Ánh trăng
I.
Tìm hiểu chung
1.Tác giả: Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ sinh năm 1948 quê Thanh Hóa
- Năm 1966: nhập ngũ vào bộ đội thông tin chiến đấu ở nhiều chiến trường
- Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ chiến sĩ
- Thơ Nguyễn Duy giàu tính triết lí thiên về chiều sâu nội dung với những trăn trở, day dứt
- Năm 1973: nhà thơ được nhận giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ với chùm thơ 4 bài (Tre Việt
Nam, Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười)
- Các tác phẩm chính: Cát trắng, Ánh Trăng, Mẹ và con
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác : bài thơ được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, ra đời sau 3 năm kết
thúc chiến tranh, giải phóng đất nước
- 3 năm sống trong hòa bình không phải ai cũng còn nhớ những gian khó và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. Nguyễn Duy viết Ánh trăng như một lời tâm sự, lời nhắn nhủ chân thành với mình và mọi người về lối sống thủy chung tình nghĩa
- Thể thơ 5 tiếng 6 khổ, mỗi khổ 4 dòng, vần chân
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm + tự sự
- Các chữ đầu dòng của dòng đầu khổ thơ được viết hoa, còn lại các chữ đầu dòng khác không được viết hoa. Đây là một nét mới nhà thơ muốn để cho cảm xúc dạt dào, trôi theo dòng chảy của thời gian và kỉ niệm
b) Nhan đề tác phẩm: trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, Nguyễn Duy tiếp nối thi sĩ xưa và còn biểu đạt hàm nghĩa mới mang dấu ấn của thời đại, ánh trăng là biểu tượng của quá khứ trong mỗi đời người như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín của nhà thơ.
Ánh trăng I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả: Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ sinh năm 1948 quê Thanh Hóa - Năm 1966: nhập ngũ vào bộ đội thông tin chiến đấu ở nhiều chiến trường - Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ chiến sĩ - Thơ Nguyễn Duy giàu tính triết lí thiên về chiều sâu nội dung với những trăn trở, day dứt - Năm 1973: nhà thơ được nhận giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ với chùm thơ 4 bài (Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười) - Các tác phẩm chính: Cát trắng, Ánh Trăng, Mẹ và con 2. Tác phẩm a) Hoàn cảnh sáng tác : bài thơ được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, ra đời sau 3 năm kết thúc chiến tranh, giải phóng đất nước - 3 năm sống trong hòa bình không phải ai cũng còn nhớ những gian khó và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. Nguyễn Duy viết Ánh trăng như một lời tâm sự, lời nhắn nhủ chân thành với mình và mọi người về lối sống thủy chung tình nghĩa - Thể thơ 5 tiếng 6 khổ, mỗi khổ 4 dòng, vần chân - Phương thức biểu đạt: biểu cảm + tự sự - Các chữ đầu dòng của dòng đầu khổ thơ được viết hoa, còn lại các chữ đầu dòng khác không được viết hoa. Đây là một nét mới nhà thơ muốn để cho cảm xúc dạt dào, trôi theo dòng chảy của thời gian và kỉ niệm b) Nhan đề tác phẩm: trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, Nguyễn Duy tiếp nối thi sĩ xưa và còn biểu đạt hàm nghĩa mới mang dấu ấn của thời đại, ánh trăng là biểu tượng của quá khứ trong mỗi đời người như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín của nhà thơ. II. Tìm hiểu văn bản 1.Khổ 1 +2: Vầng trăng quá khứ a)Trăng với tuổi thơ ( Hồikể) - Hai câu thơ 10 tiếng gieo vần lưng sông – đồng , điệp từvới 3 lần, gợi không gian quen thuộc của tuổi thơ có lúc được ngục lặn trong ánh mát lành của quê hương, như dòng sữa ngọt. Trăng là trò chơi, là ước mơ của tuổi thơ. b) Trăng với người chiến sĩ (Hồi...tri kỉ) - Khi là người lính cầm súng bảo vệ quê hương, ánh trăng đã gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của chiến tranh ác liệt - Trăng là ánh sáng trong đêm tối rất cần cho người lính, là niềm vui, bầu bạn; người lính coi trăng là tri kỉ - Trăng cùng người sống giản dị, thanh cao, chân thật, hòa hợp -Trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ : một tình bạn bền chặt, thủy chung, cao quý. Trăng là người bạn sẻ chia mọi vui buồn, đồng cam cộng khổ, sẻ chia những đau thương của người lính bằng thứ ánh sáng mát dịu - Từngỡ : tưởng chắc chắn không bao giờ quên trăng cũng báo trước sự xuất hiện những chuyển biến mới, những điều thay đổi sắp xảy ra → Những điều tưởng như chắc chắn nhất lại dễ lung lay nhất 2.Khổ 3: Vầng trăng hòa bình - Cuộc sống thay đổi, người lính đã quen với ánh điện, cửa gương , nghệ thuật hoán dụ cuộc sống sung sướng đầy đủ vật chất kéo theo sự thay lòng đổi dạ của con người - Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành người dưng qua đường - Người dưng là người không quen biết, không thân thích. Sự đổi thay của lòng người thật đáng sợ, thật phũ phàng. Những người tri âm, tri kỉ ngày nào giờ như người dưng qua đường, đây là lời tự thú xót xa, cay đắng khiến người ta nhói đau, tình cảm đã chia lìa - Con người đã phản bội không chỉ với đồng đội, với nhân dân, với quá khứ lịch sử mà còn phản bội với cả chính bản thân mình - Nghệ thuật: khổ thơ có giọng thì thầm như trò chuyện, giãi bày tâm sự, sâu lắng, chân thành. • Những câu thơ có nội dung tương tự Mình về thành thị xa xôi, Nhà con còn thấy núi đồi nữa chăng. Phố đông còn nhớ bản làng, Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng. 3.Khổ 4: Tình huống bất ngờ - Các từ thanh bình, vội, đột ngột bộc lộ cảm xúc, diễn tả nỗi bất thường - Trong thơ có tính kịch - Tình huống xảy ra: mất điện, con người cần ánh sáng nên đã bật tung cửa sổ - Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong bối cảnhngười với trăng không còn là tri kỉ, nghĩa tình, mà trở nên xa lạ - Vầng trăng tròn, trăng vẫn tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung với mọi người, mọi nhà, với thi nhân, người lính - Câu thơ đột ngột vầng trăng tròn → như gợi sự dửng dưng, nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì đó bội bạc, nhẫn tâm thường xảy ra trong cuộc sống - Đây là khổ thơ quan trọng, tình huống thắt nút của vở kịch, khoảnh khắc bất ngờ đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của bài thơ thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Từ sự xa lạ giữa người và trăng, nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta 4.Khổ 5: Suy ngẫm của nhà thơ + dòng cảm xúc tuôn trào - Diễn tả cảm xúc của tác giả -Ngửa mặt lên nhìn mặt: nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ + Mặt (1) : là nhà thơ, người lính, nhân vật trữ tình + Mặt (2) : là vầng trăng tròn cũng chính là người bạn tri âm tri kỉ thuở nào → Trăng như người, là khuôn mặt của sự sống, có linh hồn - Người và trăng nhìn nhauđối diện đàng tâm, ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm đẹp của quá khứ, đánh thức tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì mà người lính đã lãng quên -Rưng rưng là cảm xúc của một tâm hồn rung động, xao xuyến gợi nhớ quê hương khi gặp lại người bạn tri âm - Ngôn ngữ bây giờ là nước mắt dưới hàng mi, người lính dồn nén tình cảm lại nhưng nó cứ trực trào ra, thổn thức, xót xa. Giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản, sáng trong, cái tốt lành hé lộ. - Nghệ thuật: nhịp thơ hối hả, trào dâng như tình người dào dạt, nghệ thuật so sánh, điệp từlà,như. Cấu trúc thơ song hành → bao kỉ niệm đẹp ùa về, tình cảm chân thành, nhà thơ như sống lại trong một giấc chiêm bao - Khẳng định cái quý giá nhất trong đời người là tình người 5.Khổ 6: suy ngẫm sâu sắc và triết lí của nhà thơ qua hình tượng trăng -Trăng cứ tròn vành vạnh: biểu tượng cho sự bất biết, vĩnh hằng không thay đổi, biểu tượng cho sự tròn đầy, thủy chung, sự tròn vẹn của thiên nhiên quá khứ, vẻ đẹp vẹn nguyên không thể phai mờ -Ánh trăng im phăng phắc: nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, gợi cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của trăng. Trăng không hề đòi hỏi đền đáp công ơn, không hề trách móc → Đây cũng chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân ta - Người vô tình là người dửng dưng vô ơn, bạc nghĩa trong cuộc sống đổi thay, sô bồ, phần hoa, họ đã quên chính mình, quên những gì đẹp đẽ thiên liêng nhất. -Giật mình là tình cảm , suy nghĩ chân thành vì + Nhớ lại quá khứ, tự vấn lương tâm + Nối hiện tại với truyền thống quá khứ + Tự hoàn thiện mình - Cái giật mình là cảm giác và phản xạ tâm lí của một người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái giật mình của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay cách sống, cái giật mình tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được phản bội quá khứ, không được sùng bái hiện tại mà coi rẻ quá khứ. → Tác giả thầm nhắc nhở chính mình cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hòa bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức của bao thế hệ đi trước để chúng ta có được cuộc sống hôm nay. Nhắc nhở đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ân quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta • Biểu tượng hình ảnh ánh trăng - Vẻ đẹp thiên nhiên - Vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống - Biểu tượng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên không thể phai mờ - Biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của nhân dân: tình nghĩa thủy chung, bao dung, độ lượng - Trăng là người bạn tri âm tri kỉ, chia ngọt sẻ bùi - Trăng là nhân chứng nghĩa tình và nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta
Tài liệu đính kèm: