Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Trường THCS Tuy Lai

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Trường THCS Tuy Lai

TIẾT 1+2

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A/ Mục tiêu bài học:

Giúp h/sinh:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B/Chuẩn bị:

-Tranh ảnh về nơi ở của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ tịch

-Chân dung Bác Hồ .

-Truyện "Chuyện kể về Bác Hồ"

C/ Tiến trình bài dạy:

 

doc 122 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Trường THCS Tuy Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Ngày soạn: 10-8-2010
Tiết 1+2
Phong cách hồ chí minh
	 (Lê Anh Trà)
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B/Chuẩn bị:
-Tranh ảnh về nơi ở của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ tịch
-Chân dung Bác Hồ .	
-Truyện "Chuyện kể về Bác Hồ"
C/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
*Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra vở soạn bài của HS.
* Bài mới:
Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích mà chúng ta tìm hiểu sẽ phần nào lời câu hỏi đó. Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm.
G/v hướng dẫn h/sinh đọc:
Giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết.
? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào?
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.
? Em thấy tác giả có vai trò gì trong văn bản này?
- Trình bày sáng rõ các biểu hiện vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh.
- Kết hợp bày tỏ niềm tự hào về vẻ đẹp đó.
(H/sinh đọc lại đoạn 1.)
?Theo dõi đoạn văn và tìm trong đó những câu văn tác giả sử dụng khái quát phong cách văn hóa HCM.
 Nêu nhận xét về cách so sánh của những câu văn đó?
? Làm thế nào Người có được vốn văn hóa ấy? Người đã học tập và rèn luyện ntn?
? Theo em điều kỳ lạ nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?
?Vậy HCM đã tận dụng những ĐK của mình ntn để có được vốn văn hoá ấy?
 ? Cách tiếp xúc văn hóa như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh?
?Em hiểu ntn về" sự nhào nặn " của hai nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác ?
 Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ sung, sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc ,truyền thống và hiện đại phương Đông và phương Tây trong tri thức văn hoá HCM.Văn hoá của Bác mang đậm bản sắc dân tộc . 
? Tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hóa đó của Bác?
“Nhưng điều kỳ lạ là  hiện đại”.
 ? Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
? Các phương pháp thuyết minh này đem lại hiệu quả gì cho phần đầubài viết?
? Ngoài sử dụng các phương pháp thuyết minh, tác giả còn sử dụng các phương pháp biểu đạt nào?
GV: Như vậy, ở đoạn văn này, t/g đã nêu lên tầm sâu rộng trong vốn tri thức văn hoá của HCM và quá trình tiếp thu văn hoá nhân loại của Người bằng cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề rất tự nhiên và hiệu quả. Đó chính là công của tác giả Lê Anh Trà
Tiết 2
 (Học sinh đọc đoạn 2.)
? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác Hồ trên những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh đó có những biểu hiện cụ thể nào?
?Tất cả những biểu hiện đó được tác giả Lê Anh Trà kể bằng giọng văn ntn? Thông qua những P 2 thuyết minh nào?Tác dụng?
? Từ đó, vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ ?
?Em có thuộc những bài thơ, câu chuyện nào để thuyết minh cho cách sống bình dị ,trong sáng của Người?
( H/sinh theo dõi SGK: “Và Người  thể xác”.)
?Cho biết nếu ở phần trên t/g dùng P 2liệt kê thì ở phần này tác giả giới thiệu lối sống của Bác bằng P 2 nào ?
(P 2 so sánh ,đối chiếu,liên tưởng chính xác)
 ? P 2 đó thuyết minh đó mang lại hiệu quả như thế nào cho đoạn văn?
(Cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao)
HS đọc đoạn cuối 
?. Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá ,khác đời, hơn đời?
 (Thảo luận nhóm )
 ? Và tác giả khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.Theo em ,vì sao có thể khẳng định được như vậy ?
(Thảo luận nhóm )
 -? Từ đó, em nhận thức ntn về ý nghĩa cái đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh?
? Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
? Tóm lại, ta có thể tóm tắt những vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh ntn ? 
I. giới thiệu chung:
- Trích từ bài viết: “Phong cách Hồ Chí Minh
, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong “Hồ Chí
Minh và văn hóa Việt Nam” của Lê Anh Trà.
II. đọc, hiểu văn bản:
1. Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng.
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh + lập luận
2. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu đến “ hiện đại,, - Con
đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí
Minh.
- Phần 2:Tiếp..."hạ tắm ao" - Vẻ đẹp trong
phong cách Hồ Chí Minh.
-Phần 3:Còn lại: Bình luận và khẳng định
phong cách văn hoá Hồ chí Minh.
3. Phân tích:
a, Con đường hình thành phong cách văn hóa HCM.
-"ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu  sâu sắc như Bác Hồ ".
-"Một phong cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị . rất mới , rất hiện đại "
Cách so sánh bao quát để khẳng định vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng
- Trên con đường hoạt động cách mạng, Bác đi nhiều, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới :.
- Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ :
-Học hỏi trong công việc, trong lao động, học hỏi nghiêm túc
- Tiếp thu có định hướng,chọn lọc ,vừa tiếp thu tinh hoa vừa phê phán cái tiêu cực...
-Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế 
- Có nhu cầu cao về văn hóa.
- Có năng lực văn hóa.
- Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hóa.
- Có quan điểm rõ ràng về văn hóa,biết kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá .
=>Đó là kiểu mẫu của tư tưởng tiếp nhận văn hoá ở HCM
-So sánh
-Liệt kê
=>Đảm bảo tính khách quan cho nội dung được trình bày - Khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào , tin tưởng .
- Kết hợp, đan xen giữa những lời kể là lời bình luận “Có thể nói  Hồ Chí Minh”, “Quả như  trong cổ tích”.
=> Đó là nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập và rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt đời hoạt động cách mạng đầy gian truân.
b, Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác.
Nơi ở và nơi làm việc: ngôi nhà sàn nhỏ bằng gỗ, chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ.đồ đạc mộc mạc, đơn sơ.
Trang phục hết sức giản dị:quần áo bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
Tư trang ít ỏi: chiếc va va li con với bộ quần áo, vài vật kỷ niệm ”.
ăn uống đạm bạc. - Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
=> Ngôn ngữ giản dị, , cách nói dân dã với những từ chỉ số lượng ít ỏi,từ ngữ câu văn gợi hình xen kẽ lời nhận xét,so sánh ý nhị cùng với phép liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống của Bác,tác giả đã dẫn dắt người đọc vào thăm nơi ăn ,chốn ở của HCM như vào một bảo tàng vừa bình dị ,vừa thiêng liêng
=>Phong cách sống bình dị, trong sángvà vô cùng cao đẹp ,lối sống rất dân tộc,rất Việt Nam trong phong cách HCM
- " Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà"
-Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
- Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
- Còn đôi dép cũ mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian
-So sánh, liên tưởng:
- Cách sống của lãnh tụ Hồ Chí Minh với lãnh tụ của các nước khác:"Tôi dám chắc... như vậy"
- Cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa:"Ta nghĩ đến Nguyễn Trãi...tắm ao"
=> Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác, thể hiện niềm cảm phục, tự hào của người viết.
c. ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm
- Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người ,hơn mọi người
- Đạm bạc chứ không phải khắc khổ," đạm" đi với "thanh" .Sự bình dị gắn với thanh cao ,trong sạch .Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính , vụ lợi => Tâm hồn được thanh cao, hạnh phúc.
- Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật => thể xác được thanh cao, hạnh phúc. Cách sống giản dị,đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng thanh cao, sang trọng.
- Là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi, không xa lạ với mọi người, mọi người đều có thể học tập.
- Đâythực sự là một cách sống có văn hóa, đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
6.Tổng kết:
* NT:
- Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích, bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- So sánh với các bậc danh nho xưa, đối lập giữa các phẩm chất, khái niệm:Vĩ nhân mà giản dị gần gũi,am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức VNam.
- Dẫn chứng thơ cổ, dùng từ Hán Việt.
* Nội dung: (Ghi nhớ – SGK.)
IV. luyện tập:
 1. Văn bản đã bồi đắp thêm tình cảm nào của chúng ta đối với Bác Hồ?
Quý trọng, yêu mến, tự hào, biết ơn, noi gương.
2.Trình bày những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch HCM mà em đã sưu tầm
Làm bài tập: 1, 2, 3 (BT trắc nghiệm.)
	V. hướng dẫn về nhà :
- Làm BT 4 tr 16, SBT trắc nghiệm.
- Học thuộc lòng một đoạn văn mà em thích.
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về phong cách sống giản dị của Bác Hồ.
- Chuẩn bị tiếp theo: soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
Tiết 3:
 các phương châm hội thoại
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B/Chuẩn bị :
Bảng phụ có hai đoạn đối thoại ở mục (1),(2) phần I
C/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:Thế nào là vai hội thoại ?
* Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.
 (H/sinh đọc VD 1.)
? Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước”, câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không.
? Vậy, muốn giúp cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điều gì.
(H/sinh đọc truyện “Lợn cưới, áo mới”)
? Vì sao câu chuyện lại gây cười.
? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời.
? Vậy, ta cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp.
Bài tập nhanh.
- Các câu sau đây có đáp ứng phương châm về lượng không ? Vì sao ? Hãy chữa lại các câu đó.
a- Nó đá bóng bằng chân.
b- Nó nhìn tôi bằng đôi mắt.
 Các câu chưa đáp ứng phương châm về lượng vì nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
?H/sinh đọc câu chuyện cười.
? Truyện cười này phê phán điều gì? Như vậy, trong giao tiếp có điêù gì cần tránh.
? Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều đó “Tuần sau lớp em sẽ tổ chức cắm trại” với các bạn cùng lớp không.
? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì e ...  đề tài tự chọn,viết tiếp những câu thơ vào một bài thơcho trước.
B. Chuẩn bị: - 1 số bài thơ, đoạn thơ 8 chữ hay
C. Tiến trình bài dạy
1. ổn định
2. Kiểm tra:Thế nào là thể thơ 8 chữ?Cách nhận diện thể thơ 8 chữ?
3. Bài mới.
I. Tìm hiểu 1 số đoạn thơ tám chữ
1. Tác giả Thế Lữ:
2. Tác giả Xuân Diệu:
 Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời
 (tiếng gió)
3. Tác giả Vũ Hoàng Chương
 Nhổ neo rồi, thuyền ơi! Xin mặc sóng
Xô về đông hay dạt ở phương đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn, cay đắng hoạ dần vơi
 (phương xa)
4. Tác giả Hàn Mạc Tử.
 Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Bao lời thơ đều dính não cân ta
Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
Cho mê man tê điếng cả làn da
 (Trăng)- Nhận xét:
+ Những bài thơ, đoạn thơ tám chữ trên sử dụng vần chân 1 cách rất linh hoạt có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau. Có vần giãn cách
+ Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt
II. Viết thêm 1 câu thơ để hoàn thiện khổ thơ
1. Yêu cầu:
- Câu mới viết phải đủ tám chữ.
- Phải đảm bảo sự lôgic về ý nghĩa với những câu đã cho
- Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho
a. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước. 
 b. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
Như người yêu khác hẳn với tình nhân
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
c. Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
IV. Hướng dẫn về nhà
Sáng tác một bài thơ 8 chữ chủ đề tự chọn.
Tiết 88-89 Những đứa trẻ
 (Trích “Thời thơ ấu”- M.Go-rơ-ki)
A. mục tiêu bài dạy:
 Giúp h/s cảm nhận
- Tình bạn trong sáng, ấm áp của những đữa trẻ sống thiếu tình thương
- Tấm lòng yêu thương, bền chặt những con người đồng khổ của nhà văn M. Gorơki
- Cách kể chuyện đan xen các yếu tố đời thường với các yếu tố cổ tích, sự kết hợp hài hoà tự sự (chủ yếu bằng đối thoại của nhân vật) với miêu tả là những nét nghệ thuật nổi bật của văn bản.
B. Chuẩn bị: 
- bảng phụ 
- chân dung nhà văn
- Tác phẩm: Thời thơ ấu
C. Tiến trình bài dạy:
* ổn định:
* Kiểm tra: - Tóm tắt truyện ngắn " cố hương"
 - Nêu tóm tắt nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản
* Bài mới
* Giới thiệu bài: M.Goriki là đại văn hào Nga, người mở đầu cho VHCM Nga đầu thế kỷ XX, là 1 trong những nhà văn có ảnh hưởng sâu rộng cách mạng Việt Nam là tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút kí, kịch nói
"Thời thơ ấu" (1913) là tập 1 của tiểu thuyết tự thuật.
?Hãy nêu những nét chính về tác giả M.Gorơki?
?H/s xem chân dung
?G/v giới thiệu tác phẩm Thời thơ ấu?
?Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
?Giáo viên nêu yêu cầu đọc, gọi h/s đọc, nhận xét, giáo viên đọc mẫu?
?Em hãy tóm tắt nội dung đoạn trích từ các sự việc chính
- Bốn đứa trẻ hàng xóm cùng chơi và kể chuyện cho nhau nghe.
- Ông bố của gia đình 3 đứa ngăn cấm.
- Chúng vẫn bí mật tìm gặp nhau.
?Gv yêu cầu h/s đọc chú thích
?Văn bản có thể chia làm mấy phần?
?H/s đọc phần 1
?Em hãy đọc chú thích 1 và 2 (SGK) và cho biết vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi thân với Aliôsa bất chấp sự cấm đoán của bố?
?Điều này cho ta thấy tình bạn của bọn trẻ ntn?
?Bọn trẻ đến chơi với nhau có gì đặc biệt?
?Qua các hành động đó cho thấy tình cảm bọn trẻ dành cho nhau ntn?
?H/s theo dõi đoạn đối thoại giữa Aliôsa và bọn trẻ.
?Vì sao lời đầu tiên Aliôsa hỏi là: các cậu có bị ăn đòn không?
?Vì sao Aliôsa cảm thấy khó tin là bọn trẻ sẽ bị ăn đòn và cẩm thấy tức thay?
?H/đ từ bỏ ý định bắt chim của Aliôsa, sẵn sàng bắt con chim bạch yến cho bạn cho em thấy Aliôsa có 1 tình bạn ntn?
?H/ả bọn trẻ ngồi sát nhau như những chú gà con khi nói đến dì ghẻ gợi cho em cảm nghĩ gì?
?Vì sao khi đó Aliôsa lại kể chuyện cổ tích về người chết sẽ sống lại?
?Nếu em là bạn của bọn trẻ, lúc này em sẽ làm gì cho chúng?
?Đọc những chi tiết biểu hiện của bọn trẻ khi nghe cổ tích gợi cho em cảm nghĩ gì?
?Cách kể chuyện của tác giả trong đoạn truyện này có gì đặc biệt?
?Từ đó h/ả những đứa trẻ hiện lên ntn?
Tình bạn của chúng ra sao?
?Nhân vật Aliôsa hiện lên ntn trong tình bạn của bọn trẻ?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Macxim Gorơki (1868 - 1936) bút danh của Alếchxây pêscốp
- Là nhà văn lớn của Nga và thế giới thế kỷ XX
- Cuộc đời cay đắng, đau khổ.
- Có nhiểu tác phẩm nổi tiếng.
2. Tác phẩm: "Những đứa trẻ" trích chương 9 tác phẩm "Thời thơ ấu" (năm 1913-1914)
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Đọc - tóm tắt
- Tóm tắt: Sau gần 1 tuần không thấy sau đó 3 anh em con nhà đại tá lại ra chơi với Aliôsa chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻ. Alsôsa kể cho lũ trẻ nghe những truyện cổ tích mà bà ngoại đã kể. Viên đại tá cấm các con chơi với Aliôsa đuổi em ra khỏi sân. Nhưng Aliôsa vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ và cả bọn cảm thấy vui thích
2. Chú thích (SGK)
3. Bố cục: 3 phần
P1: Từ đầu em nó cúi xuống
- Những đứa trẻ gặp nhau
P2: Tiếp theo không được đến nhà tao
- Những đứa trẻ bị cấm đoán
P3: Còn lại
- Những đứa trẻ vẫn tìm cách gặp nhau.
4. Phân tích
a. Những đứa trẻ gặp nhau
Vì: + Chúng vừa thiếu tình thương của mẹ
 + Là hàng xóm
 + Từng cứu thoát nạn
-> Là tình bạn gắn bó theo nhu cầu chia sẻ tình cảm
- 1 tuần không gặp, đứa trên cây, đứa dưới sảnh chui vào chiếc xe trượt tuyết cũ.
- Mặc dù bị người lớn cấm đoán nhưng bọn trẻ vẫn hướng về nhau, luôn đoàn kết vì hiểu nhau, luôn quan tâm đến nhau.
- Vì bọn trẻ để em ngã
- Bản thân Aliôsa hay bị đòn
- Vì những đứa trẻ mồ côi mẹ, hiền lành yếu ớt
- Aliôsa muốn bênh vực nhưng bất lực
- Aliôsa biết sống cho bạn, hết lòng yêu quí bạn.
- Những đứa trẻ mồ côi thật cô độc yếu ớt đáng thương. Chúng rất cần được người lớn che chở đùm bọc
- Cậu muốn an ủi những người bạn mồ côi muốn nhen lên hi vọng
(H/s bộc lộ)
- Những truyện cổ tích thật kì diệu vì nó khơi dậy trong trẻ con lòng tin về những điều tốt đẹp ở đời.
- Những đứa trẻ thật đáng yêu và đáng thương
- Kể chuyện chủ yếu bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
- Kết hợp nhuần nhuyễn chuyện đời thường với cổ tích.
* Những đứa trẻ hiện lên sinh động và chân thực. Tình bạn của chúng gắn bó sâu sắc từ những mất mát và hi vọng. Aliôsa biết yêu quí, đồng cảm, chia sẻ buồn vui cùng bạn
?H/s đọc phần 2.
?H/ả 1 ông già với bộ ria trắng  mái nhà gợi đến nhân vật đặc biệt nào trong cổ tích ?
?Nhưng khi ông ta quát: Đứa nào đây? Đứa nào gọi nó sang, cấm không được đến nhà tao đ cho em hiểu gì về con người này?
?H/động đẩy nhanh đứa trẻ hàng xóm đã từng cứu con mình cho thấy ông ta là người ntn?
?Nhân vật này có sự tương phản với nhân vật trong truyện cổ tích. ý nghĩa của sự tương phản này?
?Khi người cha đó xuất hiện, thái độ bọn trẻ ntn?
?Em hiểu gì về bọn trẻ từ những chi tiết này?
?Ông già làm Aliôsa sợ đến phát khóc theo em vì sao Aliôsa lại như vậy?
?Sự việc này gợi cho em cảm xúc gì?
?Nếu em cũng là bạn của bọn trẻ trong lúc này, em sẽ làm gì cho bạn?
H/s đọc phần 3
?Cái cách bọn trẻ tiếp tục chơi diễn ra ntn?
?Nhận xét của em về việc này?
?Bọn trẻ kể cho Aliôsa về cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim nhưng không kể về bố và dì ghẻ. Em nghĩ gì về c/s của bọn trẻ từ những chi tiết này?
?Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người bạn cũng mồ côi mẹ như mình Aliôsa đã thể hiện 1 tình bạn ntn?
?Aliôsa luôn cảm thấy tin yêu và muốn làm cho chúng vui. Em hiểu tình bạn của Aliôsa ntn?
?Em nhận xét về nt tự sự trong đoạn trích này?
?Từ đó em hiểu ntn về c/s của bọn trẻ về tình bạn của chúng? về người bạn có tên Aliôsa?
?Qua VB em cảm nhận được vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn?
?Tình bạn của Aliôsa giúp em hiểu gì về tấm lòng của M.Goriki với những người đau khổ, bất hạnh.
?Cách viết của nhà văn giúp em điều gì khi em tự kể chuyện về mình?
?Em muốn có những người bạn như Aliôsa không? Vì sao?
b. Những đứa trẻ bị cấm đoán
- Giống nhân vật thần tiên đến cứu giúp người nghèo khổ bất hạnh.
- Một người hách dịch và thô lỗ.
- Một người lạnh lùng và tàn nhẫn
- Sự tương phản làm nổi bật tính cách thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn của nhân vật người cha.
- Lặng lẽ rời chiếc xe đi vào nhà như những con ngỗng
- Bọn trẻ ngoan ngoãn, cam chịu và thật đáng thương.
- Ghét kẻ thô bạo, thương người yếu đuối đơn độc.
c. Những đứa trẻ gặp lại nhau
- Nấp sau bụi cây, khoét lỗ hổng ngồi xổm quì nói chuyện, đứng canh
- Một cuộc chơi đoàn kết, có tổ chức
- Đó là cuộc chơi không bình thường, không đúng bí mật mà phải bí mật không đáng trốn mà phải trốn.
- Cuộc sống âm thầm cô đơn
- Thiếu vắng niềm vui
- Thiếu vắng tình thương của người ruột thịt
- Đồng cảm, chia sẻ, nâng đỡ.
- Thanh bạch xuất phát từ nhu cầu được tin yêu và chia sẻ
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Bọn trẻ có c/s đơn độc, sợ hãi thiếu tình thương của cha mẹ. Đó là 1 c/s bất hạnh. Chúng có 1 tình bạn sâu sắc và cao cả
* Tổng kết:
- Tình bạn gắn bó thuỷ chung chân thành bù đắp yêu thương bớt bất hạnh
- Nhu cầu có bạn, được vui chơi được sống trong tình yêu thương
- Tấm lòng nhân ái đồng cảm, nâng đỡ chia sẻ bất hạnh của con người, nhất là trẻ em
- Sống gắn bó với mọi người để có nhiều chuyện kể.
- Kể đan xen yếu tố đời thường tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, tăng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
* Ghi nhớ. (SGK)
III. Luyện tập
1. Khái quát những điểm chính về ND và NT của VB
2. Đọc thêm đoạn trước và sau đoạn trích (toàn bộ chương 9)
3. Vì sao tác giả 2 lần so sánh những đứa trẻ với hình ảnh những chú ngỗng con
IV. Hướng dẫn về nhà
1. Đọc kĩ VB, tóm tắt ngắn gọn
2. Học thuộc ghi nhớ
 ____________________________
Tiết 90: Trả bàI kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
A.Mục tiêu bàI học:
+ Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong ngữ văn 9 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo
+ Đánh giá đựơc các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể. ở phần tự luận và các kiến thức cơ bản trong phần trắc nghiệm 
B.Chuẩn bị:
- Thầy: Đề bài, đáp án 
- Trò: tự chữa bài, rút kinh nghiệm
C.Tiến trình bàI dạy:
*Hoạt động1: Khởi động
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
*Hoạt động 2: Bài mới:
I.Đề bài: Tiết 85+86
II.Yêu cầu: Giáo viên nêu yêu cầu về nội dung và hình thức.
1.Nội dung
2.Hình thức
III.Đáp án chấm bài
*Nội dung 
1.-Giới thiệu tác giả Huy Cận, hoàn cảnh sáng tác và nét khái quát về bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”
-Giới thiệu nội dung cơ bản của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
-Giới thiệu những thành công nổi bật về nghệ thuật của bài thơ:Cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng hình ảnh, bộc lộ cảm xúc
*Hình thức(1 điểm)
-Viết đúng kiểu bài 
-Văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt đúng từ và ngữ pháp.
IV.Nhận xét – trả bài:
*Hoạt động 3: Luyện tập
Học sinh chữa bài của mình theo đáp án.
*Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
-Về nhà ôn tập các bài đã học ở ki I.
-Chuẩn bị bài:Bàn về đọc sách.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN LOP 9 CHINH SUA HOAN CHINH.doc