đoc sách là tự học. Đọc sách là tự học với các thầy vắng mặt. Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người. Dù văn hoá nghe nhìn, thực tế cuộc sống đang là những con đường học tập quan trọng khác, nhưng không bao giờ có thể thay thế được cho việc đọc sách.
-HS đọc đoạn 2.
-Theo lời bàn của tác giả thì em thấy đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
-Tác giả đã chỉ ra những thiên hướng sai lệch thường gặp nào trong quá trình đọc sách?
-Theo ý kiến của tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
-Cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào? 
cái hại của việc đọc sách hời hợt được tác giả chế giễu ra sao?
b. Những khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay:
*Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.
=> hai thiên hướng sai lệch thường gặp:
-Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối"ăn tươi nuốt sống"chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
-Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực vào những cuốn sách không thật có ích.
c. Phương pháp chọn sách và đọc sách:
*Cách chọn sách:
-Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển sách nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình
-Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
-Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không nên xem thường việc đọc loại sách phổ thông, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả bài viết đã khẳng định thật đúng rằng"trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác"vì thế"không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn" ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.
*Cách đọc:
-Lựa chọn được sách hay, sách tốt,sách cần cho mình rồi đến việc đọc.Đọc sách không dễ.
-Đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần đến thuộc lòng.
-Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, kiên định mục đích
-Tác hại của lối đọc hời hợt: như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa ý loạn, tay không mà về, như trọc phú khoe của, lừa mình dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
-->Có nhiều cách đọc khác nhau: đọc to, đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc bằng mắt, đọc một lần, đọc nhiều lần. Tựu trung, có thể đọc một lần đầu lướt qua để nắm nội dung khái quát. Có thể đọc qua mục lục, lời nói đầu để nắm sơ lược nội dung và bố cục. Những lần sau mới đọc chậm, đọc kĩ, đọc nhiều lần những đoạn, chương khó hoặc hay. Đọc kết hợp với ghi chép, thu hoạch...Mỗi người có cách đọc và thói quen, sở thích đọc không giống nhau, nhưng đại để muốn đọc-hiểu có hiệu quả, có ích, tất phải đi theo con đường trên.
-Bài viết "Bàn về đọc sách" có tính thuyết phục cao. Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?(những ý kiến đúng đắn, sâu sắc, bố cục bài viết, cách trình bày của tác giả có gì đáng chú ý?)
d. Tính thuyết phục của văn bản:
-Nội dung các lời bàn bạc và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình(các ý kiến đưa ra thật xác đáng, có lí lẽ, với tư cách một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài. Đồng thời 
tác giả lại trình bày bằng cách phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình thân ái để chia sẻ kinh nghiệm thành công, thất bại trong thực tế)
-Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
-Cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ tác giả dùng cách ví von thật cụ thể và thú vị(liếc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít, giống như ăn uống...Chiếm lĩnh học vấn như đánh trận...Đọc nhiều mà không chịu hiểu sâu như cưỡi ngựa qua chợ...Giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát...)
-Cảm nhận của em qua văn bản?
III. Tổng kết:
 (ghi nhớ SGK)
IV. Luyện tập:
-Phát biểu điều em thấm thía nhất khi học bài"Bàn về đọc sách"
 * Củng cố, dặn dò:
 - Nắm nội dung văn bản, Cách lập luận của tác giả trong văn bản này.
 - Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ.
Ngày giảng:
 Tiết 86: Trả bài kiểm tra tiếng Việt.
	A. Mục tiêu cần đạt:
-Qua tiết trả bài, một lần nữa giúp học sinh nắm lại những kiến thức về các phương châm hội thoại, tình huống giao tiếp, các biện pháp tu từ từ vựng, lời dẫn trực tiếp, gián tiếp...
-Củng cố thêm các kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
-Thấy được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình để có phương hướng bổ khuyết trong học kì 2.
	B. Chuẩn bị: 
-Tích hợp: Các bài tổng kết về từ vựng tiếng Việt.
 Tập làm văn với kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả nội tâm.
-Chuẩn bị:Thầy chấm, chữa bài chu đáo, công bằng, khách quan.
 Trò tự nhận xét bài làm của mình so với đáp án trên cơ sở đọc kĩ lời nhận xét của GV.
	C. Hoạt động dạy-học:
1 ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp lúc trả bài ôn lại những kiến thức cũ.
3. Bài mới:
	I. Nhận xét bài làm:
	1. Ưu điểm:
-Phần lớn nắm được những kiến thức cơ bản về từ vựng tiếng Việt.
-Phần trắc nghiệm trả lời tương đối chính xác.
-Phần tự luận cũng thể hiện được sự cảm thụ tốt tác phẩm văn học qua các biện pháp tu từ và cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp.
	2. Nhược điểm:
-Một số nắm chưa chắc kiến thức cơ bản của bài học.
-Trình bày một vấn đề về cảm thụ văn học còn lúng túng, diễn đạt còn vụng về, lủng củng.
	II. Đáp án và biểu điểm:
*Đề chẵn:
Phần trắc nghiệm:(Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Chọn
A
B
D
C
B
C
B
B
Phần tự luận:
Câu 1:-Xác định đúng các biện pháp tu từ: liên tưởng, so sánh, nhân hoá được sử dụng trong hai câu thơ -1,5 điểm.
- Phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ đó trong bài thơ, diễn đạt trôi chảy mạch lạc-1,5 điểm
Câu2: Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp một cách tự nhiên, h ...  hay độc ác: VN. 
II. Các thành phần biệt lập:
1. Các thành phần biệt lập của câu:
Tình câu, cảm thán, phụ chú, gọi đáp.
- Tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận)
- Phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
- Gọi - đáp: dùng để tạo lập hoặc dùng từ quan hệ giao tiếp.
2. Nhận biết các thành phần biệt lập:
a. Có lẽ: tình thái
b. ngẫm ra: tình thái
c. Dừa xiêm ... vỏ hồng: phụ chú
d. Bẩm: gọi đáp
có khi: tình thái
e. Ơi: gọi đáp:
D. Các kiểu câu:
* Các kiểu câu:
- Câu đơn: CN - VN, đặc biệt, rút gọn
- Câu ghép:Có từ nối( ch phụ), không có từ nối ( Đ lập)
- Câu chia theo mục đích: TT, NV, CT, CK.
I. Bài tập về câu đơn:
1. Tìm CN - VN.
a. - Nghệ sĩ: Cn
 - Ghi lại cái đã có rồi: VN
 - muốn nói một điều mới mẻ: VN
b. - Lời gửi ... cho nhân loại: CN
 - Phức tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn: VN.
c. - Nghệ thuật: CN
 - Là tiếng nói của tình cảm:VN
d. - Tác phẩm: CN
 - Là kết tinh của ... sáng tác: VN.
e. - Anh: CN.
 - Thứ 6 và cũng tên sáu: VN.
2. Tìm câu đặc biệt:
a. Có tiếng nói léo xéo ở gian trên tiếng mụ chủ.
b. Một anh TN hai mươi bảy tuổi!
c. - Hoa trong công viên.
 - Những quả bóng sút vô tội vạ ... góc phố.
 - Tiếng rao của bà bán xôi ... trên đầu.
 - Chao ôi có thể là tất cả những cái đó.
 - Những ngọn điện ... thần tiên.
II. Bài tập và câu ghép:
1. Tìm câu ghép trong các đoạn trích:
a. Anh giữ ..., anh muốn ...: bổ sung
b. Nhưng vì ..., Nho bị ...: Nguyên nhân.
c. Ông lão ... mà hả hê cả lòng: Bổ sung
d. Còn nhà ..., vì cảnh ...: nguyên nhân.
e. Để người ... cho cô gái: Mục đích.
2. Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép ở BT1: (xem 31)
3. Xác định quan hệ về nghĩa:
a. Tương phản.
b. Bổ sung
c. Điều kiện - giả thiết.
4. Tạo câu ghép có kiểu quan hệ mới trên cơ sở các câu cho sẳn:
- Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập
=> Vì quả ... nên hầm ...=> nguyên nhân.
=> Nếu ... thì hầm ... => Điều kiện.
- Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.
=> Qủa bom ... nhưng hầm ... -> tương phảm.
=> Hàm của Nho không - Tuy quả ...=> Nhượng bộ.
III. Biến đổi câu:
BT1: Tìm câu rút gọn:
Quen rồi - Ngày nào ít: ba lần.
BT2: Câu vốn là bộ phận của câu đứng trước tách ra:
a. và làm việc có khi suốt đêm.
b. Thường xuyên.
c. một dấu hiệu chẳng lành.
-> Tác giả tách câu như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
BT3: tạo câu bị động từ các câu có sẵn.
a. Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng nên từ hàng trăm năm trước.
IV. Câu chia theo mục đích nói:
BT1: Tìm câu nghi vấn:
- Ba con, sao con không nhận ( dùng để hỏi)
- Sao con biết là không phải (dùng để hỏi)
BT2: Tìm câu cầu khiến:
a. - ở nhà trông em nhá. ( ra lệnh)
 - Đừng có đi đâu đấy.(ra lệnh)
b. - Thì má cứ kêu đi.(yêu cầu)
 - Vô ăn cơm. (mời mọc)
- Chú ý: “ Cơm chín rồi” là câu Trần thuật dùng để làm câu cầu khiến.
BT3: - Câu “ Sao mày cứng đầu vậy hả?” 
-> Có hình thức nghi vấn nhưng được dùng để bộc lộ cảm xúc ( điều này được xác nhận trong câu đứng trước của tác giả)
- Nắm các KT ngữ pháp đã ôn tập qua 3 tiết (147, 148, 154).chú ý phần luyện tập.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết ngữ pháp: gồm các kiến thức học kì II/9 (các thành phần biệt lập, khởi ngữ: liên kết câu, tường minh và hàm ý - xem lại bài ôn tập T114)
- Tiết tiếp theo: kiểm tra phần văn.
 *****************************
Bài 30 – tiết155 Kiểm tra văn
 (phần truyện)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Vận dụng các kiến thức và kỹ năng ngữ văn về tác phẩm truyện vào một bài làm cụ thể. Qua đó phát hiện, đánh giá những ưu điểm, tồn tại của HS để có hướng sửa chữa.
B. Chuẩn bị:
- GV:ra đề - soạn đáp án.
- HS: Ôn tập - chuẩn bị kiểm tra.
C. Các hoạt động dạy học:
- Bài mới: Phát đề cho học sinh làm : Đề bài in sẵn
 Học sinh làm bài.
 Thu bài.
 Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: con chó bấc.
 Đáp án:
 Câu1:Hành động cuối cùng của Nhỉ ở cuối truyện có ý nghĩa thức tỉnh mọi người hãy thoát ra khỏi những cái vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống để hướng tới những giá trị đích thực,bền vững mà gần gũi trong cuộc sống đời thường. 
Câu2: 
Nêu được cảm nhận về đặc điểm chung: 
Hoàn cảnh sống chiến đấu, tinh thần chiến đấu dũng cảm, tình đồng đội, tâm hồn trong sáng, mơ mộng dễ suy tư.
 Và cảm nhận về nét riêng ở mỗi nhân vật: Nho - Thao - P Định.
- Viết thành một bài văn ngắn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, vận dụng được kỹ năng làm văn.
 .
- Khuyến khích những bài độc lập sáng tạo.
- Chuẩn bị bài con chó Bấc.
Họ tên:.. KIÊM TRA 1 tiết (tiết155)
 Lớp Văn 9
 Đề ra:
 Câu 1(2đ): Hành động cuối cùng của Nhĩ ở cuối truyện Bến Quê có ý nghĩa gì?
 Câu 2(2đ) : Nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Minh Châu.
 Câu3 (6đ) :
 Nêu cảm nhận về những nét phẩm chất chung và riêng của ba nhân vật 
 (phương Định .Nho .Thao)Trong văn bản những ngôi sao xa xôi?
 Bài làm
  ... 
 ... 
  ... 
 ... 
Bài 31 - Tiết 156:
 Con chó Bấc
	 (G.Lân Đơn)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được Giắc Lân - đơn có những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này. Đồng thời qua tình cảm của nhân vật đối với con chó Bấc bồi dưỡng HS lòng yêu thương loài vật.
	B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án.
- HS : Đọc - soạn bài theo hệ thống câu hởi ở SGK.
	C. Hướng dẫn bài mới:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận về nhân vật Xi mông trong Bố của Xi mông?
* Hướng dẫn bài mới:
* Hđ 1:
- Hãy nêu những hiểu biết cơ bản về tác giả?
- >< xử của VB Con chó Bấc ( tóm tắt truyện)
* Hđ2:
- Tìm hiểu bố cục
- Nhận xét độ dài đoạn cuối -> phần trích chủ yếu nói về Bấc và mọi biểu hiện tình cảm của nó.
- Với Bấc - Thoóc - Tơn là một ông chủ như thế nào?
- Cách cư xử của Thoóc - Tơn đối với Bấc có gì đặc biệt?
- Tình cảm ấy biểu hiện ở những chi tiết nào?
- Và Bấc có cảm nhận được điều ấy không? Chi tiết nào?
-Hãy nêu những biểu hiện tình cảm của Bấc đối với Thoóc-Tơn?
- Tìm những chi tiết về cử chỉ, hành động?
- Tìm những chi tiết về biểu hiện của thế giới tâm hồn?
- Em hãy nhận xét về tình cảm cảm Bấc dành cho Thoóc - tơn?
- Em có nhận xét gì về sự quan sát của tác giả?
- Em có nhận xét gì về trí tưởng tượng và tình cảm của nhân vật?
* Hđ 4
* Cũng cố - dặn dò:
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả: - 1876 - 1916
- Là nhà văn Mỹ ( từng trải - sớm tiếp cận với tư tưởng của CNXH)
2. Tác phẩm: - Trích TT Tiếng gọi nơi hoang dã.
3. Đọc - Từ khó:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục: 3 phần
a. Đoạn 1: Mở đầu (Giới thiệu Bấc và Giôn Thoóc-Tơn)
b. Đoạn 2: Tình cảm của Thoóc-Tơn đối với Bấc.
c. Còn lại: Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-Tơn.
2. Phân tích:
2.1. Tình cảm của Thoóc-Tơn đối với Bấc:
- Với Bấc - Thoóc-Tơn là “ một ông chủ lí tưởng - nhà văn so sánh Thoóc-Tơn với các ông chủ khác (nuôi chó vì nghĩa vụ, mục đích kinh doanh, còn anh xuất phát từ tình thương)
- Thoóc-Tơn đối xử với nó “ như thể chúng là con cái của anh vậy” - Trong ý nghĩ, tình cảm dường như anh xem Bấc không chỉ là 1 con chó - mà là người hẵn hoi, như 1 đồng loại, 1 bạn bè, anh yêu thương trân trọng nó như đối với 1 con người.
- Biểu hiện: chào hỏi thân mật, chuyện trò nói lời vui vẻ, túm chặt lấy đầu Bấc, rồi dựa vào đầu mình, rồi đẩy tới đẩy lui; thỉnh thoảng lại rủa yêu nó như những lời nói nựng âu yếm; “ Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy””
-Bấc cảm nhận được “Bấc thấy... đứng yên bất động”.
22Tình cảm của Bấc đối với Thoóc tơn:
(-Nó thường “nằm phục” ở dưới chân chủ hàng giờ “mắt háo hức, tỉnh táo” linh lợi ngước nhìn chủ, hoặc cũng có khi “nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau” chủ, theo dõi quan sát từng động tác của chủ.
-Bấc có tình cảm đặc biệt đối với Thoóc tơn, khác với quan hệ của nó trước kia với cậu con trai của ông Thẩm, với đứa cháu của ông Thẩm, và với bân thân ông Thẩm. Có lúc nó sôi nổi cắn vớ Thoóc tơn.
*Qua cử chỉ hành động:
-Cắn vớ (như cử chỉ vuốt ve)
-Nằm phục ở chân Thoóc tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt.
-Có lúc nó nằm xa hơn, quan sát hình dáng và từng cử động của thân thể anh.
-Tình cảm ngời ánh lên đôi mắt nó toả rạng ra ngoài (sự giao cảm).
*Qua ý nghĩ tâm hồn:
-Trước kia, Bấc chưa hề cảm thấy có một tình thương yêu như vậy.
-Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy; với những tiếng rủ rỉ bên tai ấy.
-Nó lại tưởng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực.
-Không muốn rời Thoóc tơn một buớc, lo sợ Thoóc tơn sẽ bỏ đi, không đòi hỏi gì ở Thoóc tơn cả.
ƯĐó là những biểu hiện của sự tôn thờ, kính phục.
êLân đơn có những nhận xét tỉ mỉ, tinh tế, chính xác về con vật của mình. ở nó vẫn là những biểu hiện của loài vật nhưng được miêu tả sinh động, gần gũi với con người. Nhà văn không chỉ miêu tả vẻ bề ngoài,chủ yếu đi sâu vào “tâm hồn” con vật.
ºJack London có một trí tưởng tượng tuyệt vời (không nhân cách hoá nhưng lại thấu hiểu được tâm hồn nó, với những suy nghĩ phức tạp, những biểu hiện độc đáo như: nỗi mừng vui,lo sợ; giấc mơ). Từ đó nói lên lòng yêu thương loài vật ở ông.
III. Tổng kết:
1, Nội dung: Tình cảm yêu thương loài vật ở tác giả.
2, Nghệ thuật: nhận xét tinh tế, trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu thế giới “tâm hồn” của con chó Bấc.
III.Luyện tập:-phân tích hình ảnh Bấc.
-Học bài cũ
-Chuẩn bị KT NP 1 tiết
 ************************************
Tiết 157: Kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt: kiểm tra và đánh giá học sinh về việc nắm, vận dụng những kiến thức và kỹ năng TV trong chương trình HK II lớp 9.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: ra đề- soạn GA- in sao đề.
-Học sinh: ôn tập kiến thức TV kỳ 2- kể cả một số kiến thức trong bài TK TVP.
C. Hướng dẫn bài mới:
*ổn định lớp
*Tiến hành kiểm tra.
*Hđ 1:
I. Phát đề: Đề in sẵn
 Đề ra 
Đề 1
Câu 1:(3,0) Thế nào là khởi ngữ ? Chuyển câu sau thành câu có khởi ngữ : 
 -Tôi không thể để thầy cô phê bình thêm một lần nào nữa.
Câu 2.(3,0)
 -Về hình thức các câu có thể liên kết với nhau bằng những 
 phép liên kết nào ?
 - Chỉ từ ngữ dùng làm liên kết,và phép liên kết trong đoạn văn sau?
 “ Lí lịch ông huyện Hinh cũng xấu thật. Bởi vì ngồi ở huyện nào 
 ông cũng bị dân kiện.”
Câu3(4.0) đặt đoạn văn ngắn (4-5câu) có sử dung một từ tình thái và một từ cảm thán?
Câu 1: 3đ Chuyển lại :a Bài tập, nó làm rất cẩn thận. 
 b. Đẹp ,nhưng bức tranh đã cũ rồi.
 Câu 2:
	- HS viết được một đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái (phù hợp - giải đoán được).
	- Đảm bảo liên kết nội dung và hình thức.
	-Cho điểm: ND chặt chẻ: 1 điểm.
 Sử dụng được cách nói hàm ý: 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 9.doc