Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

MÙA XUÂN NHO NHỎ

Thanh Hải

 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 - Cảm nhận được những xúc cảm của tác giử trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

 - RLKN cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

 B. Chuẩn bị :

 - GV : Soạn giáo án, SGK, SGV, ĐDTQ.

 - HS : Đọc và chuẩn bị bài.

 C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học :

 1. Ổn định lớp

 2.KT Bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS (3).

 3. Giới thiệu bài : Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền VHCM ở miền Nam trong những năm đầu. Và trong thơ của mình, từ mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã đề cập đến mùa xuân của con người. “Mùa xuân nho nhỏ” là bài thơ tiêu biểu cho ý tưởng ấy.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25
Tiết : 111. VH	 Ngày dạy : 03/3/2009
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Thanh Hải
	A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
	- Cảm nhận được những xúc cảm của tác giử trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
	- RLKN cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
	B. Chuẩn bị :
	- GV : Soạn giáo án, SGK, SGV, ĐDTQ.
	- HS : Đọc và chuẩn bị bài.
	C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học :
	1. Ổn định lớp
	2.KT Bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS (3’).
 	3. Giới thiệu bài : Thanh Hải là một trong những cây bút có công xây dựng nền VHCM ở miền Nam trong những năm đầu. Và trong thơ của mình, từ mùa xuân của thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã đề cập đến mùa xuân của con người. “Mùa xuân nho nhỏ” là bài thơ tiêu biểu cho ý tưởng ấy.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
6’
29’
3’
3’
HĐ1: HD HS tìm hiểu phần giới thiệu văn bản.
Dựa vào SGK nêu 1 vài nét về tác giả.
Hãy nêu vài hiểu biết của em về văn bản?
HD HS đọc: chú ý thể thơ 5 chữ thường không ngắt nhịp trong từng câu và các khổ thơ cũng không đều đặn. Nhịp điệu bài thơ biến đổi theo mạch cảm xúc: say sưa, trìu mến ở phần đầu: nhịp nhanh hối hả, phấn chấn; đôi khi tha thiết trầm lặng. GV đọc mẫu 1 lần.
Giảng: bài thơ bắt đầu những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa Xuân thiên nhiên. Từ đó mở rộng ra thành hình ảnh mùa Xuân của đất nước vừa cụ thể vừa khái quát 
Yêu cầu HS chia bố cục bài?
HĐ2: HD HS tìm hiểu văn bản.
Gọi HS đọc lại phần 1.
Hình ảnh mùa Xuân ở khổ thơ đầu được dùng với ý nghĩ­ gì?
Hình ảnh mùa Xuân của thiên nhiên được phác họa như thế nào? (Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh)
Nhận xét chung về sắc xuân?
Cảm xúc của tg trước cảnh đất trời vào Xuân?
Giảng: Từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời Xuân; nhưng cũng còn có thể hiểu 2 câu này gắn với 2 câu trước: nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim; hoặc có cách hiểu thứ 2 là chuyển đổi cảm giác.
Hãy nêu nhận xét chung của tg về Xuân?
Từ mùa Xuân của thiên nhiên nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa Xuân của đất nước. Hình ảnh nào thể hiện điều đó?
Hai hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?
Lộc đến đất nước có ý nghĩa nào?
Tại sao tác giả chọn so sánh “đất nước” với “Vì sao”?
Điều tâm niệm của nhà thơ là gì? Từ tâm niệm ấy thể hiện ước mơ gì?
Nhà thơ nguyện nhập vào nốt trần thể hiện ước mơ gì?
“Một mùa xuân nho nhỏdâng cho đời” thể hiện ước mơ như thế nào?
DC: Tố Hữu – nhà thơ cùng quê xứ Huế với Thanh Hải có viết: “Nếu là con chim, chiếc là sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Câu thơ nào thể hiện khát khao rõ nhất?
Hãy nhận xét chung về cách sống của nhà thơ?
Hãy nêu những nét đặc sắc NT của bài thơ?
(Cành hoa, con chim, mùa Xuân)
Hiểu như thế nào về nhan đề “mùa Xuân nho nhỏ”?
HĐ3: HD HS tổng kết.
-Dựa vào ghi nhớ tổng kết.
HĐ4: HD HS luyện tập.
Nêu vài nét về tg
Nêu hiểu biết về văn bản
2 HS đọc ® có nhận xét
nghe – cảm nhận
3 phần
khổ đầu:(6 dòng, cảm xúc trước mùa Xuân thiên nhiên đất trời)
2 khổ tiếp theo: cảm xúc về mùa Xuân đất nước.
2 khổ tiếp: suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa Xuân đất nước.
Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca.
Đọc lại phần 1.
Mùa Xuân của thiên nhiên
Hình ảnh (dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la)
Màu sắc (sông xanh, hoa tím biếc..)
Âm thanh (tiếng chim chiền chiện hót)
Tươi tắn, khoáng đạt, trong trẻo, tươi vui
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Nghe, cảm nhận
Niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên của trời đất vào Xuân.
Người cầm súng
Người ra đồng
Là 2 lực lượng tiêu biểu của đất nước.
Chính 2 lực lượng trên đã đem mùa Xuân cho đất nước.
Sức sống của mùa Xuân đất nước còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, xôn xao.
Ta làm con chim hót, làm 1 cánh hoa
Thể hiện ước mơ có ích
Góp 1 phần công sức nhỏ bé.
Khiêm tốn chân thành
Nghe
Dù là tuổi 20, dù là khi tóc bạc
Suy nghĩ – phát biểu
Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị.
Nguyện sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ.
Đọc ghi nhớ và chép vào vở.
I. Giới thiệu văn bản:
 1) Tác giả:
Thanh Hải (1930 – 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Hoạt động văn nghệ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mỹ ® là cây bút có công xây dựng nền VHCM ở miền Nam.
2) Văn bản: “Mùa xuân nho nhỏ” được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến tha thiết cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tg.
 II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên và đất nước qua cảm xúc nhà thơ:
 a) Mùa xuân của thiên nhiên:
Hình ảnh: dòng sông, mặt đất, bầu trời, bao la ® không gian cao rộng.
Màu sắc: sông (xanh), (hoa) tím biếc ® tươi mát của mùa xuân.
Âm thanh: chiền chiện hót ® vang vọng, tươi vui.
Cảm xúc của nhà thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Thính giác (nghe âm thanh)
Thị giác (hình - khối: từng giọt)
Xúc giác: đưa tay hứng
 ® Niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời vào Xuân.
 b) Mùa Xuân của đất nước:
Mùa Xuân: người cầm súng ® chiến đấu, bảo vệ, người ra đồng ® lao động xây dựng
 Þ Hai lực lượng chính của đất nước
Lộc: giắt đầy quanh lưng, trải dài nương mạ ® mang và gieo lộc trên đất nước
Đất nước cứ đi lên phía trước ® khẳng định niềm tin.
Þ Tất cả hối hả, xôn xao, bừng dậy sức sống.
2. Tâm niệm của nhà thơ:
Ta làm: con chim hót, cành hoa ® sống có ích và cống hiến
Ta nhập: hòa ca, nốt trầm ® góp phần tinh túy dù nhỏ bé.
Môït mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
 ® ước nguyện khiêm tốn, bình dị, âm thầm.
Dù tuổi 20, dù là khi tóc bạc ® khát khao cháy bỏng được dâng hiến.
Þ Sống đẹp, sống với tất cả sức sống của tuổi trẻ, sống cống hiến hòa nhập với đời.
3. Nghệ thuật:
Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca.
Kết hợp với những hình ảnh tự nhiên, giản dị từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
Câu tứ thơ chặt chẽ.
Giọng điệu thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc.
III. Tổng kết: Ghi nhớ – SGK 
IV. Luyện tập:
Học thuộc lòng bài thơ.
Viết 1 đoạn bình 1 khổ thơ trong bài thơ mà em thích.
4. Củng cố: (đã củng cố ở phần Ghi nhớ)
5. Dặn dò: (1’)
- Học thuộc bài thơ, hiểu bài cũ.
- Soạn Viếng lăng Bác.
/ Rút kinh nghiệm :
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT111.doc