Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến tiết 30 năm 2009

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến tiết 30 năm 2009

- Nguyễn Du -

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

 1. Về kiến thức: - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

 - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc

2. Kỹ năng:

- Khái quát tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn học một nhà văn, nhà thơ.

- Tóm tắt tác phẩm thơ.

- Phân tích và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm.

3. Thái độ:

- Tôn trọng, thương yêu bậc vĩ nhân, vĩ đại.

- Đồng cảm với tác giả, số phận, nhân vật trong tác phẩm.

- Phê phán xã hội phong kiến, chế độ nam quyền chà đạp lên phẩm chất, nhân cách con người.

 

doc 27 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến tiết 30 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 06	 Ngày soạn:18 / 09 / 2009
Tiết: 26 Ngày dạy: 22 / 09 / 2009
	Văn bản:
Truyện Kiều
- Nguyễn Du -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
 1. Về kiến thức: - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
 - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc
2. Kỹ năng:
- Khái quát tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn học một nhà văn, nhà thơ.
- Tóm tắt tác phẩm thơ.
- Phân tích và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
3. Thái độ:
- Tôn trọng, thương yêu bậc vĩ nhân, vĩ đại.
- Đồng cảm với tác giả, số phận, nhân vật trong tác phẩm.
- Phê phán xã hội phong kiến, chế độ nam quyền chà đạp lên phẩm chất, nhân cách con người.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
-Văn bản Truyện Kiều, sưu tầm một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều
-Tham khảo sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, đọc tác phẩm Truyện kiều, đọc nội dung SGK
- Soạn giáo án, ghi bảng phụ tóm tắt tác phẩm
 2- Học sinh:
- Học thuộc bài cũ, chuẩn bị phần luyện tập ở nhà
- Tìm đọc tác phẩm Truyện Kiều, đọc SGK, chuẩn bị bài theo y/cầu SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Hỏi: Em hãy phân tích hình ảnh nhân vật anh hùng Nguyễn Huệ ?
Hỏi: Sự thảm bại của binh tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống được thể hiện như thế nào?
3/ Bài mới: 
Đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là đại thi hào – Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều. Trong chương trình ngữ văn 9 chúng ta sẽ được tìm hiểu bước đầu về truyện, ở lớp 10 các em sẽ tìm hiểu sâu hơn. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu khái quát Truyện Kiều của Nguyễn Du
* HĐ2: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du 
 Mục tiêu: Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
- Gọi HS đọc phần tác giả Nguyễn Du ( SGK)
- Hỏi: Em hãy nêu những nát chính cần nhớ về tác giả Nguyễn Du
- Hỏi: Những biến động dữ dội của lịch sử đã tác động tới cuộc đời và nhận thức của Nguyễn Du ntn ?
GV: + Ông sinh ra trong thời đại có nhiều biến động dữ dội. XHPKVN bước vào khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân nổ ra liên tục mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn thất bại® triều Nguyễn được thiết lập ® Tác động đến tình cảm và nhận thức của ông, để ông tả thực:
 “Trãi qua mấy cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
+Gia đình ông có truyền thống say mê nghệ thuật, nhưng cuộc sống “ Êm đềm trướng rũ màn che” không được kéo dài bao lâu: 9 tuổi- mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ. Hoàn cảnh gia đình tác động lớn đến cuộc đời ông.
+Là người hiểu biết rộng, vốn sống phong phú, trong những biến động dữ dội ấy, nhà thơ nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với những con người, cảnh đời khác nhau. Khi ra làm quan cho triều Nguyễn, ông đã từng đi sứ sang Trung Quốc, tiếp xúc nhiều, từng trãi trong cuộc sống ®Ảnh hưởng đến sáng tác của ông.
+Nhà thơ đã từng viết truyện Kiều: “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
-Hỏi: Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du có gì đáng chú ý?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều 
 Mục tiêu: Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc
- Gọi HS đọc nội dung SGK
- Hỏi: Em hãy cho biết nguồn gốc của Truyện Kiều?
- Hỏi: Truyện Kiều gồm mấy phần? Đó là những phần nào ?
- Gọi HS tóm tắt
- GV nhận xét 
- Hỏi: Em hãy nêu tóm tắt về giá trị hiện thực của Truyện Kiều ?
- Hỏi: Em hãy nêu tóm tắt về giá trị nhân đạo của Truyện Kiều ?
- Hỏi: Truyện Kiều đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ và thể loại lục bát. Em hãy nhận xét về giá trị nghệ thuật của truyện Kiều ?
* Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể tóm tắt Truyện Kiều
- Gọi HS tóm tắt lại truyện Kiều
- Tìm đọc tác phẩm truyện Kiều 
 5’
15’
18’
5’
-HS dựa vào bài học trả lời
- HS nghe
- HS đọc phần tác giả 
+ Nguyễn Du (1765 – 1820) 
+ Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu TK XIX.
+ Chế độ phong kiến khủng hoảng
+ Phong trào nông dân nổ ra khắp nơi
+ Ông sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786-1796) rồi về ở ẩn ở quê nội Hà Tỉnh (1796-1802). Năm 1802, ông ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc lần 2, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế
-HS dựa vào SGK- TL:
- Đọc thầm Truyện Kiều
-TL: Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu của thể loại thơ nôm trong văn học hiện đại Việt Nam. Truyện được dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân (TQ) và được Nguyễn Du sáng tạo nên.
+ Truyện Kiều gồm 3 phần:
- Phần 1: gặp gỡ và đính ước
- Phần 2: gia biến và lưu lạc
- Phần 3 : đoàn tụ
- HS tóm tắt tác phẩm 
- Nhận xét
- Nghe tóm tắt
-TL: Bức tranh xã hội bất công. Số phận bi thảm của con người bị áp bức bóc lột
-TL: Thương cảm con người đau khổ. Lên án thế lực tàn bạo. Đề cao vẻ đẹp, phẩn chất, ước mơ, khát vọng chân chính.
-TL: Ngôn ngữ bình dân, nhuần nhuyễn tạo thành ngân ngữ nghệ thuật thơ ca. thể loại truyện thơ lục bát của dân tộc rất nhịp nhàng trong Truyện Kiều.
- Tóm tắt
- Lên thư viện tìm truyện Kiều
I. TÁC GIẢ
1/ Cuộc đời:
-Nguyễn Du (1765 – 1820), quê làng Tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
- Xuất thân trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan
- Bản thân học giỏi nhưng gặp nhiều lận đận, ông bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa ® Ảnh hưởng đến sáng tác của nhà thơ.
-Nguyễn Du là người có trái tim giàu lòng yêu thương
- Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và là một danh nhân văn hoá thế giới.
2/ Sự nghiệp:
-Thơ chữ Hán: 03 tập, 
Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục (243) bài
- Thơ chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh 
( Truyện Kiều)
II. TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU:
 1. Xuất xứ:
- Tác giả dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).Nguyễn Du có nhiều sáng tạo từ nghệ thuật tự sự - Kể chuyện bằng thơ, đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên.
 2. Tóm tắt
* Gồm 3 phần 
- Gặp gỡ và đính ước
- Gia biến và lưu lạc
- Đoàn tụ
 3. Giá trị
 a. Nội dung:
* Giá trị hiện thực: bức tranh hiện thực một xã hội bất công, tàn bạo của tầng lớp thống trị. Số phận bi thảm của con người bị áp bức bóc lột. Đặc biệt là người phụ nữ tài hoa, bất hạnh.
* Giá trị nhân đạo: thương cảm trước đau khổ của con người. Lên án tố cáo thế lực tàn bạo, đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến ước mơ, khát vọng chân chính.
 b. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ: hàm xúc, giản dị, trang nhã, giàu hình ảnh đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
- Thể loại: là kiệt tác bằng thơ nôm lục bát. Khai thác triệt để luật bằng, trắc , ngắt nhịp đến vần và đối trong câu thơ.
III. LUYỆN TẬP
Tìm tác phẩm truyện Kiều - đọc
IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (02 phút)
	- Học kĩ tác giả Nguyễn Du , tập tóm tắt tác phẩm
	- Đọc văn bản “ Chị em Thúy Kiều”
- Trả lời câu hỏi SGK ® soạn bài.
+ Chú ý cách miêu tả vẻ đẹp chị em Thúy Kiều
+ Thử tìm hiểu vì sao tác giả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau.
V. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần: 06	 Ngày soạn:19 / 09 / 2009
 Tiết: 27 Ngày dạy: 22 / 09 / 2009
	Văn bản: 
Chị em Thuý Kiều
(Trích Truyện Kiều)
- Nguyễn Du -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
1.Về kiến thức: Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thúy vân, Thúy Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
Thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều : trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp con người
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đọc truyện thơ, phân tích nhân vật bằng cách so sánh đối chiếu.
- Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
3. Thái độ:
- Trân trọng, yêu thương, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
- Tự hào về tài năng của đại thi hào Nguyễn Du.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
- Tranh chân dung chị em Thúy Kiều
- Tham khảo sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, tác phẩm truyện Kiều, đọc đoạn trích SGK
- Soạn giáo án, chuẩn bị nội dung luyện tập cho học sinh
 2- Học sinh:
- Xem bài và soạn bài trước ở nhà theo câu hỏi SGK.
- Tìm đọc tác phẩm Truyện Kiều.
- Xác định vị trí đoạn trích.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cũ
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Hỏi: Em hãy giới thiệu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du ?
-Hỏi: Hãy cho biết xuất xứ của truyện Kiều? Nêu khái quát về giá trị ND và nghệ thuật của truyện Kiều ?
3/ Giới thiệu bài mới
 Trong truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả bức chân dung nhân vật thật sắc sảo. Hai chân dung mà người đọc thường chú ý nhất là chân dung của chị em Thúy Kiều. Để hiểu rõ hơn về cách miêu tả đó chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích chị em Thúy Kiều 
* Hoạt động 2: HDHS đọc hiểu chú thích 
Mục tiêu: Tìm hiểu vị trí đoạn trích
-Lệnh: Gọi học sinh đọc chú thích SGK
-Hỏi: Hãy cho biết vị trí đoạn trích ?
GV: Nằm ở phần đầu của truyện Kiều, từ câu thứ 15 đến câu 38. đoạn trích miêu tả tài và sắc của hai chi em Thúy Kiều)
*Hoạt động 2: HDHS đọc hiểu văn bản 
Mục tiêu: Thấy được vẻ đẹp và số phận của 2 chị em Kiều ... ùi niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ
- Hỏi: Cho biết trong 2 VD, ở VD nào từ muối có sắc thái biểu cảm.
-GV: Muối thứ nhất là một thuật ngữ, không có tính biểu cảm, không gợi lên những ý nghĩa bóng bẩy, muối là muối chú không là gì khác. Còn muối thứ hai là một từ thông thường, gừng cay muối mặn chỉ tình cảm sâu đậm của con người
-Hỏi: Đặc điểm của thuật ngữ là gì?
GV nhận xét, treo bảng phụ ghi ND bài học, gọi HS đọc 
 Hoạt động 2: Luyện tập Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ ø 
- Hỏi: Vận dụng kiến thức đã học để tìm thuật ngữ thích hợp với chỗ trống?
- Hỏi: Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào?
- GV nhận xét và chốt lại
- Gọi HS đọc ND và y/cầu BT 2
- Hỏi: Trong đoạn trích, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lý không ? ở đây nó có ý nghĩa gì?
(GVHD: Trước hết xác định điểm tựa trong thuật ngữ vật lý có nghĩa là gì. Ở đây nó có được dùng như một thuật ngữ vật lý hay không? Ở đây nó có ý nghĩa gì?)
GV tổ chức thảo luận nhóm
- Gọi HS đọc ND và BT 3
- Hỏi: Cho biết trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ? Trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ thông thường ?
- Gọi HS đọc ND y/cầu BT 4
- Hỏi: Căn cứ vào cách xác định của học sinh, hãy xác định thuật ngữ cá. Có gì khác biệt giữa thuật ngữ này với cách hiểu thông thường? 
- GV tổ chức thảo luận nhóm nhỏ.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 5
- Hỏi: Hiện tượng đồng âm trong ví dụ trên có phạm vi nguyên tắc một thuật ngữ không? Vì sao?
GV nhận xét
20’
18’
- Đọc nội dung VD 1
-TL: Cách giải thích thông thường ai cũng hiểu: cách thứ nhất (a)
- Cách giải thích cần phải có kiến thức hoá học: cách thứ hai ( b)
- HS nghe
-HS đọc:
-TL:+Thạch nhũ - Địa lý
+ Bazơ - Hoá học 
+ Aån dụ - Ngữ văn
+ Phân số thập phân - Toán học
-TL:Thường dùng trong văn bản khoa học
-Trả lời
- Nghe chốt
- HS đọc 
- HS đọc 
-TL: Các định nghĩa trên không còn có nghĩa nào khác. Vì một thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.
- HS nghe 
- TL: Từ muối trong bài ca dao mang sắc thái biểu cảm ( nó là cách nói ẩn dụ)
-HS nghe
-TL: Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, một khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có biểu cảm.
 -HS đọc
- Trả lời theo sự chuẩn bị
- Trình bày
- Đọc bài tập 2
- HS chia nhóm thảo luận- trình bày
*Thuật ngữ vật lý: 
“ điểm tựa”là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó, lực tác động được truyền tới lực cản
- Đọc bài tập 3
- TL:+ Câu ( a): thuật ngữ.
+ Câu (b): dùng nghĩa thông thường
- VD: Nước chanh là hỗn hợp của nước, chanh, đường
- Đọc bài tập 4
- Thảo luận nhóm nhỏ
- TL: theo cách hiểu thông thường của người Việt ( qua cách gọi cá voi, cá heo), cá không nhất thiết phải thở bằng mang
- Đọc bài tập 5
- Thảo luận nhóm nhỏ
- Trình bày
 I. THUẬT NGỮ LÀ GÌ?
*Tìm hiểu VD:
1- Cách giải thích ( b) cần phải có kiến thức hoá học mới có thể hiểu được.
® Cách giải thích nghĩa của thuật ngữ
2. Các khái niệm:
- Thạch nhũ - Địa lí
- Badơ - Hoá học
- Ẩn dụ - Ngữ văn
- Phân số thập phân - Toán học
® Các định nghĩa trên chủ yếu dùng trong văn bản khoa học.
* Ghi nhớ: SGK
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ
* Tìm hiểu VD:
- Các thuật ngữ trong mục I.2 không còn có nghĩa nào khác.
- Từ muối trong bài ca dao mang sắc thái biểu cảm.
 * Ghi nhớ: SGK
III. LUYỆN TẬP:
 Bài 1: Các thuật ngữ
+ Lực ( Vật lý)
+ Xâm thực ( Địa lý)
+ Hiện tượng hoá học ( Hoá học)
+ Trường từ vựng ( Ngữ văn)
+ Di chỉ: ( Lịch sử)
+ Thụ phấn ( Sinh học)
+ Lưu lượng ( Địa lý)
+ Trọng lực ( Vật lý)
+ Khí áp ( Địa lý)
+ Đơn chất ( Hoá học)
+ Thị tộc phụ lệ ( Lịch sử)
+Đường trung trực ( Toán học)
 Bài 2:Xác định nghĩa từ “ điểm tựa”
-Điểm tựa ( Chào xuân 69-Tố Hữu) chỉ nơi làm chỗ dựa chính, không phải là điểm tựa ( thuật ngữ vật lý)
 Bài 3: Xác định:
- Từ hỗn hợp trong ( a) dùng như thuật ngữ.
- Từ hỗn hợp trong ( b) dùng như từ thông thường
 Bài 4
- Cá ( sinh học) là động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
 Bài 5
Hai thuật ngữ thị trường không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ. Vì : chúng được dùng trong hai lĩnh vực khoa học khác nhau là kinh tế và quang học
IV. Hướng dẫn công việc ở nhà: (2 phút)
	- Làm luyện tập ở nhà, tiếp tục sưu tầm một số thuật ngữ có liên quan đến môi trường sống
	- Học bài: Nắm được đặc điểm của thuật ngữ
	- Chuẩn bị: tiếng việt “ Trau dồi vốn từ”
Trả lời các câu hỏi,
Xem phần bài tập
V. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy
Tuần: 06	 Ngày soạn: 22 / 09 / 2009
 Tiết: 30 Ngày dạy: 26 / 09 / 2009
Trả bài Tập Làm Văn Số 1
---&---
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh
Rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ, kĩ năng xây dựng văn bản
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả
B. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
	- Chấm bài, sửa chữa cẩn thận từng bài làm ( nhận xét, đánh giá bài làm)
	- Soạn giáo án, chữa bài viết ( dựa đề bài, theo yêu cầu SGK, theo bài làm của học sinh để soạn giáo án)
 2- Học sinh:
	- Chuẩn bị lại dàn ý bài đã làm
	- Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/ Oån định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần dàn ý HS đã chuẩn bị (2 HS)
	3/ Bài mới: 
 Để rút kinh nghiệm trong bài viết số 1 về văn thuyết minh. Hôm nay, chúng ta sẽ nhận xét, tìm những ưu điểm và khuyết điểm nhằm làm tốt hơn những bài còn lại.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:Tìm hiểu đề 
 Mục tiêu: Định hướng đề bài
- Gọi HS nhắc lại đề bài.
- Hỏi: Đề bài yêu cầu tạo ra văn bản theo kiểu nào ?
- Hỏi: Trong kiểu bài thuyết minh, để làm nổi bật đối tượng ta thường dùng những yếu tố gì? 
- Hỏi: Nội dung thuyết minh là những đối tượng nào?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu dàn ý 
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý
- Cho học sinh thảo luận dàn ý theo gợi ý của giáo viên
- GV nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 3: nhận xét bài làm của học sinh 
-Mục tiêu: Đánh giá bài làm 
- GV : nhận xét chung bài làm của HS về ưu điểm, hạn chế ở cả hai mặt nội dung và hình thức.
* Hoạt động 4: Chữa lỗi chung
Mục tiêu: sửa chữa những sai sót về các mặt ý tứ, bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả
- Giáo viên chấm bài ghi nhận các lỗi các em mắc phải như : diễn đạt, dùng từ, viết câu, chính tả
- Diễn đạt chưa trôi chảy, chưa có sự liên kết câu, đoạn.
- Dùng nhiều từ tối nghĩa, chưa phù hợp với văn cảnh
- Câu chưa xác định rõ chủ ngữ, vị ngữ, thành phần trong câu. Câu viết chưa chấm, phẩy đúng chỗ. Chưa chia đoạn rành mạch.
- Mắc nhiều lỗi ở phụ âm đầu và phụ âm cuối. Dấu hỏi, ngã. Viết tắt, thiếu nét, viết số không đúng qui định.
* Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá kết qủa đạt được 
Mục tiêu: rút kinh nghiệm
- Bài làm điểm chưa cao còn nhiều bài dưới trung bình
- Một số bài điểm cao nhưng chưa có hoàn thiện
- Cần phấn đấu trong bài viết số 2, tránh những lỗi sửa chữa trong bài viết số 1 này.
* Hoạt động 6: Phát bài cho học sinh đọc bài, nhận xét bài làm theo dàn ý. 
Mục tiêu: Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót 
- Phát bài cho học sinh
- Cho học sinh dò bài trong 3 phút, ý kiến khiếu nại.
- Chọn 2 bài ( điểm cao và điểm thấp nhất) cho học sinh đọc - so sánh – nhận xét
8’
10’
 5’
5’
5’
10’
- Đọc lại đề bài
- Kiểu bài thuyết minh 
- Dùng biện pháp tu từ và yếu tố miêu tả
- Thuyết minh cây dừa ở quê em
- Thảo luận-Trình bày
- HS nghe
- Nghe
- Nghe nhận xét
- Ghi nhận những trường hợp mắc phải.
- Nghe nhận xét
- Ghi nhận kết quả để so sánh trong các bài sau.
- Phát bài
- Xem lại bài
- Đọc bài làm
- Nhận xét bài làm của bạn
I. TÌM HIỂU ĐỀ
 * Đề: Em hãy thuyết minh cây dừa ở quê em.
- Yêu cầu : thuyết minh
- Đối tượng : cây dừa ở quê em
II. DÀN Ý:
( Xem phần dàn ý – bài viết số 1)
III. NHẬN XÉT
1. Nội dung
 a. Ưu điểm
- Nắm được phương pháp thuyết minh
- Nêu được đặc điểm , nguồn gốc cây dừa
- Miêu tả cây dừa kết hợp khá tốt với các biện pháp tu từ
- Nêu được công dụng của cây dừa
- Mở rộng cây dừa trong nghệ thuật thơ ca
 b. Hạn chế
- Một số em thuyết minh nội dung qúa sơ sài, chưa nêu được đặc điểm của cây dừa.
- Một số em chưa kết hợp được biện pháp tu từ để làm nổi bậc miêu tả.
2.Hình thức
 a. Ưu điểm
- Đa số bài làm hình thức sạch trang trí đúng yêu cầu
- Bố cục 3 phần rõ ràng
- Diễn đạt có tính nghệ thuật, cảm xúc
- sắp xếp các ý thuyết minh khoa học
 b. Hạn chế
- Một số học sinh diễn đạt còn quá vụng
- Một số em viết câu chưa chuẩn, dùng từ chưa thoát ý.
- Phần lớn, ít nhiều viết câu chưa chuẩn
IV. SỬA LỖI CHUNG
 1.Lỗi diễn đạt
- Do sắp xếp, dùng từ không chuẩn
 2. Lỗi dùng từ
- Dùng không đúng ý
 3. Lỗi viết câu
- Chưa xác định đúng các thành phần câu, chưa dùng dấu câu thích hợp
 4. Lỗi chính tả
Viết sai nhiều lỗi chính tả thông thường, viết tắt, viết số.
V. Đánh giá kết quả
VI. Phát bài- đọc-bình:
	* Thống kê điểm:
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
91
92
93
Tổng cộng
IV. Hướng dẫn công việc ở nhà: (2 phút)
	- Xem lại bài văn của mình, phân tích những thiếu sót trong bài làm để làm tốt bài viết số 2
	- Giữ bài kiểm tra cẩn thận trong túi đựng kiểm tra
	- Ôn tập kiến thức về văn bản thuyết minh
	- Chuẩn bị bài “ miêu tả trong văn bản thuyết minh”
	 + Trả lời các câu hỏi, xem phần bài tập
	 + Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong các văn bản đã học
V. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9(60).doc